Feb 27 2022, 09:49 PM
Bởi: viett
Thông tin trong quản trị doanh nghiệp được hiểu như thế nào?
Các vấn đề trong quản trị doanh nghiệp có phần khá khó để nắm bắt đối với những người ngoài ngành. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi mang đến thông tin về một vấn đề cũng tương đối quan trọng trong quản trị doanh nghiệp - thông tin. Thông tin là gì?Thông tin là một phạm trù rất rộng, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, và tùy vào từng lĩnh vực sẽ có quan niệm về thông tin khác nhau. Thông tin là sự trao đổi, thông báo hay giải thích về một hiện tượng nào đó thông qua các tín hiệu như chữ số, chữ viết, âm thanh… nhằm mục đích mang lại một kiến thức, một sự hiểu biết nào đó cho những người nhận tin. Ngoài ra, thông tin cũng có thể được hiểu là tất cả các sự việc, sự kiện, phán đoán , ý tưởng làm cho con người tăng sự hiểu biết thông qua việc giao tiếp hoặc các phương tiện thông tin đại chúng hoặc tất cả các hiện tượng trong môi trường xung quanh mà chúng ta có thể quan sát được. Tìm hiểu thêm về: Công ty luật TNHH Everest - công ty luật uy tín Quản trị doanh nghiệp là gì?Quản trị doanh nghiệp là các quy định, cơ chế được xây dựng hướng tới mục đích điều hành và kiểm soát doanh nghiệp. Các cơ chế, quy định này được đặt ra nhằm đảo bảo được mục tiêu cân bằng quyền lợi của những bên có liên quan như các cổ đông, người quản lý, khách hàng… Đây là một quá trình tác động một cách liên tục, có tổ chức cùng sự định hướng của người đứng đầu doanh nghiệp tới những người lao động trong doanh nghiệp. Trong đó, sử dụng một cách tốt nhất những cơ hội cùng tiềm năng để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, kiểm soát nội bộ, công bố thông tin… của doanh nghiệp. Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và chỉ đạo là các chức năng của quản trị doanh nghiệp. Thông tin trong quản trị doanh nghiệpThông tin trong quản trịThông tin sử dụng trong hoạt động quản trị doanh nghiệp là những tin tức mới và được đánh giá là có ích đối với việc ra quyết định về các hoạt động của doanh nghiệp. Thông tin trong phần lớn các tổ chức hiện đại là quá trình trao đổi những thông điệp được chuyển thông qua các hệ thống thông tin quản lý phức tạp. Nơi này, dữ liệu được nhập từ nhiều nguồn khác nhau và được phân tích và chuyển cho người nhận bằng điện tử. Thông tin trong quản trị chính là sự phản ánh hình thức và nội dung vận động, liên hệ giữa các đối tượng, giữa hệ thống với môi trường. Nó có sự liên quan đến chuyển giao, liên lạc, truyền đạt cũng như hiểu được ỹ nghĩa của thông tin đó. Trong các doanh nghiệp thì trao đổi thông tin là hoạt động cơ bản của các nhà quản trị doanh nghiệp. Họ phải thực hiện các hoạt động như báo cáo với cấp trên, chỉ thị cho cấp dưới và sự trao đổi thông tin với các nhà quản trị khác. Hay cũng có thể là chia sẻ với những người trong và ngoài doanh nghiệp. Có thể bạn cũng muốn tìm hiểu về: dịch vụ giải thể doanh nghiệp trọn gói Quá trình thông tinQuá trình thông tin được phân thành các cấp độ là thông tin qua lại giữa các cá nhân, thông tin trong nhóm và trong tổ chức. Trong mỗi cấp độ sẽ có những vấn đề khác nhau và mức độ thông tin cũng khác nhau. Mỗi kênh thông tin sẽ bao gồm ba chặng: chặng gửi, chặng nhận và chặng chuyển tiếp thông tin. Vai trò của thông tin trong quản trịThông tin trong quản trị là một hoạt động có vai trò quan trọng được thể hiện cụ thể như sau: - Thông tin trong quản trị là phương tiện để thống nhất mọi hoạt động của một tổ chức. Đây được coi là phương tiện để liên lạc với nhau trong tổ chức và cũng là phương tiện để liên lạc nhau trong tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu chung mà doanh nghiệp đặt ra. Đây cũng được xem là một vai trò cơ bản của thông tin trong quản doanh nghiệp - Thông tin được dùng để thực hiện việc... Xem tiếp »
Feb 27 2022, 09:48 PM
Bởi: viett
Các biện pháp hoàn thiện hệ thống thông tin quản trị trong doanh nghiệp
