Thông tin cá nhân
Bài viết cuối
I Love D. !
![]() __for hubbie^^__ »»-(¯`v´¯)--» Love
![]() Đừng bao giờ
Đừng bao giờ che giấu cảm xúc thực của bạn. Hãy cười lên khi bạn cảm thấy hạnh phúc. Và đôi lúc bạn có thể khóc khi cảm thấy yếu lòng.
Đừng bao giờ ngừng nỗ lực. Nỗ lực sẽ giúp bạn vượt qua mọi khó khăn và đạt được những kết quả tưởng chừng không thể. Đừng bao giờ đặt tất cả ghánh nặng của thế giới trên đôi vai nhỏ bé của bạn, hãy biết chia sẽ khi cần thiết. Đừng bao giờ lo sợ trứơc tương lai. Nếu sống trọn vẹn cho ngày hôm nay thì một ngày mai tốt đẹp chắc chắn sẽ đến với bạn. Đừng bao giờ để mình bị tuột dốc vì mặc cảm lỗi lầm. Phải biết chấp nhận, đứng lên và học từ những thất bại đó! Đừng bao giờ cảm thấy đơn độc, vì đâu đó vẫn có những người sẳn sàng chia sẽ cùng bạn - đó chính là bản thân bạn. Đừng bao giờ nghĩ rằng số phận không bao giờ mĩm cười đối với bạn, hay bạn không thể thành công. Cánh cửa không bao giờ đóng mãi, mọi khó khăn đều có thể vượt qua, mọi thử thách đều có thể chinh phục. Đừng bao giờ đánh mất niềm tin và từ bỏ những ước mơ, khát vọng của chính mình ![]() |
Ê ! Phương ơi !
Nghe tiếng gọi tôi vội chạy ra . Sau hàng rào găng lắp ló cái đầu bù xù của nó . Nó toét miệng cười . - Chốc nữa sang tao nhé ! Tôi trề môi : - Tưởng mày chơi với con sáo quên tao rồi chứ ! - Tùy mày ! Sang mà xem con sáo nói . Tao dạy được nó rồi . Mắt tôi sáng lên : - Vậy hả ? Chốc tao sang . Và thế là cả bữa cơm trưa tôi nghĩ về nó . Nó tên Linh, học lớp chuyên Lý trường tôi . Nhà nó, nhà tôi cách nhau cái hàng rào găng . Có lẽ bởi cùng tính nghịch ngợm nên tôi và nó thân nhau từ nhỏ . Nhưng bắt đầu từ năm lớp mười , cùng với sự thay đổi về hình dáng, nó cũng đổi tính . Nó ít nói, hay thẩn thờ và một khi nói chuyện với tôi thì ....đỏ mặt tía tai lên . Chính anh Đông tôi, trước khi du học cũng đã "sửa " cho nó một trận về cái tính cả thẹn ấy . Quả thật nó cũng bớt "lại gái " ..rồi không hiểu nó lại lôi ở đâu về một con sáo . Nó tuyên bố với mọi người rằng sẽ dạy con sáo nói . Và thế là đi đời những buổi học chung vui vẻ, môn Lý của tôi kém hẳn cho tới hôm nay . Tôi nhón chân bước vào nhà . Nó đang ngồi tư lự trước bàn học, ánh mắt xa xăm . Nắng rội qua cửa sổ, nhảy múa trên tóc làm gương mặt nó sáng lên . Tôi trề môi theo thói quen : " Thế này mà bọn con gái ở trường cứ khen nức nở ! Đồ công tử bột ! " - Óa ! Nó giật mình quay lại: - Ồ ! Phương ! Làm tao ....! - Xì ...! Nhân vật chính đâu ? - Tao bảo này - Nó đỏ mặt - Nó có nói cái gì mày cũng đừng ...giận nhe . Tôi gật đầu , mặt nhăn lại băn khoăng . Nó ra ngoài hiên lấy lồng sáo . Tôi cựa quậy trên ghế, nhìn quanh . Mắt tôi đừng lại trên giá vẽ cúa nó . Những đường phác hoạ lờ mờ cũng đủ cho thấy bức hoạ vẽ là chân dung một cô gái . "Ai vậy nhỉ " Lại thêm một băn khoăn. - Nói đi "cưng " ! - Nó đã trở vào "Xực " xong con châu chấu , con sáo đen nhảy tưng tưng trong lồng, mắt láo liên : -Phươn ! Phươn ! (Phương ! Phương !) Tôi cười thích thú . Con sao vẫn nhảy nhót trong lồng, giọng lảnh lót : - Lưn ! Lưn ! (Linh ! Linh! ) Đô smart ! (Đồ smart ) Tôi cười sằng sặc . Chẳng hiểu sao nó có vẻ giận dữ vì câu nói của con sáo . Nó thò tay bắt con sáo rồi đi ra ngoài sân . Chân nó nện thật mạnh trên sân . Tôi ngạc nhiên đi theo . Nó tung con sáo lên cao . Con sáo hối hả vỗ cánh . Trong phút chốc cánh chim chỉ là một chấm nhỏ nhôi . Nó lại sầm sầm đi vào . Tôi lẽo đẽo theo sau : - Này ! Mày không bị sao chứ ? Sao lại thả nó đi ? -... - Linh ! Giận gì vậy ? Vẫn im lặng . Cảm thấy mình như có lỗi, tôi cố bắt chuyện - Linh ơi ! Mày đang vẽ ai đấy ? Nó bất ngờ giật tờ giấy ra khỏi bảng vẽ , vò nát rồi bảo tôi, giọng phẫn nộ . - Mày chẳng hiểu cái quái gì cả ! Mày về đi ! Tôi trề môi bỏ về . Đồ ...đồ kỳ quặc ! Hôm nay tôi lại bị mẹ mắng y như anh Đông mắng cách đây mấy tháng . - Lớn rồi mà vô tâm quá ! Con gái phải tế nhị một chút chứ , đằng này nghịch như quỷ ấy . Lần bị anh Đông mắng, tôi đã trề môi cải : - Thế thì anh đi mà nhận thằng Linh làm em đi ! Nhưng đối với mẹ thì tôi không dám nên đành hậm hực im lặng . Mẹ tôi càng ca cẩm : - Cứ như bà mụ nặn nhầm ấy thôi ! Trông thằng Linh đấy, nó ăn nói nhỏ nhẹ thế chứ . Còn mày ... y con trai . Vài ngày sau , cái thằng " ăn nói nhỏ nhẹ " ấy lại rủ tôi sang nhà nó . (Chuyện hiếm đấy, vì dạo này có vẻ rất kiêu ! ) Lần này lời mời cũng rất hấp dẫn chẳng kém gì lần trước . "Tao cho xem cái này hay lắm " ...và mặc dù còn cáu chuyện hôm trước , tôi vẫn sang . Nó chỉ tôi một vật tựa cái hộp chữ nhật dựng đứng, phủ vải kín mít : - Đố mày biết đây là cái gì ? Tôi ngắm nghía vật dó, lần lượt đưa ra các phỏng đoán nhưng điều bị phủ nhận . - Chịu chưa ? - Ừm ...! Rồi ! Nó giở tung tấm vải ! Chao ôi ! Một bức tượng ! Bức tượng một cô bé ...giống tôi kỳ lạ ! Cũng cái mũi hếch, cũng bờ môi cong cong , cũng mái tóc bum bê ...Cảm thấy như ngạt thở , tôi ngẩn đầu lên, khe khẻ thì thầm : - Là ....tao hả ? Nó gật dầu, mắt long lanh -Ừm .! Rồi nói tiếp - Được không ? - Tuyệt vời ! - Tặng mày đấy ! Tôi cười rạng rỡ . Công nhận nó "siêu " thật , thảo nào, bọn lớp Lý gọi nó Linh "họa sĩ " . Tôi nhìn nó và trố mắt . Nó đang cười một cách hân hoan , vui mừng như thể chính nó vừa được tặng bức tượng chứ không phải là tôi . -Phương này ! Mẫu người lý tưởng của mày như thế nào ? - Hỏi làm gì ? Mày nên kể chuyện của mày thì hơn ? - Mầu người lý tưởng của tao ... - Nó chợt đổi giọng - Mày về đi ! Tao còn học bài ! Tự ái dâng đầy cổ, người đâu mà dể ghét ! Tôi viết thư kể cho anh Đông về tất cả những gì kỳ quặc và đáng ghét của nó . Chẳng hiểu thế nào mà thư sau anh lại mắn tôi là "vô tâm "! Đọc đến đoạn ấy, tôi trề môi "Mẹ và ông anh có chung một quan điểm cổ lỗ sĩ ! " Sau kỳ thi cuối