Lớp 6A5

 

I. Tết Trung Thu

Tết Trung Thu theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Đây là ngày tết của trẻ em, còn được gọi là "Tết trông Trăng"... Trong dịp này người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng. Nhân dịp tết này, người lớn thì uống rượu, thưởng trăng, và hát trống quân; trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát Trung Thu, và vui hưởng bánh kẹo cùng các thứ trái cây do cha mẹ bày ở ngoài sân trong đêm Trung Thu dưới hình thức một mâm cỗ. Theo tục lệ, việc trẻ con thưởng thức bánh kẹo trái cây trong đêm Trung Thu này được gọi là "phá cỗ."


II. Nguồn gốc

Người Việt ta ăn Tết Trung Thu vào ngày rằm tháng tám âm lịch là do ta phỏng theo phong tục của người Tàu.

Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.

Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.

Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ở điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng tám là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ.

Lại có chuyện kể rằng một vị tướng tên là Lưu Tú ở đời nhà Tây Hán, từ năm 206 trước Tây lịch tới năm 23 Tây lịch, trong lúc quân tình khốn quẫn đã cầu Thượng Đế giúp cho quân lính có đồ ăn để chờ quân tiếp viện. Sau khi cầu Thượng Đế, quân lính tìm được khoai môn và bưởi để ăn. Nhờ đó sau này Lưu Tú mới bình định được toàn quốc và lên làm vua tức là vua Quang Võ nhà Hậu Hán. Ngày mà Lưu Tú cầu được linh ứng là ngày rằm tháng tám. Từ đó nhà vua truyền lệnh cứ đến rằm tháng tám là làm lễ tạ trời đất và thưởng trăng bằng khoai môn và bưởi. Ngày lễ trọng thể vui tươi này được gọi là Tết Trung Thu.

Tục lệ này được truyền sang Việt Nam và đã được người Việt sửa đổi để thích hợp với tính tình và phong tục Việt.

Người Hoa và người Việt đều làm bánh trung thu để cúng, ăn, biếu thân bằng quyến thuộc, và đãi khách. Điểm chung kế tiếp là người Hoa và người Việt đều tổ chức rước đèn trong đêm trung thu.

III. Ý nghĩa và phong tục

Ở Việt Nam, ngày tết Trung Thu được ông Phan Kế Bính diễn tả trong VN Phong tục: "Ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng Nguyệt. Ðầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu các sắc, sặc sỡ xanh, đỏ, trắng, vàng. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa nọ hoa kia, nặn bột làm con tôm con cá coi cũng đẹp".

Tết Trung Thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung Thu của người Trung Hoa. Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn.

Cỗ mừng trung thu gồm bánh trung thu, kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm.

Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác. Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau.

Người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán. Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa Sư Tử hay Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Người Trung Hoa không có những phong tục này.

Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình". Ngày xưa trai gái dùng điệu hát trống quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát.

Tục hát trống quân, theo truyền thuyết, có từ thời vua Lạc Long Quân đời Hồng Bàng. Sau này, điệu hát trống quân đã được Vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) áp dụng khi ngài đem quân ra Bắc đại phá quân nhà Thanh vào năm 1788. Trong lúc quân sĩ rất nhớ nhà, ngài cho một số binh lính giả làm gái để trai gái đôi bên hát đối đáp với nhau trong khi người ta đánh trống theo nhịp ba để phụ họa. Do đó, quân lính vui mà bớt nhớ nhà. Điệu hát trống quân được thịnh hành từ thời Nguyễn Huệ trở đi. Người Trung Hoa không có phong tục này.

Tết Trung Thu mới đầu là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết Thu. Dần dần Tết Trung Thu trở thành Tết Trẻ Em hay Tết Nhi Đồng, nhưng người lớn cũng dự phần trong đó. Trẻ em được người lớn chú ý săn sóc như các hội đoàn người Việt hải ngoại đã và đang làm. Các em có dịp vui chơi rước đèn, ca hát, phá cỗ do cha mẹ anh chị bày cho và nhất là có dịp ăn bánh kẹo thả cửa mà không sợ bị quở mắng là "ăn kẹo hư răng".

Trong dịp Tết Trung Thu, các em có dịp được hát bài hát "Rước Đèn Tháng Tám" một cách thích thú:

"Tết Trung Thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường. Lòng vui sướng với đèn trong tay. Em múa ca trong ánh trăng rằm. Đèn kéo quân với đèn cá trắm, đèn thiên nga với đèn bươm bướm. Em rước đèn này đến cung trăng. Đèn xanh lơ với đèn tím tím, đèn xanh lam với đèn trắng trắng. Trông ánh đèn rực rỡ muôn màu..."

Lời và nhạc thật là vui tươi, dễ hiểu, và dễ hát. Đa số các em nhi đồng đều thuộc bài này để hát vào dịp Tết Trung Thu. Người Trung Hoa không có sinh hoạt này.

Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị... Người Trung Hoa không có phong tục này.

IV. Bánh Trung thu

Tết Trung thu, phải nói đến bánh nướng, bánh dẻo, cũng giống như chiếc bánh chưng trong ngày Tết Nguyên đán.

Bánh dẻo có hai phần: Phần áo và phần nhân. Áo bánh phải chọn gạo nếp vàng, vùng Trôi hoặc vùng Bắc Ninh, Bắc Giang. Gạo được rang rồi xay, hoặc giã nhỏ mịn, nhào với nước đường thắng ngan ngát một mùi hương bưởi. Tất cả những công đoạn kể trên đều phải do một bàn tay thợ có "nghệ" đảm nhiệm. Người thợ không được sai sót một khâu nào. Sai một ly đi một dặm. Lúc ra khuôn, cái bánh hiện rõ những hoa văn chìm nổi của một bông hoa nở 8 cánh hoặc 10 cánh. Khuôn mặt áo bánh dẻo mịn, bánh ngọt đậm, thơm dịu. Phần nhân bánh nhất thiết do thợ cả quán xuyến với những khâu quan trọng đầy bí quyết nhà nghề như: rang vừng, ủ vừng, xử lý mứt bí khẩu, mứt sen, hạt dưa, hạnh nhân, ướp nhân, tạo hương cho nhân...

Nhân của bánh dẻo chay tịnh, thoảng hương đồng gió nội. Mãi về sau này, người ta mới phá cách cho thêm lạp sường vào. Nhân bánh nướng được cải tiến với nhiều sáng kiến. Mỗi hiệu bánh đều muốn có phần độc đáo của mình. Vả lại bánh nướng là "em" của bánh dẻo. Nó sinh sau đẻ muộn, mới xuất hiện từ năm 1930 nên lắm trò hơn. Ngoài mứt bí, hạt dưa, nhân bánh nướng còn có thêm lòng đỏ trứng ở giữa hoặc thịt lợn quay, gà quay, lạp sường... gọi là nhân thập cẩm... Bánh nướng cũng có loại nhân chay bằng đậu xanh mịn, dừa sợi, hạt sen...

