Thông tin cá nhân
Bài viết cuối
I Love D. !
![]() __for hubbie^^__ »»-(¯`v´¯)--» Love
![]() Đừng bao giờ
Đừng bao giờ che giấu cảm xúc thực của bạn. Hãy cười lên khi bạn cảm thấy hạnh phúc. Và đôi lúc bạn có thể khóc khi cảm thấy yếu lòng.
Đừng bao giờ ngừng nỗ lực. Nỗ lực sẽ giúp bạn vượt qua mọi khó khăn và đạt được những kết quả tưởng chừng không thể. Đừng bao giờ đặt tất cả ghánh nặng của thế giới trên đôi vai nhỏ bé của bạn, hãy biết chia sẽ khi cần thiết. Đừng bao giờ lo sợ trứơc tương lai. Nếu sống trọn vẹn cho ngày hôm nay thì một ngày mai tốt đẹp chắc chắn sẽ đến với bạn. Đừng bao giờ để mình bị tuột dốc vì mặc cảm lỗi lầm. Phải biết chấp nhận, đứng lên và học từ những thất bại đó! Đừng bao giờ cảm thấy đơn độc, vì đâu đó vẫn có những người sẳn sàng chia sẽ cùng bạn - đó chính là bản thân bạn. Đừng bao giờ nghĩ rằng số phận không bao giờ mĩm cười đối với bạn, hay bạn không thể thành công. Cánh cửa không bao giờ đóng mãi, mọi khó khăn đều có thể vượt qua, mọi thử thách đều có thể chinh phục. Đừng bao giờ đánh mất niềm tin và từ bỏ những ước mơ, khát vọng của chính mình ![]() |
Tôi đang cắm cúi đánh máy bảng kết toán cuối năm để trình giám đốc ký. Chợt có tiếng cười vang của các bạn trong phòng, khiến tôi phải ngẩng mặt nhìn lên. Một thanh niên lạ mặt đứng ngơ ngác ở giữa phòng, tay đang mân mê chiếc mũ nỉ màu nâu đỏ. Khuôn mặt anh có vẻ gì đó tếu tếu khó diễn tả. Bộ râu mép của anh đã cạo sạch, vẫn nổi lên một vệt đen ở dưới mũi trông như râu vua hề Sạclô . Có lẽ thấy tôi nghiêm mặt không cười (tôi vẫn mang tiếng là "bà cụ non"), anh rụt rè bước đến hỏi:
- Xin lỗi, đây có phải là phòng kế toán tổng hợp? - Đúng vậy ạ. Tôi chưa kịp mở miệng, ba cô bạn đã đồng thanh trả lời rồi cười vang. Bây giờ tôi mới biết họ cười vì anh đi hai chân "chàng hảng" chữ bát. Tôi hỏi: - Anh cần gặp ai ? - Tôi muốn gặp trưởng phòng. Anh móc túi đưa tôi giấy quyết định bổ nhiệm có chữ ký của giám đốc. Tên anh là Lê Hữu Nghiêm. Nghề nghiệp: kỹ sư điện tử. Chức vụ: Phó phòng kế toán. Chị trưởng phòng của chúng tôi đi vắng. Tôi mời anh đến ngồi đợi ở chiếc bàn của chị. Tôi vẫy tay gọi cô bạn đến cuối phòng, nói nhỏ: - Phó phòng của tụi mình đó. Lan trợn mắt hỏi: - Mi định "hù" tụi tao hả? Tôi lắc đầu . Nguyệt hỏi: - Chắc anh ta thuộc loại COCC (*) gốc bự, chứ tướng đó xin vào làm nhân viên hợp đồng giám đốc cũng không nhận. - Đừng coi thường. - Tôi nói - Ông ấy tốt nghiệp kỹ sư điện tử đó. Hương bĩu môi: - Bằng "dỏm". Tao nghĩ ông ấy đã tốt nghiệp lớp diễn viên hề. Ba cô bạn lại che miệng cười khúc khích rồi nhỏ to nói chuyện. Tôi trở về bàn ngồi đánh máy tiếp. Thỉnh thoảng nhìn lên, tôi thấy anh vẫn ngồi im như pho tượng ở bàn trưởng phòng. Anh ngồi rất nghiêm trang nhưng trông cũng buồn cười . Một lúc sau, chị Tâm, trưởng phòng đi công tác về. Ba cô bạn vội ngồi vào bàn chăm chỉ làm việc. Hai người trao đổi với nhau điều gì đó, rồi chị Tâm gọi chúng tôi đến giới thiệu với anh chàng có bộ mặt hề. Anh đứng dậy, lễ phép cúi chào từng người khiến ba cô bạn của tôi lại được dịp cười . Chị Tâm nói: - Các em hãy làm quen với anh Nghiêm, phó phòng của chúng ta . Anh tuy biên chế ở phòng, nhưng lại làm việc bên giám đốc. Anh coi máy vi tính của xí nghiệp. Thôi các em về chỗ làm việc. Chị đưa anh Nghiêm đi giới thiệu với các phòng ban khác. Đúng như lời chị Tâm nói . Hằng ngày anh Nghiêm chỉ tạt qua phòng một chút, để chị Tâm thấy mặt chấm công. Sau đó, anh đi đâu mất. Có lần tôi lên phòng giám đốc để trình lý báo cáo sử dụng vật tư trong tháng nhưng không gặp ông. Tôi ngó qua phòng bên cạnh để tìm ông. Trong căn phòng lắp kính, chạy máy lạnh, anh Nghiêm đang ngồi trước một dàn máy có màn hình nổi lên những con số như tivi . Tôi tò mò đứng xem. Anh Nghiêm thấy tôi, vội chạy ra mở cửa, mời vào . - Tuyết muốn hỏi chuyện gì? - Cái máy này là "bộ óc" của xí nghiệp phải không anh? - Đúng vậy . Tuyết thắc mắc điều gì nó sẽ giải đáp ngay . Tôi cười nói, tôi muốn biết tại sao lương của tôi thấp quá vậy ? Anh Nghiêm hỏi tôi vào làm ở xí nghiệp được bao lâu, bậc lương mấy . Anh ngồi xuống máy nhấn nút, những con số hiện ra . Anh trả lời tại cơ chế quan liêu bao cấp cần tinh giảm biên chế mới được hưởng lương cao . Tôi nói như vậy chẳng cần máy tính tôi cũng biết, và để trêu anh, tôi hỏi: - Về chuyện tình yêu, máy có giải đáp được không? - Được chứ. Nếu Tuyết cung cấp đầy đủ dữ kiện về người Tuyết yêu, tôi sẽ cho biết chính xác lương hai người cộng lại đủ nuôi dưỡng tình yêu trong bao lâu . Không biết anh nói đùa hay thật, tôi bỏ đi về phòng. Tôi kể cho ba cô bạn nghe về sự kỳ lạ của máy vi tính. Lan cười nói: - Được rồi, tao sẽ nhờ ông ấy dùng máy vi tính tìm giúp tao một người chồng đúng "kích cỡ". Chiều đó, khi ra về tôi thấy anh Nghiêm đứng lóng ngóng đợi ai ở góc đường. Tôi vừa đi ngang, anh nói: - Tôi muốn thông báo với Tuyết, tôi đã tìm ra người yêu của Tuyết. Tôi chưng hửng: - Ai vậy ? - Qua máy vi tính tôi được biết lương của tôi cộng với lương của Tuyết đủ nuôi dưỡng tình yêu trong một tháng. Tôi phì cười vì anh chàng "mát" này . Nhưng không hiểu sao vẫn nhận lời đi uống nước với anh. Tôi ngượng đỏ mặt khi đi bên anh vào quán đông người . Có người tế nhị che miệng cười nhưng cũng có người cười hô hố nói: - Vua hề Sạclô tái xuất giang hồ. Người ta thường nghĩ vượt qua những giọt nước mắt thật khó khăn, nhưng tôi lại nghĩ vượt qua những nụ cười diễu cợt còn khó khăn hơn. Người ta rất dễ yêu mến một anh hề trên sân khấu, nhưng một anh hề ngoài đời lại bị diễu cợt. Phải chăng vì đời sống đã có quá nhiều trò hề, nên người ta chán một anh chàng có bộ mặt hề? Bây giờ tôi mới hiểu và thông cảm với anh Nghiêm. Anh đã phải chịu đựng nhiều vì bộ mặt hề của mình. Anh cho biết năm nay anh 38 tuổi, vẫn chưa lập gia đình. Vì cô nào nghe anh tỏ tình cũng phì cười, cho anh nói giễu chơi . Người ta khó mà tin được lời nói đứng đắn ở một bộ mặt hề. Tôi nói: - Anh hãy thay đổi cách diễn tả để họ không buồn cười, như viết thư chẳng hạn. - Không phải tại cách diễn tả mà tại quan niệm của tôi về tình yêu . Tôi nghĩ yêu nhau không phải là ngồi dựa lưng vào nhau rồi bốn mắt nhìn về bốn hướng. Yêu nhau là nhìn thẳng vào mắt nhau để giúp nhau lấy những hạt bụi trong mắt. Thú thật, tôi đã phải bậm chặt môi để khỏi bật cười . Không biết có phải máy vi tính đã giúp anh có quan niệm đó? Sau một thời gian tìm hiểu, tôi đã quyết định nhận lễ hỏi của anh Nghiêm. Mặc cho ba cô bạn cùng phòng khuyên ngăn. Lan nói: - Nhìn bộ mặt ông ấy mà mi tin ông ấy nói thật à? Ông ấy giễu mi đó. Hương nói: - Trên đời này chỉ có tình yêu đứng đắn chứ làm chi có "tình hề". Nguyệt nói: - Hay mi "yêu" chức phó phòng? Tôi đều lắc đầu không trả lời . Con tim có lý lẽ của nó mà tôi không giải thích được. Nhưng anh Nghiêm hỏi tôi, tại sao không từ chối tình yêu của anh. Tôi nói: - Anh có bộ mặt "hề". Em có bộ mặt "bà cụ non". Chúng ta sẽ bổ sung cho nhau . Con cái chúng ta vừa giống cha vừa giống mẹ, chúng sẽ có bộ mặt bình thường. Anh Nghiêm xiết chặt tay tôi, sung sướng mỉm cười . Lần đầu tiên tôi thấy anh cười . Nụ cười trông thật thảm thương. Tôi thầm nghĩ thà anh đừng cười, như vậy còn hay hơn. Tôi nhớ như in buổi sáng trước hôm xảy ra chuyện, tôi đã cảnh giác bảo thằng Hào:
