Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

bsvinh73

DANH MUC CHẨN ĐOÁN SIÊU ÂM ĐA KHOA TINH HOA 2019

 

Những điều cần biết khi làm siêu âm



Với sự ra đời của các kỹ thuật và hệ thống máy móc hiện đại đã giúp chẩn đoán hình ảnh - thăm dò chức năng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong công tác khám chữa bệnh, đặc biệt phải kể đến kỹ thuật siêu âm.

 

 

Có thể thực hiện nhiều lần để theo dõi bệnh, đặc biệt hiệu quả trong chẩn đoán bệnh lý các cơ quan và hỗ trợ bác sĩ điều trị một cách hiệu quả nhất, giá phải chăng, … nên siêu âm ngày càng được người dân biến đến và quan tâm nhiều hơn khi đi khám sức khỏe.

Siêu âm có thể khảo sát và chẩn đoán nhiều bệnh lý

Siêu âm giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi.

Siêu âm bụng tổng quát:

+ Phát hiện bệnh lý gan, mật, tụy: viêm gan, xơ gan, u gan, sỏi mật, giun chui đường mật, dị dạng đường mật, viêm tụy, u tụy,…

+ Bệnh lý hệ tiết niệu: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, u thận, u bàng quang,…

+ Bệnh lý tiền liệt tuyến: u xơ tiền liệt tuyến, ung thư tiền liệt tuyến, vôi hóa tiền liệt tuyến,…

 - Siêu âm thai: chẩn đoán dị tật thai, bất thường phát triển cân nặng, nước ối, dây rốn quấn cổ, thai dọa đẻ non, thai lưu,… 

Siêu âm thai đặc biệt khảo sát quan trọng vào tuần 12, 22 và 32 của thai kỳ.

- Siêu âm Doppler màu mạch máu: khảo sát mạch máu ở các vùng (đầu, cổ, bụng, các chi…), phát hiện huyết khối động tĩnh mạch gây tắc mạch, giãn tĩnh mạch, suy van tĩnh mạch, viêm tĩnh mạch,…

Siêu âm mắt: phát hiện đục thủy tinh thể, xuất huyết dịch kính, tình trạng võng mạc,…

Siêu âm tuyến giáp: phát hiện bệnh lý về tuyến giáp như cường giáp, suy giáp, viêm tuyến giáp, ung thư tuyến giáp,…

Siêu âm tim: phát hiện bệnh lý van tim, bệnh cơ tim và một số tật bẩm sinh của tim, nhồi máu cơ tim,…

Siêu âm tuyến vú: để khảo sát bệnh lý của như u vú, nang vú, abces vú,…

Siêu âm vùng bẹn, bìu, tinh hoàn: đo thể tích tinh hoàn trong khám vô sinh, giãn tĩnh mạch thừng tinh, phát hiện viêm và abces tinh hoàn hoặc mào tinh, nang nước thừng tinh, tràn dịch màng tinh hoàn, xoắn tinh hoàn, u tinh hoàn, thoát vị bẹn,…

- Siêu âm phụ khoa và siêu âm đầu dò: phát hiện chửa ngoài tử cung, bệnh u nang buồng trứng, u xơ tử cung và các bất thường về sản phụ khoa khác.

Một số lưu ý cần chuẩn bị trước khi siêu âm

 
Cần nhịn tiểu hoặc uống nước trước khi siêu âm bụng.

Để siêu âm mang lại những giá trị trên, người dân cần lưu ý chuẩn bị trước siêu âm một số trường hợp đặc biệt như:

- Siêu âm bụng: cần nhịn đói ít nhất 06 tiếng (trừ trường hợp cấp cứu).

- Siêu âm niệu, sản phụ khoa: cần nhịn tiểu qua đường bụng.

- Siêu âm đầu dò âm đạo và siêu âm thai ở trên 03 tháng cần đi tiểu hết.

- Các loại siêu âm khác như siêu âm tuyến giáp, tim, tuyến vú,… không cần chuẩn bị.
 

