Thông tin cá nhân
Bài viết cuối
I Love D. !
![]() __for hubbie^^__ »»-(¯`v´¯)--» Love
![]() Đừng bao giờ
Đừng bao giờ che giấu cảm xúc thực của bạn. Hãy cười lên khi bạn cảm thấy hạnh phúc. Và đôi lúc bạn có thể khóc khi cảm thấy yếu lòng.
Đừng bao giờ ngừng nỗ lực. Nỗ lực sẽ giúp bạn vượt qua mọi khó khăn và đạt được những kết quả tưởng chừng không thể. Đừng bao giờ đặt tất cả ghánh nặng của thế giới trên đôi vai nhỏ bé của bạn, hãy biết chia sẽ khi cần thiết. Đừng bao giờ lo sợ trứơc tương lai. Nếu sống trọn vẹn cho ngày hôm nay thì một ngày mai tốt đẹp chắc chắn sẽ đến với bạn. Đừng bao giờ để mình bị tuột dốc vì mặc cảm lỗi lầm. Phải biết chấp nhận, đứng lên và học từ những thất bại đó! Đừng bao giờ cảm thấy đơn độc, vì đâu đó vẫn có những người sẳn sàng chia sẽ cùng bạn - đó chính là bản thân bạn. Đừng bao giờ nghĩ rằng số phận không bao giờ mĩm cười đối với bạn, hay bạn không thể thành công. Cánh cửa không bao giờ đóng mãi, mọi khó khăn đều có thể vượt qua, mọi thử thách đều có thể chinh phục. Đừng bao giờ đánh mất niềm tin và từ bỏ những ước mơ, khát vọng của chính mình ![]() |
Ở một khu rừng nọ có ba cây cổ thụ đang bàn luận về tương lai. Cây thứ nhất nói: “Một ngày nào đó tôi muốn được trở thành chiếc hộp đựng châu báu với hình dáng lộng lẫy”. Cây thứ hai nói: “Tôi muốn trở thành con thuyền to lớn . Tôi sẽ chở đức vua và hòang hậu đi khắp thế giới”. Và cây thứ ba: “Tôi muốn vươn dài để trở thành cây to lớn nhất trong khu rừng này. Mọi người nhìn lên đồi sẽ thấy tôi vươn xa, chạm đến bầu trời”.
Một vài năm sau đó một nhóm người đặt chân đến khu rừng và cưa những thân cây. Cả ba đều mỉm cười hạnh phúc vì tin mong ước của mình sẽ thành hiện thực. Khi cây đầu tiên được bán cho một chủ trại mộc, nó được tạo thành máng đựng thức ăn gia súc và đặt trong kho thóc phủ lên bởi một lớp cỏ. Cây thứ hai được bán cho một thợ đóng thuyền đóng thành một chiếc thuyền nhỏ để câu cá. Cây thứ ba bị chặt thành từng khúc và quẳng lại trong bóng đêm. Đây chẳng phải là những điều mà chúng hằng mong đợi. Một ngày nọ, một cặp vợ chồng đến kho thóc. Người vợ đã đến kỳ sinh nở, người chồng hy vọng tìm được một chiếc nôi cho đứa bé và máng cỏ đã trở thành chỗ ở ấm áp cho em. Cây thứ nhất cảm nhận cảm nhận được sự quan trọng của nó và hiểu rằng mình đang che chở một sinh linh bé nhỏ. Vài năm sau, một nhóm người đi đánh cá trên chiếc thuyền của cây thứ hai gặp phải một trận bão lớn. Những người trên thuyền đã rất mệt mỏi, nhưng cây thứ hai biết rằng nó có đủ sự vững chãi để giữ an tòan và sự bình yên cho chủ nhân. Với cây thứ ba, một ngày, có ai đó đã đến và nhặt những khúc gỗ. Trên đỉnh đồi, nó được đóng thành một hàng rào ngăn chặn thú dữ. Khi ánh mặt trời vừa ló dạng, cây thứ ba nhận ra rằng nó có đủ sức mạnh để đứng vững trên đỉnh đồi này. Khi sự việc xảy ra không theo như ý muốn, đừng tuyệt vọng vì mọi việc diễn ra đều có chủ đích. Cà ba cây cổ thụ đều thực hiện được những ước mơ của mình, dù cách thức để đạt đến đích cuối cùng không như mong đợi. Cuộc sống sẽ không phụ những kẻ có lòng. Mặc Tử làm cái diều gỗ, ba năm mới xong. Lúc thả cho bay, được một hôm thì diều hỏng.