năm đầy "bão táp " , mùa hè tươi đẹp đã tới . Tôi và ba tôi quyết định về quê chơi . Lúc tôi đi, nó có vẻ hơi buồn và cứ nhắc đi nhắc lại là tôi phải về kịp để dự sinh nhật nó ... Nhưng khi tôi về tới nhà , sinh nhật nó đang diễn ra vui vẻ . Trong căn nhà vọng ra tiếng cười đùa ầm ĩ, tiếng nhạc sôi động ....Tôi ngại ngùng, xoay qua xoay lại mãi món quà trong tay . Chắc là nó thích quyển sách kỷ thuật này lắm đấy . Tôi cứ đứng nghĩ vớ vẫn ở ngoài hàng rào mãi cho đến khi cửa nhà nó mở , bọn chuyên Lý ùa ra ngoài . Tôi vội ngộp tụp xuống bên hàng rào . Tiếng nó nói gì đó với bọn bạn rồi cả lũ cười ồ lên . Dần dần, bọn nó ra về hết ...Tôi thở phào định đứng lên thì chợt nghe tiếng một đứa con gái nào đó nhỏ nhẹ " Mình về nghe Linh " . Tiếng nó "Ờ ! Về nhé ! Cám ơn rất nhiều về món quà ...! Tiếng chân nó bước lên thềm, tôi đứng dậy, rung giọng gọi "Linh !" . Nó quay ngoắt lại, nhảy qua hàng rào "Phương , về rồi hả ?" Tôi cười buồn, đưa nó món quà "Mừng sinh nhật ". "Cám ơn ! " . Im lặng . Tôi chẳng biết nói gì cả . Một tháng trời ở quê , tôi rất nhớ nó . Nhưng bây giờ , tôi mới hiểu rằng nó không chỉ có mỗi tôi là bạn thân ....Hít một hơi thật dài , tôi gượng cười : - Nhỏ lúc nảy là ai vậy Linh ? Xinh và dịu dàng quá nhỉ ? -Đừng đùa nữa . Tôi trề môi, quay đi . Chợt nó gọi giật : - Phương ! Tôi quay lại. Nó đưa tay ra , một cành hoa găng tím nhạt . Tôi cầm lấy, nhìn vào mắt nó thấy lấp lánh hai vì sao . Nó lắp bắp : - Phương ! Linh muốn nói ... Nghe tê ran từng tế bào trong người , tôi quay đi . -Không cần đâu ! Phương hiểu ... Tôi nói thật, tôi đã hiểu Linh muốn nói gì . Và cành hoa găng tim tím trong tay tôi cũng hiểu điều đó nên thầm lặng tỏa hương , một mùi hương đặc biệt mà chưa bao giờ hai chúng tôi cảm nhận được . Anh nó dúi vào tay nó thùng đồ nghề sửa xe và bảo: “Làm việc cho đỡ buồn và đỡ đói”. Thế là nó trở thành anh thợ sửa xe trước một công viên nhỏ trong Thành Nội năm nó mười sáu tuổi.
Họa hoằn mới có kẻ xì lốp, trật sên ngang qua đó còn thì nó nằm dài trên ghế đá, bụng đói meo, ngắm mảnh trời xanh qua kẽ lá. Có khi nó nhìn tụi học trò đi qua. Mới năm ngoái nó còn như chúng! Nó nuốt ực nỗi tủi nghẹn xuống họng và vớ cái que vẽ đầy trên mặt đất những thứ ngổn ngang trong lòng nó. Nó vẽ giỏi hơn sửa xe đạp cả triệu lần. Khi bố mẹ còn sống, nó đã từng mơ trở thành họa sĩ. Mùa hè đến. Có một kẻ lạ xâm chiếm ghế đá của nó. Nhánh phượng trong tay cô chói chang như ngọn lửa. Bỏ thùng đồ nghề xuống, nó nghênh chiến: - Đi chỗ khác. Ghế ni của tui. - Ơ… ghế nhà anh chắc? - Địch thủ không vừa. - Như… ng… t… ui… giành… tr… ước - Ghế công viên ai đến trước ngồi trước. Đuối lý, nó ngồi bệt xuống cỏ. Nếu nó tiếp tục, nó chỉ rặn ra từng chữ làm trò cười cho cô ta. Bao giờ xúc động, nó cũng cà lăm rất nặng. Kẻ chiến thắng mân mê nhánh phượng, loay hoay đến nỗi làm rơi. Cô bé đứng bật dậy. Nhánh phượng ngay dưới chân mà cô cứ mò mẫm, sờ soạng dọc chiều dài ghế đá. Cơn giận đột nhiên tắt ngúm. Nó biết đó là một cô bé mù. - Đây nì! – Nó nhặt và đưa cho cô nhánh phượng. - Cám ơn… Trả ghế cho… đây! - Không cần nữa. - Rứa mình ngồi chung được không? Lần đầu trong đời, có đứa con gái đề nghị với nó như vậy. Nó cố đẩy tiếng “được” ra khỏi miệng nhưng âm và thanh cứ lấp ló sau lưỡi nên đành đứng lặng ngó cô. Bây giờ thì nó nhận ra cô bé rất xinh. Con gái cả trường nó không ai được như vậy. Cô áp má vào nhành phượng và bỗng nhiên nó muốn vẽ hình ảnh ấy đến cháy lòng. - Hoa phượng màu đỏ phải không? – Ngập ngừng cô tiếp - Màu đỏ ra răng ? - Hắn… như… màu… lửa… màu… ớt… Bối rối, nó lại cà lăm. Tả là phải so sánh. Cô không nhìn thấy làm sao hình dung? - Đẹp lắm phải không? Phải đổi hai con búp bê len đấy. - Không nói tui hái cho. - Đã quen mô mà bảo! – Cô cười, lúm đồng tiền dễ thương chi lạ! - Nó còn được gọi là hoa học trò phải không? - Ừ. - Có đi học không? - Nghỉ rồi. - Răng rứa? - Cha mẹ tui bị… tai… nạn chết… không ai nuôi. - Buồn quá nhỉ! Còn em thì chưa bao giờ thấy cha mẹ em. Ba em bảo sẽ cho em chữ nổi. Đọc ri nì… - Cô làm bộ sờ vào trang sách tưởng tượng. Nó im lặng. Tiếng “em” ngọt ngào làm nó sững sờ. Nhánh phượng trong tay cô đỏ nhức nhối. Trong lớp nó cũng có một cây, bây giờ đang thắp lửa. Tụi con gái sẽ năn nỉ tụi con trai khèo lén. Tại sao nó vĩnh biệt mùa hè sớm thế? - Anh mấy tuổi? - 18 – Nó thêm đại hai tuổi để chắc được gọi bằng anh. - Lần này em đoán trúng. – Cô thở phào – Có lần em gọi một thằng nhỏ 10 tuổi bằng anh. Giọng nó như ông cụ. Nì… anh có muốn làm bạn với em không? Sáng nào em cũng ra đây chơi. Em muốn có bạn lắm nhưng… ai chơi với em cũng chán. Em mù mà! - Không… ch…án… mô! – Nó dứt khoát. - Nghéo không? Cô giơ ngón tay út xinh như chồi lan đợi nó. Nó chùi tay vào quần rồi lồng ngón tay mình vào đó. Hơi run. Ngày tháng nhẹ thênh từ khi có bạn. Nó chẳng ngồi thừ hay nằm dài nữa. Nó đến sớm, cố ăn mặc sạch sẽ hơn dù cô không nhìn thấy nó. Cô hỏi nó đủ thứ trên đời nhưng ngôn ngữ nó quá nghèo nàn để mô tả. Những khi bí, nó thường cà lăm và cô chịu khó nhặt lấy từng tiếng. Giá cô nhìn thấy, nó sẽ vẽ chúng ra. Vẽ dễ hơn tả. Thường cô ngồi trên ghế đá với một nhúm len vụn đủ màu. Cô biến nó thành những con búp bê len xinh xinh còn nó giúp cô sắp xếp màu sắc. Có hai đứa những con búp bê len trở nên ngộ nghĩnh hơn. Nhiều khi cô thẫn thờ, không làm, không nói. Nó biết cô buồn, len lén thả vào lòng cô tặng vật ngớ ngẩn – chiếc lá, hòn sỏi… Cô ve vuốt chúng, đôi mắt vô hồn lặng lẽ mở to. Nó đọc thấy một tiếng kêu nghẹn tắc, da diết, tuyệt vọng: “ánh sáng! Hãy cho tôi ánh sáng!”