1. Tìm hiểu chung về siêu âm thai

Chắc hẳn phụ nữ mang thai không còn cảm thấy xa lạ đối với phương pháp siêu âm thai nhi để theo dõi sự phát triển của thai trong bụng mẹ. Đây là phát minh cực kỳ quan trọng trong y học, phương pháp này dùng sóng âm để phân tích và cho hình ảnh tương đối chính xác về thai nhi. Trong đó, “đầu dò” chính là thiết bị phát ra sóng âm phục vụ quá trình siêu âm thai nhi. Nếu có dấu hiệu nào bất thường, các bác sĩ sẽ phát hiện và có phương án điều trị kịp thời.

siêu âm nhiều lần trong 3 tháng đầu

Siêu âm là phương pháp khá phổ biến để theo dõi tình hình phát triển của thai nhi

Nhìn chung, phương pháp kiểm tra này khá an toàn, bởi vì sóng âm được sử dụng trong siêu âm không làm cho thai nhi trong bụng mẹ bị đau hoặc chói mắt. Mẹ bầu có thể yên tâm và đi kiểm tra tình hình phát triển của bé theo lịch trình khoa học, hợp lý!

Chính vì công dụng tuyệt vời này, mẹ bầu thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm để kiểm tra quá trình phát triển của em bé. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia trên thế giới đều khuyên rằng chúng ta không nên quá lạm dụng phương pháp siêu âm. Đặc biệt, việc siêu âm nhiều lần trong 3 tháng đầu có thể ảnh hưởng không tốt đối với thai nhi.

2. Siêu âm thai trong giai đoạn đầu cho biết điều gì?

Một vấn đề được khá nhiều chị em phụ nữ quan tâm đó là siêu âm thai giúp họ biết những vấn đề gì của thai nhi, liệu siêu âm nhiều trong 3 tháng đầu có sao không? Nhìn chung, việc siêu âm vào giai đoạn đầu tiên của thai kỳ giữ vai trò cực kỳ quan trọng. Bởi vì, chúng cung cấp thông tin để các bác sĩ nắm được vị trí của thai.

Phương pháp này sử dụng sóng âm để thu được hình ảnh của thai

Phương pháp này sử dụng sóng âm để thu được hình ảnh của thai

Trong trường hợp, thai nhi phát triển bên ngoài tử cung, bác sĩ sẽ đưa ra phương án xử lý phù hợp nhất để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển cho bé. Như vậy, chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc siêu âm thai trong những tháng đầu. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng đi siêu âm quá nhiều trong thời gian này đâu nhé!

Ngoài ra, siêu âm sớm cũng là biện pháp phát hiện kịp thời những dị tật trẻ có thể gặp phải. Chính vì thế mẹ bầu không thể chủ quan, hãy chủ động tìm hiểu những vấn đề cơ bản về siêu âm thai nhi và đi kiểm tra định kỳ.

3. Mẹ bầu siêu âm nhiều lần trong 3 tháng đầu có tốt hay không?

Các chị em phụ nữ đặc biệt quan tâm đến vấn đề đi siêu âm nhiều lần trong 3 tháng đầu liệu có tốt cho thai nhi hay không? Nếu còn băn khoăn với vấn đề này, bạn hãy tham khảo ngay nội dung dưới đây nhé!

Thực trạng thường gặp tại Việt Nam đó là phụ nữ mang thai đi siêu âm khá thường xuyên vì họ muốn được ngắm con, theo dõi từng bước phát triển của bé. Song, nhiều bà mẹ lạm dụng phương pháp trên, đi kiểm tra với tần số dày đặc. 

Nhiều bạn thắc mắc không biết siêu âm nhiều lần trong 3 tháng đầu có tốt không

Nhiều bạn thắc mắc không biết siêu âm nhiều lần trong 3 tháng đầu có tốt không?

Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng siêu âm thai quá nhiều lần trong giai đoạn đầu sẽ ảnh hưởng xấu tới em bé. Tuy nhiên, chúng ta không nên chủ quan và coi thường vấn đề này.

Khá nhiều thai phụ trở nên trầm cảm, lo lắng và suy nghĩ quá nhiều sau khi đi siêu âm liên tục trong giai đoạn đầu mang thai. Nguyên nhân là do họ áp lực về các chỉ số của thai nhi, chúng không phát triển tốt như những đứa trẻ khác. Họ lo lắng em bé sinh ra có thể suy dinh dưỡng hoặc kém khỏe mạnh,…

Tốt nhất, chúng ta không nên tạo quá nhiều áp lực cho bản thân trong thời gian mang thai, điều này không hề tốt cho sự phát triển của bé một chút nào!

