Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

Từ điển thuốc điều trị

Tìm hiểu về cách dùng thuốc Meloxicam

Thuốc Meloxicam có tên biệt dược là Amerfom và Analmel 7,5 và tên biệt dược mới sẽ là Fenxicam-M, Meloxicam và Meloxicam 7,5. Thuốc có thể gây tác dụng phụ với bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa, rối loạn đường ruột qua các biểu hiện như đầy hơi, ợ chua, quặn đau bụng, nôn, nôn ra máu.

ĐÔI NÉT CƠ BẢN VỀ THUỐC MELOXICAM

 

1. Các dạng thuốc

→ Dạng viên nén: Bao gồm Meloxicam 7.5mg và Meloxicam 15mg.

→ Dạng viên nang: Meloxicam 7.5mg

→ Dạng viên đặt trực tràng: Meloxicam 7.5mg.

→ Dạng ống tiêm: 15mg/ 1.5ml Meloxicam.

Với thuốc Meloxicam dạng viên được dùng điều trị dài ngày. Còn dạng tiêm chỉ được dùng ngắn ngày mục đích điều trị các đợt đau cấp tính.

2. Tác dụng

Sau khi tiến vào bên trong cơ thể thì thuốc Meloxicam sẽ có tác dụng ngăn chặn prostaglandin sản sinh. Từ đó giúp giảm viêm, giảm đau hiệu quả. Cụ thể thì tác dụng thuốc Meloxicam được thể hiện ở việc làm giảm những triệu chứng đau ngoại vi, đau bụng, đau do chấn thương, đau đầu. Hoặc dùng Meloxicam kháng viêm những triệu chứng bệnh xương khớp.

3. Về cơ chế tác dụng

Thuốc Meloxicam được xếp và nhóm chống viêm không Steroid. Đây là hoạt chất được dẫn xuất từ oxicam với cấu trúc của nó gần như là tương tự cùng piroxicam.

Thuốc Meloxicam sẽ ức chế COX từ đó làm hạn chế quá trình tổng hợp protagladin gây tình trạng viêm sưng cơ thể. Mức độ ức chế COX nó sẽ phụ thuộc vào liều dùng Meloxicam hàng ngày. Bệnh nhân cần xác định đúng mức độ giúp căn chỉnh liều dùng sao cho phù hợp.

4. Dược động học

Thuốc Meloxicam chủ yếu được dùng qua đường tiêm và uống. Nhưng lưu ý Meloxicam được hấp thụ tốt nhất khi qua đường tiêu hóa dưới dạng uống hoặc đặt trực tràng. Meloxicam sẽ gắn vào albumin với tỷ lệ 99% từ đó giúp khuếch tán trong dịch khớp và không gây ảnh hưởng đến thần kinh.

Khi bài trừ thì thuốc Meloxicam sẽ bài tiết thông qua đường nước tiểu 50% hoặc phân 50%, trung bình sẽ sau 20 giờ.

So với thuốc không Steroid thì thuốc Meloxicam có ưu điểm như sau: Nó làm giảm bớt những tác dụng phụ lên cơ thể so với các loại thuốc thuộc nhóm NSAID khác. Nhưng tác dụng phụ vẫn có thể xảy ra nếu như người bệnh dùng sai cách hay sai hướng dẫn.

6. Chỉ định cùng liều dùng

Thuốc Meloxicam được bác sĩ kê đơn dùng trong việc điều trị dài hạn những cơn đau viêm mãn tính hoặc để điều trị ngắn hạn những cơn viêm đau cấp tính.

Liều Meloxicam với người lớn:

Để điều trị bệnh viêm xương khớp: Sử dụng 7.5mg Meloxicam/ lần/ ngày và tối đa dùng 15mg Meloxicam/ lần/ ngày.

► Để điều trị gout cấp tính: Theo chỉ định từ bác sĩ.

► Liều dùng Meloxicam với trẻ em: Trẻ bị viêm khớp dạng thấp ở thiếu niên sẽ là 0.125mg Meloxicam/ kg/ lần/ ngày. Tối đa dùng 7.5mg Meloxicam/ lần/ ngày.

7. Cách dùng thuốc

Với Meloxicam dạng uống: Bác sĩ sau khi chỉ định thì người bệnh tiếp nhận thuốc dạng viên uống. Thường uống 1 lần một ngày và uống chung với nước ấm.

► Với Meloxicam dạng lỏng: Dùng thiết bị đo ml chuẩn xác và trước khi dùng nên lắc nhẹ giúp hỗn hợp hòa tan trước. Nếu uống ít hơn hoặc nhiều hơn liều hướng dẫn Meloxicam đều không mang đến tác dụng tốt cho cơ thể. Khi dùng Meloxicam quá 15mg mỗi ngày nó có thể dẫn đến tăng nguy cơ bị loét đường ruột, xuất huyết dạ dày hoặc nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

► Với Meloxicam dạng tiêm: Nên nhờ đến sự giúp đỡ từ chuyên gia thay vì tiêm tại nhà tự ý. Dạng Meloxicam tiêm bắp chỉ dùng trong những ngày đầu tiên đợt điều trị. Để kéo dài thời gian dùng thì bác sĩ sẽ chỉ định chuyển sang Meloxicam thuốc viên.

Thuốc Meloxicam sẽ không phản ứng với thức ăn nên bệnh nhân không nên để bụng rộng khi uống. Ngoài ra nếu bản thân thấy khó chịu cần nhờ bác sĩ gợi ý cách dùng Meloxicam cùng thuốc kháng axit.

DÙNG THUỐC MELOXICAM VỚI NHỮNG CHÚ Ý SAU

1. Chống chỉ định

Không được dùng thuốc Meloxicam dù ở bất cứ dạng nào cho các đối tượng sau đây:

Người bị mẫn cảm với thuốc, tiền sử dị ứng cùng Aspirin hoặc thuốc thuộc về nhóm chống viêm không Steroid khác như là Colchicine, Ibuprofen…

♦ Đối tượng đang mắc các bệnh lý về tiêu hóa như loét tá tràng, dạ dày, ung thư dạ dày, thủng tá tràng dạ dày, viêm trực tràng, viêm ruột.

♦ Người bị suy gan, thận nặng, tiền sử đột quỵ tim mạch, người bị hen suyễn, phù mạch, polyp mũi không nên dùng Meloxicam.

♦ Đối tượng phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ em dưới 15 tuổi không dùng Meloxicam dạng tiêm và trẻ em dưới 12 tuổi không dùng Meloxicam dạng viên.

2. Thận trọng khi dùng

Bệnh nhân dị ứng, viêm xoang hoặc có khối u bên trong mũi; bệnh nhân từng bị viêm dạ dày, đau dạ dày, rối loạn viêm ruột; bệnh nhân mắc các bệnh gan thận tim mạch huyết áp; bệnh nhân chỉ số đường huyết hoặc cholesterol cao, bệnh nhân có vấn đề đông máu thiếu máu, bị lupus ban đỏ toàn thân, sắp phẫu thuật, đang có dự định mang thai…

https://dakhoanguyentrai.vn/viem-duong-tiet-nieu-nen-an-gi.html


VnVista I-Shine
© http://vnvista.com