. Một ngày, trên đường về, nó nhặt ở đống rác một chú mèo con gần chết. Một tháng sau, nó tặng cô. Con mèo vàng hơn nắng, trắng hơn tuyết, óng ả, mượt mà, bé bỏng và bàn tay cô cảm nhận được điều đó. Cô mừng đến nỗi không nói thành lời, chỉ chìa tay cô cho nó. Nó nắm lấy bàn tay thật xinh ấy, viết vào lòng bàn tay chữ mèo. Cô ngẩn người còn nó cắt nghĩa: - Tên hắn viết rứa. - Anh viết lại đi. Thật chậm – cô hồi hộp. Nó lặp lại từng nét rồi cầm tay cô viết vào lòng bàn tay nó. Sáng đó hai đứa không làm chi nữa ngoài chữ mèo. Chúng bò lổm ngổm trên mặt đất, chữ nọ chồng chữ kia nhưng cô sung sướng không tả xiết. Cô bảo: “Anh sẽ dạy em viết tên em, tên anh, tên mọi thứ quanh mình chứ?”. Nó trở thành thầy lẫn thợ trong suốt mùa thu, một mùa thu có “em ngồi đây tóc ngắn và mùa thu rải nắng ở chung quanh”. Học trò nó rất ham học. Nó mua cho cô phấn, bảng con và tập cho cô viết các chữ cái. Ngày cô ghép chúng là một ngày quan trọng. Cô ngồi trang nghiêm, bảng cầm tay. Nó hái một ngọn lá đặt vào tay cô rồi xướng to: “L… a… la… sắc lá…”. Cô nghiêng đầu lắng nghe như hứng từng âm thanh trước khi chúng rơi xuống mặt bảng. Chữ L và chữ A run rẩy chồng lên nhau hoặc có khi xa nhau cả quãng, dấu sắc lọt thỏm ở giữa nhưng cô bé thì tái nhợt vì xúc động. Thế giới tối tăm và tĩnh lặng của cô bị xáo trộn. Mọi vật không im lìm nữa. Chúng rạo rực dưới tay cô, hăm hở kêu lên: “Viết tên em đi! Tên em nữa! Em nữa…!”. Cô say sưa viết còn nó lặng lẽ vẽ khi không có việc. Con mèo luẩn quẩn bên cạnh học vồ những chiếc lá rơi. Đó là những ngày êm đềm nhất của nó từ khi cha mẹ nó mất. Nó vẽ những ngày vui ấy vào một quyển vở, vẽ cả ước mơ của cô và của nó. Trong đó dĩ nhiên cô hết mù và nó cũng hết làm thợ sửa xe. Nó đã quen việc nhưng không quen ý nghĩ làm anh thợ sửa xe suốt đời. Trong giấc ngủ nó cũng vùng vẫy thoát khỏi số phận. Mùa đông đến, vô cùng khắc nghiệt đối với người nghèo. Công viên vắng tanh. Khách không có, cô bé mù không đến. Nó co ro, môi thâm tím vì lạnh nhưng không bỏ đi chỗ khác. Kết quả nó ốm một trận nên thân. Khi nó đi làm lại, lác đác đã có người đến bán mai ở công viên, những cành mai đầy nụ phong kín nắng tháng chạp. Nó chờ hoài, chờ hoài nhưng cô bé mù bạn nó vẫn không đến. Những gì còn lại của cô là một con búp bê len, lem luốc, ẩm ướt, gần như vùi trong lớp lá. *** - Đi thôi em. Bức tranh có gì đâu mà xem hoài! - Nhưng em thích. Không biết có phải vì màu hoa chói chang như lửa đó không? - Hoa phượng đó mà! - Hoa phượng ư? Ôi hồi nhỏ em đã đổi hai con búp bê len lấy một nhánh hoa nhỏ xíu. Em đã thèm thấy nó xiết bao! - Hè đến tha hồ thấy. Chỉ cần đến một trường học. - Nó là hoa học trò phải không? - Ừ. Đi thôi! Nhưng người đàn bà đẹp, khá sang trọng cứ đứng chôn chân trước bức tranh vẽ một cô thiếu nữ ngồi trên ghế đá, áp má vào nhành phượng. Hoa phượng hắt cả nỗi buồn rực rỡ lên khuôn mặt cô. Bức tranh lạc lõng giữa đám bạn bè bí ẩn, xa xôi, đại diện cho các trường phái, khuynh hướng, chiếm một góc lẻ loi nhỏ bé ở tận cuối phòng. Có phải mùa hoa chói chang và nét buồn khôn tả của thiếu nữ trong tranh đã níu chân bà lại hay tại cách áp má vào hoa của cô ta quen thuộc quá chừng? Càng nhìn, những cánh hoa dường như càng xoè to, lập loè. Hàng mi dài như hai vệt tối của cô thiếu nữ động đậy, trào ra lai láng nỗi buồn. Hoa phượng rực rỡ, tuổi thanh xuân rực rỡ mà sao bức tranh vẫn buồn khôn tả. Bà nhắm mắt lại. Màu hoa vẫn sáng rực trong bóng tối. Khi bà mở mắt ra, một mùa hè xa xôi bỗng thức dậy, chói chang kỷ niệm. Bà tưởng như thấy một người nữa trước cô bé, một người bà chưa hề biết mặt. Người ấy xướng to: “L… a… la… sắc lá” bằng một âm sắc mà ngần ấy năm trời bây giờ bà vẫn nghe rõ dường như hôm qua. Bà ngửi thấy mùi hoa phượng hăng hắc, cả mùi dầu mỡ phả ra từ hoài niệm. Hai mươi năm. Đủ để làm nên phép lạ cho đời bà. Bà được đi xa chữa mắt. Được… Được… Nhưng còn người ấy? - Đi em! - Chút nữa! - Nếu em thích quá thì anh hỏi mua vậy. Họa sĩ ơi! Trong một góc, cái đầu bù xù động đậy. - Bức tranh vẽ cô gái với nhành phượng giá bao nhiêu? Không thấy đề giá. - Bức đó à? Tại sao không là bức khác? - Tại vì vợ tôi thích. - Nhưng bức đó không bán. - Bao nhiêu tôi cũng mua. - Rất tiếc. Đó là tranh người ta gửi. - Ông làm ơn cho tôi… gặp người ấy được không? - Người đàn bà xen vào. Người họa sĩ đứng tuổi có khuôn mặt mệt mỏi, nhàu nát nhìn người đàn bà chăm chú rồi thở dài: - Cả tôi cũng không biết bây giờ anh ta ở đâu, còn hay mất. Anh ta không phải là một họa sĩ nhưng anh ta vẽ dễ dàng như người ta thở. Chúng tôi tình cờ quen nhau. Thỉnh thoảng anh ta đến xem tôi vẽ. Rồi một ngày anh ta bỗng đem gửi tôi bức tranh này. Đó là tác phẩm sơn dầu đầu tiên của anh ta nhưng nó khá quá chứ. Chỉ với kỹ thuật thôi không thể được như thế. Tiếc là không có bức thứ hai! - Tại sao thế? - Anh ta gửi rồi đi… Đã nhiều năm rồi không trở lại. Tranh chẳng ai hỏi mua mà có hỏi mua tôi cũng chẳng nỡ bán. Đó có thể là tác phẩm đầu tiên và cuối cùng của một người. Giá bà nhìn thấy anh ta lúc gửi gắm cho tôi nửa tâm hồn anh ta nhỉ? Họa sĩ nhìn ra đường, ánh mắt xa xăm: - Bà thấy kia! Dòng đời như nước. Ai biết anh ta bị cuốn về đâu? Người đàn bà lặng lẽ khóc. Bà đã quen lối khóc không trào lệ cả thời thơ ấu tối tăm. - Nếu bà còn thích, một năm nữa bà quay lại. Tôi giữ thế cũng đã lâu rồi. Một năm nữa anh ta không trở lại, tôi sẽ trao nó cho người biết trân trọng nó. - Dạ. Tiếng “dạ” nhỏ nhẹ, thẫn thờ rút ra như tiếng thở dài khép lại cuộc đối thoại. Nó cũng mênh mang, bất định như cuộc đời. Người đàn bà đứng trước bức tranh với một dáng vẻ khiến người họa sĩ già không thể không phác họa bằng mắt. Bà lặng lẽ từ biệt nỗi buồn rực rỡ rồi đi ra khỏi phòng tranh. Họ đi rồi. Họa sĩ cảm thấy trống trải. Ông nhìn những bức tranh. Chúng cũng lặng lẽ nhìn ông, thì thầm trong vô thanh. Chụp lấy mũ, ông lê những bước chân cô đơn, mệt