Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

xây dựng và nội thất

Những điều cần lưu ý khi đổ bê tông dầm sàn

Dầm sàn là một trong những kết cấu chịu lực cho toàn bộ công trình xây dựng của bạn. Chính vì vậy công tác đổ bê tông dầm sàn luôn nhận được nhiều sự quan tâm.
 
Cần lưu ý gì khi đổ dầm sàn?
 
Để có được một bộ khung chắc chắn Công ty xây dựng Đăng Phát muốn chia sẻ với các bạn cách đổ bê tông dầm sàn trong bài viết dưới đây.
 
Kỹ thuật đổ bê tông dầm sàn
 
Đối với sàn, đây được xem là nhóm kết cấu nằm ngang, đặt lên chúng là các bức tường và các cột có kết cấu thẳng đứng cùng với dầm tạo thành khung để đỡ sàn.

 
Dầm chính thì kê lên các cột và cùng các cột tạo thành khung.
 
Các dầm phụ kê lên các dầm chính và tường ngoài
 
 
Trong các công trình dân dụng dầm không vượt quá 50cm
Bê tông dầm và sàn thường đổ cùng lúc
Ngoại trừ khi đổ dầm cao hơn 80cm thì tách riêng đổ dầm và đổ sàn
Với loại dầm đặc biệt này thì các bạn không đổ bê tông thành từng lớp theo suốt chiều dài dầm mà nên đổ theo kiểu bậc thang từng đoạn khoảng 1 m, đạt tới cao độ dầm rồi mới đổ các đoạn tiếp theo.
 
Trong trường hợp các bạn đổ bê tông toàn khối dầm và bản sàn liên kết với cột.  
 
Các bạn cần chú ý:
 
Sau khi đổ cột đến độ cao cách mặt đáy của dầm từ 3-5cm
Thì phải dừng lại từ 1 đến 2 giờ để cho hỗn hợp có đủ thời gian co ngót.
Rồi mới tiến hành đổ tiếp dầm và bản sàn.
Kỹ thuật đổ sàn
 
Để đổ sàn chúng ta nên biết rằng về cấu tạo thì sàn gần giống như dầm. Nhưng chúng có mặt cắt ngang rộng hơn và chiều dày lại nhỏ hơn.

 
Do đó không cần bê tông cốt thép khung và đai.
Sàn thường có độ dày từ 8 đến 10 cm.
Chúng không cần yêu cầu quá cao trong công tác chống thấm, chống nóng.
Phải đảm bảo việc bảo dưỡng để tránh không bị nứt.
Để đảm bảo sàn tốt các bạn cần đổ sàn theo hướng giật lùi và thành một lớp, tránh hiện tượng phân tầng có thể xảy ra.
 
Lưu ý:
 
Mặt sàn được chia thành từng dải để đổ bê tông
Mỗi dải rộng từ 1 đến 2 mét.
Đổ xong một dải mới đổ dải kế tiếp, khi đổ đến vị trí cách dầm chính khoảng 1 mét thì bắt đầu đổ dầm chính.
Đổ bê tông vào dầm đến cách mặt trên cốp pha sàn khoảng 5 đến 10 cm lại tiếp tục đổ sàn và cần khống chế độ cao bằng các cữ để không bị lãng phí bê tông tươi.
 
 
Bạn có thể dùng bàn xoa gỗ đập và xoa cho phẳng sau khi đã đầm kỹ.
Khi đổ bê tông sàn thì nên bắt đầu từ chỗ xa nhất với vị trí tiếp nhận và lùi dần về vị trí gần.
Tránh không cho nước đọng ở hai đầu và các góc cốp pha, dọc theo mặt vách hộc cốp pha.
Tất cả thao tác như đầm, gạt mặt, xoa phải tiến hành ngay lập tức, theo hình thức cuốn chiếu từng khu vực đã đổ được 15 phút.
 
Vì sao phải đảm bảo kỹ thuật khi đổ bê tông dầm sàn
Dầm, sàn là một trong những kết cấu chịu lực để chống đỡ toàn bộ công trình, công trình muốn tốt thì phải có bộ khung tốt. Mà muốn bộ khung được tốt thì phải đảm bảo kỹ thuật khi đổ bê tông tươi dầm sàn.
 
Kỹ thuật đổ hạng mục này cũng không phải là quá khó chỉ cần lưu ý một chút là các bạn có thể tiến hành được.
 
Hãy vì chất lượng của công trình cũng đồng thời là bảo vệ tính mạng của bạn và những người thân trong gia đình bạn.
 
 
Các tin liên quan
 
 
 
 

VnVista I-Shine
© http://vnvista.com