Bánh dẻo trắng trong, bánh nướng có màu vàng sẫm và vàng nhạt do chỗ nướng già, nướng non tạo ra, thường có đường kính chừng 7-8 cm, chiều dày 2,5-3 cm. Cứ 4 cái bánh được xếp chồng lên nhau là một cân. Ngoài giấy bọc, có in nhãn hiệu với số nhà, tên phố. Càng hiệu lớn, càng in nhãn hiệu đẹp và nhiều màu sắc. Nhiều nhà còn đặt làm những chiếc bánh dẻo đặc biệt to bằng chiếc đĩa tây hoặc gần bằng cái mâm, trên có hình mặt trăng tròn, lưỡng long tranh châu, song phượng...

Nghĩa là người thợ làm cả cái việc tạo hình trên chiếc bánh.

Tết Trung thu, nhà nào cũng phải có bánh dẻo. Người nghèo cũng cố mua cho con cái một vài cái bánh dẻo. Không có bánh dẻo tức là không có Tết. Người ta làm quà cho ân nhân, khách quý, bạn thân... bằng bánh Trung thu. Chiếc bánh dẻo tròn, gợi hình mặt trăng, sự tròn đầy.

V. Rước đèn, múa sư tử

Đêm Trung thu, thường có tục rước đèn, múa sư tử.

Ở một vài địa phương, có tục các em rước đèn kéo quân trong dịp Tết Trung thu. Đèn kéo quân hình vuông, cao khoảng 80cm, rộng mỗi bề khoảng 50cm. Bốn mặt đều phết giấy Tàu bạch như giấy bóng mờ hiện nay. Phía trên và phía dưới có đường viền sặc sỡ. Bên trong có một tán giấy hình tròn. Khi đốt đèn, hơi lửa bốc lên, tán giấy xoay quanh. Đèn kéo quân còn gọi là đèn chạy quân vì hình đoàn quân cứ liên tục kéo đi, chạy đi không ngừng hết vòng nọ đến vòng kia. Chỉ khi nào đèn hết dầu (nến), đèn tắt thì các tán không quay nữa. Đèn có bốn mặt, hình ảnh xem ở mặt nào cũng được.

Ngoài Bắc gọi là múa sư tử, trong Nam gọi là múa lân. Lân còn gọi là kỳ lân. Kỳ là tên con đực, lân là tên con cái. Lân là con vật đứng thứ hai trong tứ linh: long (rồng), lân, qui (rùa), phụng (phượng hoàng). Lân là con vật thần thoại, thân hươu, móng ngựa, đuôi bò, miệng rộng, mũi to, có một sừng ở ngay giữa trán, lông trên lưng ngũ sắc, lông dưới bụng màu vàng. Tục truyền, lân là con vật hiền lành, chỉ có người tốt mới nhìn thấy nó được.

Thoạt nhìn, đầu lân giống đầu sư tử. Do vậy, người ta gọi múa lân thành múa sư tử.

Vào lúc xẩm tối Rằm tháng tám, tiếng trống múa sư tử (múa lân) náo động các phố phường, làng xóm.

Mỗi đám rước sư tử có khoảng mươi - mười lăm người. Quần áo chẽn, khăn võ sinh, chân đi hài sảo. Một màu đen tuyền. Thắt bao lưng xanh đỏ, bỏ múi lòe xòe. Ba anh đảm nhận việc đội đầu, cầm đuôi sư tử và đánh côn. Tung côn là người giỏi nhất đám, chỉ huy chung. Một đầu côn gắn quả mây, to hơn trái cam. Quả mây đan mắt cáo, bên trong là một quả cầu gọt bằng gỗ xốp nhẹ cỡ bằng quả chanh. Mấy người này ít nhiều phải nắm được vũ thuật. Hai người khiêng trống cái, một người cầm chũm chọe. Những người còn lại đi song hàng hai bên giữ trật tự, bảo vệ an toàn cho đoàn.

Sau khi tuần hành qua các đường chính, vào lúc trăng sắp lên giữa đỉnh đầu, các phường sư tử chia nhau rẽ vào các phố buôn bán giàu có, tìm đến nơi nhà cao cửa rộng. Chọn được gia chủ có của nổi của chìm, đám rước dừng lại trước cửa để biểu diễn.

Bắt đầu là điệu chào của sư tử, tiến thoái đúng lễ nghi kính cẩn. Chiếc côn được nâng cả bằng hai tay lễ phép. Tiếng trống, tiếng chũm chọe thôi thúc mạnh mẽ hơn. Đám rước sư tử trổ hết ngón nghề của mình.

Trước tấm ''thịnh tình'' của sư tử, gia chủ đành mở rộng cửa nghênh tiếp. Vợ chồng, con cái, thân thuộc bắc ghế thưởng ngoạn.

Cuối cùng là phần lĩnh tiền thưởng, chấm dứt trò múa chúc tụng đêm rằm. Tiền thưởng nhiều khi khá lớn, nhưng gia chủ không phát tận tay. Họ dùng một vuông vải đỏ hoặc một tờ giấy hồng điều gói tiền lại rồi treo lên xà nhà. Phường sư tử phải công kênh nhau hai ba người mới lấy nổi.

Múa sư tử đòi hỏi nhiều sức lực, biết sử dụng vũ thuật khéo léo. Thêm vào đó là đức tính kiên trì, dũng cảm, nhanh nhẹn, tháo vát. Phải chăng, ở một góc độ nào đó, múa sư tử đã thể hiện tinih thần thượng võ của dân tộc ta lúc hội hè, khi tết nhất.

VI. Trò chơi dân gian

Trò chơi dân gian cho trẻ em ở nước ta có những đặc điểm nổi bật: dễ chơi, em nào cũng tham gia được chơi ở địa điểm nào cũng được, lại có cả hát kèm theo, giàu tính trí tuệ và không tốn tiền.