mỏi trên hè phố và mất hút trong dòng người nặng trĩu vui, buồn, bất an… ![]() Mặc dù cô gái rất yêu chàng trai, nhưng khi hai người gặp nhau cô luôn hỏi: ?Anh có yêu em nhiều không??. Cô hay bực bội do chàng trai không trả lời như ý cô mong muốn. Và áp lực của gia đình khiến hai bạn trẻ bất hoà. Cô thường trút giận lên chàng trai. Về phía mình, chàng trai luôn chịu đựng trong im lặng. Sau một năm tốt nghiệp, anh quyết định đi du học. Trước khi ra đi anh đã cầu hôn với cô gái: ?Anh biểu lộ tình cảm của mình bằng lời nói không giỏi, nhưng tất cả những gì mà anh biết là anh yêu em. Về phía gia đình, anh sẽ cố gắng hết sức thuyết phục gia đình em đồng ý. Em thuận ý làm vợ anh chứ??. Cô gái ưng thuận và với sự quyết tâm của chàng trai, cuối cùng gia đình cô gái cũng nhượng bộ và đồng ý cho họ kết hôn với nhau. Trước khi chàng trai đi học, hai người làm lễ đính hôn. Cô gái tham gia công tác xã hội trong khi anh tiếp tục học ở nước ngoài. Họ bày tỏ tình cảm của mình qua những lá thư và điện thoại. Tuy có sự khó khăn nhưng họ vẫn luôn nghĩ về nhau. Một ngày nọ cô gái bị tai nạn giao thông trên đường đi làm. Khi tỉnh dậy cô thấy cha mẹ mình bên cạnh giường. Cô cảm nhận được tình trạng tồi tệ của mình. Nhìn thấy mẹ khóc, cô muốn làm cho mẹ yên lòng nhưng những gì cô có thể thốt ra chỉ là tiếng thở dài. Cô đã mất đi giọng nói. Bác sĩ bảo rằng tai nạn đã gây tổn thương não của cô và khiến cô không thể nói được nữa. Cô suy sụp mặc dù cha mẹ cô động viên rất nhiều. Trong suốt thời gian ở bệnh viện cô chỉ biết khóc trong thầm lặng. Xuất viện về nhà, tình trạng của cô cũng chẳng thay đổi gì. Mỗi khi có tiếng chuông điện thoại reo, cô có cảm giác như từng nhát dao đâm vào tim. Cô không muốn cho anh biết và càng không muốn trở thành gánh nặng của anh. Cô viết cho anh một lá thư nói rằng cô không còn đủ kiên nhẫn đợi chờ anh nữa. Cô gửi lại anh chiếc nhẫn đính hôn. Chàng trai gửi hàng ngàn lá thư và gọi biết bao cuộc điện thoại nhưng cô không trả lời và chỉ khóc. Cha mẹ cô quyết định chuyển nhà, hy vọng rằng cô sẽ thật sự quên những gì đã xảy ra để có thể sống yên ổn. Cô gái học ngôn ngữ cử chỉ và bắt đầu một cuộc sống mới. Mỗi ngày cô tự nhủ hãy quên anh ấy đi. Nhưng một hôm, bạn của cô đến cho hay anh trở về. Cô van xin người bạn đừng cho anh biết chuyện gì đã xảy ra với cô. Từ đó cô không nhận được tin tức gì của anh. Một năm trôi qua, người bạn của cô đến thăm và trao cho cô thiệp mời dự lễ kết hôn của anh. Trái tim cô gái tan vỡ. Khi mở thiệp cưới cô thấy tên mình trong tấm thiệp. Ngước lên cô thấy anh đang đứng trước mặt. Chàng trai dùng cử chỉ nói với cô gái: ?Một năm qua anh đã dành thời gian học ngôn ngữ này. Chỉ để em hiểu rằng anh không quên lời ước hẹn của chúng ta. Hãy cho anh có cơ hội nói với em rằng anh yêu em?. Anh lồng chiếc nhẫn vào tay cô gái. Cuối cùng nụ cười đã trở lại trên môi cô. Chẳng hiểu sao nó lại có cái tên Diệu Hiền? Thật là khó tin. Cứ một trăm lần tới lớp thì y như rằng một trăm lẻ một lần tôi bị nó ăn hiếp. Ngay từ buổi học đầu tiên là đã dự báo cho tôi chuyện chẳng lành.
___ - Ê! ___ Tôi cảm thấy nhột nhột ở sau gáy. ___ - Ê! ___ Rụt rè, tôi quay thật chậm cái cổ dài của mình 180 độ. Trước mặt tôi là con bé đen thui . Mái tóc xù cứng đơ mà nó đội trên đầu trong thật ngộ. ___ - Bạn gọi tui? ___ - Chứ còn ai nữa? ___ Nghe cái giọng đầy vẻ gây sự, tôi đâm ra cảnh giác. ___ - Bạn gọi tui chắc có chuyện gì? ___ Nó phán ngay : - Đúng rồi! Ông thông minh lắm! Tui đề nghị thế này. Hoặc, ông ngắt dùm cái đầu để lên bàn. Hoặc là ông chịu khó ra phía sau ngồi dùm. Tui không có thấy cái chi chi trên bảng hết. ___ - Ơ... ơ.... - Tôi đâm ra lúng túng - Tui bị "cận" mà! ___ - Thì tui đâu có ý định tước đoạt hai mảnh ve chai dễ thương của ông đâu!? ___ Vưà mắc cỡ vừa tức giận, tôi chẳng biết làm sao hơn là thu xếp tập vở để chuyển "hộ khẩu" đi nơi khác. Thật là khó khăn khi phải từ bỏ cái thói quen ngồi bàn nhất từ lớp sáu đến giờ. ___ Nhưng tới lúc nó đứng dậy đi ra ngoài để đổi chổ, tôi mới vở lẽ. Một con nhỏ lùn xủn. Đầu đuôi chừng một tấc nếu dùng nghệ thuật "thậm xưng". Còn nếu mà tả thực bằng thước dây của má tôi thì chắc nó chưa được một thước rưỡi. ___ Khi đã yên vị ở chổ ngồi mới, cái đầu xù của nó quay ngoắt xuống phía bàn dưới - chỗ cũ của nó - bây giờ là của tôi, và nháy mắt ra vẻ anh chị : ___ - Cảm ơn ông nghe. Nhưng mà đừng có ám hại sau lưng để trả thù à! Vưà nói nó vừa cười. Chưa hết, nó còn trợn mắt với tôi một cách tinh nghịch. Lúc này, tôi mới phát hiện ra. Ngoài cái nước da bánh ít đường mía, nó còn có một đôi mắt đen như hai hột nhãn. ___ Một lần, sau tiết học cuối, đang luýnh quýnh thu dọn "chiến trường" để chuẩn bị ra về, bỗng từ phía trước bốn năm quyển tập bay đánh phịch xuống bàn làm tôi giật mình nhảy nhổm. Chưa kịp hoàn hồn, tôi đã nghe nó "ra lệnh": ___ - Ông làm việc từ thiện nghe! Chép bài dùm cho tui về quê, mai mốt xin hậu tạ. ___ Hóa ra nhà của nó không phải ở đây. Thi tuyển vào lớp mười, điểm cao, nó lặn lội ra thị xã học ở trường "chọn" của tỉnh, để rồi ngang nhiên vô lớp 10A1 trù ám cái thằng tội cận thị khờ dại này. ___ Và, như một cơn mưa đầu muà thất thường, sau ba ngày biến mất, nó lại xuất hiện đột ngột không báo trước. Đặt biệt là nó có quà "hậu tạ" cho tôi thật. ___ - Của ông nè! ___ Vừa nói, nó vưà giúi vào tay tôi một gói nhỏ bọc bằng giấy nhật trình. Không biết sao, tôi đâm ra cảm động. Một chút hối hận khi mấy ngày qua chép bài cho nó, tôi vừa "rủa" nó không tiếc lời... ___ - Chữ của ông xấu òm. ___ Trời ạ! Công tôi "gò" viết muốn rụng cả tay. Đúng là... ráng nuốt cục tự ái to đùng vào bụng, tôi tò mò : ___ - Tui mở quà ra xem nghe! - Cứ tự nhiên - Giọng của nó thật là tinh quái. ___ Tôi chột dạ : ___ - Bạn làm tui hồi hộp quá! ___ Sau đúng ba lớp giấy là cái bọc ni lông đầy những trái màu đen. Nó nhỏ và dài bằng que tăm bẻ đôi, hai đầu lại nhọn hoắc. ___ - Ông biết trái đó không? ___ - Tui chưa thấy nó lần nào - tôi ngây ngô thú thật. Trái gì vậy? ___ - Thì trái cây chứ gì! Tui hái đó. Bông của nó màu tím rịm, đẹp khỏi chê. ___ - Ăn được không? - Tôi nhìn vào trong đôi mắt đen của nó. ___ - Ông thử coi! ___ Tôi nhón một trái cho vào miệng. Bỗng nhiên, nó vừa cười vừa la lên : ___ - Nhả ra lẹ lên, tui hổng có chịu trách nhiệm à nghe! Đang loay hoay chưa kịp tống cái trái gì mà lạt nhách trong miệng ra thì "tách" một tiếng, cái trái quái quỷ ấy vỡ ra, họng của tôi đầy những hạt li ti. ___ Phun phì phèo một hồi, tôi vẫn còn nỗi da gà với cái vị sam sảm nhạt nhẽo kỳ cục ban nãy. Vậy mà nó tỉnh rụi : ___ - Đã nói rồi! Ông đúng là ham ăn thứ thiệt. ___ Lần này, không có cái gì trong miệng mà tôi cứ y như là đang ngậm hột thị. Tôi chỉ biết giương mắt nhìn nó, tức anh ách mà không nói được một lời. Đầy vẻ cầu hòa thân thiện đáng ngờ, nó chộp lấy một trái trong tay tôi : ___ - Đây là trái nổ. Ông coi nè... ___ Tuột xuống ghế gọn hơn, nó đi như cáo giả nai về phía cuối lớp. Điệu nghệ và thuần thục, nó liếm nhanh cái trái kỳ quái đó rồi kín đáo đặt lên cổ áo của thằng Thái ròm lúc này, nó đang mở hết "đài" oang oang với lũ con gái. Nháy mắt ra hiệu với tôi xong thì "tách" một tiếng, thằng Thái giật mình cái tưng, quay qua tìm tìm kiếm kiếm. Điệu bộ của nó làm tụi con gái cười ré lên. ___ Trở lại bàn, nó nói với tôi giọng ban ơn : - Tui đã đền đáp công lao khó nhọc của ông một cách xứng đáng bằng vũ khí "độc nhất vô nhị" đó. ___ Nhìn nó, cục giận trào lên hộng tôi khi nãy bỗng tan đâu mất tiêu. ___ Vậy mà, sau khi thi học kỳ hai, lúc hoa phượng đỏ chót nhảy múa trên cành, thì như một con ve bị hư giọng, nó buồn bã nói với tôi : ___ - Tựu trường tới, tui trả lại chổ ngồi cho ông đó. ___ Tôi lắc lắc đầu cho bớt lùng bùng lỗ tai, nhìn xem nó lại bày trò gì nữa. Không đợi tôi thắc mắc, vừa hướng đôi mắt đen ra sân - chỗ mấy cây phượng già, rễ bò lổm ngổm đã trở thành quen thuộc - nó vừa nói : ___ - Sang năm, tui phải chuyển trở lại trường ở quê tui rồi. ___ Có một cái gì đè ngang ngực tôi, nặng nề. Dù đáng lẽ tin này làm tôi thở ra một cái phào nhẹ nhõm mới phải. Giọng nó vẫn đều đều nhưng không hề là cái giọng lí lắc quen thuộc mà tôi vẫn thường xuyên được nghe. ___ - Ba tui biểu tui học gần nhà, vừa đở tốn tiền, vừa kèm cặp thằng em tui năm nay thi lớp chín. ___ Trời bỗng dưng mưa cái ào. Tự nhiên tôi chẳng nói được gì. Bụi mưa bám đầy hai mắt kính. Tôi thấy mắt mình nhèo đi. Dẫu sao, tiếng nói từ chiếc bàn trước mắt cũng trên thành thân quen với tôi tự lúc nào. Tôi nó mà không kịp suy nghĩ : - Hiền về quê rồi, ai... ở đây chọc ghẹo tui? ___ Đôi mắt đen của nó quay nhìn tôi thật là sâu. Bụi mưa vướng đầy mái tóc xù của nó trong lạ lắm. Không biết có phải vì mưa hay không mà mắt kính của tôi càng nhòe hơn. ___ - Mai mốt, ông nhớ sắm cái gạt nước gắn vào mắt kính nghe. ___ Lần đầu tiên tôi ao ước nó cứ chọc ghẹo tôi như vậy hoài mà tôi sẽ không hề thấy giận. Và kỳ lạ lắm, trước hay sau mắt kính của tôi, hình như... chỗ nào cũng có mưa... Bến đò Đồng Đức càng ngày càng nhiều khách tới lui. Bây giờ không còn mùa đông mưa phùn rây mờ sông nước, không còn họ hàng lũ ruồi nhặng sợ rét, lười biếng đâu trên sợi dây lòng thòng để treo chuối, treo ngãn bám vào liếp, vào tường tròn ba tháng rét mướt đìu hiu. Dân thành phố tản cư về đồng ruộng. Họ mang theo niềm vui và cuộc sống mới mẻ khiến quê ngoại nhà tôi tấp nập, ồn ào. Nằm nghe tiếng chim cu gáy buổi trưa, tôi cảm thấy bớt buồn tẻ. Kỷ niệm tràn lụt đầu óc tôi bằng những bộ mặt sáng sủa, những điệu cười hồn nhiên của đám trẻ nhỏ thành thị trạc tuổi em Mai. Tôi nghĩ, giá anh em tôi không phải sống hẩm hiu ở quê ngoại thì lúc này đây, chúng tôi cũng biết tung tăng dắt tay nhau chuyện trò dưới ánh trăng đồng nội. Chứ đâu chịu lạc lõng trong đêm tối, nhìn bóng mẹ gầy yếu run rẩy cơ hồ chiếc lá sắp lìa cành. Bất giác, tôi nhớ cha tôi và nước mắt phủ mờ...
Mẹ tôi bảo thoạt tiên cha tôi đánh đàn thập lục cho ban hát cải lương lưu động. Dạo ấy danh từ nghệ sĩ còn xa lạ nên ông bầu coi cha tôi ngang chức anh lao công. Làm việc từ tám giờ tối tới hai giờ khuya. Tiền thù lao dè xẻng mới đủ nuôi một vợ, một con. Trong gánh hát, cha bị bạn đồng nghiệp chê bai tài đàn non nớt hay tâu hót với ông bầu vài điều lầm lẫn của cha tôi. Thì cha tôi hậm hực nguyền rủa thói đời đen bạc. Chán rồi, cha tôi trách ông phó Nhị. Giá ông phó truyền đủ ngón trứ danh, chắn chắn sự nghiệp cha tôi đỡ méo mó. Tôi cố mường tượng cái cảnh hậu trường sân khấu giữa mùa hè nóng nực, cha tôi cởi trần biểu diễn tài nghệ, dìu điệu ca cho đào kép ngọt giọng. Mồ hôi, có khi cả nước mắt, rơi rụng trên mười sáu sợi tơ đồng đổi miếng cơm hẩm manh áo thô. Về sau có lần giận đời, cha tôi đập đàn giải nghệ. Khi tôi hiểu biết, thấy đời cha tôi lẩn quẩn trong hai câu thơ của bài hát nói cha tôi khai bút nhân dịp năm mới: "Ông Lái thuốc bắt đầu, ông Phó, ông Ký, ông Chủ, ông Thầu, ông Lang..." Mỗi chuỗi nghề nghiệp quàng vào cổ cha tôi. Lên voi xuống chó, xuống chó lên voi... Tội nghiệp cha tôi, người còn chút tâm hồn để không nỡ gọi tài đánh đàn là nghề kiếm cơm. Từ ông lái thuốc bắc đến ông lang băm chế thuốc cao đan hoàn tán. Chao ôi, tôi phải viết thế nào đây cho thật linh động từng cảnh cha tôi ngồi chế thuốc cam bằng thuyền gang, ngồi thái thuốc sống bằng dao cầu, ngồi xao thuốc bổ bằng nồi rang đất và hoàn và viên thuốc tễ? Làm sao ai chứa chất được trọn vẹn ngần kia mẫu đời. Thế mà cha tôi, trời ơi! Tôi muốn làm một khán giả vô tư