- Phải coi chừng thằng cù lần. Nó sắp điên rồi. Hào nheo mắt nhìn tôi một thoáng rất nhanh, rồi dõi ra biển, Hào nói lảng sang chuyện thời tiết: - Tao đoán oi thế này khéo mai chột giời. Ý nó không muốn tôi dây đến chuyện thằng Tú, thằng bạn nối khố của hai đứa tôi. Nhưng không dây sao được. Thế nào gọi là bạn bè? Tôi nói tiếp, gay gắt hơn: - Nó đang mù, phải mở mắt cho nó. Không hay ho gì đâu! Hào bật cười một tiếng ngắn ngủn. - Mày nhất định làm bố trẻ nó đấy? Mày có giỏi đi can nó thử xem! Không rõ từ thuở nào Tú đã mê mẩn bám theo cô bé Thơ mồ côi ở vạn chài này. Chuyện chúng nó, tôi tin có bàn tay của giời nhúng vào. Không vậy, ai lý giải được? Hai đứa lớn lên cùng ở ngõ đá dốc. Cái Thơ ở với bà ngoại, thằng Tú ở với ông bố ngây ngây ngô ngô từ dạo vợ chết. Hồi Tú còn bé, bà Thạo, bà ngoại cái Thơ thương hại cảnh nhà Tú một bố một con nên thường kéo nó sang nhà chăm nom tiện thể, để hai đứa tha thẩn chơi với nhau đỡ tội. Thơ hơn Tú một tuổi. Ngày bé Tú vẫn nhoen nhoẻn gọi: "Chị Thơ ơi!". Hai đứa quấn quýt nhau như chị em ruột thịt. Con bé mang hết tình yêu bản năng đàn bà mà chiều Tú. Lên bốn tuổi, con bé đã biết ôm gọn Tú trong lòng, bắt chước người lớn vạch áo cho "em bé bú tí'', ru rín Tú mỗi cơn nó hờn dỗi. Lớn hơn chút nữa, cứ buổi chiều con bé lại nắm tay lôi Tú xềnh xệch ra bãi biển tắm táp. Đôi khi Tú chẳng buồn về nhà, hai ba ngày liền ăn ngủ bên bà Thạo với cái Thơ. Tôi lại lớn hơn cái Thơ gần hai tuổi. Tôi chưa quên một hôm bắt gặp cái Thơ cho Tú ăn lạc bằng cách đặt những viên lạc luộc giữa đôi môi mím chặt. Thằng bé không được dùng tay, phải há miệng đớp đớp hạt lạc trên môi con Thơ như chú chim con chờ mớm mồi. Mỗi lần con Thơ nguẩy đầu dướn cao cổ lên, Tú lại nhăn nhó nài nỉ: - Nào, nào, em ăn hết rồi. Cho em đi! Tôi tình cờ đi tới sau lưng nhưng chúng nó không biết. Tôi thấy ghét quá, lừa tát thật mạnh lên đầu con Thơ để chúng vập mặt vào nhau. Chạy xa rồi tôi còn nghe hai đứa khóc ré phía sau. Con Thơ sưng trán bằng quả nhót, thằng Tú môi vều rớm máu. Chỉ tới lúc dậy thì, con gái sớm biết xấu hổ, cái Thơ mới bỏ rơi thằng Tú. Vả lại trẻ con xóm chài cứ nhè Tú trêu ghẹo: "Hai vợ chồng là chông vợ hài... " khiến Tú đỏ mặt tía tai, uỵch nhau chí chết. Không mấy khi mặt mũi chân tay nó không xây xước, bầm tím. Từ ấy trông thấy Thơ ở đâu, thằng Tú lỉnh ngay. Khi Tú thành một chàng trai lừng lững với những bắp thịt nổi cuộn như chão dưới làn da nâu cháy, tôi chợt phát hiện thằng cù lần đã yêu, mà yêu thật mãnh liệt. Lúc ấy tôi chưa cưới vợ, cũng đang chết điên vì sa vào vạt lưới một cô giáo cấp hai ngoài thị xã. Đêm đến hai đứa tôi hay rủ nhau bỏ nhà ra bãi biển nằm khểnh trên bờ đá, tâm sự vụn. Một lần Tú thú nhận với tôi hay mơ thấy một người con gái ở xóm chài, được ôm ấp cô ta. Nhưng tên tuổi người con gái ấy, Tú không hé lộ. Đầu năm ngoái, cái Thơ được người bác họ cho đi học lớp trung cấp nấu ăn trên Hải Phòng. Tú bỏ cả chài lưới, thứ bảy chủ nhật nào cũng giấu tôi, tót lên phố, thậm chí chỉ để nhìn cô bé một thoáng cho đỡ nhớ. Còn Thơ, hình như cô sợ sự săn đón ráo riết của Tú, nhiều bận cứ xua đuổi lẩn tránh, không chịu gặp mặt. Rốt cuộc Tú đành phải thú nhận hết với tôi. Nó đau khổ nhưng quyết không chịu lùi bước. Nó nhờ tôi tác động giúp nó một tay. Tất nhiên tôi phải chiều bạn, tuy băn khoăn không hiểu tại sao Tú chọn lựa kỳ cục thế. Đồng ý cái Thơ có duyên, dễ coi nhưng hơn tuổi Tú, sau này vài con với nhau mới thấy rõ sự chênh lệch. Đàn bà chóng già, ai không biết thế. Vả con gái vạn chài mới lớn, mỡ màng như những con cá lanh tươi, lấy thúng đựng không hết, Tú chỉ cần ới một tiếng, khối cô lăn vào xin chết ngay. Đẹp trai, khỏe mạnh, giỏi cá lưới, nhà cửa đàng hoàng, có mỗi ông bố già lẩm cẩm dễ chiều, mặt hàng này thuộc diện a-còng chứ đùa ? Một sáng chủ nhật tôi phải đèo nó lên Hải Phòng, tìm tới tận lớp dạy nghề nấu ăn của công ty X., chờ chực, làm thân với thằng cha thường trực mặt mũi đầy mụn, nhăn nhó như người táo bón kinh niên. Tú móc bao thuốc lá ngoại, đưa mời bằng cả hai tay lẫn nụ cười nịnh nọt trên môi. - Mời anh xơi điếu thuốc với chúng em cho vui... - Cảm ơn, tôi không hút. Yêu cầu các anh cũng đừng hút ở đây, tôi đang ho... - Vâng... Sắp hết giờ lên lớp rồi anh nhỉ? - Làm sao tôi biết được. Nhưng các anh gặp cô Thơ có việc gì ? Tôi đã nhắn hộ vào lớp, có thấy cô ấy ra đâu ? - Chúng em người cùng xóm với Thơ. Bà cô ấy nhờ gửi lên ít ruốc cá cho cô ấy. Tú giơ gói ruốc cá lên làm chứng. Món ruốc cá thu này vợ tôi làm cho thằng con mới biết ăn bột. Sáng nay, Tú nằng nặc đòi sẻ một nửa lọ đưa lên làm quà cho Thơ. Vợ tôi không dám từ chối, phải chiều. Thơm rưng rức vậy mà gã thường trực chun mũi làm vẻ khó chịu với mùi ruốc cá, kiểu những ông Tây sợ mùi mắm tôm của dân tộc lạc hậu. - Dào ôi, gửi gì cứ để ở bàn. Của này không sợ người ta ăn mất đâu. Rồi gã chỉ vào mặt Tú đánh tiếp một câu xanh rờn: - Nói thật nhá, tuần nào nhà anh chả tạ sự chầu chực ở đây, tôi lạ chó gì. Nhân tình nhân ngãi cứ nói toạc ra. Sốt ruột ! Khóa trước có một cô xinh nhất lớp, chưa học xong đã bị nó rủ rê lừa bán sang Trung Quốc... Các anh đi sang bên kia cổng mà chờ hộ tôi. Cái từ nó chung chung của gã thường trực rất thâm. Chẳng khác gã bảo chúng tôi chính là nó ấy. Tôi chỉ muốn đấm vào mặt thằng cha một quả. Nhưng Tú bấm tay tôi ra hiệu chào thua, rồi hai thằng kéo nhau ngoan ngoãn ra bên kia cổng đứng chờ. Nhìn nụ cười lấy lòng cha tắt ở trên miệng Tú, tôi càng sôi máu hơn. Cứ cười đi, từ nay cậu đừng hòng xui tôi giáp mặt thằng cha thường trực phải gió ấy lần nữa nhé! Cầu sao có lần hắn ra chơi Đồ Sơn, tôi sẽ trả nợ đủ. Nhưng sự tình lại xoay sang hướng khác. Bẵng đi một tháng, tôi cùng Tú vào Quảng Trị tìm mộ anh cả tôi, khi về bỗng nghe tin sét đánh. Nó chưa kịp rủ rê đưa sang Trung Quốc thì cái Thơ đã đi đứt với tay giáo viên dạy nghề ở lớp học. Lằng nhằng với nhau hiện cái Thơ có mang, nhà trường mới biết chuyện. Anh giáo sau khi "truyền thụ sở trường'' xong, bị kỷ luật đã trốn mất tăm. Thơ không được học nữa đành vác bụng lại trở về vạn chài ở với bà ngoại. Thằng Tú sau một hồi chết đứng như Từ Hải, nó lầm lì bảo tôi: - Thôi cũng được. Tôi nhờ ông thuyết phục cô ấy hộ tôi. Phải cưới nhanh trước khi cái bụng ểnh ra, chướng lắm. Ông đã vợ con đàng hoàng, lời nói có trọng lượng, không chả chớt như thằng Hào, chắc chắn cô ấy nghe ông đấy. - Nghĩ kỹ chưa ? Nó trót để xảy ra chuyện không hay, bây giờ mày sẵn sàng nhận làm bố đứa trẻ trong bụng nó chứ? - Con cô ấy cũng như con tôi. - Ông cụ lẫn cẫn đã đành, nhưng họ hàng nhà mày người ta để yên cho không ? - Vớ vẩn. Tôi lấy vợ cho tôi chứ lấy cho họ hàng đâu? Ngừng một lát, Tú nhìn lảng đi nơi khác, nói nhỏ: - Vả tôi vẫn cay lắm. Cô ấy khéo hành tôi đến chết mất. Đúng vậy. Dạo này Tú gầy rộc, hai mắt sâu hoắm, nhìn vào chỉ thấy phát ra thứ ánh sáng loang loáng sắc lạnh. Tôi đi tìm gặp Thơ. Phải lần ra bãi đá từ lúc mặt trời chưa nhô khỏi chân mây tôi mới thấy cái dáng nhỏ nhắn của Thơ, cô đơn, lúi cúi quanh mấy tảng đá nhấp nhô. Thơ đi đánh hàu bán chợ sớm từ hôm thôi học. Thơ không ngờ tôi đi tìm cô, đôi mắt to rất đẹp cứ chớp chớp bối rối, cái chìa hàu giống cái cuốc chim tí xíu chỉ chực rời khỏi tay. - Anh tìm em có việc gì? - Ra xem cô đánh được nhiều hàu chưa. Đưa anh hộ một lúc. Cô có nhớ nghề này chính anh dắt díu cô với thằng Tú theo không ? - Làm sao em đã quên được. Ngày ấy vui quá anh nhỉ ? Mới hơn chục năm mà sao em thấy lâu thế ? - Mười sáu năm chứ ít gì. Nhoáng cái sẽ lại đến lượt cu con nhà tôi xách xô ra bãi này. - Hôm trước chị bế cháu sang thăm bà em, trông cu Tít kháu thật. Giống bố như đúc khuôn ấy thôi. Tôi cầm lấy cái chìa hàu cùng cái ga-men nhôm méo mó trong tay Thơ. Cô vươn người đứng thẳng lên, xoay mình mấy cái cho đỡ mỏi. Tôi liếc nhanh cái bụng