Học trò khen rằng: “Thầy làm diều gỗ mà bay được thật là khéo”. Mặc Tử nói: “Ta làm cái diều ba năm mới xong, diều bay mới được một ngày đã hỏng, cho là khéo thế nào được! Sao bằng người làm cái xe gỗ chỉ tốn một ít, công không hết một buổi, mà chở được nặng đi được xa, dùng được lâu năm. Có thế mới gọi là khéo”. Huệ Tử nghe câu chuyện, bảo: “Mặc Tử nói thế thật là người khéo”. Mặc Tử Lời bàn: Diều gỗ mà bay được, ai không chịu là khéo? Nhưng công làm mất ba năm, dụng chỉ được một ngày thì cái dụng tưởng không bõ với cái công. Cho nên Mặc Tử vốn là người tiết kiệm, chỉ vụ sự làm ăn thiết thực, không cần sự văn hoa vô dụng, ý cho một vật gì sở dĩ là khéo, không phải chỉ là việc làm tinh xảo hơn người, nhưng cốt phải lợi dụng được việc cho người trước. Huệ Tử khen Mặc Tử cũng theo một cái lý thuyết ấy. Tuy vậy, xét ra ở đời, cái khéo và cái dụng không cần gì cứ phải đi đôi với nhau. Thường cái khéo, cái đẹp không cần là hữu dụng hay vô dụng: miếng gỗ chạm, cái tranh vẽ, giọng hát, bài đàn chỉ có khéo, không thiết dụng mà thực là có ích cho người lắm. Một người nọ tìm thấy một cái kén của con bướm . Anh ta nhận thấy cái kén này bắt đầu được cắn rách, sâu bướm bắt đầu bò rạ Quan sát một hồi lâu, anh thấy con sâu bướm cố hết sức lách thân mình qua lỗ hổng mà không được. Rồi con sâu có vẻ ráng hết sức mà không lọt ra nổi và nằm im như chịu thuạ Động lòng thương, người nọ muốn giúp con sâu bướm, anh ta lấy mũi kéo nhỏ cắt vết rách của cái kén để sâu bướm ta vuợt ra ngoài dễ dàng. Sau khi sâu bướm ra khỏi kén, thì thân hình lớn ra nhưng đôi cánh thì lại nhỏ. Người nọ cố chờ xem con bướm có thể phát triển thêm ra không? mong rằng đôi cánh kia có thể nở rộng thêm để đủ sức bay đi.
Than ôi! vô ích! con bướm đã bị trọn đời tàn tật, lê lết với chiếc cánh nhỏ bé không thể bay đi được. Người nọ vì lòng thương mà hấp tấp làm hỏng cuộc đời con bướm. Anh không biết là luật tạo hóa bắt buộc con sâu bướm phải tự phấn đấu để vượt ra khỏi lỗ nhỏ của cái kén. Trong lúc phấn đấu đó, huyết mạch sẽ được luân lưu từ thân mình cho đến đôi cánh và sau khi vượt ra khỏi chiếc kén, bướm ta mới có đủ sức vuơn đôi cánh lớn ra mà bay bổng. * * * Sức phấn đấu cũng rất cần thiết cho đời sống chúng ta vậy. Nếu cuộc đời không có những trở ngại thì chúng ta sẽ bị bại liệt như con bướm kiạ Chúng ta không có đủ sức để bay bổng. Trước những thăng trầm thế sự, chúng ta phải có đủ trí phấn đấu ngõ hầu vươn lên trong cuộc sống. Chúng ta sẽ có sức dũng mãnh, vì cuộc đời có những trở ngại khiến chúng ta phải đấu tranh. Chúng ta sẽ có trí tuệ, vì cuộc đời có những vấn đề nan giải khiến chúng ta phải giải quyết. Chúng ta sẽ có can đảm, vì cuộc đời có những chông gai nguy hiểm khiến chúng ta phải vượt quạ Chúng ta sẽ có lòng từ bi, vì cuộc đời có những kẻ bất hạnh để cho chúng ta giúp đỡ. Chúng ta sẽ có thịnh vượng, vì cuộc đời tạo ra những trí óc và bắp thịt khiến chúng ta phải vận dụng. Các bạn có thấy đúng không ? Khi nghệ sĩ lừng danh Burt Lancaster còn là một đứa bé nghèo ở thành phố New York, ông vẫn thường có những giấc mơ rất trẻ con về những que kem sôcôla quyến rũ. Lúc đó đồng 25 cent đối với ông là cả một gia tài.