Trò chơi dân gian cho trẻ em có thể chia ra làm nhiều loại. Có loại lợi dụng sức gió như chơi chong chóng, chơi trò đánh gậy, thả diều... Chỉ cần hai mảnh lá dứa bện chéo vào nhau, cắm một cái gai nối với một khúc cành tre bằng cái đũa, có lỗ, là trẻ em đã có cái chong chóng quay tít. Cầm chong chóng chạy ngược gió thì thích biết bao. Còn thằng đánh gậy ư ? Chỉ là cành dâu, tiễn khúc, có cả chân tay, đầu mình, hai tay nối với cái "gậy". Cái gậy lại buộc với hình tròn bằng lòng bàn tay. Tất cả nối liền nhau, treo lên trước gió. Gió thổi vào hình tròn làm cái gậy quay tít. Thằng đánh gậy trở nên sinh động như võ sĩ đang múa. Thả diều thì khỏi phải nói. Chiều hè lộng gió, cánh diều bay bổng trời cao. Tiếng sáo ngân trong trẻo. Lũ trẻ nằm trên bờ đê cỏ xanh, ngẩng mặt lên dõi nhìn, sung sướng.

Những trò chơi dùng lửa hoặc ánh sáng như rước đèn ông sao, đèn lồng, đèn hình cá... vào đêm Trung thu hẳn không gì lộng lẫy và huyền ảo hơn. Đặc biệt nhất là đèn kéo quân (còn gọi là đèn cù). Khi ngọn nến được đốt lên, chong chóng quay, đèn cũng quay. Thế là các con vật tự nhiên chạy. Có lẽ từ cái trò chơi này, bài dân ca "Đèn cù" đã ra đời. Ông cha ta đã biết tận dụng luật đối lưu của không khí để tạo nên trò chơi thông minh và sinh động.

Những trò chơi dùng nước cũng không ít. Trẻ em có thể gấp con thuyền giấy, hoặc một cái lá khô hay cái bẹ hoa chuối đã có thể thành thuyền được gió đưa đi bong bong trên mặt nước. Thời sau này, các em cho dính một tí xà phòng bánh vào đuôi mảnh giấy rồi thả ngay trong thau nước. Xà phòng tan, tạo ra lực đẩy mảnh giấy lao đi, dễ làm mà cũng không kém phần thích thú. Trò chơi dân gian Việt Nam góp phần rèn luyện trí tuệ cho trẻ em. Các em có thể ngồi quanh bàn cờ hàng giờ và tính toán nước đi sao cho thắng. Chỉ với hình vẽ bằng than, gạch non hay phấn trên sân và một ít sỏi hoặc đá dằm, các em đã có thể "chơi ô ăn quan" được rồi. Người chơi muốn thắng phải tính rải quân như thế nào để cuối cùng thu được nhiều quân của đối phương về mình.

Phần lớn các trò chơi cho trẻ đều có tác dụng rèn năng lực khéo tay, nhanh mắt. Từ hòn đất sét dẻo và mềm, các em có thể nặn ra đủ thứ quả hoặc con vật cực kỳ sinh động. Trẻ con theo mẹ đi chợ, đố cháu nào bỏ qua được mẹt tò he của bác thợ nặn bằng bột trắng, vàng, xanh, đỏ... những Thánh Gióng cưỡi ngựa, Quan Công, chú Tễu... hồn nhiên và hấp dẫn. Riêng các bé gái rất mê đánh chuyền. Chỉ với 10 que chuyền và một quả chuyền bằng quả ổi xanh, quả cà, quả bưởi con bị rụng hoặc véo hòn đất dẻo vo tròn lại là xong. Các em vào trò: tay tung quả lên, lại phải nhặt que chuyền rồi bắt quả cho đúng, miệng phải nói từng câu cho hợp, cho nhịp nhàng với từng động tác. Vì thế mắt phải tinh, tay phải nhanh, khéo và chính xác. Từ nhặt một que mỗi lần đến hai que, ba que... và cuối cùng là 10 que. Các que ấy được rải ra nên rất khó vơ, làm sao trong một giây phải vơ gọn, vơ hết, không rơi que nào và lại bắt gọn quả chuyền cũng bằng bàn tay ấy. Thế mới khó. Làm được mới giỏi.

Trò chơi dân gian còn mang tính thể thao, rèn luyện sức mạnh và sự dẻo dai cho trẻ. Chỉ với cái mo cau rụng, đứa ngồi, đứa kéo chạy vòng quanh sân đã trở thành chiếc xe bong bong. Rồi nhảy dây, đá cầu, đu, nhào lộn,... đều cần đến cơ bắp vừa mạnh vừa chính xác. Cái trò "trồng nụ trồng hoa" chẳng cần dụng cụ gì mà hấp dẫn hết chỗ nói. Đây chính là môn thể thao nhảy cao không cần xà. Mới đầu nhảy qua một hai bàn chân dựng đứng thì dễ, đến khi cả bốn bàn chân và bốn nắm tay của cả hai trẻ chồng lên cao thì có lẽ đã đến sáu bảy mươi phân, nhảy qua không chạm quả là không phải đùa.

Tính tập thể kết hợp với ca hát cũng là nét độc đáo của trò chơi dân gian cho trẻ em. Điệu múa kỳ lân đêm Rằm tháng Tám, trò chơi "thả đỉa ba ba", vừa chơi vừa hát những câu đồng dao bao nhiêu trẻ tham dự cũng được.

Do cuộc sống lao động gắn liền với thiên nhiên hoang sơ nên trẻ em sớm biết chơi với các con vật. Ngoài chim muông, trẻ em còn biết đưa chuồn chuồn, châu chấu, cào cào vào trò chơi.

VII. Sự tích Hằng Nga

Tương truyền, vào thời xa xưa, trên trời xuất hiện mười ông mặt trời, cùng chiếu xuống mặt đất nóng đến bốc khói, biển hồ khô cạn, người dân gần như không thể sống nổi. Chuyện này đã làm kinh động đến một anh hùng tên là Hậu Nghệ. Anh đã trèo lên đỉnh núi Côn Lôn, dùng thần lực giương nỏ thần bắn rụng chín ông mặt trời. Hậu Nghệ đã lập nên thần công cái thế, nhận được sự tôn kính và yêu mến của mọi người, rất nhiều chí sĩ mộ danh đã tìm đến tầm sư học đạo, trong đó có Bồng Mông là một kẻ tâm thuật bất chính.

Không lâu sau, Hậu Nghệ lấy một người vợ xinh đẹp, tốt bụng, tên là Hằng Nga. Ngoài dạy học săn bắn, cả ngày Hậu Nghệ luôn ở bên cạnh vợ, mọi người đều ngưỡng mộ đôi vợ chồng trai tài gái sắc này.

Một hôm, Hậu Nghệ đến núi Côn Lôn thăm bạn, trên đường tình cờ gặp được Vương mẫu nương nương đi ngang qua, bèn xin Vương mẫu thuốc trường sinh bất tử. Nghe nói, uống thuốc này vào, sẽ lập tức được bay lên trời thành tiên. Nhưng Hậu Nghệ không nỡ rời xa vợ hiền, đành tạm thời đưa thuốc bất tử cho Hằng Nga cất giữ. Hằng Nga cất thuốc vào hộp đựng gương lược của mình, không ngờ đã bị Bồng Mông nhìn thấy.