nhỏ lệ tiếc thương gã nghệ sĩ sinh nhầm xứ sở. Có bận túng bấn quá, cha mẹ tôi phải chia nhau mỗi người một chợ đem thuốc hoàn, thuốc tán trị các bệnh cam sài thai đẹn, ho hen, giun sán ra bày ngổn ngang trên manh chiếu hẹp dưới quán chợ. Mẹ tôi bán quanh quẩn mấy chợ gần miền bể như chợ Tiểu Hoàng... Sáng sớm mẹ đi, xế chiều mẹ về săn sóc anh em tôi. Còn cha tôi xách chiếc va ly lớn lễ mễ sang mãi tận Thần đầu, Thần huống. Cha tôi đi hàng tuần mới trở lại, nói là vừa bán thuốc vừa thăm dò xem bên sông Trà Lý có dễ kiếm ăn thì cho gia đình sang. Những chuyến cha tôi vắng nhà, mẹ tôi xuôi ngược tần tảo, anh em tôi nương bóng nhau cầu nguyện. Nghe mẹ tôi bảo sóng sông Trà dữ tợn. "Sóng cửa Trà, mà cửa Hộ", em Mai chỉ sợ phà đắm.Tôi dỗ dành em tôi rằng cha tôi sống tới tám mươi tuổi để xem anh em tôi khôn lớn. Em Mai thường khóc tỏ vẻ lo ngại. Khốn nạn, cha mẹ tôi nghèo nàn, còn tình thương mến nhưng tình thương mến không nuôi sống được con nên muốn con no lành đã phải xa con, cực nhọc. Tôi cứ nghĩ đến lúc cha mẹ tôi ngồi dọn hàng khi chợ chiều tan vắng. Ánh nắng vàng vọt quê mùa chiếu vào khuôn mặt thê thảm vì nhớ con, vì ế hàng của cha tôi chắc đau thương lắm. Ít tháng sau cha tôi bỏ nghề lang thuốc. Cha tôi sắm ít dụng cụ chữa xe đạp. Người ta đặt tên mới cho cha tôi: ông Phó. Cha tôi sửa chữa, lau dầu, vá chín, vá sống săm lốp xe đạp, xe tay. Nếu ai cần tô điểm xe mình thì cha tôi cũng biết sơn xì, sơn hấp, mạ kền bằng... ngân nhũ. Nhiều lần nhìn cha tôi nghiến răng vặn cái ốc lâu ngày thiếu dầu mỡ, lòng tôi thắt lại. Tay cha tôi mạch máu nổi bật, chằng chịt. Có khi "lắc lê" nhờn, tuột mạnh bật tay ra. Cha tôi mất đà, chúi về một bên. Thường thường, tay cha tôi bị xước da, máu chảy ri rỉ. Cha tôi mải mê công việc không để ý, đưa tay vuốt mấy sợi tóc lòa xòa trên trán. Máu ở vết thương được dịp hòa với mồ hôi... Nhưng cha tôi nín lặng không kêu ca, không than vãn, không kể lể với vợ con. Sự nín lặng đó tôi đã khổ tâm học hỏi song tôi thấy tôi thất vọng. Vì, cho tới ngày nay, hễ gặp bất cứ con rắn độc cuộc đời nào, dù lớn dù nhỏ, cắn đau hay cắn hụt, tôi vẫn thích tìm người băng bó hộ. Tò mò, tôi hỏi cha tôi học nghề sửa xe bao giờ, cha tôi mỉm cười: "Cái khó sinh ra cái khôn con ạ!". Tôi nghi ngờ rồi phỏng chừng cha tôi học lỏm hay cha đã từng làm thợ phụ cơm nhà việc người. Lại thêm hình ảnh thui chột của chú "học nghề" nữa! Hồi gia đình tôi ở Hà Nội về Thái Bình rồi dọn xuống miền bể, em Mai bé bỏng nên em chưa cảm được nỗi buồn biển động cuối mùa đông. Dường như, bể giận dữ tận ngoài khơi bãi Đồng Châu. Tiếng gầm gừ vọng tới nghe ghê rợn. Cha tôi khởi nghiệp chữa xe tại đây, tại ngã ba chợ huyện Tiền Hải, dưới gốc cây gạo to lớn, sù sì, gai góc. Những buổi chiều rét mướt, cha tôi ngồi co ro khâu mép lốp đứt "tanh" hay phồng mang trợn mắt thổi than hồng trong lò máy vá chín. Cha tôi nhặt nhạnh từ năm hào bơm thuê cho anh phu xe tay, chẳng nề hà việc dầu mỡ. Bởi vậy, cả sau lúc ngưng làm để vuốt ve anh em tôi, tay cha tôi, dẫu rửa sà phòng, vẫn còn đầy vết dầu lem luốc. Em Mai hay kéo đôi tay cha tôi đùa bỡn: - Tay cha tôi đen như nhọ nồi. Cha tôi cười: - Trắng như bông mà con dám bảo đen. À, đố con biết tại sao tay phải cha dài hơn tay trái? - Con chịu. - Tại tay phải cha vặn "lắc lê". Cha vặn mạnh quá nên xương nó giãn ra. Em Mai ngớ ngẩn: - Con không thích tay phải cha dài đâu, cha làm cho nó ngắn bằng tay trái đi cha. Có được không hở, cha? Cha tôi suy nghĩ giây lát, đoạn vỗ về em: - Khó gì, rồi cha bỏ vặn "lắc lê" thì nó hết dài. Tôi thương cha tôi, dĩ nhiên, nhưng thương bao nhiêu mới vừa? Cha tôi ít nói. Chắc chắn nỗi ray rứt vì mẹ con nheo nhóc ám ảnh cha tôi, làm cha tôi uất nghẹn: sự uất nghẹn của người không câm song không nói được. Dạo ấy, gạo kém, mẹ tôi phải chạy vay đong từng bữa một. Thoạt đầu, sáng ăn cầm dạ, chiều ăn no. Sau, sáng cha mẹ tôi nhịn chỉ thổi niêu nhỏ cho anh em tôi. Em Mai ăn xong còn thòm thèm. Cha tôi nhìn em, mắt đỏ ngầu. Mẹ tôi chạy vội xuống bếp. Tôi thương hại em, tập nhịn để em được ăn nhiều. Hôm thứ nhất, em bảo tôi: - Sao anh không ăn? Tôi nói dối: - Tại anh đau bụng. Em tôi tưởng thật: - Thế em để phần anh vậy nhé? Tôi cười xua tay: - Đau bụng ăn cơm nguội thế nào được. Em ăn đi, ăn nhiều chóng lớn. Hôm thứ hai, tôi cũng bỏ bữa sáng ân huệ của con nhà nghèo. Em tôi hỏi han vớ vẩn. Tôi phải trả lời tôi ăn sáng với em thì trưa ăn mất ngon. Nghĩ sao, em tôi giận tôi, em chẳng thèm ăn nữa. Em bắt chước nhịn đến trưa. Mẹ tôi mắng em. Em khóc, em kêu đau bụng. Như thế, em tôi hiểu chuyện rồi. Em tôi rủ tôi ra đường cái, ghé sát vào tai tôi thì thầm: - Thật anh nhỉ, ăn bữa sáng, trưa ăn mất ngon. Chúng tôi nhìn nhau. Chua xót. May mắn là tình cảnh ăn đong thiếu thốn rất ngắn ngủi. Gạo dần dần hơn. Nhà tôi lại tiếp tục hai bữa no nê. Đấy là những câu chuyện buồn của gia đình tôi. Nhưng chuyện khiến tôi nhớ mãi là chuyện sau đây: Hôm cha tôi đang đánh nháp miếng lốp nổ thì một bà sang trọng tới gần. Bà ta nhìn cha tôi lúc lâu rồi mới ngại ngần hỏi: - Bác làm ơn chỉ giùm tôi ông lang... Bà ta quên tên ông lang. Cha tôi ngừng tay, lễ phép nói: - Thưa bà, bà cho biết tên ông lang là gì ạ? Móc trong túi mảnh giấy nhỏ ghi bút chì lờ mờ, bà ta lẩm nhẩm đọc: - Ông Mai Viên bác phó ạ! Bà bạn tôi mách rằng ông Mai Viên chữa bệnh giỏi. Tôi từ phủ Kiến Xương xuống xin ông cái đơn. Bà bạn tôi trước là chỗ quen thân ông Mai Viên. Như cái lò xo, cha tôi đứng thẳng dậy, trịnh trọng giới thiệu tựa hồ anh hề trên sân khấu giây phút sắp mở màn. - Thưa bà... tôi là Mai Viên... Bà khách lạ tròn xoe mắt. Bây giờ, cha tôi mới kịp để ý cái hình hài tiều tụy của lão phó chữa xe đạp dưới gốc cây gạo ngã ba chợ huyện Tiền Hải. Quần