mây mẩy của Thơ, chợt ái ngại. - Hai bà cháu đã túng, lại sắp thêm một đứa bé, trông cả vào mấy con hàu đủ sống sao được? Có cách tính gì khác không? Anh hỏi thật, đừng giận anh nhé, sao cô không đi quách bệnh viện cho sớm? Cái thằng thầy giáo chết tiệt ấy thực lòng gắn bó với cô đâu mà giữ với gìn ? Nếu vướng mắc, khó khăn không giải quyết được cứ sang bên nhà, bàn với vợ anh một tiếng xem sao. Cô ấy tốt bụng đấy. Thơ im lặng. Chúng tôi không ai nói gì thêm. Đã lâu lắm tôi lại cầm chìa nạy miệng những con hàu bám trên đá. Tự nhiên tôi thương Thơ đứt ruột. Những khi lủi thủi lần quanh mấy tảng đá này, liệu có lúc nào Thơ nghĩ đến chuyện gieo mình vào lớp sóng lạnh lùng kia không ? Giá tôi là anh ruột của Thơ, chắc tôi sẽ tìm bằng được để bổ thằng chó ấy vài nhát chìa này vào mặt. Bây giờ biết nó đi xứ nào? Tiếc quá, một đời con gái thơ ngây tội nghiệp! Lúi húi một lúc, khi tôi ngẩng lên mới biết Thơ đã ngồi lại ở một tảng đá phía sau, đang lấy tay áo lau mắt. Tôi vứt cái ga-men cùng chìa hàu, đi tới ngồi cạnh Thơ. Đây là lúc tôi sẽ phải khuyên cô điều hơn lẽ thiệt. Cứ khóc đi nhưng đừng tuyệt vọng, em ạ! Vẫn còn mọi người chung quanh thương yêu em cơ mà. Hãy đón nhận tấm lòng chân thành của Tú. Hai đứa có cả một tuổi thơ gần gụi quý mến nhau, chắc chắn không ai thông cảm với em hơn nó. Bao lâu nay nó yêu em thế nào, em đã thừa biết. Nó sẵn sàng chấp nhận cả đứa bé trong bụng em, có nghĩa nó bất chấp mọi người, chỉ nghĩ đến em thôi. Vậy em do dự gì nữa? Nghe tôi giảng giải, Thơ cứ lặng lẽ khóc. Gặng mãi cô mới lau nước mắt, ngập ngừng trả lời: - Em nhờ anh nói hộ với Tú, em không thể chấp nhận. Em rất biết ơn Tú nhưng sống với nhau phải nghĩ chuyện lâu dài. Em hơn tuổi Tú cơ mà... Mệ em cũng vì hơn tuổi bố em mà bị ông bỏ rơi sau khi sinh em. Do đau khổ quá, bà bỏ đi biệt tăm bao nhiêu năm. Làng nước không ai biết cho, cứ trách mẹ em vô tình. Tới lúc chết, mẹ em mới gửi thư về xin bà ngoại tha tội. Không đời nào em lặp lại nỗi đau khổ của mẹ. Giờ em lại trót dở dang, Tú càng không nên theo đuổi nữa. Như vậy cả hai đứa mới đỡ khổ. Cứ để em chống chọi một mình, trả giá cho lầm lỗi của em. Em chịu được hết. Thực lòng bây giờ em chỉ mong Tú có một hạnh phúc trọn vẹn, xứng đáng. Đời Tú quá khổ rồi anh ạ! Thơ đứng lên, tới nhặt cái chìa cùng ga-men nhôm, có ý chấm dứt câu chuyện giữa chúng tôi. Đi thật xa tôi mới dám ngoái đầu nhìn lại cái dáng chịu đựng nhẫn nhục của cô bé. Sau hôm tôi làm đại sứ về, Tú lầm lì tựa cái bóng. Tôi rỉ tai thằng Hào, xui nó rủ Tú ra mấy nhà hàng ngoài bờ biển giải khuây. Tôi biết rõ ngoài đó các quán vừa đua nhau tuyển mấy em bé xinh như mộng, rất bắt mắt, để lôi kéo khách vào dịp khai trương mùa du lịch. Thằng Hào khì khì cười: - Ông xui dại con. Vợ con ác chiến không kém công an một-một-ba đâu. Nháy mắt nó đã lù lù sau lưng. Ông định để con bị đánh dấu vào mông à ? Tôi khích Hào: - Đồ hèn ! Sợ vợ như sợ cọp, về nhà mặc váy cho xong. Ăn vụng thì học cách chùi mép, khó gì ? Hơn người ở chỗ ấy đấy. - Vâng, ông ít sợ cọp, con rước ông đi ra ngoài đó "kiểm tra điền thổ "trước. Xem ông chùi mép kiểu gì, lúc ấy con xin học tập ông. Chối vậy nhưng một buổi tối Hào bảo tôi đến nhà rủ Hào đi "tìm mua bộ lưới, chuẩn bị vụ làm ăn mới của chúng tôi''. Như vậy Hào có cớ ra khỏi nhà một tối. Tôi rủ đi, vợ Hào sẽ khỏi lăn tăn. Sáng hôm sau nghe tôi hỏi kết quả, Hào cười khẩy văng tục: - Thôi nhé, từ nay xin ông tha cho con công tác kích dục gà trống thiến đi. Mất thì giờ với thằng cù lần, lại ngượng cả mặt với mấy con bé nhà hàng Bông Đại. - Mày nói sao ? - Đưa nó đến nhà hàng ấy yên tĩnh nhất hội còn gì? Vừa ngồi xuống chưa ấm chỗ bà chủ đã đon đả thiết kế xong hai em Cao Bằng mới đón xuống. Con bé tiếp thằng Tú da trắng bóc, có hai răng khểnh cực điệu. Nhưng thằng cù lần ngồi ngây cán tàn, mặt mũi đỏ tía, uống vã hết hai lon bia liền, không chịu đứng dậy vào phòng. Tao ngán quá. Cứ ngồi chường mặt suốt tối ở đây có mà bỏ mẹ. Tao ra hiệu giục nó mấy lần, nhưng nó làm bộ tảng lờ mới ức chứ. Điên tiết, tao quát vào tai nó: "Nào, bố có ăn đặc sản không thì bảo ? Nếu bố đến đây chỉ để ngửi thôi, con kính mời bố phắn khẩn cấp !''. Tôi không nhịn được, cười phá lên. - Tóm lại tối qua mày đếch chăn dắt nổi nó chứ gì ? - Cái gì ? Nghe tao quát, thằng cù lần đứng phắt dậy, về "thẳng két''. Mẹ kiếp, mấy em nhà hàng đang vắng khách, mừng hụt, mặt cứ thuỗn ra. Mụ chủ Bông Đại tha tế sống là phúc đấy. Tao ngượng chín người quẳng vội cả một trăm cho bốn lon bia, không dám lấy lại tiền thừa, chạy mất dép. Thế này hết thuốc chữa. Tôi gặp Tú, nổi cáu, băm bổ mắng: - Mày định giữ đau khổ cho đến thối ruột như con cá chết trương à ? Mở mắt ra nhìn xem, quanh mày thiếu giống con gái xinh đẹp nết na, cái Thơ còn lâu mới bám được gót chúng nó. Hơn nữa cái Thơ đã nói nhất quyết không chấp nhận mày, thế mà định chết khô giữ chữ Hiếu với bu mày? Đồ ngu! Làm thằng đàn ông chả sợ thiên hạ chửi mày đầu đất ! Mấy con cave tối qua chắc được một bữa cười bằng chết. Tú không cãi, nó rên rỉ thừa nhận: - Ông chửi tôi cũng đáng thôi. Nhưng lúc ấy tôi lại nghĩ đến Thơ. Không thể mó vào bất cứ ai được... Làm vậy chẳng khác tôi hèn hạ trả thù Thơ. Với tôi, cô ấy có tội lỗi gì đâu ? Các ông chưa hiểu hết lòng dạ cô ấy. Đã vậy mặc xác mày ! Tôi thề không quan tâm tới chuyện riêng của nó nữa. Chúng tôi vay vốn đại tu con thuyền. Cá mú mấy năm gần đây sợ bờ, hoặc giả chúng khôn ngoan biết tránh xa vùng nguy hiểm. Để vượt lộng tìm cá, phải đi giã đôi mới bõ. Chúng tôi quyết tâm mua bộ lưới mới, rủ thêm thuyền ông Cận, người vạn Ngang, đi giã đôi với chúng tôi. Mọi thứ đã sẵn sàng. Vợ tôi với vợ Hào sắm lễ trình đền Cờn ngày rằm hôm trước. Mấy can nước ngọt, rau mắm, gạo nước đủ cả. Ngày khởi sự hẹn hò với thuyền của ông Cận định vào con nước sáng mười sáu. Mấy bữa liền tôi gặp Tú ngồi một mình ngoài quán ốc luộc, cái chai rượu nửa lít luôn cạn đến đáy. Nguy hiểm thật ! Liệu nó còn hồn vía không đây ? Hy vọng trời biển sẽ lấy lại thăng bằng cho nó thì may quá. Bốn giờ sáng hôm mười sáu tôi đến nhà Tú. Tôi với nó có nhiệm vụ khiêng giã lưới mới sắm ra thuyền. Trông thấy căn bếp sáng đèn, tôi biết Tú đã dậy. Tôi đằng hắng đe con mực khỏi sủa, đi vào sân. Hóa ra ông Bổn, bố Tú, đã ngồi với cái điếu cày ở bàn nước từ bao giờ. Hai ngọn nến điện trên bàn thờ nhuộm đỏ lừ mọi vật lẫn ông già ngây ngô, giống cảnh phim Trung Quốc hay chiếu. Chúng tôi đã phân công vợ Hào mang cơm nước hai bữa sang cho ông. Tôi chào qua ông cụ cho phải phép rồi xuống bếp tìm Tú. - Đi thôi chứ? - Đi. Hai đứa tôi khuân giã lưới ra sân. Khá nặng. Những sợi lưới mềm suội mát lòng bàn tay, chưa nhuốm mùi biển làm tôi phấn khích. - Ôi giời, cứ như được sờ vào gái đồng trinh ấy. Ông Bổn từ trong nhà hỏi vọng ra: - Đi hở? - Vâng. Tôi nghe mình trả lời tựa một tiếng reo vui. Chúng tôi luồn thanh đòn vào giã lưới, lấy hết sức nhấc lên vai. Tú đi đằng trước. Nó ngoái lại dặn ông Bổn: - Tí bố nhớ uống thuốc đấy nhé! Chẳng đợi ông Bổn trả lời, hai chúng tôi lần lượt đi qua cổng ngõ nhà Tú. Tôi nhớ hôm đó sương xuống nhiều. Không khí ẩm mặn bám vào da thịt mát rượi. Chung quanh làng chài còn thiêm thiếp ngủ, chỉ tiếng chân chúng tôi bậm bịch khuấy động cái ngõ đá dốc. Bỗng nhiên đang đi Tú dừng lại đột ngột. Tôi loạng choạng dừng theo. Nghểnh cổ nhìn lên phía trước, tôi chợt nhận ra Thơ. Cô bé sùm sụp mảnh khăn hoa bịt đầu che ngang trán lẫn nửa mặt dưới, chỉ để lộ đôi mắt to đen, tay vẫn xách cái ga-men nhôm đi đánh hàu. Điều đập vào mắt tôi là cái bụng thây lẩy, dễ đã năm, sáu tháng. Thơ từ ngõ nhà cô đi ra. Oái oăm ở chỗ cái ngõ đá ấy đối diện ngõ nhà Tú và cả hai đều dồn về con đường nhỏ dẫn ra bãi biển. Ba chúng tôi gặp nhau đúng giữa ngã ba, không ai kịp né tránh. - Các anh đi lưới đấy ạ. Thơ lí nhí chào. Tú không trả lời. Còn tôi, tim tôi nhói lên một linh cảm không lành. Tôi lấy giọng bình thản đáp lại: - Em ra bãi sớm thế? Đi trước đi! Thơ hơi cúi đầu, vội bước dấn qua ngã ba, vợt lên trước chúng tôi. Chờ vài giây cho Thơ đi xa hơn, tôi khẽ ẩy cái đòn khiêng trên vai, ra hiệu giục Tú đi tiếp. Quái lạ, không những nó cứ ỳ tại chỗ mà còn trở vai đòn, đứng đối mặt với tôi, ra một lệnh ngắn gọn: - Quay về! - Sao? Sao phải về? Tú không trả lời chỉ du đòn khiêng rất mạnh khiến tôi suýt ngã ngửa. Tôi vừa hốt hoảng trở vai lấy thăng bằng, Tú đã đẩy tôi bước đi. Nó đẩy tôi phăm phăm một cách đầy giận dữ. Thằng khỉ ! - Từ từ nào ! Mặt đường ngõ lát đá bập bỗng dưới bước chân chạy gằn của tôi. Nó định làm gì thế này? Về tới sân nhà, Tú quẳng phắt giã lưới xuống đất, chạy ào vào bếp. Tôi chạy theo. Trên bếp than tổ ong, một nồi nước nóng đang nghi ngút hơi. Tôi vẫn biết Tú thường đặt cho bố nước nóng để ông cụ tắm rửa mỗi sáng. Ngỡ nó làm gì, nhưng tôi chỉ thấy nó mở nắp bếp cho lửa cháy mạnh hơn khiến nồi nước đột ngột réo sôi. Tôi yên tâm bỏ lên nhà kiếm điếu thuốc lào. Thấy tôi, ông Bổn làu nhàu: - Bảo nó thèm uống chè tươi phải chuẩn bị nấu từ sớm đi. Lại còn quay về! Hóa ra dạo này ông lão tỉnh táo hơn trước. May cho thằng Tú. Nó thương bố không ai bằng. Tôi quý nó ở chỗ ấy. - Con xin ông điếu thuốc. - Hút đi. Cái điếu nảy ro ro thật thích. Đang khoan khoái thở làn khói trắng tự nhiên tôi giật mình đánh thót. Một nỗi nghi ngờ thoáng nhanh trong óc tôi. Nó nấu nướng gì ? Chả lẽ... Chạy vụt xuống bếp, tôi kịp nhìn thấy thằng Tú đang ngoáy vào nồi nước sôi sùng sục mấy cái đuôi cá đuối khô, một thứ của độc để dành mà dân đi biển thường giữ. Ôi trời, không thể như thế ! -Tú ! Mày điên à ? Thôi nào ! Giọng tôi lạc đi. Mặt thằng Tú tối sầm, đôi mắt long lên dữ tợn. Nó không trả lời tôi, lẳng lặng nhấc nồi nước ra khỏi bếp. - Tú, mày... mày... - Lui ra, đừng đến gần tôi ! Tôi chỉ còn cách đứng chắn ngay ở cửa bếp. Nhưng Tú lừ lừ tiến tới. Tôi thấy rõ hai hàm răng nó nghiến kèn kẹt quyết liệt, đôi mắt đỏ ngầu quắc lên. Nó sẽ hắt thẳng nồi nước sôi vào tôi đây. Theo bản năng, lập tức tôi nhảy lùi lại phía sau mấy bước. Tất cả xảy ra trong chớp mắt. Thằng Tú chạy ào ra sân, tưới một vòng nước sôi quanh giã lưới. Thấy nó tới đến vòng thứ hai, nước sôi không còn mấy, tôi mới mê mẩn đá mạnh cái nồi trên tay Tú. Cái nồi bắn văng tới tận góc sân. Tôi lao vào ôm chặt lấy Tú. Như con thú mất mồi, nó vùng mạnh một cái khiến tôi ngã ngửa. Tuy mắt nảy đom đóm, tôi vẫn kịp nhìn thấy nó ôm đầu chạy biến khỏi ngõ. Gượng ngồi dậy, tôi chạy đi tìm Hào. Tôi bảo nó cùng về vác lưới ra bến. Trên đường tôi kể vắn tắt mọi việc cho Hào nghe. Nó không ừ hử một tiếng, cũng chẳng tỏ vẻ đồng tình trước lời phê phán gay gắt của tôi. - Thấy chưa, sáng qua tao đã bảo phải cảnh giác, nó sắp điên rồi. Giờ mày tin lời tao chưa ? Lúc ấy, Hào mới nhẹ giọng hỏi lại tôi: - Vào địa vị mày, mày làm khác được? - Nhưng đấy là cái Thơ! - Cái Thơ ? Vậy chúng tao là vỏ ốc à? Địa vị tao, tao cũng không thể làm khác thằng Tú. Ai chịu trách nhiệm, nếu có chuyện gì xảy ra hôm nay? Tôi không buồn tranh luận. Những người đàn bà chửa xóm chài phải hiểu một điều cấm kỵ không ai nói ra: Cấm xuất hiện ngáng đường hay sờ mó vật dụng của người chuẩn bị lên thuyền ra khơi. Nếu chẳng may vô tình vi phạm, sẽ khó thoát chuyện bị "đánh vía'' cho trụy thai bằng nồi nước sôi, đuôi cá đuối, cùng bài niệm bí hiểm ít được phổ biến. Đánh vía xong, những người đàn ông tin rằng họ sẽ thoát được vận xúi, điềm gở. Điều này chỉ là chuyện rỉ tai nhau giữa những người đàn ông dân chài, từ cổ xưa đến giờ. Tại sao người đàn bà chửa lại mang điềm gở ? Chả ai giải thích rõ được. Ngay bản thân tôi, tuy ít tin những chuyện huyễn hoặc nhưng cũng không dại gì phản đối. Dân chài lênh đênh sóng gió, đối mặt với trăm ngàn bất trắc, hơn ai hết họ cần vững dạ, cần thanh thản bước chân xuống thuyền. Họ có kiêng kỵ cũng chẳng ai cấm được họ. Nhưng đây là thằng Tú, đây là cái Thơ với đứa trẻ vô tội trong bụng. Tôi không thể ngờ Tú nỡ xử sự như vậy. Đơn thuần do mê tín, hay có cả lòng thù hận trong đó? Sắp khởi hành, tôi mừng thấy Tú từ đâu chạy vụt ra bãi. Không ai nói lời nào, ba đứa tôi lặng lẽ lên thuyền. Bên kia đội bạn ra lệnh xuất phát. Tiếng máy côle sáu mã nổ giòn lấy lại sự hưng phấn của tôi. Xưa tôi xin nghỉ chân loong toong văn phòng ủy ban phường Vạn Hương, về đi lưới, chính vì sự nao nức mỗi khi con thuyền chồm qua ngọn sóng, bỏ lại rừng thông bờ đá phía sau, đối mặt phía trước chỉ còn biển cả bao la tít tắp chân trời... Lúc ấy gỗ đá cũng phải xao xuyến. Ai sinh ra từ xóm chài, khó lòng dứt bỏ được sự quyến rũ của biển đã ngấm trong máu thịt. Giã lưới buông hết, chúng tôi neo thuyền. Mặt trời âm u ẩn sau mây. Thằng Hào nhặt rau, Tú nổi lửa bếp. Lúc này nghỉ ngơi, tôi mới kịp xem xét mấy nốt bỏng nước sôi ở bắp chân. Thằng Tú chợt nhận ra, có vẻ áy náy. Hào vô tình hỏi: - Sao lại phỏng rộp ghê thế ? - Thì đấy. May nồi nước còn ít, chứ không cầm chắc tao thối thịt. Tú ngượng ngập: - Người ta biếu ông cụ ít mỡ trăn. Rồi tôi đưa cho. Bôi vào khắc dịu lại ngay. Tôi lườm Tú. - Mày là thằng rồ hoa mướp ! Sẽ có lúc tao nện cho bằng tỉnh ra. Nó im lặng vẻ hối hận. Hãy hối hận đi ! Còn nhiều dịp cho mày hối hận nữa ! Mày sẽ phải trả giá cho hành động của mày ngay đấy thôi ! Quả vậy, sau khi ba đứa tôi ăn mừng thắng lợi chuyến đi giã đôi đầu tiên ngay tại quán bia ở bờ biển, rồi giữ chặt bọc tiền ai về nhà nấy, tôi chưa kịp ngả lưng nghỉ ngơi đã nghe tiếng xe máy của Tú rú rít ngoài sân. Nó hớt hải chạy vào, mặt xám ngoét, nói nhỏ với tôi: - Ông đi lên Trung tâm y tế thị xã hộ tôi với! Thơ... cô ấy... Tôi ngồi bật dậy, chẳng hỏi thêm, chạy vội ra xe máy đi cùng Tú. Tú kể cho tôi nghe chuyện nó vừa gặp bà Thạo ở Trung tâm y tế thị xã về. Bà cụ nước mắt chứa chan cứ níu lấy Tú khóc. Đêm hôm qua, Thơ tự nhiên đau bụng quằn quại và có dấu hiệu sảy thai. Đứa bé sáu tháng chết ngay trong bụng. Lấy được thai ra nhưng mẹ nó bị băng huyết. Cô ấy yếu quá thỉnh thoảng lại ngất đi. Chúng tôi vào phòng cấp cứu khu sản. Thơ nằm thiêm thiếp trên giường đang được truyền máu. Nhìn gương mặt xanh lét như tàu lá, tôi lo cô ấy không qua khỏi. - Các anh là người nhà sản phụ ? - Vâng, tôi là chồng cô ấy - Tú đáp luôn không đắn đo. - Sao bà cụ nói cô ấy chưa có chồng ? - Bà tôi lẫn cẫn. Cần gì bác sĩ cứ nói với tôi. - Đêm hôm qua cô Thơ sảy thai, anh không có nhà hay sao ? - Tôi đi lưới vừa về sáng nay. Tôi mang theo tiền đây, xin chị làm ơn cố cứu vợ tôi với. - Được rồi. Anh ký vào giấy tờ này đã. Chúng tôi ngồi canh chừng ống truyền máu theo lời chỉ dẫn của chị bác sĩ. Thơ vẫn chưa tỉnh. Tới giữa chiều, tôi ra ngoài kiếm bánh mì để hai thằng ăn tạm. Lúc mang hai ổ bánh với pa-tê về, tôi thấy Tú đang gục mặt vào bàn tay buông lơi của Thơ, đôi vai run lên lặng lẽ. Tôi quay ra ngoài, mặc nó khóc. Để thức trông Thơ buổi đêm, tôi với Tú vào quán cà phê Trung Nguyên gần Trung tâm y tế làm mỗi thằng một cốc số tám cho sành điệu. Thằng cù lần mặt mũi rầu rĩ đến thương. Nó cắm mặt vào cốc cà phê trong lúc thổ lộ với tôi. Nó nói rằng thực ra Thơ rất yêu nó, nhưng cô ấy không vượt qua được mặc cảm lẫn lo sợ. Nỗi đau khổ của bà mẹ trở