Ba ngày sau, Hậu Nghệ dẫn học trò ra ngoài săn bắn, Bồng Mông với tâm địa xấu xa đã giả vờ lâm bệnh, xin ở lại. Đợi Hậu Nghệ dẫn các học trò đi không lâu, Bồng Mông tay cầm bảo kiếm, đột nhập vào hậu viện, ép Hằng Nga phải đưa ra thuốc bất tử. Hằng Nga biết mình không phải là đối thủ của Bồng Mông, trong lúc nguy cấp đã vội vàng mở hộp gương lược, lấy thuốc bất tử ra và uống hết. Hằng Nga uống thuốc xong, thấy người bỗng nhẹ rời khỏi mặt đất, hướng về cửa sổ và bay lên trời. Nhưng do Hằng Nga còn nhớ chồng, nên chỉ bay đến mặt trăng là nơi gần với nhân gian nhất rồi trở thành tiên.

Tối hôm đó, khi Hậu Nghệ về đến nhà, các thị nữ vừa khóc vừa kể lại câu chuyện xảy ra lúc sáng. Hậu Nghệ vừa lo vừa giận, đã rút kiếm tìm giết nghịch đồ, nhưng Bồng Mông đã trốn đi từ lâu. Hậu Nghệ nổi giận nhưng chỉ biết vỗ ngực giậm chân kêu khóc. Trong lúc đau khổ, Hậu Nghệ đã ngửa cổ lên trời đêm gọi tên vợ hiền. Khi đó, anh kinh ngạc phát hiện ra, trăng hôm nay đặc biệt sáng ngời, mà còn có thêm một bóng người cử động trông giống Hằng Nga. Hậu Nghệ vội sai người đến hậu hoa viên nơi Hằng Nga yêu thích, lập bàn hương án, đặt lên đó những món ăn và trái cây mà bình thường Hằng Nga thích ăn nhất, để tế Hằng Nga nơi cung trăng đang nhớ đến mình.

Sau khi mọi người nghe tin Hằng Nga lên cung trăng thành tiên nữ, đều đã lần lượt bày hương án dưới ánh trăng, cầu xin Hằng Nga tốt bụng ban cho may mắn và bình an. Từ đó, phong tục "bái nguyệt" vào Tết Trung Thu được truyền đi trong dân gian.

VIII. Chú Cuội cung trăng

Nhìn lên mặt trăng, ng­ười ta thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có ngư­ời ngồi dư­ới gốc, ngư­ời ta gọi cái hình ấy là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa...

Ngày x­a ở một miền nọ có một ng­ười tiều phu tên là Cuội. Một hôm, như lệ thư­ờng, Cuội vác rìu vào rừng sâu tìm cây mà chặt. Khi đến gần một con suối nhỏ, Cuội bỗng giật mình trông thấy một cái hang cọp. Nhìn tr­ước nhìn sau anh chỉ thấy có bốn con cọp con đang vờn nhau. Cuội liền xông đến vung rìu bổ cho mỗi con một nhát lăn quay trên mặt đất. Nhưng vừa lúc đó, cọp mẹ cũng về tới nơi. Nghe tiếng gầm kinh hồn ở sau lư­ng, Cuội chỉ kịp quẳng rìu leo thoắt lên ngọn một cây cao. Từ trên nhìn xuống, Cuội thấy cọp mẹ lồng lộn tr­ước đàn con đã chết. Như­ng chỉ một lát, cọp mẹ lẳng lặng đi đến một gốc cây gần chỗ Cuội ẩn, đớp lấy một ít lá rồi trở về nhai và mớm cho con. Ch­ưa đầy ăn giập miếng trầu, bốn con cọp con đã vẫy đuôi xông lại, khiến cho Cuội vô cùng sửng sốt. Chờ cho cọp mẹ tha con đi nơi khác, Cuội mới lần xuống tìm đến cây lạ kia đào gốc vác về.

Dọc đ­ường gặp một ông lão ăn mày nằm chết vật trên bãi cỏ, Cuội liền đặt gánh xuống, không ngần ngại, bứt ngay mấy lá nhai và mớm cho ông già! Mầu nhiệm làm sao, mớm vừa xong, ông lão đã mở mắt ngồi dậy. Thấy có cây lạ, ông lão liền hỏi chuyện. Cuội thực tình kể lại đầu đuôi. Nghe xong ông lão kêu lên:

- Trời ơi! Cây này chính là cây có phép "cải tử hoàn sinh" đây. Thật là trời cho con để cứu giúp thiên hạ. Con hãy chăm sóc cho cây như­ng nhớ đừng tư­ới bằng n­ước bẩn mà cây bay lên trời đó!

Nói rồi ông lão chống gậy đi. Còn Cuội thì gánh cây về nhà trồng ở góc v­ườn phía đông, luôn luôn nhớ lời ông lão dặn, ngày nào cũng t­ới bằng nư­ớc giếng trong.

Từ ngày có cây thuốc quý, Cuội cứu sống đ­ược rất nhiều ngư­ời. Hễ nghe nói có ai nhắm mắt tắt hơi là Cuội vui lòng mang lá cây đến tận nơi cứu chữa. Tiếng đồn Cuội có phép lạ lan đi khắp nơi.

Một hôm, Cuội lội qua sông gặp xác một con chó chết trôi. Cuội vớt lên rồi giở lá trong mình ra cứu chữa cho chó sống lại. Con chó quấn quít theo Cuội, tỏ lòng biết ơn. Từ đấy, Cuội có thêm một con vật tinh khôn làm bạn.

Một lần khác, có lão nhà giàu ở làng bên hớt hải chạy đến tìm Cuội, vật nài xin Cuội cứu cho con gái mình vừa sẩy chân chết đuối. Cuội vui lòng theo về nhà, lấy lá chữa cho. Chỉ một lát sau, mặt cô gái đang tái nhợt bỗng hồng hào hẳn lên, rồi sống lại. Thấy Cuội là người cứu sống mình, cô gái xin làm vợ chàng. Lão nhà giàu cũng vui lòng gả con cho Cuội.

Vợ chồng Cuội sống với nhau thuận hòa, êm ấm thì thốt nhiên một hôm, trong khi Cuội đi vắng, có bọn giặc đi qua nhà Cuội. Biết Cuội có phép cải tử hoàn sinh, chúng quyết tâm chơi ác. Chúng bèn giết vợ Cuội, cố ý moi ruột ngư­ời đàn bà vứt xuống sông, rồi mới kéo nhau đi. Khi Cuội trở về thì vợ đã chết từ bao giờ, mớm bao nhiêu lá vẫn không công hiệu, vì không có ruột thì làm sao mà sống đ­ược.