Một ngày kia đi ngang qua một ngân hàng, cậu bé Burt bất chợt thấy một tờ 20 đôla nằm dưới đất chỗ bãi đậu xe. Đó là số tiền lớn nhất mà Burt từng thấy khiến tim cậu như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Cậu cúi xuống lượm bỏ vào túi quần và liên tưởng ngay đến những que kem cũng như những món đồ chơi mà cậu từng mơ ước. Nhưng ngay lúc đó, có một phụ nữ đứng tuổi với vẻ mặt hoảng hốt đi đi lại lại tìm kiếm dưới đất. Thấy cậu bé, bà liền hỏi: "Con có thấy tờ 20 đôla của bà đánh rơi không?". Bà giải thích đó là số tiền mà cả gia đình đông đúc của bà phải nhờ vào để sinh sống cho đến hết tháng này, vừa kể bà vừa khóc. "Bà không biết sẽ phải làm gì nếu không tìm ra nó. Chắc có lẽ nó rớt đâu đây thôi...". Những ngón tay của Burt siết chặt vào tờ giấy bạc. Trong đầu cậu bé những món đồ mà cậu có thể mua được với số tiền to lớn đó lần lượt hiện ra. Rất dễ để trả lời: "Con không thấy tờ giấy bạc nào hết!" và bước đi. Nhưng thay vào đó, cậu bé rút tờ giấy bạc ra, đưa bà lão và nói: "Con lượm được nó đây!". Sự vui mừng lộ rõ trên khuôn mặt đầy lo âu của bà làm ấm lòng cậu bé. Bà lão cám ơn và bước đi. Ngôi sao điện ảnh Burt Lancaster nhớ lại, đó là giây phút hạnh phúc nhất của cuộc đời ông. Tôi viết truyện này theo lời yêu cầu của các bạn tôi. Tôi tên Mildred Hondorf. Tôi là một cựu giáo viên dạy âm nhạc tại DeMoines, Iowa. Hơn 30 năm liền tôi thường tìm thêm nguồn lợi tức cho mình bằng cách dạy đàn dương cầm. Trong những tháng ngày đó tôi nhận thấy rằng trẻ em có năng khiếu âm nhạc khác nhau. Tôi chưa bao giờ có cái vinh dự được làm thầy của một học trò cưng thần đồng mặc dù nhiều học trò của tôi rất có thiên tài. Tuy nhiên tôi lại có nhiều kinh nghiệm về "học sinh khó dạy". Một trong những trò "khó dạy" đó là em Robby.