Hệ thống thông tin quản trị doanh nghiệp là gì? Làm sao để phát triển hệ thống này? Nếu bạn đang đi tìm giải pháp để hoàn thiện hệ thống thông tin quản trị thì đừng bỏ lỡ bài viết sau đây. Hãy đồng hành cùng chúng tôi để tìm ra lời giải đáp về lĩnh vực này. Hệ thống thông tin quản trị trong doanh nghiệp là gì?Ngành nghề nào cũng cần có hệ thống thông tin nhất định. Bởi hệ thống thông tin chính là những thành phần cùng thực hiện các nhiệm vụ thu thập, lưu trữ, xử lý và cung cấp thông tin cho người sử dụng. Đặc biệt trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay thì việc xây dựng hệ thống thông tin càng trở nên quan trọng. Hệ thống thông tin quản trị chính là hệ thống thông tin được thiết lập trong một tổ chức nhằm hỗ trợ quá trình ra quyết định của các cấp quản trị. Hệ thống thông tin quản trị trong doanh nghiệp được thực hiện thông qua việc cung cấp thông tin giúp cho việc hoạch định, tổ chức, thực hiện và kiểm soát quá trình hoạt động của tổ chức. Xem thêm: công ty luật uy tín tại Hà Nội Các thành phần của hệ thống thông tin quản trịThành phần của hệ thống thông tin quản trị trong doanh nghiệp rất đa dạng. Thành phần quan trọng đầu tiên phải kể đến chính là con người. Con người vừa là nguyên nhân phát triển vừa là mục đích tồn tại của hệ thống. Thành phần con người gồm có các nhà quản trị và nhân viên khai thác vận hành hệ thống. Ngoài ra còn có những người bảo trì hệ thống mà chúng ta thường được biết đến với tên gọi kỹ thuật viên, lập trình, phân tích hệ thống. Bên cạnh yếu tố con người thì các thành phần bắt buộc cần có trong hệ thống thông tin quản trị gồm phần cứng và phần mềm. Phần cứng chính là máy tính, mạng internet, toàn bộ các trang thiết bị phục vụ cho việc thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền thông tin. Phần mềm chính là các chương trình máy tính cùng các tài liệu hướng dẫn phục vụ cho việc thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền thông tin. Dữ liệu cũng là thành phần trong hệ thống thông tin quản trị trong doanh nghiệp. Đó là toàn bộ các tài liệu, các số liệu thu thập được trong hệ thống, trong tổ chức doanh nghiệp. Các thành phần này đều có mối liên hệ với nhau và có sự thống nhất tạo nên sự hoàn chỉnh của hệ thống thông tin quản trị. Xem thêm tại: dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại tphcm Các biện pháp hoàn thiện hệ thống thông tin quản trịNâng cao nhận thức của ban lãnh đạo doanh nghiệpCác nhà quản trị là một thành phần quan trọng của hệ thống thông tin quản trị. Muốn phát triển hệ thống này thì nhân lực là điều cần phải hoàn thiện trước tiên. Các nhà quản trị cấp cao hay chính là ban lãnh đạo phải có nhận thức rõ ràng về hệ thống thông tin thì việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin mới có hiệu quả và chất lượng. Các thông tin trong hệ thống thông tin phục vụ trực tiếp cho chính các nhà quản trị doanh nghiệp để ra quyết định, lập kế hoạch. Vậy nên đây là biện pháp cơ bản và cần thiết nếu muốn hoàn thiện hệ thống thông tin quản trị. Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệViệc áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ một cách sâu rộng sẽ giúp cho hệ thống thông tin quản trị được hoạt động hiệu quả hơn. Cụ thể đó là cần phải đầu tư đồng bộ hệ thống máy tính cũng như các trang thiết bị công nghệ hiện đại khác. Như vậy việc tổ chức thu nhận, xử lý, cung cấp, lưu trữ và kiểm soát thông tin cũng sẽ dễ dàng hơn. Có thể nói đây chính là giải pháp tối ưu để thực hiện có hiệu quả hoạt động quản trị nguồn lực, tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tăng cường sử dụng các kỹ thuật công nghệ tương ứng để chống các phần mềm độc hại. Vì chúng có thể phá hoại dữ liệu, gây ảnh hưởng nghiêm... Xem tiếp »
Feb 25 2022, 09:03 PM
Bởi: viett
Các loại pháp nhân hiện nay Pháp nhân là một trong những chủ thể pháp luật không thể thiếu. Các loại pháp nhân theo quy định của pháp luật hiện nay được hiểu là các loại pháp nhân được phân loại theo những đặc tính riêng biệt. Vậy hiểu như thế nào về quy định này. Cùng tìm hiểu các loại pháp nhân hiện nay dưới bài viết này. Pháp nhân là gì?Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đầy đủ đủ các điều kiện sau đây: Được thành lập theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, hoặc luật khác có liên quan; Có cơ cấu tổ chức theo quy định dưới đây: Pháp nhân bắt buộc phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân. Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật. Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Tìm hiểu thêm: công ty luật uy tín Các loại pháp nhân theo pháp luật quy định hiện nay
