Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

ChoCoKat's Part

Thói quen thứ 8 : Bốn năng lực của con người

1.Tầm nhìn (Trí tuệ):

Tầm nhìn là khả năng nhìn xa về tương lai. Tầm nhìn đến từ khả năng trí tuệ của mỗi người. Chưa biết anh ta sẽ hành động ra sao nhưng riêng việc anh nhìn thấy trước mọi người đã là một lợi thế rồi.

Người có tầm nhìn sẽ hiểu rất rõ quy luật nhân quả. Biết việc mình làm hôm nay sẽ mang lại kết quả gì trong tương lai. Nhờ vậy anh ta có thêm động lực để làm việc đó. Ngược lại, một người thiếu tầm nhìn sẽ mãi thắc mắc là mình làm việc này để làm gì.

Người có tầm nhìn thường đi trước người khác một bước vì vậy họ sẽ ở vị trí dẫn dắt người khác. Hãy thử tưởng tượng là người dẫn đường lại có tầm nhìn ngắn hơn người đi theo thì hậu quả sẽ thế nào.

Người có tầm nhìn hiểu sự vận động của sự vật vì các quy luật chỉ có thể nhìn ra khi được quan sát trong một giai đoạn đủ dài và đủ lâu. Do vậy người có tầm nhìn thường có nhiều ý tưởng hay,

Mức độ cao nhất của tầm nhìn là tìm ra ý nghĩa, sứ mệnh của đời mình. Để đạt được sứ mệnh đó ta có công cụ gì trong tay? Mỗi người chúng đều tiềm ẩn một năng lực nổi bật là công cụ để ta hoàn thành sứ mệnh cuộc đời và người có tầm nhìn mức cao sẽ tìm ra được. Sau khi tìm ra được họ cũng tận dụng mọi cơ hội để giúp những người khác ở mức tầm nhìn thấp hơn tìm thấy năng lực của mình.

Do vậy một người thành công thường kéo theo nhiều người khác thành công theo. Không phải những người đó có gì đặc biệt mà vì họ được giúp đỡ để tìm ra năng lực của bản thân. Đại loại trong truyện chưởng nhân vật chính hay may mắn gặp được một lão cao thủ nào đó chỉ điểm. Nhờ ở tầm cao hơn mà lão cao thủ có thể nhìn rõ điểm mạnh yếu và chỉ ra con đường mà nhân vật chính của chúng ta nên đi theo.
 

2. Kỷ luật (Thể chất)

Là việc cam kết theo đuổi một điều gì đó một cách lâu dài nhằm biến các mục tiêu đến từ tầm nhìn thành hiện thực. Người kỷ luật sẽ phải trả giá trong ngắn hạn nhưng đạt được mục tiêu trong dài hạn. Người vô kỷ luật không phải trả giá trong hiện tại nhưng không đạt được mục tiêu trong dài hạn.

Việc bạn ở nhà đọc sách thay vì đi chơi bị trả giá bằng những sự thoải mái của việc đi chơi. Việc bạn dậy sớm tập thể dục bị trả giá bởi sự thoải mái của khoảng thời gian ngủ thêm. Số tiền bỏ ra để tham gia một khóa học là chi phí cho kỷ luật theo đuổi gia tăng trí tuệ. Mỗi hành động của chúng ta đều có chi phí cơ hội, là cái giá phải trả. Giá phải trả đó có thể ngay lập tức hoặc ở tương lai.

Tính kỷ luật là một đức tính phải rèn luyện mới có được. Nó sinh ra nhiều hệ quả khác rất có lợi cho con người.

Người có tính kỷ luật tự quản trị chính bản thân mình; anh ta không cần người khác phải quản lý vì vậy thường anh ta sẽ trở thành quản lý. Đi làm đúng giờ hay muộn, làm việc này chất lượng hay làm cho để có, …tất cả thể hiện tính kỷ luật của bạn.

Người có tính kỷ luật thường quyết đoán vì anh ta làm chủ được chính mình. Anh biết rõ mình cần gì và không cần gì.

Người có tính kỷ luật cũng có khả năng tập trung không bị ngoại cảnh tác động.

Một người có tỉnh kỷ luật không cảm thấy mình mất tự do mà trái lại họ cảm thấy tự do. Một người vô kỷ luật có thể cảm thấy tự do nhưng thực tế là không vì họ sẽ bị chi phối bởi những người có tính kỷ luật. Họ đẩy sự tự nguyện thành bắt ép.

-------------------------------------------------------------

:excited::excited::excited:

Mỗi ngày rèn luyện một chút

Nguồn : 
http://chienluocsong.com/


VnVista I-Shine
© http://vnvista.com