đùi đen, áo sơ mi ngắn tay nham nhở dầu mỡ mồ hôi. Chân tay sần sùi, thô lỗ... Còn giữ được đôi mắt, vầng trán rộng. Nhưng xấu hổ quá, tê tái quá, đôi mắt vội mờ đi và vầng trán lâm râm những giọt mồ hôi, những giọt mồ hôi tình cờ toát ra một buổi trời lạnh nhất. Cha tôi cúi xuống, nói rất nhỏ: - Thưa bà tôi giải nghệ... lang thuốc rồi. Song nếu bà... Cha tôi muốn nói thêm "nếu bà bỏ qua hình ảnh bác thợ chữa xe thì tôi sẵn lòng tiếp bà". Khốn nỗi, dù đã từng phen trầy trụa với cuộc đời, cha tôi vẫn tự ái để cứu vãn chút liêm sĩ tuy chẳng cần cứu vãn. Bà khách hình như cảm thông sự lên bổng xuống trầm của kiếp người, bà ta ngượng ngùng mãi mới thốt gọn ba tiếng "xin lỗi ông". Cha tôi mời bà ta vào nhà. - Bà ở phủ Kiến chắc quen gia đình ông Phán Lâm? - Thưa ông, bà Phán chỉ đường tôi mới rõ, chứ dễ chi. - Trước kia... - Vâng ạ! Bà Phán đã nói nhiều về ông. Tôi xin lỗi ông lần nữa vì cử chỉ vô lễ ban nãy. - Thưa bà không hề gì ạ! Bà đừng bận tâm. Cha tôi kê tặng bà khách ấy đơn thuốc bổ theo đúng lời viết quảng dán tường ngày xưa "xem mạch kê đơn không lấy tiền". Khi về, bà khách rút tiền cho tôi. Tôi từ chối, bỏ chạy mất. Đêm ấy, dưới ánh đèn dầu lạc tẩm bấc thắp đĩa, đêm dầy đặc, suy tư. Tôi nghe từng hơi thở dài sầu hận của cha tôi. Bất giác, tôi òa lên khóc khiến em Mai cũng khóc. Cha tôi xoa đầu anh em tôi an ủi: - Nín ngay con, rồi các con sẽ sung sướng. Tôi gục đầu xuống đùi cha tôi, ôm chầm lấy thân thể gầy yếu, ôm chầm lấy tấm lòng thương mến bao la mà rên xiết. - Cha ơi! Con thương cha. Giọng cha tôi tha thiết, bao giờ cha tôi cũng tha thiết với vợ con: - Thương cha thì ngủ đi, sau này đừng giống cha nhé con, giống cha khổ lắm. Nhất nghệ tinh con ạ! Nhưng anh em tôi không ngủ. Ngọn đèn gió thổi tắt rồi. Căn nhà tối om. Anh em tôi ngồi sát nhau hơn. Chúng tôi cùng im lặng nhìn ngày mai bằng bốn con mắt mờ lệ trong đêm vắng. Khổ thân em tôi, lớn dần để xem cuộc đời cha xuống dốc thảm hại. Em tôi nắm chặt lấy tay tôi như thầm nhủ, như trao gửi niềm tin. Tôi nghe rõ tiếng nước nhỏ giọt xuống chiếu. Một sớm tháng hai, hoa gạo nở đỏ ối và bắt đầu rụng. Cha tôi vẫn co ro ngồi dưới gốc cây. Trên đầu cha tôi đủ các loài chim thi nhau ca inh ỏi. Chợt một con bậy bạ trúng giữa mái tóc cha tôi trắng xóa. Cha tôi nhìn lên xem có phải phân quạ. Vì nếu phân quạ sẽ gặp niềm rủi ro. Khốn nạn, cha tôi vừa ngẩng mặt nhìn lên thì chiếc hoa gạo to hơn nắm tay rơi giữa mặt. May mắn, cuống hoa ngược chiều nên những cánh hoa nát bét trên khuôn mặt của cha tôi như thể cha tôi bị đạn bắn vỡ mặt. Anh em tôi chạy lại quỳ xuống, cuống quít: - Cha có đau không hở, cha? - Cha có mở được mắt không? Cha tôi nói: - Đau gì mà đau, cái hoa đó mà... Giọng em Mai run run: - Con thấy nó kêu đánh "bốp". Chắc cha đau, cha nói dối. Con thì con khóc rồi. Cha đau thật hở, cha? - Cái hoa nhẹ như bấc thì đau nỗi gì. Cha chỉ đau vì... Tôi hỏi gặng: - Vì sao cơ ạ? - Vì... các con khổ sở! Cha tôi rươm rướm nước mắt. Anh em tôi cúi đầu. Mặc dù bé bỏng, anh em tôi cũng nhận ra hình ảnh cuộc đời cha tôi. Một hình ảnh bằng bao nhiêu hình ảnh nham nhở khắc khoải, què quặt. Tôi cầm tay cha tôi, nói nhỏ: - Con sung sướng chứ có khổ đâu? Em Mai cũng hối hả: - Con chả khổ gì cha ạ! Cha tôi mỉm cười gượng gạo: - Các con nói dối. Tôi nắm chặt tay cha tôi hơn: - Lúc nào gần cha mẹ là các con sung sướng rồi. Em Mai ôm đầu cha thủ thỉ: - Con yêu cha. - Yêu cha thì phải chăm học các con nhé, Hữu nhé! Nhất nghệ tinh... Luôn luôn cha tôi nói "nhất nghệ tinh"... Tôi nhìn cha tôi, thấy má bên trái con dính chút máu hoa gạo. Đưa vạt áo lau sạch vết nhơ ấy, tôi giục: - Cha vào gội đầu kẻo bẩn. - Điềm may đấy con ạ! Hoa rơi là sang năm cha con mình giàu. Cha sẽ tậu nhà ngói trên tỉnh, con có cái xe đạp nhỏ đi học. - Thế mẹ con? - Mẹ con thì.. Ờ, ờ, khó nghĩ quá. Con chọn quà biếu mẹ xem nào. - Mẹ con thôi bán xôi chè này, mẹ ở nhà khâu vá quần áo với lại kể chuyện ma này. Cha cho tiền con mua cái tráp đựng trầu biếu mẹ con nhá! Em Mai muốn mua biếu mẹ xâu tràng hạt để mẹ niệm Phật cha ạ! - Ừ, ừ con muốn gì cũng được. - Em Mai có búp bê, có ô tô, có tàu thủy, có nhiều thứ lắm. Em Mai không phải chơi đồ chơi bằng vỏ hến, nút chai... Em tôi thích chí cười hớn hở. Đôi má núm đồng tiền xinh xinh tệ. Em làm nũng: - Áo con rách rồi, cha mua áo cho con trước nhất cha nhé. Cha tôi bỗng giật mình. Đôi mắt đang sáng rực mộng ước, phút chốc mờ đi, buồn. Cha tôi ngắm anh em tôi rồi khẽ gật đầu nói nhỏ: - Ừ, mai cha mua áo cho con. Hôm sau, nhằm ngày phiên chợ, cha tôi bỏ việc dẫn anh em tôi đi mua áo. Chợ phiên đông đúc, cha con dắt díu nhau chỉ sợ lạc. Qua hàng nước dừa, cha tôi cho mỗi đứa uống một cốc nhỏ năm hào. Hết quán này, quán khác mà chẳng thấy cha tôi nhắc chuyện áo làm em Mai thấp thỏm. Mãi cha tôi mới kéo anh em tôi đến hàng quần áo may sẵn có vô số người xúm lại mặc cả. Anh em tôi len lọt được vào. Em Mai nhìn những chiếc áo cánh trắng rồi nhặt vài chiếc để ướm thử. Mắt em long lanh nhưng cha tôi thì nét mặt tự nhiên tái chợt, đôi tay run run cơ hồ như sốt rét. Cha tôi hỏi giá, người bán trả lời. Thêm thêm bớt bớt chán chê, rốt cuộc, cha tôi không dám nhất định vì sợ hớ. Em tôi trống ngực đánh thình thịch, nửa mừng nửa lo. Tôi biết giá có manh áo kia, em tôi hả hê vô vàn. "Già được bát canh, trẻ manh áo mới" mà. Cha tôi cũng biết thế, song người bán hàng chẳng thèm biết. Cha tôi đứng tần ngần. Tôi phỏng chừng cha tôi thiếu tiền. Vuốt mái tóc em Mai, cha tôi an ủi: - Hai anh em ra kia chờ cha nhé! Ra kia kẻo nó bắt bí. Thế nào cha cũng mua cho con. Em tôi nuốt nước bọt ừng ực. Cha tôi đưa chúng tôi khuất khỏi hàng quần áo. Dặn dò xong, cha vội vàng đi. Trông theo cha, lòng tôi bâng khuâng tê