Mẹ của em (một người đàn bà không chồng) cho em học đàn từ năm 11 tuổi. Tôi thì muốn học trò (nhất là con trai!) bắt đầu ở tuổi nhỏ hơn, tôi có giải thích điều này cho Robby. Em nói với tôi mẹ em luôn mơ ước được nghe em đánh đàn dương cầm. Vì vậy tôi chấp nhận dạy em học. Hà! Ngay từ lúc Robby bắt đầu học tôi đã nghĩ đây là một chuyện vô vọng. Em không có khiếu âm nhạc mặc dù em gắng hết sức, em không cảm nhận được cái cơ bản về tiết tấu và giai điệu để có thể tiến xa. Nhưng em luôn cẩn trọng xem lại các nốt nhạc và vài điều cơ bản mà tôi bắt tất cả các học sinh phải học biết. Mấy tháng trường em miệt mài cố gắng trong lúc tôi cũng cố gắng chịu đựng nghe em đàn và tôi tìm cách khuyến khích tinh thần em. Mỗi tuần khi xong bài học, em luôn nói "Một ngày nào đó mẹ em sẽ được nghe em đàn". Tôi thì hoàn toàn không thấy có hy vọng gì. Em thật sự không có năng khiếu bẩm sinh chút nào. Tôi chỉ biết sơ sài về mẹ em khi bà mang em đến trường và khi bà đợi đón em về trong chiếc xe đã quá tuổi. Bà luôn vẫy tay chào và nở nụ cười nhưng không hề ghé vào. Rồi một ngày kia em không đến trường nữa. Tôi có nghĩ đến việc gọi điện thoại cho em nhưng lại cho rằng chính em đã nhận ra mình không có khả năng về âm nhạc nên tự em đã chọn con đường khác. Tôi cũng mừng khi em không đến học vì đúng ra em là một học sinh tôi không nên có! Nhiều tuần lễ trôi qua, tôi gởi về nhà các học sinh giấy báo về một buổi biểu diễn. Tôi ngạc nhiên khi Robby cũng nhận được giấy báo, em gọi tôi xin cho được tham gia. Tôi cho em biết buổi biểu diễn chỉ dành cho những học sinh đang còn theo học với tôi, em đã bỏ học nên em không đủ tiêu chuẩn tham dự. Em cho tôi hay mẹ em bị bệnh nên không thể mang em đến trường, nhưng em vẫn chuyên cần tập đánh đàn. "Thưa cô Hondorf ... Em thật sự muốn được tham gia!", em nài nỉ. Tôi không biết lý do nào đã khiến tôi chấp nhận cho em tham gia buổi biểu diễn. Có thể là vì lòng kiên trì của em hoặc vì trong thâm tâm tôi có điều gì đó cho tôi biết cứ yên tâm để em tham gia. Đêm biểu diễn vận động trường trung học đầy người, nào là cha mẹ, bạn bè và thân bằng quyến thuộc. Tôi sắp xếp để Robby trình diễn cuối cùng trước khi tôi lên khán đài nói lời cám ơn tất cả các học sinh và dạo một bài chót. Tôi nghĩ tôi sẽ giới hạn được những cảm giác xấu khi Robby trình diễn và tôi luôn có thể cứu vớt khi tôi biểu diễn bài "hạ màn" của tôi. Buổi trình diễn không gặp trở ngại nào. Các học sinh đều chuyên cần tập luyện và điều đó thể hiện qua cách chơi của mỗi em. Đến phiên Robby lên khán đài. Quần áo em nhàu nát và tóc em bù xù như tổ quạ. "Tại sao em không ăn mặc như những học sinh khác?" Tôi nghĩ thầm "Ít ra mẹ em phải bắt em chải đàu cho buổi tối đặc biệt này chớ?" Robby kéo ghế ngồi. Tôi ngạc nghiên khi em tuyên bố em chọn chơi bài Concerto số 21 của Mozart cung Đô Trưởng. Tôi thật không chuẩn bị sẵn tinh thần khi nghe em chơi. Ngón tay em nhẹ nhàng lướt trên bàn dương cầm, chúng nhảy múa trên phím đàn. Em chuyển từ pianissimo sang fortissimo...từ allegro đến virtuoso. Cung bậc em chơi chắc cũng làm chính nhạc sĩ Mozart hài lòng. Tôi chưa bao giờ thưởng thức Mozart hay như vậy từ một bé trẻ tuổi như em. Sau sáu phút rưỡi em chấm dứt bài bằng một ngón grand crescendo và mọi người đứng dậy điên cuồng vỗ tay tán thưởng. Tôi chạy lên khán đài ôm chầm lấy em mà xúc động không cầm được nước mắt. "Cô chưa bao giờ nghe con chơi hay như vậy, Robby! Em làm sao đạt được trình độ này?". Qua máy khuyếch đại âm thanh em giải thích "Thưa cô Honford ... cô có nhớ em nói với cô mẹ em bị bệnh? Thật ra mẹ con bị ung thư và mẹ qua đời sáng nay. Cô ơi ... mẹ bẩm sinh bị điếc, cho nên hôm nay là lần đầu tiên mẹ nghe em chơi đàn. Em muốn bài nhạc em chơi phải thật đặc biệt để tặng mẹ". Không ai mà không ngẹn ngào rơi lệ đêm hôm đó. Khi người của phòng Xã Hội dẫn em từ khán đài xuống để chuẩn bị cho em vào nhà cha mẹ nuôi, tôi thấy chính họ cũng đỏ ngầu cặp mắt. Tôi nói với chính mình: lòng tôi đã giàu có thêm biết bao nhiêu khi nhận em Robby làm học trò. Không, tôi chưa bao giờ có một học trò cưng thần đồng nhưng đêm đó tôi trở thành học trò cưng ... của Robby. Em là thầy giáo và tôi là người học trò, chính em đã dạy tôi ý nghĩa của lòng kiên trì, của tình yêu thương, của sự tự tin và ngay cả việc đặt niềm tin vào một người khác mặc dù mình không rõ tại sao. Sau khi tham gia trận chiến Bảo Sa Mạc (Desert Storm), chuyện của em Robby còn có ý nghĩa đặc biệt hơn nữa đối với tôi, Robby bị giết trong cuộc nổ bom toà nhà Liên Bang Công Sự Alfred P. Murrah tại thành phố Oklahoma vào tháng Tư năm 1995, người ta nói lúc đó em đang ... trình diễn dương cầm. |
Danh Ngôn Tình Yêu
![]() *Khi bắt đầu yêu tức là bắt đầu bước vào cuộc sống. *Muốn biết thế nào là tình yêu thì phải biết sống cho kẻ khác. Sống cho kẻ khác tức là yêu. *Ðời người như một cành hoa mà Ái-Tình là một giọt mật. *Một người đàn ông càng giàu càng khó cho đàn bà chung tình với mình.Họ đã hành động đúng vì không phải có tiền là muốn gì cũng được. *Cái khổ của đàn ông là vợ ghen, cái khổ của đàn bà là chồng vui tính. *Ðàn ông không vợ không tranh đấu.Ðàn bà không chồng không đau khổ. *Tuổi trẻ là tuổi không ngại ngùng gì cả và không ghi ngờ gì cả. *Muốn giữ chồng một cách hay tuyệt là làm sao cho chồng ghen một chút chút. Muốn mất chồng một cách hay tuyệt là làm sao cho chồng ghen một chút chút thêm một chút chút. *Tình yêu thường làm cho con người mù quáng. Khi hai kẻ yêu nhau bao giờ cũng cho người mình yêu và những chuyện của mình hoàn toàn hợp lý. Chỉ có những người ngoài mới nhận được đâu là phải đâu là sai. *Khi hai kẻ yêu nhau lúc xa nhau còn nói đến chuyện xa nhau là họ còn nhớ tới nhau. *Khó mà thương yêu được một lần thứ hai người mà mình đã hết thương yêu. *Ái tình là cái khôn của người dại, là cái dại của người khôn.
Yêu Đơn Phương
![]() Yêu đơn phương là yêu thầm lặng lẽ Yêu 1 mình và cũng thật mê say Nhớ người ta quằn quại suốt đêm dài Nhưng ko dám ngỏ lời khi đối diện.. Yêu đơn phương là yêu kô hò hẹn Kô 1 lần giấu mẹ bước bên nhau Trót gặp nhau thì chỉ khẽ cúi đầu Rồi ngơ ngẩn nhìn người ta khuất bóng.. Yêu đơn phương là âm thầm hi vọng Dựng lâu đài xây gác mộng tình yêu Nhưng nói nhiều mà chẳng được bao nhiêu Đành tạm xếp tôn thờ trong giấc mộng Yêu đơn phương là yêu từ một hướng Lỡ yêu rồi đau đớn trách được ai Càng đau đớn càng da diết thêm lên Càng nhung nhớ đêm đêm ôm gối chiếc.. Yêu đơn phương là yêu kô dám ngỏ Biết bao giờ người ấy biết mình yêu Mình câm lặng chịu cảnh cô hiu Hay họ biết mà chẳng cần tranh cãi.. ![]() Bạn bè
|