Thấy chủ khóc thảm thiết, con chó lại gần xin hiến ruột mình thay vào ruột vợ chủ. Cuội ch­a từng làm thế bao giờ, nh­ưng cũng liều m­ợn ruột chó thay ruột ngư­ời xem sao. Quả nhiên ng­ười vợ sống lại và vẫn trẻ đẹp nh­ư x­a. Thư­ơng con chó có nghĩa, Cuội bèn nặn thử một bộ ruột bằng đất, rồi đặt vào bụng chó, chó cũng sống lại. Vợ với chồng, ng­ười với vật lại càng quấn quít với nhau hơn x­a.

Như­ng cũng từ đấy, tính nết vợ Cuội tự nhiên thay đổi hẳn. Hễ nói đâu là quên đó, làm cho Cuội lắm lúc bực mình. Đã không biết mấy lần, chồng dặn vợ: "Có đái thì đái bên Tây, chớ đái bên Đông, cây dông lên trời!". Nhưng vợ Cuội hình như­ lú ruột, lú gan, vừa nghe dặn xong đã quên biến ngay.

Một buổi chiều, chồng còn đi rừng kiếm củi chư­a về, vợ ra v­ườn sau, không còn nhớ lời chồng dặn, cứ nhằm vào gốc cây quý mà đái. Không ngờ chị ta vừa đái xong thì mặt đất chuyển động, cây đảo mạnh, gió thổi ào ào. Cây đa tự nhiên bật gốc, lững thững bay lên trời.

Vừa lúc đó thì Cuội về đến nhà. Thấy thế, Cuội hốt hoảng vứt gánh củi, nhảy bổ đến, toan níu cây lại. Nh­ưng cây lúc ấy đã rời khỏi mặt đất lên quá đầu ngư­ời. Cuội chỉ kịp móc rìu vào rễ cây, định lôi cây xuống, nh­ưng cây vẫn cứ bốc lên, không một sức nào cản nổi. Cuội cũng nhất định không chịu buông, thành thử cây kéo cả Cuội bay vút lên đến cung trăng.

Từ đấy Cuội ở luôn cung trăng với cả cái cây quý của mình. Mỗi năm cây chỉ rụng xuống biển có một lá. Bọn cá heo đã chực sẵn, khi lá xuống đến mặt n­ước là chúng tranh nhau đớp lấy, coi nh­ư món thuốc quý để cứu chữa cho tộc loại chúng. Nhìn lên mặt trăng, ng­ười ta thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có ngư­ời ngồi dư­ới gốc, ngư­ời ta gọi cái hình ấy là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa...


 

> Trả lời nhanh
Bình luận của bạn sẽ được đăng sau khi chủ blog kiểm duyệt và chấp nhận
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Thông tin cá nhân

Yêutinhheo
Họ tên: Bùi Minh Thuỷ
Nghề nghiệp: Học sinh
Sinh nhật: : 9 Tháng 9 - 1995
Nơi ở: Trung tâm của vương quốc heo đất
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
Bạn hãy nhớ bạn là con người và đừng tự làm mình hèn hạ

Bạn bè
hong_ngoc123
hong_ngoc123
babiimeo
babiimeo
nh0c_i3u
nh0c_i3u
le_phi47
le_phi47
BeShOcK_01
BeShOcK_01
candy_hp
candy_hp
ngoisaobang_vy
ngoisaobang_vy
1USD
1USD
lũ_quỷ_của_chúa
lũ_quỷ_của_chúa
lolem_hepho596
lolem_hepho596
Xem tất cả


9 ân đức của Cha Mẹ
-Sinh: người Mẹ phải khó nhọc cưu mang hơn chín tháng, chịu sự đau đớn trong lúc đẩy thai nhi ra khỏi lòng mẹ

user posted image


-Cúc: Nuôi dưỡng, nâng đỡ, chăm nom, săn sóc hài nhi cả vật chất lẫn tinh thần. Tình cảm rất tự nhiên nhưng gắn bó ân cần, nên khi Cha Mẹ nhìn con thêm hân hoan vui vẻ, bé nhìn Cha Mẹ càng mừng rỡ cười tươi.

-Súc: Cho bú mớm, lo sữa nước cháo cơm, chuẩn bị áo xống ấm lạnh theo thời tiết mỗi mùa; trông cho con lần hồi biết cử động, điều hòa và nên vóc nên hình cân đối xinh đẹp.

-Dục: Dạy dỗ con thơ động chân cất bước linh hoạt tự nhiên; biết chào kính người lớn, vui với bạn đồng hàng; tập con từ câu nói tiếng cười hồn nhiên vui vẻ. Khi trẻ lớn khôn thì khuyên răng dạy dỗ con chăm ngoan, để tiến bước trên đường đời.

"Dạy con từ thuở còn thơ,
Mong con lanh lợi, mẹ cha yên lòng"

-: Âu yếm, nâng niu, vuốt ve, bế ẵm ... để con trẻ vào đời trong tình cảm trìu mến thân thương .

-Cố: Chăm nom, thương nhớ, đoái hoài, cố cập con trẻ từ tấm bé đến khi không lớn, lúc ở gần cũng như lúc đi xa :

"Con đi đường xa cách
Cha Mẹ bóng theo hình
Ngày đêm không ngơi nghỉ
Sớm tối dạ nào khuây"

-Phúc: Giữ gìn, đùm bọc, che gió, chắn mưa, nhường khô, nằm ướt, hay Cha Me quên mình chống đỡ những bạo lực bất cứ từ đầu đến, để bảo vệ cho con.

-Phục: theo khả năng và tâm tính của trẻ mà uốn nắn, dạy dỗ, tìm phương pháp hướng dẫn trẻ vươn lên hợp tình đời lẽ đạo, tránh cho con bị lôi cuốn bởi tiền tài ảo vọng, vật chất và thị hiếu bên ngoài.

-Trưởng: Lo lắng tận tình, đầu tư hợp lý, cho con học tập để chuẩn bị dấn thân với đời; cố vấn cho con nên vợ thành chồng xứng hợp với gia phong, thế đạo. Dù không cố chấp vấn đề "môn đăng hộ đối", nhưng vợ chồng so le về tuổi tác, trình độ, sức khỏe và khả năng thu hoạch tiền tài... cũng thiếu đi phần nào hạnh phúc lứa đôi, mà tuổi trẻ thường vì tiếng sét ái tình, làm lu mờ lý trí, khi tỉnh ngộ xem như chén nước đã đổ, khó mà lấy lại đủ!