tái. Anh em tôi đợi hàng nửa giờ mà cha tôi vẫn chưa trở lại. Chợ càng đông, tiếng ồn ào huyên náo. Anh em tôi không nghe rõ nữa. Tâm hồn em Mai hướng về manh áo, còn tâm hồn tôi thì không hiểu vì sao bối rối vô cùng. Em Mai cứ luôn miệng hỏi khiến tôi nóng ruột quá. Nắng mùa xuân hừng hực trên đầu chúng tôi. Nắm chặt tay em, tôi dìu em về phía hàng áo. Bỗng anh em tôi thấy từ các hàng áo ban nãy người ta xô nhau giãn lối. Người bán hàng tức giận đỏ mặt lên, hét lớn: - Ăn cắp, ăn cắp! Gớm nhanh như chớp, vừa mới quay đi mà nó đã thó mất rồi. Tôi hoảng hồn, mắt lơ láo tìm cha. Song cha tôi không có trong đám đông trước mặt. Em Mai khóc bù lu bù loa, dỗ mãi em mới nín. Trong khi đó, người bán hàng quai mồm ra chửi bới hết lời. Hắn dọa nếu tóm được cổ kẻ cắp, sẽ đánh róc xương. Tôi chờ, chờ gần xế trưa thì ngờ rằng cha tôi lo kiếm anh em tôi và chắc chắn, đợi anh em tôi ở nhà. Tôi lớn không sợ lạc nữa nên cha tôi cũng có thể về trước. Nghĩ vậy, Tôi trở lại nhà. Anh em tôi buồn thiu, thẫn thờ bước như hai đứa trẻ ăn mày. Về nhà, mẹ tôi bảo cha tôi bị cảm đang nằm đắp chăn rên hừ hừ. Anh em tôi xúm tới hỏi han. Cha tôi nín thinh không đáp. Em Mai sợ cha phật ý nên không hỏi đến chuyện áo mới nữa. Cả buổi chiều hôm ấy, không khí gia đình tôi nặng nề, khó thở. Đến tối, cha tôi bớt sốt, cha gọi anh em tôi tới gần xoa đầu, nắm tay như thường lệ. Cha tôi nói mua áo xong thì cha tôi cảm thấy choáng váng mặt mày, quên mất chỗ anh em tôi chờ đợi. Rồi cha tôi cắm cổ chạy về. Nghe cha kể chuyện anh em tôi vui mừng, sung sướng. Em Mai tôi hỏi: - Cha mua áo cho con rồi hở cha? - Ừ, đây này. Cha tôi lật chiếu đầu giường nhấc chiếc áo ra. Em Mai vồ lấy ướm thử. Em thay áo cũ mặc áo mới vào. Em khoe tôi: - Đẹp không anh Hữu? - Đẹp lắm. - Đẹp không cha? Em Mai chợt nhớ điều gì, khuôn mặt ngây thơ nhí nhảnh phút chốc thoáng buồn. Em nói: - Áo anh Hữu rách lưng cha ạ! - Để phiên sau cha mua. Tôi vội nói: - Áo con vá được, cha đừng mua tốn tiền. Giữa lúc ấy, mẹ tôi ở dưới bếp bước lên, em Mai níu mẹ, nũng nịu: - Cha mua áo cho con mẹ ạ! Mẹ tôi ngạc nhiên hỏi cha tôi: - Tiền đâu mà cha mua áo cho con? Cha tôi thản nhiên: - Vay của bác Cẩm sáng sớm nay. - Bác Cẩm đi Thái Ninh từ hôm kia cơ mà! Cha tôi lặng thinh. Mẹ tôi không hiểu gì cũng lặng thinh. Tôi nhìn cha tôi. Cha tôi nhìn mẹ con tôi. Mắt cha tôi long lanh. Bóng cha tôi gầy gò in hình trên bức tường vôi loang lở. Có ai ngờ cái thân thể gầy gò kia lại bọc nổi tình thương yêu rộng lớn như con ốc nhỏ thu gọn cả đại dương trong lòng mà vẫn câm nín. Câm nín suốt đời. Tôi muốn ôm cha tôi, muốn xé rách làn da ngực để được nói vào trái tim cao cả của cha tôi rằng "Cha ơi! Cha vì anh em con mà phải như thế... Con sẽ làm gì cho xứng đáng sự hy sinh đó của cha!" Nhưng làm sao mà nói? Cảm xúc đã nghẹn cả lời. Tôi òa lên khóc. Cha tôi giật mình hỏi: - Sao con khóc? - Con thương cha. - Nín đi... để dành nước mắt chứ chú bé. Khóc nhiều hết thì sao? Tôi chưa nín. Vì nghĩ tới suối sầu bắt nguồn từ túp lều tranh bên gốc chuối tiêu chảy róc rách, róc rách qua hồn anh em tôi. Suối sầu này còn chảy mãi. Và còn chảy, nước mắt còn rơi, không lo khô cạn. Sau đấy, cha tôi bị ám ảnh bởi chiếc áo ăn cắp ngoài chợ, trừ tôi, không ai rõ, cha tôi đau ốm liên miên. Tuy nhiên, cha tôi vẫn vẽ bao ước mộng. Anh em tôi mong ngày tháng lụn dần, sang năm chóng đến. Song sang năm chưa kịp đến với nhà ngói ở tỉnh, với búp bê, với tàu thủy, với xe đạp thì cha tôi nhuốm bệnh thương hàn. Tôi cố nghiến răng giữ kín chuyện nên khi cha tôi chết cha tôi vẫn tưởng sự bí mật theo cha xuống lòng mộ. Cha tôi chết, mẹ con tôi nheo nhóc bơ vơ. Mẹ tôi năm tháng ngồi đan nỗi buồn ở bến đò Đồng Đức. Anh em tôi nhìn đám trẻ thành thị rồi vội vàng cúi gầm mặt qua sân nhà ông ngoại, làm rơi mất tuổi thơ. |
Danh Ngôn Tình Yêu
![]() *Khi bắt đầu yêu tức là bắt đầu bước vào cuộc sống. *Muốn biết thế nào là tình yêu thì phải biết sống cho kẻ khác. Sống cho kẻ khác tức là yêu. *Ðời người như một cành hoa mà Ái-Tình là một giọt mật. *Một người đàn ông càng giàu càng khó cho đàn bà chung tình với mình.Họ đã hành động đúng vì không phải có tiền là muốn gì cũng được. *Cái khổ của đàn ông là vợ ghen, cái khổ của đàn bà là chồng vui tính. *Ðàn ông không vợ không tranh đấu.Ðàn bà không chồng không đau khổ. *Tuổi trẻ là tuổi không ngại ngùng gì cả và không ghi ngờ gì cả. *Muốn giữ chồng một cách hay tuyệt là làm sao cho chồng ghen một chút chút. Muốn mất chồng một cách hay tuyệt là làm sao cho chồng ghen một chút chút thêm một chút chút. *Tình yêu thường làm cho con người mù quáng. Khi hai kẻ yêu nhau bao giờ cũng cho người mình yêu và những chuyện của mình hoàn toàn hợp lý. Chỉ có những người ngoài mới nhận được đâu là phải đâu là sai. *Khi hai kẻ yêu nhau lúc xa nhau còn nói đến chuyện xa nhau là họ còn nhớ tới nhau. *Khó mà thương yêu được một lần thứ hai người mà mình đã hết thương yêu. *Ái tình là cái khôn của người dại, là cái dại của người khôn.
Yêu Đơn Phương
![]() Yêu đơn phương là yêu thầm lặng lẽ Yêu 1 mình và cũng thật mê say Nhớ người ta quằn quại suốt đêm dài Nhưng ko dám ngỏ lời khi đối diện.. Yêu đơn phương là yêu kô hò hẹn Kô 1 lần giấu mẹ bước bên nhau Trót gặp nhau thì chỉ khẽ cúi đầu Rồi ngơ ngẩn nhìn người ta khuất bóng.. Yêu đơn phương là âm thầm hi vọng Dựng lâu đài xây gác mộng tình yêu Nhưng nói nhiều mà chẳng được bao nhiêu Đành tạm xếp tôn thờ trong giấc mộng Yêu đơn phương là yêu từ một hướng Lỡ yêu rồi đau đớn trách được ai Càng đau đớn càng da diết thêm lên Càng nhung nhớ đêm đêm ôm gối chiếc.. Yêu đơn phương là yêu kô dám ngỏ Biết bao giờ người ấy biết mình yêu Mình câm lặng chịu cảnh cô hiu Hay họ biết mà chẳng cần tranh cãi.. ![]() Bạn bè
|