thành một ám ảnh, án ngữ tình yêu của cô. Tựa hồ luôn có tiếng nói bảo rằng: cô là con của người bố tồi tệ, cô sẽ phải trả nợ cho bố cô, món nợ đúng như ông ta gieo vào đời mẹ. Và cô cố cưỡng lại điều khủng khiếp ấy. - Ông tin không, Thơ giữ đứa bé trong bụng là cốt để tôi tuyệt vọng, đừng theo đuổi nữa, chứ cô ấy đâu có còn yêu thằng cha dạy nấu ăn. Nhưng tôi không thể sống thiếu Thơ được. Mặc kệ, bây giờ tôi quyết không chịu nhân nhượng cô ấy, muốn ra sao thì ra. - Hãy lo cho nó sống được đã. Nửa tháng trời Tú lăn lóc bên giường bệnh. Nó công nhiên đóng vai một anh chồng chu đáo. Tuy vậy tôi để ý hai đứa cùng tránh trò truyện riêng với nhau. Chỉ khổ tôi cứ phải kè kè bên cạnh Tú để làm chất xúc tác. Ấy thế, Thơ dần dần vượt qua cơn hiểm nghèo. Da cô hồng hào trở lại. Tôi hy vọng khi Thơ trở về sẽ là ngày chúng nó sum họp sau bao nhiêu đau khổ gây ra cho nhau. Nhưng rõ ràng số phận không chiều người. Ngày Thơ sắp bình phục, tự nhiên Tú đòi chúng tôi để nó tiếp tục đi biển. Nó bảo ngồi trên bờ nửa tháng, người ươn lắm rồi. Dăm ngày nó đi lưới trở về, vừa vặn đón Thơ ra viện. Có thể do nó cần tiền lo cưới, hoặc trang trải viện phí, chứ tôi biết hạnh phúc nhất đối với nó bây giờ là được mọc rễ bên cạnh Thơ. Ai ngờ Tú đi chuyến biển cuối cùng của đời mình. Hôm ấy như có linh tính xui khiến, lúc ra bến, đi bên tôi Tú có vẻ bồn chồn khác thường. Tôi đùa trêu cho nó bình tĩnh: - Tao tính rồi mày trở thành thằng dính vợ nhất xóm chài. Chưa xa nửa bước đã nóng ruột, có làm ăn con khỉ ! - Tôi không muốn để cô ấy ở một mình. Nói dại sau này tôi mệnh hệ gì, anh em hãy thương tôi, bảo bọc cô ấy nhé. Tôi mắng nó gở mồm, đã định đuổi về, nhưng không hiểu ma xui quỷ khiến thế nào tôi lại thôi. Hôm ấy thuyền ông Cận có thêm người cháu họ tập sự đi khơi. Thoạt đầu trời rất đẹp, nắng vàng ong mặt biển, không gian oi nồng như mọi ngày. Chỉ đến chiều gió bất ngờ nổi lên, chân trời ùn ùn những đụn mây đen vần vụ đầy đe dọa. Không dám chủ quan, cả hai thuyền vội hò nhau chạy hết tốc độ vào bờ. Nhưng cuộc chạy trốn của chúng tôi thật thảm hại trước sự cuồng nộ của biển. Chỉ trong chớp mắt, một đám mù trắng xóa đã vây bọc chúng tôi và hơi lạnh ẩm ướt đột ngột khiến tôi sởn gai ốc. Tựa hồ bàn tay vô hình của thần biển đã sờ vào người tôi. Không còn nhìn thấy thuyền ông Cận ở đâu. Vòi rồng ! Tôi nghe tiếng Tú thét thất thanh trong tiếng gió rít. Một cơn giông xoáy hình thành từ mạn phía đông. Nhìn ra đã thấy một phễu nước đen ngòm lừng lững tiến tới. Nó giống con rắn hổ mang bành khổng lồ, lắc lư thân mình lao tới trước. Tuy nó đi chệch qua, nhưng tôi biết ảnh hưởng của nó sẽ rất khủng khiếp. Chưa kịp trấn tĩnh, tôi đã mê mụ đi khi một ngọn sóng bất ngờ dâng lên cao, đổ ập xuống đầu. Trong cơn choáng váng kinh hoàng, tôi quờ được một mảnh ván thuyền. Chuyến ấy cả giã lưới đôi lẫn thuyền đều trả nợ biển cả. Tôi với Hào may mắn được tàu cứu hộ vớt lên sau mấy giờ ngoi ngóp, vật lộn với cái chết. Nhưng Tú thì không... Thuyền ông Cận còn thiệt hại hơn, chỉ một mình ông ấy thoát nạn. Sau cái ngày Tú không trở về, Thơ ốm quỵ đợt thứ hai. Chúng tôi đều hết sức chăm sóc, nhưng rốt cuộc chỉ cứu được phần xác cô ấy. x x x Ba năm trôi qua, bây giờ trẻ con xóm chài đã quen với cái dáng gầy gò thất thểu của một người cô gái ngớ ngẩn. Chúng không trêu chọc, thậm chí đôi khi gặp trên đường còn bẻ cho nửa cái bánh. Cô gái ấy lặng lẽ như cái bóng, suốt ngày tha thẩn ở bãi đá, ngóng ra biển như thể đợi ai. Chiều đến, vợ tôi thường nhờ lũ trẻ con hoặc ai đó dắt cô ấy về nhà, lo chuyện tắm táp, ăn uống, rồi chỉ vào tấm phản kê dưới nhà ngang dặn: - Ngủ đi nhá! Tôi đã mắc màn, không được tháo ra nghe chưa ? Cô gái ngước bộ mặt sớm tàn tạ nhìn vợ tôi, khẽ nhăn mặt, đầu gật gật ra ý đã hiểu. Rất nhiều bận vợ tôi thở dài đánh sượt, ngao ngán hỏi: - Chả lẽ... cứ phải thế này mãi ? Mười lần như một, tôi đều dịu giọng dỗ dành vợ tôi: - Ừ, trước mắt chịu khó thế đã. Tôi hứa với thằng Tú rồi... Tuyệt nhiên tôi không muốn bao giờ phải đi qua cái ngõ đá dốc ấy. Ở đó chắc chắn có một oan hồn không siêu thoát được! -Mặt trời có màu gì?
- Để người ta nhớ lại coi, à, nó có màu lửa. An biết lửa không? Nó rất nóng. - Thế cỏ có màu xanh như thế nào? - Xanh như mùi lá vậy! Xanh êm ái, xanh như giấc ngủ dịu dàng vậy! - Vậy màu vàng thì sao? - An đưa tay cho Tuấn đi! - Để làm gì? Đây này! - Đâu? - Đây! - ờ , được rồi, mình đi nhé - Đi đâu? - Ra ngoài sân - Có gì ngoài đó vậy? - Có nắng - Sao Tuấn biết ngoài đó có nắng? - ờ, tối nào Tuấn cũng nghe thời tiết! An gật đầu rờ rẫm đi theo Tuấn ra sân. Ra đến nơi, Tuấn bo: - An thấy sao? An đứng lặng đi một chút rồi nói: - Thấy ấm ấm! Tuấn mỉm cười: - Màu vàng đấy! Nắng rất vàng! An ngẩn người một lúc. Rồi nói: - Tuấn hạnh phúc hơn An! Tuấn ngạc nhiên: - Sao An lại cho là vậy? An đáp: - Tuấn đã biết cuộc sống hình dáng ra sao rồi mới bị mù còn An thì... Cả hai cùng im lặng. Cả hai cùng bị mù. An sinh ra đã không nhìn thấy gì còn Tuấn thì mới bị từ năm lớp 8. Hai người quen nhau đã một tháng nay rồi. An còn nhớ hôm quen nhau. Hôm ấy An đang mò mẫm đi trên đường thì đụng vào Tuấn. Tuấn hôm đó quát: - Mù à? Sao không nhìn thấy người ta? An đáp: - Xin lỗi anh, tôi mù thật! Bên kia im lặng và hồi lâu, An nghe có tiếng thở dài: - Xin lỗi bạn! Tôi cũng thế! Và quen nhau.Từ ngày chơi với Tuấn, An biết được nhiều hơn về hình dáng của mọi vật, màu sắc bằng cảm giác. Màu xanh là màu bình yên, màu của mùi hăng hăng, dễ chịu. Màu vàng là màu âm ấm, màu của cảm giác hớn hở. Màu tím là màu của giấc mơ, của mơ mộng, của sự chờ đợi mà không biết mỏi mệt... Tuấn kể cho An nghe rất nhiều, rất nhiều về cuộc sống, về những con vật dễ thưng như gâu gâu là tiếng của con cún. Con cún là cảm giác của sự nô đùa, của cái lưỡi ươn ướt, âm ấm trên tay An. Con cá là tiếng róc rách, con gà là ngày mới bắt đầu, mặt trăng là mẹ, mặt trời là cha, những vì sao là bè bạn và mưa luôn cuốn phăng tất cả những nỗi buồn... - An nghĩ gì vậy? - Màu đen, An biết rõ nhất là màu đen. Khi tất cả ra đi thì chỉ còn màu đen. Màu bất lực. An thở dài sau câu nói đó. Tuấn xiết chặt tay An: - Không phải! Màu đen là ngôi nhà. - Ngôi nhà thế nào? - Là gồm tất cả các màu trộn lại, là giấc ngủ, là bình yên của màu xanh, là giấc mơ của màu tím, là nắng của màu vàng, là... An ngắt lời Tuấn: - Tuấn này, màu đỏ là sao? - Màu đỏ á! Màu đỏ là... Bất ngờ Tuấn đặt một nụ hôn lên đôi má bầu bĩnh của An. An cũng cảm thấy thật lạ. Má An nóng bừng lên. - Cái gì vậy Tuấn? - Môi của Tuấn, má của An, đó là nụ hôn Tuấn vừa hôn An - Tại sao? - Màu đỏ đấy! - Đỏ? - ừ, đỏ!... An! Đứng lại đi An bỏ chạy. An cảm thấy một điều gì rất lạ đang xảy ra trong An. Và An muốn rời bỏ chỗ này. Chẳng phải là sự chạy trốn, mà đó là một cái gì đó rất lạ, đầy phấn khích. Phấn khích của màu vàng, phấn khích của tiếng gâu gâu, phấn khích của tiếng róc rách... Tuấn hét lớn: - Coi chừng hồ nước trước mặt đấy! Không kịp rồi, An thấy mình hụt chân. An thấy mình rơi xuống nứơc. Nước có màu gì nhỉ? An sặc. An muốn chạy ra khỏi chỗ này nhưng An chẳng biết phải làm gì. An vùng vẫy. An chìm. Chợt An cảm thấy một vòng tay ôm ngang người mình. Tuấn đưa An lên bờ. An ho sặc sụa, nhưng An vẫn cố nói: - Tại sao Tuấn vẫn nhìn thấy được ! Tại sao Tuấn nói dối An? Tuấn im lặng cầm bàn tay của An đặt lên ngực trái của mình: - Đây là màu đỏ, bởi vì màu đỏ, An ạ! Tam thập nhi lập,ba mươi mấy tuổi đầu rồi ,như con người ta nay dã có con bồng con bế,kén cho lă'm rồi cũng đi sớm về khuya chỉ có một mình..