4. Lên lịch siêu âm khoa học cho mẹ bầu

3 tháng đầu mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm đối với người phụ nữ, chính vì thế, bạn không thể đi siêu âm quá nhiều lần trong 3 tháng đầu, thay vào đó, hãy lên kế hoạch đi kiểm tra định kỳ thật khoa học và hợp lý.

Vậy phụ nữ mang thai nên đi siêu âm trong những tình huống và thời điểm nào? Nhìn chung, trong thời gian mang bầu, có 5 mốc quan trọng bạn cần đi khám và siêu âm đầy đủ, đó là sau khi biết mình thụ thai, vào tuần thứ 11 - 13 của thai kỳ, tuần 15 - 20, tuần 21 - 25 và tuần 32 - 36 của thai kỳ. 

Chị em nên sắp xếp thời gian đi khám và siêu âm thai thật hợp lý

Chị em nên sắp xếp thời gian đi khám và siêu âm thai thật hợp lý

Đặc biệt, những tháng cuối cùng, chị em nên tăng cường đi khám và siêu âm thai để theo dõi sát sao tình trạng phát triển của em bé. Lúc này, bạn có thể tăng tần suất đi khám lên 2 - 3 lần/ tuần nhé!

Bên cạnh đó, khi có dấu hiệu bất thường như ra máu, đau bụng dữ dội hoặc thai ít hoạt động bạn cũng nên đi siêu âm kiểm tra tình trạng. Nếu có vấn đề gì, bác sĩ sẽ kịp thời phát hiện và xử lý.

5. Gợi ý chế độ sinh hoạt cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu mang thai

Mẹ bầu không chỉ thắc mắc siêu âm quá nhiều lần trong 3 tháng đầu có ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào, họ cũng muốn tìm hiểu về chế độ sinh hoạt phù hợp trong giai đoạn đầu mang thai.

Thời điểm này khá nhạy cảm và bạn có thể sảy thai nếu bất cẩn, không biết chăm sóc, giữ gìn sức khỏe cho bản thân và thai nhi. Tốt nhất, mẹ bầu không được sử dụng các chất kích thích, cồn như rượu, bia hoặc thuốc lá. Đặc biệt, đừng quên vận động nhẹ nhàng và dành thời nhiều thời gian nghỉ ngơi, dưỡng thai.

Tốt nhất, chị em nên thử các bài tập nhẹ nhàng như yoga khoảng 30 phút mỗi ngày, chúng cực kỳ tốt cho sức khỏe của bạn cũng như sự phát triển của thai nhi. Trong bữa ăn hàng ngày, mẹ bầu hãy bổ sung thật nhiều dinh dưỡng, vitamin và các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể nhé!


bởi: bsvinh73 trong Jul 10 2021, 11:34 AM

  Bảng giá siêu âm đa khoa 2021 ( Giá bình dân )

Siêu âm thai 2D – đen trắng 80.000
Thai màu 3D-4D    100.000
Thai 5 D    140-160.000
Siêu âm tử cung phần phụ ( Phụ Khoa )  80.000k
Siêu âm đầu dò     150 K
Siêu âm tuyến vú 2 bên   100k
Siêu âm ổ bụng 5 D :   120k
Siêu âm phần mềm, và cơ xương khớp   100k
Siêu âm nang noãn ( canh trứng )    160k
Siêu âm tim màu    200k
Doppler mạch máu chi dưới   200k
Doppler mạch cảnh   150 k
Siêu âm tuyến vú màu   100k
Siêu âm tuyến giáp   100k
Siêu âm thai đôi     250 k
Siêu âm tuyến nước bọt và vùng cổ   150 k
Siêu âm 1 bộ phận chọn lọc   100k
Siêu âm can thiệp chọc dò apsxe    300k
Siêu âm toàn thân ( Từ đầu đến chân )   500.000
Siêu âm cấp cứu ,…(chửa ngoài dạ con, viêm ruột thừa ,lồng ruột, thủng dạ dày, siêu âm chấn thương Vở tạng ..)       200- 250k
Siêu âm đàn hồi mô..các khối u gan ,,u vú. v . 250k
 

Đặt chú ý
 

VnVista I-Shine
© http://vnvista.com