Các điều kiện của pháp nhân là các yếu tố bắt buộc để công nhận một tổ chức có tư cách pháp nhân. Đó là những điều kiện cần và đủ để một tổ chức có tư cách chủ thể. Một pháp nhân phải có các điều kiện nêu trên và ngược lại một tổ chức có đủ các điều kiện nêu trên được coi là một pháp nhân. Tuy nhiên, các pháp nhân có những nhiệm vụ, mục đích, cũng như hình thức sở hữu khác nhau cho nên, có thể phân loại pháp nhân theo những đặc tính riêng biệt của chúng. Pháp nhân thương mại Pháp nhân thương mại là pháp nhân đáp ứng đủ 2 điều kiện sau đây: Có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận Lợi nhuận được chia cho các thành viên. Các pháp nhân dạng này tồn tại dưới các tên gọi khác nhau (doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác, các hợp tác xã,..) với mục đích hoạt động kinh doanh, được thành lập theo các trình tự thủ tục khác nhau. Tài sản của các tổ chức này thuộc các hình thức sở hữu khác nhau nhưng là tài sản riêng của các tổ chức đố và phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng đó. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, Luật doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Nội dung khác: tư vấn luật thừa kế Pháp nhân phi thương mại Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, nếu có lợi nhuận cũng không được phân chia cho các thành viên. Như vậy, mục tiêu lợi nhuận chỉ là mục tiêu phụ trong hoạt động của các pháp nhân này. Các cá nhân là thành viên pháp nhân chỉ được hưởng lương theo mức quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của pháp nhân phù hợp với quy định. Nếu năm tài chính của pháp nhân có lợi nhuận dư thì cũng không được chia lợi nhuận này cho các thành viên của pháp nhân mà phải đầu tư để tiếp tục phát triển pháp nhân. Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan Các pháp nhân là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang Là những pháp nhân được Nhà nước giao tài sản để thực hiện các chức năng quản lí nhà nước, các hoạt động khác trong lĩnh vực quản lý điều hành xã hội vì lợi ích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh (cơ quan... Xem tiếp »
Feb 25 2022, 08:45 PM
Bởi: viett
Tiêu chuẩn của một giám đốc doanh nghiệp là gì? Không phải ai có nhu cầu, sở thích cũng có thể trở thành một giám đốc doanh nghiệp. Pháp luật hiện có quy định về tiêu chuẩn của một giám đốc. Theo đó nếu bạn muốn trở thành giám đốc thì cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện mà pháp luật đề ra. Vậy có bao nhiêu tiêu chuẩn, đó là những tiêu chuẩn nào? Giám đốc doanh nghiệp là gì?Khoản 1 Điều 63 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định rõ về khái niệm thế nào được coi là giám đốc. Theo đó, giám đốc là người điều hành hoạt động hằng ngày của công ty. Đây cũng là người sẽ chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Làm giám đốc doanh nghiệp bạn sẽ có rất nhiều quyền lợi. Nhiều trường hợp giám đốc cũng được coi là đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Tuy nhiên đi kèm với quyền sẽ có các nghĩa vụ. Quyền và nghĩa vụ của giám đốc được ghi nhận ngay tại khoản 2 Điều 63 Luật Doanh nghiệp 2020. Xem thêm: Công ty luật TNHH Everest Tiêu chuẩn và điều kiện của một giám đốc doanh nghiệpTiêu chuẩn của một giám đốc doanh nghiệp được quy định tại Điều 64 Luật Doanh nghiệp. Cụ thể có các tiêu chuẩn cơ bản như sau: Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệpNăng lực hành vi dân sự là cơ sở để đánh giá một chủ thể có thể tham gia được vào các giao dịch dân sự hay không. Năng lực hành vi dân sự của chủ thể bao gồm khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ và khả năng tự chịu trách nhiệm bằng tài sản về hành vi của mình. Năng lực hành vi dân sự của các cá nhân không giống nhau. Giám đốc doanh nghiệp là người điều hành cả một tổ chức vậy nên bắt buộc phải có đủ năng lực hành vi dân sự. Vậy nên đây là tiêu chuẩn cũng là điều kiện mà một giám đốc doanh nghiệp cần đáp ứng.