Sổ lịch

♥ Hãy nhớ rằng ...♥
- Có ai đó rất tự hào về bạn .
- Có ai đó đang nghĩ đến bạn
- Có ai đó quan tâm đến bạn
- Có ai đó rất nhớ bạn


- Có ai đó muốn nói chuyện với bạn
- Có ai đó muốn ở cạnh bạn
- Có ai đó luôn mong sự bình yên cho bạn


- Có ai đó luôn biết ơn mọi sự cổ vũ của bạn
- Có ai đó muốn nắm tay bạn
- Có ai đó luôn muốn bạn hạnh phúc


- Có ai đó muốn tặng quà cho bạn
- Có ai đó thán phục sự mạnh mẽ của bạn
- Có ai đó muốn bảo vệ bạn


- Có ai đó yêu thương bạn vì chính bạn là bạn
- Có ai đó rất vui khi bạn là bạn của họ
- Có ai đó muốn bạn biết rằng họ sẵng sàng ở bên bạn


- Có ai đó muốn làm mọi điều dành cho bạn
- Có ai đó muốn chia sẻ cùng bạn
- Có ai đó vẫn tha thiết với cuộc sống chỉ bởi vì bạn


- Có ai đó luôn cần sự động viên của bạn
- Có ai đó cần niềm tin ở bạn
- Có ai đó vẫn tin tưởng ở bạn
- Có ai đó thích một bản nhạc nhắc họ về bạn


(..::| Yêu là gì? |::..)
Phải chăng là khi tim bạn đập nhanh, lòng bạn tay bạn ướt đẫm mồ hôi, giọng nói bạn phải chạy theo mới có thể bắt kịp với nhịp đập trái tim nơi lồng ngực?
Đó chưa phải là yêu… Chỉ là THÍCH

Phải chăng là bạn không thể giữ cho mắt và tay bạn rời khỏi họ?
Đó chưa phải là yêu… Chỉ là SỰ THÈM MUỐN

Phải chăng là bạn luôn hãnh diện và háo hức muốn khoe họ với mọi người vì họ rất tuyệt?
Đó chưa phải là yêu… Chỉ là MAY MẮN

Phải chăng là bạn cần họ vì bạn biết họ đang có mặt bên cạnh bạn?
Đó chưa phải là yêu… Bạn cảm thấy như thế, bởi vì bạn đang CÔ ĐƠN

Phải chăng là bạn ở bên cạnh họ vì đó là điều họ muốn?
Đó chưa phải là tình yêu… Chỉ là LÒNG TRUNG THÀNH

Phải chăng là bạn ở bên họ vì vẻ bề ngòai của họ làm cho tim bạn đập nhanh hơn một nhịp?
Đó chưa phải là yêu… Chỉ là SỰ MÊ MUỘI

Phải chăng là bạn tha thứ mọi lỗi lầm của họ vì bạn quan tâm họ?
Đó không phải là yêu… Đó là TÌNH BẠN

Phải chăng là khi bạn nói với họ rằng họ là người duy nhất bạn nghĩ tới?
Bạn không yêu họ rồi vì… bạn đã NÓI DỐI

Phải chăng là bạn cho họ những thứ bạn thích vì lợi ích của họ?
Đó chưa phải là tình yêu… Chỉ là LÒNG THẢO



Thế nhưng…


user posted image


Khi tim bạn vỡ vụn và đau nhói những lúc họ buồn...
Đó mới là YÊU

Khi những người khác dù có thu hút bạn, nhưng bạn vẫn ở lại bên cạnh họ một cách không hối hận…
Đó mới là YÊU

Bạn chấp nhận lỗi lầm của họ vì bạn biết đó là một phần tính cách của họ…
Đó mới là YÊU

Khi bạn khóc vì những nỗi đau của họ, dù là nhiều lúc đối với những nỗi đau đó, họ còn cứng cỏi hơn cả bạn nữa…
Đó mới là YÊU

Khi bạn cảm thấy như ánh mắt của họ nhìn thấu tim bạn, chạm vào tâm hồn bạn một cách sâu sắc đến đau lòng…
Đó mới là YÊU

Phải chăng bạn bằng lòng đưa trái tim, cuộc đời, sự sống cho họ chứ?
Nếu có thì đó là YÊU



user posted imageTình yêu có muôn vàn điều kỳ diệu và trong muôn vàn điều kỳ diệu có tình yêu

« CHỈ CÓ TÌNH YÊU »
user posted image


Ngày mới đã bước sang được 2 tiếng rồi, trời vẫn mưa rả rích
Anh với em lại gặp nhau nơi ngã tư xưa
Em nói với anh rằng em còn phân vân quá
Rằng em chẳng thể quyết định được điều gì
Vậy có phải là em muốn anh quyết định hộ lòng em


Nhưng chỉ có tình yêu mới cho ta biết rõ
Nên thử lại 1 lần hay quay bước ra đi
Nhưng anh vẫn tin vào một ngày mai tươi sáng của đôi mình
Vì thế anh sẽ cố gắng với những gì anh có thể
Và ngày đêm nguyện cầu trái tim em sẽ có khi rộng mở
Nhưng anh chẳng thể cho em hiểu hết lòng anh
Đó là điều chỉ tình yêu làm được


Trong vòng tay em cùng ngắm buổi rạng đông
Mặt kề nhau mà như thể cách xa ngàn vạn dặm
Chân lý này anh đã gắng hết mình cho em hiểu
Rằng tình yêu có thể vượt lên trên tất cả mọi nỗi đau
Nếu ta có niềm tin, nếu ta rộng mở tấm lòng


Nhưng chỉ có tình yêu mới cho ta biết rõ
Nên thử lại 1 lần hay quay bước ra đi
Nhưng anh vẫn tin vào một ngày mai tươi sáng của đôi mình
Vì thế anh sẽ cố gắng với những gì anh có thể
Và ngày đêm nguyện cầu trái tim em sẽ có khi rộng mở
Nhưng anh chẳng thể cho em hiểu hết lòng anh
Đó là điều chỉ tình yêu làm được


Và anh biết nếu anh có thể tìm được đủ ngôn từ
Để đến được nơi sâu thẳm trong trái tim em
Ngọn lửa giấc mơ của chúng ta sẽ lại được nhen lên
Và sẽ không để chúng ta phải nói lời chia tay mãi mãi


Nhưng chỉ có tình yêu mới cho ta biết rõ
Nên thử lại 1 lần hay quay bước ra đi
Nhưng anh vẫn tin vào một ngày mai tươi sáng của đôi mình
Vì thế anh sẽ cố gắng với những gì anh có thể
Và ngày đêm nguyện cầu trái tim em sẽ có khi rộng mở
Nhưng anh chẳng thể cho em hiểu hết lòng anh
Đó là điều chỉ tình yêu làm được
Đó là điều chỉ tình yêu làm được

»Điều Kì Diệu Mang Tên Tình Yêu«
user posted image


♥ Nếu ta yêu một người mà người ấy không yêu lại mình, hãy cứ dịu dàng với bản thân vì ta đã không làm điều gì sai trái cả. Tất cả chỉ vì tình yêu đã không chọn chỗ dừng chân nơi trái tim người ấy mà thôi.