Giọng bà Tuệ lẩm bẩm phàn nàn đứa con trai cuả mình Gia đình bà qua Mỹ gần 20 năm ,Ông Tuệ qua đời để lại cho bà ba đưá con, thă`ng Hoàng nay ba tư, ba lăm rồi, con Trân hai tám ,thă`ng Phong nay cũng ra trường ,bà hă`ng ngaỳ lo cơm nước cho chúng nó,gia đình sống sung túc,con cái hiê;u thảo, thương kính bà,bà không thiêu thứ gì cả, hình như chỉ còn thiếu đưá cháu nội ,để ẵm bế cho vui cửa vui nhà.. Hoàng ngoài việc ở sở ,về nhà chăm sóc mẹ và lo cho hai em rất chu đáo, tuy không đẹp trai lăm nhưng cũng dễ nhìn ,tính tình vui vẻ ,có việc làm ổn định,với đồng lương kĩ sư Hoàng dã mua căn nhà này cho gia đình ,Biết bao gia đình trong cộng doàn muốn gả con cho Hoàng,vì thấy bà Tuệ Hiền lành,tôt bu.ng.,gia đình đầm ấm,Hoàng có đủ điều kiện là người chồng tốt.. Từ ngaỳ còn đi học Hoàng cũng dã làm quen biê't bao nhiêu cô gái, trong nhóm đám con gai Hoàng dã chọn người khá nhất để làm quen ,nhưng rồi năm bảy tháng Hoàng lại thấy không hợp,người thì Hoàng cho là không sống nội tâm,người thì Hoàng chê sao nói nhiều quá,người thì Hoàng sợ đi shopping nhiều sau này thiêu hụt trong gia đình,...thế rồi các cô gái từ từ từ giã Hoàng ra đi lấy chồng.. -Con Mai nó hẹn lát qua chơi Giọng bà Tuệ nhẹ nhàng nhă'c nhở Hoàng Hoàng quen Mai là lâu nhất đươc tám tháng,Mai tô't nghiệp đai học ,sau khi chia tay Hoang đã lâ'y chồng khác tiểu bang, nghĩ phép về thăm nhà,ngày xưa bà Tuê cũng thương Mai lăm..ngày cươ'i cuả Mai bà Tuệ khóc thầm ,bà rơm rớm nước mắt -Bác không có phước làm mẹ chồng thì Bác mong con coi Ba'c như Mẹ nuôi khi nào con về chơi nhơ' thăm ba'c Thỉnh thoảng cuối tuần Mai cũng phon thăm bà. Lần nghĩ phép này Mai đã báo tin cho Bà trước ,và hẹn dên thăm bà , Bà Tuệ vui mừng ra mặt ............. Tiếng chuông.. Bà Tuệ ra mở cửa,trên tay Mai là những tui xách,toàn là dồ ăn,trái cây,tôm ,cá ,thịt ,rau ,thăng bé con chạy lon ton sau lưng me.. -Chào Bác -Chào con Măt bà không rời thằng bé con , nó trông ngộ nghĩnh , bụ bẫm ,dễ thương làm sao -Nó tên gì vậy con ? -Đạ , Cu Bi -Hai tuổi rồi con nhỉ -Đạ Mai đi vào trong bếp ,soạn thức ăn ,thằng bé con tay nắm áo mẹ riu ríu di theo như sợ lac -Con đến chơi la quý lám rồi,bác đã chuẩn bị cơm trưa rồi mà -Thôi để con đãi bác Nhìn Mai nhanh nhẹn trong bếp, Thăng con lẽo đẽo theo sau, nó lạ mọi người nên riu ríu theo mẹ,thăng nhỏ bụ bẫm dễ thương ,Hoàng ngồi đọc báo nhưng thực ra thỉnh thoảng kéo tờ báo xuống nhìn Mai..lâu lăm rồi không gặp lại,..thật người ta nói không sai " Gái một con trông mòn con măt, Mai đẹp hẳn ra, ...Hoàng tiếc thầm,nếu ngày xưa mình không chê gia di`nh mai an welfare , Mai có những người anh bê bối ,cao bồi ,đánh lộn thì giờ này đây ,đưá con này là cuả Hoàng,và người dàn bà dễ thương kia cũng là cuả Hoàng... Hoàng là người suy nghĩ chín chăn và quá kỹ lưỡng, những cô gái cùng lưa dần dần đi lây chồng hết ,Thỉnh thoảng bạn bè khuyên hay là mày lên Net tìm xem..Hoàng chống đôi tư tưởng này kịck liệt -Gần đây mà chưa ra sao, hơi đâu mà tìm trên Net.. Thế rồi buổi tối hôm đó Tình cờ Hoan`g đã vao Chatroom ,tìm mãi thấy cái nick Saomai ..Oh well ,click đại vào đây thử coi..và Hoàng đã làm quen Saomai...Rồi tư đó họ đã trao đổi email hằng ngaỳ cho nhau,tâm sự chia sẽ cái vui,cái buồn,.ho..phon thường xuyên cho nhau .nhưng đăc biệt bao nhiêu lần Hoàng xin nàng tấm hình nhât định không cho ,nàng viện cớ, -Hình làm sao mà giống người thật được, -Nếu anh về thăm em ,xuống phi trường làm sao mà nhận ra em đây ? -Anh gởi cho em tấm hình cuả anh, cho em biết hôm đó anh sẽ mặc đồ gì,màu gì ,và em sẽ cho anh biêt kí hiêu cuả em,lúc đó em sẽ tìm anh... anh đừng có lo,nếu thất lạc thì gọi taxi dên nhà em ...... Hoàng được biết nàng quê ở Huế ,gia dình có hai anh em,cha me buôn bán dồ trang trí nội thất ở Huế ,anh là Bac sĩ có gia đinh ở Huế ,nàng vào Sai gòn học Dai học Ngoại thương và tôt nghiêp luôn đai học ngoại ngữ,hiện nay làm cho công ty mỹ phẩm cuả Nhật.....tên nàng la Kim Khương Sau khi quen nhau đươc sáu tháng Hoàng quyêt định về thăm ,Bà Tuệ cũng mừng lắm, bà mua sắm chút ít qua cho Khương ..va mây người bà con cuả bà...... .......... Xuống phi trường ,Tân sơn nhất ,người ngươì chen chúc đón thân nhân đông nghẹt,Hoàng rảo măt qua một lượt,dàn bà,con gái...Hoàng cố tìm người con gài măc đồ màu xanh da trời..không xong rồi thôi gọi taxi tìm nhà na`ng cho rồi.. -Chào anh, anh có phải là Hoàng ? Quay lưng lại , người con gái áo xanh đây rồi , thật là ngoài sức tưởng tượng cuả Hoàng....... Edited by NamPhuong (07/08/03 07:55 AM) Post Extras: NamPhuong Quý Khách MT Reged: 07/04/03 Posts: 22 Re: Ti`nh Online [Re: NamPhuong] #95650 - 07/08/03 07:57 AM Edit Reply Quote Quick Reply Tất cả giòng máu trong cở thể Hoàng như ngừng lại, Hoàng sững sờ trước vẻ đẹp cuả Khương,đôi măt thu hút ,mái tóc dài,nụ cười thân thiện cho đến cách ăn măc,sang trọng ,màu sắc nhã nhặn nhưng không hở hang ,diêm duá ,trong trí tưởng tượng cuả Hoàng chỉ cần Khương là người phụ nữ trung bình, có cá tính ,thông minh,hiểu biêt lý lẽ nhân sinh quan cuả cuộc sống và biê' làm bếp là quan trọng nhất vì Hoàng muốn sau này bà Tuệ già yếu cũng đỡ tay đỡ chân -Anh có mệt không ? giọng nói pha giữa Huế và Saigon nghe dễ thương chi lạ -Gặp em anh hết mệt rồị Hoàng nhìn kĩ nàng , không rời mắt , nàng đep thật , Măc dù trước khi xuống phi trường chàng tự đánh cá vơi mình ..nhấtchín nhì bù ..băt găp cai nhìn củaHoàng Khương chữa thẹn -Sao rồi ! có nhầm lẫn gì sao ? -Ơh ! không ! Anh hơi ngac nhiên ! -Ngac nhiên gì đó ? nàng hỏi -Em đễ thương quá ! làm anh bât ngờ ! .. Khương giúp Hoàng xách cái túi nhỏ còn Hoàng kéo vali to tổ bố ,vơ'i quần áo quà cáp ,chiếc xe Ford 12 chỗ ngồi đang chờ ho...Khương thật là chu đáo,nàng thuê khách sạn cho Hoàng , Đưa Hoàng về khách sạn,sau đó nàng đưa Hoàng đi ăn và ghé lại căn nhà nhỏ cuả nàng. Hoàng vui quá quên luôn cả nóng bức của saigon Cách bố trí cho căn nhà nhỏ cuả nàng thật là gọn gàng,xinh xắn . Hai người họ gần gủi nhau, hiểu nhau hơn ,Khương hiện nay là kế toán trưởng cho công ty,Mỹ Phẩm ,Hoàng còn biết có rất nhiều người theo đuổi Khương ngay cả anh chàng người Nhật giám đốc công ty này, Khương đẹp ,nét đẹp duyên dáng kiêu sa cuả người con gái uống giòng nước sông Hương mang di tích núi Ngự nơi xuât thân cuả ông Hoàng bà Chuá ,Cái lịch sự xã giao,sự ân cần chăm sóc cuả Khương làm quyến rũ Hoàng . Khương xin nghĩ phép để lo việc nhà dó là lí do nàng báo cho công ty,Họ đi từ Vũng Tàu , Dalat, Nhatrang và ra tới Huế -Anh muốn ghé thăm ba me cuả em không ? -Sao lại không . Không còn gì mỹ mãn hơn cho chuyến đi naỳ,gia đinh Ba me va nhât la anh chi cuả Khương tiếp đãi Hoàng rất nồng hậu, ngày vui qua mau Hoàng trở về Mỹ mang theo bao nỗi nhớ nhung ,ra vào thơ thẩn khác xưa Bà Tuệ hiểu ý con nên hỏi dò -Hay là con về VietNam cưới nó đi . Phải rồi ,tai sao mình lại không cưới Khương, nhưng lại sợ bạn bè chọc quê là tại sao cưới người quen trên Net, và nhất là ngày xưa Hoàng hay chê những người về VN lây vợ,vì lý do này lí do khác...và dôi khi Hoàng còn phê bình " Vợ đẹp là vợ cuả người ta ...". Thấy Hoàng không nhă'c gì đến việc cưới hỏi sau khi về lại Mỹ, Khương băt đầu lơ là trong việc hồi âm, Khương cho chàng hay nàng không muốn tốn thời gian để chời qua đưòng ,nên hai bên nếu không hơp nhàu và không đi đến đầu thì nàng xin ngừng để cho Hoàng còn thời gian đi tìm đối tượng khác Hoàng cũng đã thử lòng mình ,ngưng liên lạc vơi Khương môt thời gian xem sao , và chàng phát hiện cuộc sông của mình không thể thiếu Khương , trong cô đơn , chỉ cần nhắm măt lại là nụ cươi quyến rũ của nàng hiện ra trước măt , lối nói chuyên trào phúng tế nhị , giong nói dễ thương , Hoàng hốt hoảng lo sợ mât nàng và thây mình hình như đã thật sự yêu Khương..... Và rồi đi đến quyết định ............ Đám cưới tổ chức linh đình, ở cả hai nơi Sai gon và Huế, Họ tận hưởng niềm hạnh phúc , Hoàng thầm cám ơn trên đã ban cho chàng một người vợ tuyệt hảo... ....... Ngày ma `gia đình bà Tuệ ra phi trường đón Khương ,bà Tuệ vui hẳn ra, bà từ nay sẽ có con dâu, có cháu nội cũng như bao nhiêu bạn bè cuả bà, bà chuẩn bị phòng cho con dâu cuả bà chu đáo, bà dặn Trân mua thứ này ,mua thư khác....giấc mơ cuả bà dã được thực hiê.n,con dâu vưa đẹp vưa giỏi lại nêt na thuỳ mị Sau thời gian nghĩ ngơi vài tháng Khương xin phép Hoàng cho phép nàng đi học,để kiếm việc làm phụ giúp chi tiêu trong gia đình , Nàng thông minh,vốn căn bản ngoại ngữ và kiến thức có sẵn nên chă?ng bao lâu nàng theo kịp lơ'p, nàng đi học ở trường biết bao nhiêu người theo đuổi ,nàng đều kể cho Hoàng nghe ,Hoàng tin tưởng sự chung thuỷ cuả vợ mình, party ,da, hội nào cũng dắt nàng theo, Khương là niềm hãnh diện cho chàng, bạn bè ai ai cũng tấm tăc khen ngợi -Thằng vậy mà hên... Những buổi party dạ hội nàng ăn mặc sang trọng , màu sắc nhã nhặn ,lịch sự nhưng rât kín đáo ,không bao giờ dance vơi ai,ngoaì Hoàng,có những chàng trai ngưỡng mộ nàng ,đều kể cho chồng nghe . điều này làm cho Hoàng càng tuyệt đối tin tưởng ở vợ mình -Thăng Vũ mời hai vợ chồng mày thứ Bảy này dự kỉ niệm 40th anniversarry cuả ba me nó,cái thư nó để trên bàn Bà Tuệ dư a bao thư cho Hoàng ................ Vũ là bạn chí thân cuả Hoan`g ,Vũ quê ở Huế,nhưng gia đinh chuyển vào Saigon vì ngaỳ xưa Ba cuả Vũ làm công chức,được thuyên chuyển từ Huế vào Saigon ,Vũ khá đep trai ,ăn nói có duyên ,lai có biêt tài nấu ăn rất ngon nhất là cac món dặc sản của Huế. Vượt biên qua đây Vũ và Hoàng cùng học chung trường nhừng Vũ chọn ngành Y,Vũ là một Bác si thành công ,giỏi nỗi tiếng,bạn gái cuả Vũ là một cô gái da trăng,học chung trường với Vũ nhưng nay đang làm việc cho môt bệnh viên tiểu bang khác cách chỗ Vũ khoảng hai giờ lái xe Vũ là người theo lối sống Tây phương ,thích tự do không ràng buộc nên giờ này họ vẫn chưa chiụ dám cướị -Anh muốn em măc bộ đồ nào ? nàng hỏi chồng -Tuỳ ý em. Nàng trang điểm nhã nhặn ,chọn bộ váy den lồng trong áo trăng,trông nàng tinh khiết ,trẻ trung,duyên dáng.. Bước vào nhà Vũ,nhôn nhịp, vui tươi,Hoàng giới thiêu vợ mình cho mọi người và Vũ.. Biết Khương quê ở Huế nên gia đình Vũ rât ân cần chăm sóc Khương ,nhất là Me của Vũ khi hay tin vơ Hoàng ở Huế mơi qua , bà dặc biệt quan tâm nàng nhiều hơn Nàng như Trời hạn hán lâu ngày găp mưa , dược nói giọng Huế , ăn những món dăc sản của Huế ,được nói về Huế xa xôi nhớ thương của nàng .......Hoàng an tâm khi thấy Khươnghoà đồng nhanh chóng , chàng rât vui khi găp được cac ban cũ ,nàng vào dàn Organ vừa dàn vưà hát,giọng nàng nho nhỏ vưà dủ để theo nhạc..... Cuộc vui qua mau , họ từ giã nhau Gia đình Vũ mời Hoàng và Khương tuần sau trở lại chơi, Hoàng vui vẻ nhận lời Trong vườn, có một khoảng nhỏ bà trồng đủ các thứ rau: chân vịt, mã đề, diếp cá, cả rau dền đất. Bà dùng thân lau nẹp thành liếp, ken dày đến nỗi gà con cũng không chui vào được. Suốt ngày bà ở ngoài đám đất, cuốc xới, nhặt cỏ, ươm cây. Bà bảo các thứ rau này đừng nghĩ nó dại, thuốc nam hết cả. Mùa hè bà luộc rau sam, rau chân vịt "ăn cho nó mát", nhưng đến bữa cả nhà ăn hết góc đĩa, bởi nó cứ nhơn nhớt, nhàn nhạt thế nào ấy. Hơi nóng sốt một tí là y như rằng bà nhai diếp cá bắt đắp lên trán, hôi ơi là hôi. Chỉ bữa nào có cua đồng, mẹ nhổ rau dền nấu canh, cô Sửu mới khen ngon.