Bên cạnh đó, để trở thành giám đốc doanh nghiệp thì chủ thể đó không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp. Bao gồm các đối tượng như cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong đơn vị, cơ quan quân đội nhân dân, công an nhân dân; người chưa thành niên hay bị truy tố hình sự,... Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công tyTrình độ, kinh nghiệm về quản trị là yếu tố không thể thiếu đối với người làm lãnh đạo. Mỗi ngành nghề sẽ đòi hỏi những kỹ năng riêng. Để có thể là người đề ra các kế hoạch, kiểm soát hoạt động của công ty, người làm giám đốc cần phải có trình độ nhất định. Nếu một người không có trình độ tốt, không biết gì về quản trị kinh doanh thì công ty sẽ không thể phát triển một cách bền vững được. Luật Doanh nghiệp đề cao trình độ và kinh nghiệm về quản trị hơn là trình độ thực tế trong lĩnh vực, ngành nghề của công ty. Pháp luật không có mốc định lượng cụ thể trình độ kinh nghiệm của Giám đốc. Thay vào đó sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của từng doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau mà doanh nghiệp đưa ra các yêu cầu cụ thể. Ngoài ra tiêu chuẩn đối với giám đốc còn có thể kèm theo các điều kiện khác nhưng cần phải quy định trong điều lệ của công ty. Như vậy các công ty, doanh nghiệp hoàn toàn có thể chủ động đặt thêm tiêu chuẩn đối với người nắm giữ vị trí giám đốc. Xem thêm: dịch vụ sở hữu trí tuệ Tiêu chuẩn với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệpKhoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ... Xem tiếp »
Feb 25 2022, 08:44 PM
Bởi: viett
Phân tích nội dung nguyên tắc bảo vệ người lao động Bảo vệ việc làm cho người lao độngBảo vệ việc làm cho người lao động là việc mà pháp luật lao động đảm bảo cho họ được làm việc một cách ổn định, không bị người sử dụng lao động cho thay đổi hoặc cho nghỉ việc một cách vô lý. Người lao động và người sử dụng lao động phải thỏa thuận với nhau để thực hiện một công việc và pháp luật lao động cũng muốn đảm bảo người lao động được thực hiện đúng với công việc đó. Vẫn có những trường hợp mà người sử dụng lao động được phép thay đổi hoặc cho nghỉ việc người lao động nhưng các trường hợp đó đều phải tuân theo các quy định của pháp luật. Việc bảo vệ việc làm cho người lao động còn thể hiện ở việc bảo đảm về thời gian làm việc của người lao động lâu dài và đúng theo những quy định đã thỏa thuận với người sử dụng lao động. Người lao động muốn tạm hoãn, đình chỉ hoặc chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn đều phải có những căn cứ theo luật định và phải tuân theo những thủ tục riêng. Tìm hiểu thêm thông tin khác tại: Bảo hiểm thất nghiệp là gì Bảo vệ thu nhập và đời sống người lao động
Người lao động khi tham gia vào quan hệ lao động thường quan tâm đến thu nhập để đảm bảo đời sống cá nhân. Tuy nhiên, việc thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động về vấn đề thu nhập và trên thực tế thực hiện thỏa thuận này nhiều khi lại không tương xứng với sức lao động mà mình bỏ ra hoặc là những đóng góp của người lao động. Đồng thời, thu nhập của người lao động cũng cần phải đảm bảo đủ chi trả cho cuộc sống và gia đình của họ. Do đó, việc bảo vệ thu nhập là một trong những nội dung rất quan trọng của nguyên tắc bảo vệ người lao động. Để đảm bảo cho cuộc sống cho người lao động, pháp luật còn quy định về những mức lương tối thiểu vùng, ngành,… Đồng thời, pháp luật cũng có những quy định phải đảm bảo mức thu nhập của người lao động phù hợp với công sức họ đã bỏ ra và những đóng góp của họ dành cho người sử dụng lao động. Bên cạnh đó, còn nhiều nội dung khác mà người lao động được bảo vệ trong vấn đề này như là thử việc, học việc, giảm lương, khấu trừ lương, ngừng lao động không phải do lỗi của người lao động, … Hiến pháp của nước ta quy định lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước và xã hội cũng có kế hoạch là tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho người lao động. Bộ luật lao động cũng đã quy định: “Mọi người đều có quyền làm việc, được tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo”. Nội dung của quy định này là sự đảm bảo về mặt pháp lý cho người lao động trong phạm vi khả năng, nguyện vọng mà mình có được cơ hội tìm kiếm việc làm và có quyền được làm việc. Để người lao động được hưởng và thực hiện các quyền nói trên của mình, pháp luật lao động cũng ghi nhận quyền có việc làm và tự do lựa chọn nơi làm việc của mình; đồng thời cũng quy định trách nhiệm của Nhà nước,các doanh nghiệp và toàn xã hội trong