♥ Nếu một người nào đó yêu ta nhưng ta lại không yêu ngừơi ấy, hãy tôn trọng điều đó vì tình yêu đã đến gõ cửa trái tim ta, nhưng hãy nhẹ nhàng từ chối nhận món quà mà mình không thể đáp lại. Đừng nhận để không gây đau khổ. Cách ta cư xử với tình yêu chính là cách ta cư xử với chính mình, mọi con tim đều có cùng cảm nhận về nỗi đau và niềm hạnh phúc ngay cả khi cách sống và con đường chúng ta đi có khác nhau.

♥ Nếu ta yêu một người và họ cũng yêu ta , nhưng rồi tỉnh yêu lại ra đi, thì cũng đừng nên níu kéo hay đỗ lỗi mà hãy để nó ra đi. Mọi lý do đều có ý nghĩa riêng của nó và rồi ta sẽ hiểu. Hãy nhớ rằng ta không lựa chọn tình yêu. Mà là tình yêu chọn lựa ta. Tất cả những gì mà chúng ta thật sự có thể làm là hãy đón nhận tình yêu với tất cả những điều kì diệu của nó khi tình yêu đến. Khi tình yêu ngập tràn trong tâm hồn ta, hãy cảm nhận từng hơi thở của nó nhưng rồi hãy dang rộng tay và để cho nó ra đi một khi tình yêu đã muốn thế. Hãy mang tình yêu đến cho những người đã làm sống lại tình yêu trong ta, mang đến cho những ai thiếu thốn tình cảm trong tâm hồn, mang đến cho thế giới xung quanh mình bằng mọi cách mà ta có thể làm được.Có những người đang yêu đã sai lầm. Sống một cuộc sống không tình yêu lâu ngày, họ cho rằng tình yêu chỉ là một nhu cầu. Họ ngỡ rằng con tim là một chỗ trống mà tình yêu có thể lấp đầy, họ bắt đầu nhìn tình yêu như một điều sẽ phải đến với mình, hơn là một điều xuất phát từ chính bản thân mình. Họ quên đi điều kì diệu nhất của tình yêu , đó là – tình yêu là một món quà – mà chỉ có thể đâm chồi nảy lộc khi được trao tặng đi . Hãy nhớ lấy điều này và giữ gìn nó trong trái tim mình .Mãi mãi tình yêu là một điều bí mật. Hãy tận hưởng niềm hạnh phúc khi tình yêu đến ngự trị trong ta dù chỉ một khoảnh khắc của cuộc đời mình

(¯`Tình Yêu Là Sự Tôn Kính´¯)
- Tình yêu là sự tôn kính , là đìều đầu tiên để nhân loại trở lên tốt đẹp .
- Tình yêu là vô giá : Không bán không yêu không mặc cả .Muốn được yêu phải đem đời trả giá .
- Trái tim cảm nhận được những gì đẹp nhất mà con người không thể nhìn thấy hay chạm tới được .
- Ai yêu mãnh liệt người đó sẽ tin vào điều không thể .
- Tình yêu đẹp nhất cũng cần có nước mắt .
- Sự giận dỗi trong tình yêu cũng như muối , không nên cho quá nhiều .
- Sự lừa dối của tình yêu ghê sợ hơn tất cả !
- Tình yêu như những đốm lửa , nó đốt cháy đến tận xương tuỷ và toả sáng đến tận trời xanh .
- Lời dèm pha , đó là những mũi tên có lửa .
- Hình ảnh của người yêu không thể già đi.Vì mỗi giây phút là giờ nó sinh ra .
- Tình yêu có thể hoá túp lều tranh thành lâu đài vàng .
- Ghen tuông làm đảo lộn và đầu độc những gì tốt đẹp nhất trong tình yêu .
- Hạnh phúc nằm ngay trong nhà mình , không nên đi tìm trong vườn ngưởi khác .
- Bất cứ số phận nào cũng tìm thấy trong tình yêu một chỗ dựa .
- Tình yêu mà không có sự tôn trọng thì không thể tiến xa được , bay xa được .
- Không có gì dịu dàng và cứng rắn như trái tim .
- Người ta xét đoán theo vẻ bề ngoài hơn là thực chất .Ai cũng có mắt nhưng ít người có khả năng nhìn thấu suốt .
- Người phụ nữ chỉ tin lời tỏ tình khi nói lên khẽ khàng và giản dị .
- Cần phải gặp một quỉ xứ để hiểu lấy một thiên thần .
- Hãy yêu bằng một tình yêu lãng mạn nhưng đừng quên bước hụt hẫng muôn thủa khi trở về với thực tế .
- Tình yêu như dòng sông cuộn chảy , không có chỗ cho kẻ ngược dòng . Vẻ đẹp đánh vào mắt nhưng phẩm giá chinh phục tâm hồn .
- Không có gì cao quí và đáng kính hơn lòng chung thuỷ.

Ngày xa anh …
user posted image


Ngày xa anh…

Ngày xa anh… Em nghe tim mình say mèm vì uống quá nhiều nỗi nhớ… Những nỗi nhớ mang tên "Không Dịu Êm".

Ngày xa anh… Em học được cách tận hưởng cái cảm giác chờ đợi.

Ngày xa anh… Ngày qua nhanh hơn em tưởng. Sáng nhớ anh. Chiều nhớ anh. Tối nhớ anh. Rồi lại bắt đầu một ngày mới nhớ anh. Thật lạ lùng, với em ngày không dài như người ta vẫn thường cảm thấy khi xa người mình yêu. Có lẽ, khi có một điều gì đó để đợi chờ, ngày sẽ ngắn hơn và thú vị hơn. Hay có lẽ, anh đã làm tâm trí em phải bận rộn suốt ngày nên mới thấy thời gian bay nhanh như thế.

