pkthienphuoc's Blog

 

Viêm tai giữa trẻ em là bệnh lý gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe và sự phát triển sau này của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất để quý phụ huynh có cái nhìn đầy đủ về căn bệnh này, từ đó biết cách xử trí đúng trong trường hợp trẻ không may bị viêm tai giữa.

Khám điều trị viêm tai giữa trẻ em như thế nào

Viêm tai giữa là bệnh lý rất phổ biến ở trẻ em.

Viêm tai giữa trẻ em là bệnh gì?

Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa bị nhiễm trùng, thường gặp nhất ở trẻ dưới 3 tuổi. Nguyên nhân gây ra bệnh này chủ yếu là do:

– Hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ, không đủ sức chống lại sự xâm nhập của vi  khuẩn.

– Cấu trúc tai của trẻ chưa hoàn chỉnh. Cụ thể tai trong của trẻ sẽ được kết nối với mặt sau của cổ họng thông qua ống thính giác. Bình thường ống thính giác mở cho phép chất lỏng và tạp chất thoát ra ngoài. Khi ống này bị đóng, các chất thải không thoát được và dẫn đến vi khuẩn sẽ kẹt lại bên trong tai, gây nhiễm trùng. Ống thính giác ở bé ngắn hơn người lớn nên dễ bị tắc.

– Biến chứng của một số bệnh lý tai mũi họng như viêm amidan, viêm VA, viêm họng, viêm xoang…

Viêm tai giữa trẻ em có triệu chứng như thế nào?

Viêm tai giữa thường gặp ở trẻ rất nhỏ, chưa biết nói cho bố mẹ biết các biểu hiện khó chịu nên phụ huynh cần quan sát và để ý theo dõi các triệu chứng sau:

– Trẻ sốt cao, có thể hơn 39 độ C.

– Quấy khóc, dùng tay dụi hoặc kéo vành tai

– Trằn trọc, khó ngủ, gắt ngủ

– Chán ăn, ăn không ngon miệng

– Nghe kém, đáp ứng âm thanh kém

– Có dịch, mủ từ ống tai ngoài

– Nôn ói hoặc tiêu chảy

– Trẻ lớn có thể kêu đau tai, đau đầu hoặc mất thăng bằng

Khi phát hiện trẻ có các biểu hiện này cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng để được thăm khám, chẩn đoán, tư vấn cách điều trị kịp thời.

Viêm tai giữa trẻ em chữa như thế nào

Cha mẹ cần theo dõi, phát hiện sớm các triệu chứng nghi ngờ viêm tai giữa trẻ em để điều trị kịp thời.

Biến chứng của bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Viêm tai giữa trẻ em nếu không được phát hiện sớm, xử trí kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về sau của con trẻ. Cụ thể như sau:

– Viêm tai giữa ứ mủ mạn tính

– Thủng màng nhĩ

– Viêm xương chũm

– Liệt mặt ngoại biên

– Nghe kém hoặc suy giảm thính lực

– Các biến chứng về sọ não như viêm não, viêm màng não, áp xe màng não, tắc tĩnh mạch não…

– Cholesteatoma

Trong các biến chứng thì viêm tai giữa ứ mủ rất phổ biến. Đây là tình trạng viêm ở tai giữa có tiết dịch mủ. Điều nguy hiểm là dịch mủ tích tụ ở tai giữa nhiều có thể gây ra thủng màng nhĩ để dịch thoát ra ngoài, đe dọa đến thính lực.

Điều trị bệnh viêm tai giữa trẻ em

Điều trị viêm tai giữa ở trẻ chủ yếu là dùng thuốc.

Khám, điều trị bệnh viêm tai giữa trẻ em

Qua các thông tin ở trên có thể thấy việc thăm khám và điều trị kịp thời viêm tai giữa trẻ em là vô cùng quan trọng.

Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ tìm hiểu các triệu chứng lâm sàng, hỏi tiền sử bệnh và chỉ định thực hiện một số chẩn đoán hình ảnh như dùng đèn soi tai có kính phóng đại, kính hiển vi soi tai hoặc nội soi tai.

Qua kết quả chẩn đoán và tình hình thực tế của trẻ, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

Thông thường viêm tai giữa thường được chỉ định điều trị nội khoa (dùng thuốc). Kháng sinh là lựa chọn hàng đầu và việc lựa chọn loại kháng sinh nào tùy thuộc vào kiến thức về vi khuẩn thường gặp trong viêm tai giữa.

Khi cho trẻ dùng kháng sinh, phụ huynh cần dùng đúng liều và đủ thời gian theo hướng dẫn, kể cả khi trẻ đã hết sốt, hết khó chịu. Sau khi uống xong đợt kháng sinh được kê đơn, vẫn cần đưa trẻ tái khám theo lịch hẹn.

Nếu màng nhĩ không có dấu hiệu thủng thì dùng thuốc nhỏ tai, không nên bơm rửa. Trường hợp màng nhĩ bị thủng thì trong 3 – 4 ngày đầu có thể dùng thuốc nhỏ tai (loại không độc cho tai) để ngăn chặn mưng mủ làm bít dẫn lưu sau đó rửa bằng nước muối sinh lý hoặc oxy già. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể chỉ định thông vòi, bơm thuốc vòi nhĩ.

Những trường hợp viêm tai giữa điều trị kháng sinh không đáp ứng có thể phải chích rạch màng nhĩ để đặt ống thông nhĩ. Nếu các biến chứng ngày càng trở nặng và điều trị nội khoa không hiệu quả, phương án phẫu thuật hòm nhĩ, khoét xương chũm có thể được chỉ định.

Bác sĩ khám điều trị viêm tai giữa giỏi tại thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viêm tai giữa trẻ em hoàn toàn có thể điều trị triệt để và không để lại di chứng nguy hiểm cho trẻ nếu được can thiệp sớm. Do đó cha mẹ cần theo dõi sát sao các biểu hiện bất thường ở con trẻ để điều trị kịp thời.

Khi trẻ nghi ngờ bị viêm tai giữa nên lựa chọn thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín có đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại cũng như chế độ chăm sóc chu đáo.

Phòng khám Đa khoa Thiên Phước là địa chỉ khám điều trị viêm tai giữa trẻ em được đông đảo gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh thành lân cận lựa chọn gửi gắm niềm tin.

Thiên Phước tập trung đội ngũ bác sĩ khám điều trị viêm tai giữa giỏi, giàu kinh nghiệm. Không chỉ chẩn đoán bệnh chính xác, tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả mà các bác sĩ ở đây còn rất tâm lý. Trong quá trình thăm khám, trẻ bị viêm tai giữa sẽ khó tránh khỏi những sợ hãi, lo lắng, căng thẳng dẫn tới khóc lóc, la hét, không hợp tác….Hiểu được tâm lý này, các bác sĩ luôn cố gắng nhẹ nhàng, vui vẻ, tạo cảm giác thoải mái, giúp trẻ vơi bớt đi nỗi lo âu, an tâm điều trị.

Nguồn: https://phongkhamthienphuoc.vn/kham-dieu-tri-viem-tai-giua-tre-em/


 

 Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Thông tin cá nhân

pkthienphuoc
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30




(♥ Góc Thơ ♥)

Tik Tik Tak

Truyện cười

Tin nhanh

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
Blog chưa có danh mục nào.

Tìm kiếm:
     

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com