việc tạo điều kiện để người lao động có việc làm ổn định và được làm việc. Bảo vệ các quyền nhân thân của người lao động trong lĩnh vực lao độngCác quyền nhân thân của người lao động khi họ tham gia vào các quan hệ lao động bị tác động khá nhiều. Pháp luật bảo vệ người lao động một cách toàn diện, do đó các quyền nhân thân của người lao động như là danh dự, nhân phẩm, tính mạng, uy tín,sức khỏe, … của họ cũng đã được đặc biệt chú trọng. Về vấn đề sức khỏe, tính mạng của người lao động, pháp luật cũng đã đặt ra những quy định về an toàn vệ sinh, an toàn lao động, thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi để đảm bảo cho người lao động có một... Xem tiếp »
Feb 25 2022, 08:44 PM
Bởi: viett
Phân tích nội dung nguyên tắc bảo vệ người lao động Bảo vệ việc làm cho người lao độngBảo vệ việc làm cho người lao động là việc mà pháp luật lao động đảm bảo cho họ được làm việc một cách ổn định, không bị người sử dụng lao động cho thay đổi hoặc cho nghỉ việc một cách vô lý. Người lao động và người sử dụng lao động phải thỏa thuận với nhau để thực hiện một công việc và pháp luật lao động cũng muốn đảm bảo người lao động được thực hiện đúng với công việc đó. Vẫn có những trường hợp mà người sử dụng lao động được phép thay đổi hoặc cho nghỉ việc người lao động nhưng các trường hợp đó đều phải tuân theo các quy định của pháp luật. Việc bảo vệ việc làm cho người lao động còn thể hiện ở việc bảo đảm về thời gian làm việc của người lao động lâu dài và đúng theo những quy định đã thỏa thuận với người sử dụng lao động. Người lao động muốn tạm hoãn, đình chỉ hoặc chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn đều phải có những căn cứ theo luật định và phải tuân theo những thủ tục riêng. Tìm hiểu thêm thông tin khác tại: Bảo hiểm thất nghiệp là gì Bảo vệ thu nhập và đời sống người lao động
Người lao động khi tham gia vào quan hệ lao động thường quan tâm đến thu nhập để đảm bảo đời sống cá nhân. Tuy nhiên, việc thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động về vấn đề thu nhập và trên thực tế thực hiện thỏa thuận này nhiều khi lại không tương xứng với sức lao động mà mình bỏ ra hoặc là những đóng góp của người lao động. Đồng thời, thu nhập của người lao động cũng cần phải đảm bảo đủ chi trả cho cuộc sống và gia đình của họ. Do đó, việc bảo vệ thu nhập là một trong những nội dung rất quan trọng của nguyên tắc bảo vệ người lao động. Để đảm bảo cho cuộc sống cho người lao động, pháp luật còn quy định về những mức lương tối thiểu vùng, ngành,… Đồng thời, pháp luật cũng có những quy định phải đảm bảo mức thu nhập của người lao động phù hợp với công sức họ đã bỏ ra và những đóng góp của họ dành cho người sử dụng lao động. Bên cạnh đó, còn nhiều nội dung khác mà người lao động được bảo vệ trong vấn đề này như là thử việc, học việc, giảm lương, khấu trừ lương, ngừng lao động không phải do lỗi của người lao động, … Hiến pháp của nước ta quy định lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước và xã hội cũng có kế hoạch là tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho người lao động. Bộ luật lao động cũng đã quy định: “Mọi người đều có quyền làm việc, được tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo”. Nội dung của quy định này là sự đảm bảo về mặt pháp lý cho người lao động trong phạm vi khả năng, nguyện vọng mà mình có được cơ hội tìm kiếm việc làm và có quyền được làm việc. Để người lao động được hưởng và thực hiện các quyền nói trên của mình, pháp luật lao động cũng ghi nhận quyền có việc làm và tự do lựa chọn nơi làm việc của mình; đồng thời cũng quy định trách nhiệm của Nhà nước,các doanh nghiệp và toàn xã hội trong việc tạo điều kiện để người lao động có việc làm ổn định và được làm việc. Bảo vệ các quyền nhân thân của người lao động trong lĩnh vực lao độngCác quyền nhân thân của người lao động khi họ tham gia vào các quan hệ lao động bị tác động khá nhiều. Pháp luật bảo vệ người lao động một cách toàn diện, do đó các quyền nhân thân của người lao động như là danh dự, nhân phẩm, tính mạng, uy tín,sức khỏe, … của họ cũng đã được đặc biệt chú trọng. Về vấn đề sức khỏe, tính mạng của người lao động, pháp luật cũng đã đặt ra những quy định về an toàn vệ sinh, an toàn lao động, thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi để đảm bảo cho người lao động có một... Xem tiếp »
Feb 25 2022, 08:43 PM
Bởi: viett