Ngày xa anh… Nghĩ về anh dường như đã trở thành thói quen của em mất rồi. Và sự thật, ngày nào em cũng phát hiện ra cùng một điều như nhau, đó là, không khi nào em ngừng nghĩ về anh. Em như một chiếc tủ mà khi mở ra tất cả các ngăn đều chứa đầy hình ảnh của anh trong đó.

Ngày xa anh… Em khám phá ra những giá trị của Internet, của Yahoo, của Mobiphone mà trước đây em chưa hề nghĩ mình sẽ quan tâm nhiều đến như vậy. Và em thầm biết ơn tất cả hơn bao giờ hết.

Ngày xa anh… Em nhận ra một điều, không phải lúc nào những ký tự được gõ trên bàn phím cũng đều là những thứ vô hồn, vô cảm. Thật đấy! Em nghe thấy giọng nói của anh. Ánh nhìn ấm áp sau đôi kính cận. Cái nụ cười ngọt ngào pha chút lém lỉnh. Cái hếch mũi khó chịu. Cái đầu đinh ngô ngố trông yêu không chịu được… Và anh. Em ngắm anh qua những ký tự tưởng chừng như không có linh hồn ấy.

Ngày xa anh… Em biết thế nào là cái cảm giác bất ngờ đến hạnh phúc, cứ mỗi khi xuất hiện dòng thông báo từ Yahoo "You have 1 new mail message", cho dù đã là cái mail thứ 300 rồi.

Ngày xa anh… Mail, em không thể sống thiếu mail. Mail em thích và em thích mail. Em học được cách thổi vào những bức mail linh hồn em, nụ cười em, và cả nhịp đập tim em nữa.

Ngày xa anh… Em thưởng cho mình cái cảm giác sung sướng, cứ mỗi khi thêm vào được một điều mới mẻ trong chuỗi những phát hiện của em về anh, tựa như một đứa trẻ lần đầu tiên khám phá ra một điều gì đó rất thú vị.

Ngày xa anh… Em học được cách tận hưởng và biết ơn mọi khoảnh khắc em được đón nhận mỗi ngày. Cuộc đời này không hoàn toàn màu hồng nhưng nó thật đáng yêu. Mỗi một ngày với em là một món quà quí giá, và khi mở nó ra, em thấy anh trong đó!

Ngày xa anh… Tự nhiên thích ngắm máy bay trên bầu trời xa kia. Thấy thân quen ngỡ như anh đang ngồi trên đó.

Ngày xa anh… Em hay xách xe lòng vòng xuống phố. Thèm cái cảm giác bất chợt bắt gặp anh, như những ngày trước.

Ngày xa anh… Thấy yêu những mảng màu đêm tĩnh lặng huyền bí. Yêu ánh trăng. Tưởng tượng anh cũng đang nhìn lên trăng như em... Một cảm giác thật khó tả!

Ngày xa anh… Có lẽ trên trái đất này, chỉ mỗi em, cảm nhận được cái "sức nóng" của những buổi đêm ngày đông… Tựa hồ như có ngàn ngọn lửa đang thiêu đốt trong em… Em nhớ anh!

Ngày xa anh… Em yêu nhiều và viết cũng nhiều. Viết cho anh. Viết cho em. Viết về những gì có tim anh - tim em trong đó. Những lá thư chưa bao giờ gửi. Những câu thơ. Những điều ước xếp trong ngôi sao và cánh hạc.

Ngày xa anh… Em cảm giác như trái đất này vô cùng nhỏ bé, mọi nơi trên thế giới đều rất gần nhau. Như thể nước Đức sát biên giới với Việt Nam vậy.

Ngày xa anh… Em thậm chí còn không tin nổi là mình đã trở thành một "crazy fan" của đất nước ấy, con người ấy, đội bóng ấy. Như thể một du khách trung thành nhất, dù chưa bao giờ đặt chân đến đó.

Ngày xa anh… Em phát hiện ra một điều hết sức thú vị, rằng anh và em, mình có thể kéo dài thời gian của một ngày thêm 6 tiếng nữa. Vì mình lệch nhau 6 múi giờ mà. Chẳng phải khi em bước sang 0 giờ 1 phút thì anh vẫn còn đang dùng bữa tối lúc 6 giờ sao?

Ngày xa anh… Em đặc biệt thích cái câu hát "Như chưa từng có những phút lìa xa… Những con đường anh đi rồi cũng sẽ đưa anh về bên em…". Cái bài hát "Chân tình" mà anh đã hát tặng em ngày ấy. Anh nhớ không?

Ngày xa anh… Em đỏ cả mặt mỗi khi nghe ai đó hát bài "Mong anh về". Như một kẻ bị "đánh trúng tim đen". Như thể bài hát ấy viết cho riêng em.

Ngày xa anh… Anh đang ở đâu? – Không phải Đức, không phải Việt Nam, cũng không phải một nơi nào khác… Mà, anh đang ở đây, ngay trong tim em!


- Hà Nội những ngày xa anh, 2006 -

Sắc màu
Trắng trinh nguyên, ngây thơ và mơ mộng.

Tôi yêu màu trắng. Yêu sắc áo học trò ngây thơ, tinh khiết. Yêu sắc mây trời dệt mộng những chuyện thần tiên.

Xanh dịu dàng, hy vọng ở tương lai.

Tôi yêu màu xanh. Yêu biển cả mênh mông sâu thẳm. Yêu bầu trời bao la vời vợi.

Vàng kiêu sa vẻ quý phái trang đài.

Tôi yêu màu vàng. Yêu trời chiều nhàn nhạt nắng. Yêu lá úa trong rừng khô xào xạt.

Đỏ hoạt động, hăng say và cương quyết.

Tôi yêu màu đỏ. Yêu cánh phượng gọi hè về rực rỡ. Yêu lá trạng nguyên sưởi ấm đêm đông.

Tím khiêm nhường hay mơ mộng luyến tiếc.

Tôi yêu màu tím. Yêu hoa sao nhái mỏng manh trong gió núi. Yêu dòng mực nghiêng nghiêng nét chữ học trò.

Hồng trẻ trung nét tươi thắm thương yêu.

Tôi yêu màu hồng. Yêu hoa kiếm ấm nồng dòng máu đỏ. Yêu màu áo cô đẹp quá dịu dàng.

Lục thăng trầm trong yên tĩnh cô liêu.

Tôi yêu màu xanh. Yêu hàng cây nghiêng mình soi bóng nước. Yêu thảm cỏ mượt mà thăm thắm nhà ai.

Nâu ẩn dật và phụng thờ lý tưởng.

Tôi yêu màu nâu. Yêu ánh mắt xoe tròn con trẻ. Yêu chiếc áo bạc màu ngoại ấm ủ ngày xưa...

Nhạc nền

                          


t8m
 

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com