Ngày cô Sửu đám cưới, đám thanh niên làng hè nhau đạp gãy cái hàng rào của bà để vào xem cái video bố đem từ trên huyện về chiếu bộ phim đánh chém nhau của Hồng Kông. Sáng sau ra vườn, thấy đất bị giẫm đạp vô số dấu giày, rau cỏ nát bét lẫn với đầu mẩu thuốc lá, bà xót ruột, chửi um, đến nỗi mẹ phải gắt bà mới thôi. Chiều lại đã thấy bà mang cuốc chét ra cuốc xới. Chú Thao từ bên kia đồi vác sang mấy bó rau, lụi hụi trồng lại cái liếp rào cho bà. Bố cằn nhằn: "Không có việc bà nghỉ cho khỏe, việc gì phải đất với cỏ". Bà thở dài, dặn nhỏ: "Nhớ đái vào cái máng sau nhà cho bà để bà tưới cây". o0o Lối dẫn ra nhà chú Thao băng qua một vạt đồi cỏ léc cao quá đầu người. Men bờ khe có hơi nước, léc xanh um tùm, lá to và dài, trông rợn cả người. Trong rừng không có loại cây nào lá sắc như cây léc, chỉ cần vương nhẹ, nghe đau, y như rằng là léc cắt. Thế nhưng chú Thao không phát đường, cứ đạp léc xuống mà đi, thân léc gãy khô cong rẽ ra hai bên tạo cho lối đi hình cái máng vòm. Mùa khô, những người đi bứt lá về bỏ chuồng hay đi qua lối nhà chú Thao; nhưng hễ mưa xuống trên phiến léc thỉnh thoảng có vắt, sên, nên con đường hầu như bỏ hoang. Lâu ngày, từ những gốc léc gãy, những mầm léc non lá tươi và mềm vươn lên vẫy vẫy. Chú Thao là người trở về cuối cùng của xóm. Ngày chú ôm chiếc túi lép bước vào cổng nhà, thím Hồng đã hai mặt con, ở với chồng bên chợ, cách sông và một thôi đường. Bà ôm lấy chú mà khóc, mà kể lể thôi là kể lể. Mẹ và cô Sửu khóc thút thít. Chú đứng trước bàn thờ mình, chẳng nói gì, cơ má trái giật giật. Mặt chú trông chẳng giống mặt người trong ảnh, phía hay giật giật đen một mảnh và đầy sẹo nhỏ. Bà nhắn qua chợ cho thím Hồng. Thím về có một mình, mắt đỏ hoe. Vừa thấy chú Thao thím liền sụp xuống lạy. Cơ má trái của chú càng giật mạnh hơn. Chú bảo: "Sự thể đã thế, đừng nghĩ ngợi gì. Cố mà sống vuông tròn với người ta". Thím Hồng về, rồi lâu không thấy sang nữa. Ở nhà được ít lâu, chú Thao làm cái nhà bây giờ. Căn nhà lúc mới dựng nằm chỏn lỏn giữa bạc ngàn cỏ léc, đứng xa không trông thấy. Chú Thao cặm cụi cuốc đất trồng khoai, trồng sắn. Đất tốt, chả mấy chốc vườn chú đã có cái để thu hoạch. Bây giờ, những cây xoài, cây mãng cầu đã lớn nhanh vượt lên khỏi ngọn léc. Nghe đâu chú còn định xin xã cho khai phá mấy vạt đồi phía sau để trồng bạch đàn nhưng xã không cho. Ông Bính chủ tịch nó là đất ấy nhiều bom đạn đụng vào lỡ xảy ra chết chóc, không ai chịu trách nhiệm. Chú gặp bố nhờ nói hộ. Bố bảo: "Không dễ". Chú nhắc lại: "Vâng, không dễ", rồi về. Những chiều muộn chăn trâu bên này đồi nghe vẳng từ bên kia tiếng sáo dặt dìu nôn nao. Tiếng sáo phảng phất trong sương khói chiều nghe có cái gì quằn quặn trong lòng. Cả rừng léc rập rờn theo tiếng sáo. Lũ chăn trâu đứng ngẩn quên cả ngày đang tắt, quên cả đói và lạnh. Dứt tiếng saó chúng mới lục tục lùa trâu về, thầm thì kháo nhau: "Ông Thao trông mặt sợ thế mà thổi sáo hay đáo để, nhỉ!". Bà kể, ngày con gái thím Hồng xinh nhất làng Thượng, nhà đã gả chồng rồi vẫn nhất quyết chối chỉ bởi mê tiếng sáo chú Thao. Đêm văn nghệ nào có chú thổi sáo, thanh nữ đứng xem đông nghịt, hết thảy đều ngây ngất. Tiếng sáo như có bùa quyến rũ hết con gái làng, đến nỗi trai làng có bận dọa bẻ hết ống sáo chú Thao, cấm chú thổi. "Ấy vậy mà bây giờ...". Nói thế bà lại khóc. Mỗi lần nghe bà khóc, cô Sửu nhăn mặt: "Ai người ta cũng biết, mẹ kể mà làm gì". Quãng gần Tết mấy cây chanh ghép trong vườn chú Thao trổ bói. Giữa một vùng chỉ có cỏ là cỏ, hương chanh đâm ngào ngạt, tinh khiết. Ong rừng nương theo mùi hương rủ nhau bay về, rập rờn trên những vầng hoa trắng. Chú Thao ngồi hàng buổi trầm ngâm, mắt vời vợi mông lung trông ra bạt ngàn ngọn léc uốn cong theo gió, cơ má trái giật giật. Từ độ hoa chanh vườn chú Thao nở, cô Sửu thỉnh thoảng sai: "Mày chạy vào nhà ông Thao kiếm ít hoa về gội đầu". Cô đâm ghiền thứ nước bồ kết nấu thả vài cánh chanh trắng, hương thoang thoảng, thanh và cay, gội xong nhiều ngày mà hương còn ủ trong tóc. Hoa chanh nở có kỳ, nhưng cô Sửu bao giờ cũng có để gội đầu là nhờ chú Thao nhặt hoa rụng, hong khô, cất kỹ, mỗi bận lại cho cô Sửu một ít. Cô Sửu có lần đùa: "Vì mấy cây chanh nhà ông Thao mà tao lấy được chồng". Cô hếch mặt: "Còn mày, đến thời không bù giá bằng hoa chanh được. Bảo bố mày sắm cho ít vòng xuyến...". Cô Sửu vốn không đẹp, da đen, vóc người to ngang, ăn nói đốp chát. Học xong trung cấp nông nghiệp, về xã làm kỷ thuật viên, cũng chân lấm tay bùn như ai, nhưng hễ trai làng buông lời tán tỉnh là cô bĩu môi ra chiều coi thường. Có nói cô thích người trình độ. Ngoài ba mươi, cô còn ở vậy. Ấy thế nên cô nhận lời lấy anh kỹ sư cùng cơ quan bố. Bà cũng thường hay sai mang những thức rau trong vườn cho chú Thao. Mỗi lần bà sai đi bà lại đem chuyện chú Thao hồi chưa đi bộ đội ra kể, nào là chú Thao tát cá về bắt bà nấu canh rau tập tàn ra sao, nào là chuyện chú Thao cuốc đất khỏe như thế nào. Thôi thì đủ chuyện, dài có khi hết buổi, làm mẹ phải nhắc khẽ: "Chạy ù đi rồi về học bài". Chú Thao ít qua nhà nhưng hễ qua là thế nào chú cũng mang cho chục trứng, miếng thịt nhím, thịt chồn bẫy được, ngồi với bà một chốc, nói dăm ba câu là đi ngay. Có lần cô Sửu bảo: "Hay anh lấy vợ đi. Đã già đâu. Em sẽ mối cho anh con bạn học...". Không chờ cô Sửu nói hết, chú Thao trừng mắt làm cô ấn gãy thỏi son đang tô môi dở, xịu mặt. Chú Thao đi rồi cô mới toang toang: "Dở hơi, ông Thao ông ấy dở hơi. Thời này đàn bà rẫy ra, khối đứa thèm đàn ông không ai để mắt. Ông Thao có hơi bị cháy mặt một chút nhưng cứ là đàn ông. Có vợ, có chồng cứ hơn thui thủi một mình. Biết toan tính, biết chăm chỉ như ông ấy, chả mấy chốc mà giàu. Hay còn chung thủy với bà Hồng? Bà ấy đã là vợ người ta, còn thương tiếc nỗi gì nữa không biết...". Bố gắt: "Biết thì nói, không thì đừng. Cô là hay nói liều". Cô Sửu đùng đùng: "Thấy phải là tôi nói chứ! Ông làm như ông thương ông Thao lắm không bằng. Thương sao ông để ông ấy ra ở rừng một mình? Sao không chạy cho ông ấy cái giấy thương tật? Mà ông chỉ bảo với xã một tiếng là người ta cho ông Thao thầu cái đồi léc, thế mà không. Để cho cỏ nó mọc bạc ngàn, người ta muốn làm kinh tế lại không cho". "Đã bảo lắm bom...". "Bom cái gì? Ông không phải sợ cho cái tính mạng của ông Thao, ông sợ cái khác. Đạo đức giả tuốt!". Cô đừng có hồ đồ. Im đi cho tôi nhờ!" - bố bực bội. Cô Sửu không im, cô xỉa xói: "Ông đừng ỷ mà quát tôi nhé! Tôi biết tỏng trăm ngàn chuyện xấu xa của ông. Tôi biết cả cái giấy gọi nhập ngũ là đề tên ông, nhưng vì ông sắp đi nước ngoài nên phải cậy cục lo cho ông Thao đi thay. Có ông Thao gánh hết mọi thiệt thòi ông mới thành ông này ông nọ. Ấy thế mà giá ông Thao chết đi có khi ông lại dễ chịu hơn là thấy ông ấy lù