Có những trình tự thành lập pháp nhân nào? Bạn thường nghe nhắc đến pháp nhân nhưng không biết đây là gì? Bạn đang thắc mắc về các trình tự có thể áp dụng để thành lập nên một pháp nhân. Phạm vi bài viết này sẽ mang đến các thông tin về khái niệm pháp nhân cũng như các trình tự để thành lập nên pháp nhân. Pháp nhân là gì?Pháp nhân là một thực thể xã hội, là chủ thể quan hệ pháp luật được thành lập và duy trì sự hoạt động phục vụ lợi ích của các thành viên pháp nhân phù hợp với lợi ích xã hội. Pháp nhân là một tổ chức nhất định, được thành lập theo trình tự thủ tục luật định. Muốn trở thành pháp nhân, một tổ chức phải hội đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: - Thứ nhất, tổ chức này phải được thành lập theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc các văn bản pháp luật có liên quan khác; - Có cơ cấu, tổ chức theo quy định tại Điều 83 Bộ luật Dân sự; - Tổ chức phải có tài sản độc lập với các cá nhân, pháp nhân khác cũng như phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. - Và một điều cũng không kém phần quan trọng là tổ chức phải nhân danh mình tham gia vào các quan hệ một cách độc lập. Pháp nhân chia làm hai loại là pháp nhân thương mại và phi thương mại. Pháp nhân thương mại là loại pháp nhân mà việc tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên là mục tiêu chính. Pháp nhân thương mại là các doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế khác. Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân mà tìm kiếm lợi nhuận không phải mục tiêu chính, trường hợp có lợi nhuận thì lợi nhuận đó cũng không được chia cho các thành viên. Có thể bạn cũng muốn tìm hiểu: Mẫu hợp đồng cho thuê đất Các trình tự thành lập pháp nhânThành lập pháp nhân được chia làm 2 loại theo quy định tại Điều 82 Bộ luật Dân sự 2015 là thành lập theo sáng kiến cá nhân, tổ chức và thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mỗi loại được tiến hành theo các trình tự khác nhau, được đề cập dưới đây. Thành lập pháp nhân trên cơ sở quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyềnTrình tự thành lập pháp nhân theo quyết định cơ quan nhà nước có thẩm quyền được gọi là trình tự mệnh lệnh. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào nhu cầu thực tế và khả năng thực tại để ra quyết định thành lập pháp nhân. Quyết định đưa ra dựa trên các đề xuất của cơ quan quản lý những ngành, lĩnh vực, hoặc dựa trên quy định của pháp luật. Trong quyết định thành lập pháp nhân, các cơ quan có thẩm quyền nêu trên cũng quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như lĩnh vực hoạt động của pháp nhân. Và trình tự này thường được áp dụng cho việc thành lập các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tìm hiểu thêm về: Hợp đồng cho thuê đất làm nhà xưởng Thành lập pháp nhân trên cơ sở sáng kiến của cá nhân, tổ chức
Việc thành lập pháp nhân dựa trên sáng kiến của các cá nhân, tổ chức được chia ra thành hai loại trình tự: trình tự cho phép và trình tự công nhận. Trình tự cho phép Đối với các pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của các sáng lập viên, hội viên hoặc các tổ chức sẽ áp dụng trình tự cho phép. Đầu tiên, các mục đích, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, thành viên… sẽ được các sáng lập viên, hội viên hoặc các tổ chức đó. Sau đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp pháp của điều lệ, sự cần thiết phải tồn tại của tổ chức đó cũng như cho phép thành lập đồng thời công nhận điều lệ của pháp nhân. Trình tự này thường được sử dụng cho các pháp nhân là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội hay quỹ từ thiện. Trình tự công nhận Việc pháp nhân được thành... Xem tiếp »
Feb 25 2022, 08:42 PM
Bởi: viett
Áp dụng mô hình kinh doanh của MIT trong doanh nghiệp Ngày nay trong kinh doanh có rất nhiều các chiến lược khác nhau nhưng đều nhằm tạo ra sự tăng trưởng và thúc đẩy cho các doanh nghiệp. Chính vì vậy mà các chủ đầu tư phải lựa chọn cho mình những phương pháp đúng đắn và phù hợp với doanh nghiệp của mình. Bài viết sau đây sẽ mang đến cho bạn đọc chiến lược về mô hình kinh doanh ‘’quả mít’’ với những kinh nghiệm đầy bổ ích và lý thú. Một số khái quát các doanh nghiệp lớn khi gặp rủi roTừ xa xưa ông bà ta đã đúc kết được các chân lý đó chính là “một nghề cho chín còn hơn chín nghề” điều này không chỉ đúng cho các cá nhân đơn lẻ trong việc hoàn thiện bản thân mà nó còn giúp ích rất lớn đối với các doanh nghiệp trong vấn đề kinh doanh. Thị trường rộng lớn có rất nhiều các tập đoàn lớn vẫn gặp phải những thất bại trong việc chuyển sang các mảng lĩnh vực khác nhau có thể kể đến như Coke hay P&G… Các doanh nghiệp lớn này hầu như chuyển sang lĩnh vực mà họ hầu như không có đủ khả năng về các phương diện như thông tin hay không có lợi thế để cạnh tranh. Ở trên thị trường thế giới là vậy ở Việt Nam cũng không ít các doanh nghiệp lớn cũng đều gặp phải thất bại như Vinamilk khi bán cafe đều không đạt được thuận lợi, Viettel và các tập đoàn khác khi làm sang các lĩnh vực như bất động sản hay công nghệ đều vắng khách và hầu như thiệt hại về mặt lợi nhuận. Xem thêm về: hướng dẫn đăng ký mã số thuế cá nhân Lý do của các doanh nghiệp lớn gặp phải thất bạiNhìn chung các doanh nghiệp đó thường gặp phải các nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Xem thêm về: mẫu đăng ký mã số thuế cá nhân Giới thiệu chiến lược quả mít trong thị trường doanh nghiệp Việt NamSau khi nhận ra được các rủi ro trong các doanh nghiệp khi kinh doanh thì chiến lược quả mít được áp dụng với một đặc điểm chung đó chính là chủ sở hữu các doanh nghiệp hay các chủ đầu tư thấy lĩnh vực mới nào cũng tiềm năng sẽ là mũi nhọn trong tương lai thì sẽ ảnh hưởng tích... Xem tiếp »
Feb 25 2022, 08:41 PM
Bởi: viett
Kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam nghĩa là gì?Đối với khái niệm kết hôn là một việc phổ biến và khi đề cập đến khái niệm này chúng ta chắc chắn sẽ hình dung ra được từ ngữ này như thế nào? Tuy nhiên, về mặt pháp lý, khái niệm này được giải thích như thế nào? Bài viết này sẽ đưa ra một số giải thích về khái niệm “kết hôn” trong pháp luật Hôn nhân gia đình hiện hành ngày nay. Xem thêm: không đăng ký kết hôn nhưng có con chung Kết hôn theo Luật hôn nhân gia đình 2014 được định nghĩa là gì?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì việc kết hôn là việc nam nữ xác lập một mối quan hệ vợ chồng với nhau theo đúng quy định của Bộ luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Chính vì vậy, việc kết hôn là một sự kiện pháp lý làm phát sinh, xuất hiện một mối quan hệ mới theo như sự xác lập của pháp luật - quan hệ hôn nhân. Khi kết hôn, hai bên vợ và chồng phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn được Luật hôn nhân và gia đình quy định ban hành và phải đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn có thẩm quyền (theo nơi thường trú hoặc tạm trú) thì việc kết hôn này mới được ghi nhận là hợp pháp và từ đây giữa các bên nam nữ mới phát sinh quan hệ vợ chồng theo pháp luật. Như vậy, điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn được pháp luật quy định như sau: Điều kiện để nam nữ khi muốn đăng ký kết hônĐiều kiện để kết hôn là điều kiện đã được pháp luật quy định mà hai bên nam, nữ cần phải đáp ứng được thì đôi bên nam nữ mới có quyền được kết hôn. Căn cứ chi tiết theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã quy định nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: – Nữ thì phải từ đủ 18 tuổi trở lên; Nam thì phải từ đủ 20 tuổi trở lên – Việc kết hôn bắt buộc phải do nam và nữ tự nguyện quyết định – Hai bên nam và nữ không bị mất năng lực hành vi dân sự – Việc kết hôn của hai bên man nữ không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn được nêu rõ bên dưới như sau: + Kết hôn hay ly hôn giả tạo + Cưỡng ép để kết hôn, tảo hôn, cản trở để kết hôn, lừa dối để kết hôn + Người đang có chồng, có vợ mà đăng ký kết hôn hoặc sinh sống như vợ chồng khi chưa đăng ký kết hôn với người khác. Hay trường hợp người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; + Kết hôn hoặc chung sống với nhau như vợ chồng đã đăng ký kết hôn đối với những người cùng dòng máu về trực hệ hay giữa những người có họ trong phạm vi ba đời hoặc giữa cha, mẹ nuôi với con nhận nuôi trong gia đình; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, mẹ vợ với con rể, cha chồng với con dâu, mẹ kế với con riêng của chồng, cha dượng với con riêng của vợ. Trường hợp cần nên lưu ý: Nhà nước không công nhận, thừa nhận hôn nhân giữa những người có cùng giới tính. Xem thêm: đăng ký kết hôn lần 2 cần giấy tờ gì Thủ tục để vợ chồng đăng ký kết hônViệc đăng ký kết hôn là việc cần ghi vào sổ đăng ký kết hôn để chính thức được pháp luật công nhận mối quan hệ giữa nam và nữ là mối quan hệ vợ chồng trước pháp luật. Việc đăng ký kết hôn là một hoạt động hành chính nhà nước hay là thủ tục pháp lý để được làm cơ sở để Nhà nước công nhận quan hệ hôn nhân của nam với nữ - quan hệ hôn nhân. Đối với thủ tục kết hôn phải được đăng ký theo đúng quy định của pháp luật và phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình và pháp luật hiện hành về hộ tịch mới có giá trị pháp lý. Để muốn được đăng ký kết hôn, đôi bên nam và nữ phải làm tờ khai đăng ký kết hôn tại cơ quan chuyên trách hoặc có thẩm quyền trong việc đăng ký kết hôn.... Xem tiếp »