lù dẫn xác trở về...". "Mày, mày, mày..." - bố lắp bắp, mặt đỏ ngầu. Cô Sửu ngoảy mặt bỏ đi. Bà rên rẩm: "Vô phước, tao vô phước...". Mẹ lặng im, cắn môi ngồi một mình trong buồng. Bố nổ máy xe phóng ra huyện dù chưa hết ngày chủ nhật. o0o Cô Sửu lấy chồng chưa đầy năm thì tay xách nách mang về nhà. Mẹ kéo cô vào buồng, mặt tái nhợt: "Làm sao thế hả?". Cô Sửu khóc, nói trong nước mắt: "Em dại. Đã trót ở đến chừng ấy thế mà không ở luôn, lấy chồng làm gì cho nó nhục..." Mẹ đảo mắt chung quanh, hoảng sợ: "Thì nho nhỏ thôi! Có gì cô nói đi nào". Cô Sửu quệt nước mắt: "Cái số em nó khổ. Ngót ba chục tuổi đầu ai cũng cười ế ẩm, lấy chồng trình độ, ăn trắng mặt trơn thiên hạ tưởng sung sướng. Nào ngờ vớ phải thằng cha bất lực. Biết em có bầu, nó đánh chửi em thậm tệ...". "Trời ơi là trời!" - mẹ bưng mặt. "Tôi bỏ chồng. Ai nói gì thì nói" - cô Sửu tuyên bố khi có đủ mặt cả nhà. Bà tru tréo, bà bảo rằng chính cô làm nhục gia phong, rằng cô bôi tro trát trấu vào mặt bà. Bà khóc, bà chửi ầm nhà cửa. Bố im lặng hút thuốc, mãi sau mới nói: "Chuyện xấu, chẳng biết giấu đi, cứ vạch áo cho người xem lưng. Cái làng này không khéo đến lúc cô Sửu đẻ, họ kéo cả đến xem đứa bé giống ai...". "Muốn xem tôi cho xem chứ! Tôi sợ gì mà giấu với giếm". Hay hớm lắm đấy, cô lên phô mà xem, mấy hôm nay đầu đường xó chợ, đâu cũng thấy tụ tập đàm tiếu chuyện vợ chồng cô. Cô không ngượng nhưng mà tôi ngượng, tôi nhục...". Cô Sửu cúi nhìn cái bụng sắp sửa vượt mặt lại khóc. Nhà buồn như có đám. o0o Tháng chạp thứ hai, hoa chanh vườn chú Thao nở. Cô Sửu đã không còn sai chạy sang chú Thao lấy hoa chanh nữa. Cỏ léc vẫn rập rờn xanh biếc một màu, ngàn ngàn lớp sóng xô đuổi nhau chạy qua, xôn xao, khấp khởi. Heo may thổi lồng lộng buốt lên tận óc. Lại mưa phùn hay đổ vào buổi chiều tối, giăng mắt lên làng mạc một màn sương mờ dày đặc. Bà bây giờ chỉ còn ngồi hong tay trên bếp lửa, hết sáng đến chiều, hết chiều tới tối. Đêm bà ngủ mẹ cũng phải vùi than dưới gường cho bà. Lâu bà không còn nhắc đái vào cái máng sau vườn nữa. Khoảng đất của bà dền đất già nở từng bông hoa xanh xám dài ngoằng ngoẵng, chen chúc với lũ cỏ hôi hoa màu hồng hồng, lá phủ một lớp lông mỏng nham nhám. Cái liếp rào mỗi lần gió lay là xiên vẹo chực ngã. Phần cái cuốc chét, cán gãy mẹ đã cho vào bếp đun, lưỡi sắt hôm qua thằng cu Ki đã bán cho thằng đồng nát. Con cô Sửu xinh như tranh, chỉ mỗi tội hay đái dầm. Không thấy xóm làmg đến xem mặt đứa bé như lời bố, chỉ có ông Bính chủ tịch không con đến nhận thằng bé nhưng cô cười bảo: "Tôi đẻ, con tôi, chẳng con ai cả". Cô đặt thằng bé vào cái nôi buông mùng trắng rồi hát: "Cái vạc mày ngủ cho ngon Mai sau mày lớn, tìm cho ra gái ngoan mà hẹn hò..." Cô bảo: "Mày trông chừng em cho cô nhé! Cô chạy quàng đi một tí. Lâu ngày nằm ổ, buồn quá!". Cô vấn tóc, trùm khăn kín mặt, đi. Quá bữa cô mới về. Từ ngoài ngỏ đã nghe tiếng cô oang oang : "Điên, ông Thao nhà này điên mất rồi". Mẹ tất tả chạy từ dưới bếp lên. Cô Sửu vừa tháo khăn vừa nói: "Đàn bà không chồng làng này thiếu gì. Lấy ai chẳng lấy, lại đi rước mẹ con con mụ Nền. Mang gông suốt đời mà không tránh khỏi miệng thế gian"... À, ra cô Nền về ở với chú Thao. Cô Nền nhà ở gần trường học, không thấy nói có chồng mà có ba đứa con. Bọn học trò hay vào nhà cô xin nước uống, lợi dụng bứt trái đu đủ non, dăm quả ổi xanh trốn học chấm muối ớt, có đứa táo tợn còn lấy cắp trứng gà, bồng cả gà mẹ. Cô Nền biết nhưng không chửi, cô khuyên bảo nhẹ nhàng rồi cho về. Được thể bọn trẻ càng làm quá. Cô là đối tượng trong những câu chuyện của đàn ông tụ tập khi rỗi rãi. Họ đùa phát vào lưng nhau đôm đốp: "Em Nền ấy à, cứ xuống xề kể lể nỗi bất hạnh là em mềm lòng, cho tuốt...". Đàn bà khinh nhờn cô ra mặt. Họ bảo cô đĩ thõa, họ bảo cô khốn nạn. Quanh năm suốt tháng, ngoài lũ học trò chẳng có ai tới nhà cô ban ngày ban mặt. Cô Sửu lay gối bà, than thở chuyện chú Thao. Bà ngồi lặng im hong tay trên bếp. chẳng ra nghe, chẳng ra không. Mắt bà đục mờ như phủ sương khói. Bà cười, phô hàm lợi trống trơn sóm sém. Lâu bà mới hỏi mẹ: "Thế bao giờ đến giỗ thằng Sơ?". Mẹ dại mắt, nhắc khẽ: "Chú ấy còn sống, đã về...". "À thế...". Mắt bà ánh lên một chút sáng, rất nhỏ, rất mỏng, rồi nguội tắt nhanh chóng, lại chỉ thấy sương khói đục mờ. Mẹ và cô Sửu nhìn nhau, không ai nói. o0o Trong hơi may, trên những triền đồi hoang chỉ còn độc mỗi lũ trẻ chăn trâu. Chúng co ro trong áo tơi, da tái xám giữa lồng lộng gió. Trên muôn triệu lá léc xanh xuyên qua lớp lớp mưa phùn là trong trẻo, là réo rắt, là huyền hoặc tiếng sáo. Chưa bao giờ tiếng sáo nỗi niềm da diết đến thế. Không đứa nào lên tiếng. Chúng nắm chặt tay nhau nhìn về hướng ngôi nhà nhỏ bên kia đồi. Phía đó, một làn khói bếp mỏng bay lên, vẽ một đường cong mềm mại, rồi tỏa vào trong chiều muộn. |
Danh Ngôn Tình Yêu
![]() *Khi bắt đầu yêu tức là bắt đầu bước vào cuộc sống. *Muốn biết thế nào là tình yêu thì phải biết sống cho kẻ khác. Sống cho kẻ khác tức là yêu. *Ðời người như một cành hoa mà Ái-Tình là một giọt mật. *Một người đàn ông càng giàu càng khó cho đàn bà chung tình với mình.Họ đã hành động đúng vì không phải có tiền là muốn gì cũng được. *Cái khổ của đàn ông là vợ ghen, cái khổ của đàn bà là chồng vui tính. *Ðàn ông không vợ không tranh đấu.Ðàn bà không chồng không đau khổ. *Tuổi trẻ là tuổi không ngại ngùng gì cả và không ghi ngờ gì cả. *Muốn giữ chồng một cách hay tuyệt là làm sao cho chồng ghen một chút chút. Muốn mất chồng một cách hay tuyệt là làm sao cho chồng ghen một chút chút thêm một chút chút. *Tình yêu thường làm cho con người mù quáng. Khi hai kẻ yêu nhau bao giờ cũng cho người mình yêu và những chuyện của mình hoàn toàn hợp lý. Chỉ có những người ngoài mới nhận được đâu là phải đâu là sai. *Khi hai kẻ yêu nhau lúc xa nhau còn nói đến chuyện xa nhau là họ còn nhớ tới nhau. *Khó mà thương yêu được một lần thứ hai người mà mình đã hết thương yêu. *Ái tình là cái khôn của người dại, là cái dại của người khôn.
Yêu Đơn Phương
![]() Yêu đơn phương là yêu thầm lặng lẽ Yêu 1 mình và cũng thật mê say Nhớ người ta quằn quại suốt đêm dài Nhưng ko dám ngỏ lời khi đối diện.. Yêu đơn phương là yêu kô hò hẹn Kô 1 lần giấu mẹ bước bên nhau Trót gặp nhau thì chỉ khẽ cúi đầu Rồi ngơ ngẩn nhìn người ta khuất bóng.. Yêu đơn phương là âm thầm hi vọng Dựng lâu đài xây gác mộng tình yêu Nhưng nói nhiều mà chẳng được bao nhiêu Đành tạm xếp tôn thờ trong giấc mộng Yêu đơn phương là yêu từ một hướng Lỡ yêu rồi đau đớn trách được ai Càng đau đớn càng da diết thêm lên Càng nhung nhớ đêm đêm ôm gối chiếc.. Yêu đơn phương là yêu kô dám ngỏ Biết bao giờ người ấy biết mình yêu Mình câm lặng chịu cảnh cô hiu Hay họ biết mà chẳng cần tranh cãi.. ![]() Bạn bè
|