Feb 25 2022, 08:40 PM
Bởi: viett
Có mấy hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính? Hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính có nhiều dạng. Mỗi hình thức lại có những quy định khác nhau về nội dung, chủ thể. Để giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát về vấn đề này, chúng tôi xin giới thiệu về các hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính trong bài viết dưới đây. Khái niệm về quy phạm pháp luật hành chínhQuy phạm pháp luật hành chính được hiểu là các quy tắc xử sự chung được nhà nước đặt ra và bảo đảm thực hiện trong quản lý hành chính theo phương pháp mệnh lệnh - đơn phương. Quy phạm pháp luật hành chính là một dạng cụ thể của quy phạm pháp luật. Chính vì vậy nó có những đặc điểm cơ bản của một quy phạm pháp luật. Thứ nhất đó là quy tắc thể hiện ý chí của Nhà nước. Thứ hai quy phạm pháp luật hành chính là cơ sở xác định, đánh giá hành vi của con người. Ba là nó được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế. Bên cạnh đó thì quy phạm pháp luật hành chính cũng có các đặc điểm riêng. Cụ thể đó là các quy phạm này chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành. Các quy phạm pháp luật hành chính rất đa dạng và có hiệu lực pháp lý khác nhau. Chúng được tập hợp thống nhất thành một hệ thống theo nguyên tắc thống nhất pháp lý. Nội dung của các quy phạm pháp luật hành chính cũng rất đa dạng. Có thể quy định quyền, nghĩa vụ, thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước. Hay quy định về thủ tục hành chính, vi phạm hành chính,... Tìm hiểu thêm: quyết định tạm giữ tang vật Hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính
Thực hiện quy phạm pháp luật hành chính là hoạt động của các cá nhân, cơ quan nhà nước và các tổ chức. Mục đích của thực hiện quy phạm đó là làm cho yêu cầu của quy phạm pháp luật hành chính trở thành hiện thực. Hiện nay có 4 hình thức của thực hiện quy phạm pháp luật hành chính. Nội dung cụ thể của từng hình thức bạn đọc có thể tham khảo dưới đây: Sử dụng quy phạm pháp luật hành chínhHình thức đầu tiên của thực hiện quy phạm pháp luật hành chính đó là sử dụng quy phạm. Đây là hình thức mà trong đó các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện những hành vi được pháp luật cho phép. Ví dụ như công dân thực hiện quyền tự do đi lại, đây là hành vi pháp luật cho phép nên đó được coi là hình thức sử dụng quy phạm pháp luật hành chính. Khi thực hiện, các cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện theo đúng quy định. Đó phải là những hành vi hợp pháp, không được lợi dụng quyền mà nhà nước trao cho để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật. Chẳng hạn công dân không được lợi dụng quyền khiếu nại để vu khống người khác. Điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các chủ thể khác nên pháp luật sẽ có biện pháp trừng phạt. Áp dụng quy phạm pháp luật hành chínhÁp dụng quy phạm pháp luật cũng là một hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính. Theo đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền căn cứ vào các quy phạm pháp luật hành chính hiện hành để giải quyết những công việc cụ thể phát sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà nước. Điểm khác biệt của hình thức áp dụng so với các hình thức khác đó là đây luôn là hoạt động của các cơ quan nhà nước (chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước), cá nhân, tổ chức được nhà nước trao quyền. Hình thức thực hiện này sẽ đảm bảo cho các quy phạm pháp luật hành chính được thực hiện trên thực tế. Việc áp dụng các quy phạm pháp luật hành chính có thể coi là sự kiện pháp lý trực tiếp làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một số quan hệ pháp luật cụ thể. Khi áp dụng quy phạm pháp luật hành chính đòi hỏi phải áp dụng đúng nội dung, mục đích của quy phạm, đúng thủ tục, bởi chủ thể có thẩm quyền. Tuân thủ quy phạm pháp luật hành chínhMột hình thức khác của... Xem tiếp » |
Bạn bè
Thực đơn người xem
Bài viết cuối
Bị mất bằng lái xe thì phải làm thế nào?
Quản lý nhà nước bằng hình thức khác Quyền và nghĩa vụ về tài sản Khái niệm Đăng ký kinh doanh là gì Cầm cố tài sản được hiểu như thế nào? Quyền hạn và trách nhiệm của công đoàn Chính sách phân tích tài chính Xử lý tài sản thế chấp Nguyên tắc vượt xe an toàn khi tham gia giao thông Pháp luật quy định về tố cáo nặc danh (♥ Góc Thơ ♥)
Tik Tik Tak
Truyện cười
Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
Blog chưa có danh mục nào. Tìm kiếm: |