Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

avadoviet

Tại sao lại khản tiếng?

Khàn tiếng là sự thay đổi bất thường về cao độ, âm lượng của giọng nói. Đây là triệu chứng khan tiếng mà hầu hết ai cũng từng gặp phải khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm, viêm họng, viêm amidan,…có rất nhiều nguyên nhân khan tiếng gây ra hiện tượng này.

Bị khàn tiếng là bệnh gì?

Tình trạng khàn tiếng có thể do một số nguyên nhân sau đây:
Khàn tiếng là sự thay đổi bất thường về cao độ, âm lượng của giọng nói
Khàn tiếng là sự thay đổi bất thường về cao độ, âm lượng của giọng nói

Viêm thanh quản gây khản tiếng

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng khàn tiếng. Những công việc đòi hỏi phải nói nhiều và nói to như người dẫn chương trình, ca sĩ, giáo viên, huấn luyện viên, tư vấn viên,…rất dễ bị viêm thanh quản và dẫn đến khàn tiếng.

Viêm họng, viêm amidan

Có rất nhiều người cứ vào thời điểm giao mùa là bị viêm họng, viêm amidan dẫn đến khàn tiếng, đau họng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và công việc.
U nang dây thanh âm hoặc polyp dây thanh âm
U nang dây thanh âm về cơ bản là có khối u trên dây thanh âm khiến bạn bị khàn tiếng khi nói. Nguyên nhân gây ra các tình trạng này thường là do lạm dụng giọng nói. Những người thường xuyên lạm dụng giọng nói có nguy cơ bị polyp dây thanh âm cao hơn những người khác.

Do dị ứng gây khản tiếng

Dị ứng theo mùa gây chảy nước mũi và ngứa mắt có thể khiến bạn bị khàn tiếng.
Dị ứng theo mùa gây chảy nước mũi và ngứa mắt
Dị ứng theo mùa gây chảy nước mũi và ngứa mắt

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng axit từ dạ dày trào ngược lên đến dây thanh âm. Đây cũng chính là nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị khàn tiếng.

Do thuốc lá gây khản tiếng

Không chỉ người trực tiếp hút thuốc lá mà người tiếp xúc với khói thuốc một cách thụ động cũng có thể bị khàn tiếng.

Các vấn đề liên quan đến thần kinh

Tình trạng đột quỵ, bệnh Parkinson và bệnh đa xơ cứng có thể gây ảnh hưởng lên dây thần kinh thanh quản khiến người bệnh bị khàn tiếng.

Những trường hợp khiến khản tiếng bị tăng nặng hơn

Cho đến nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính gây bệnh khan tiếng, nhưng người ta đề cập tới các yếu tố có liên quan tới bệnh sinh:
Giới tính: chủ yếu hay gặp ở nam giới, chiếm trên 90%, nhiều tác giả cho rằng phụ nữ ít bị bệnh này là do ít tiếp xúc với các yếu tố có liên quan đến gây bệnh so với nam giới.
Tuổi: hay gặp ở độ tuổi từ: 50-70 tuổi (72%), từ 40-50 tuổi ít hơn (12%). Riêng với phụ nữ nếu bị bệnh này thì ở độ tuổi sớm hơn.
Thuốc lá: nhiều người cho đó là một yếu tố quan trọng góp phần phát sinh ung thư thanh quản cũng như ung thư phổi.
Các yếu tố kích thích của khí hậu, ảnh hưởng của nghề nghiệp (phải tiếp xúc với các chất khí, bụi bẩn, hóa chất…) hoặc viêm thanh quản mạn tính (tiền đề của một ung thư hóa).
chưa tìm ra được nguyên nhân chính gây bệnh
chưa tìm ra được nguyên nhân chính gây bệnh

Khản tiếng kéo dài có thể là cảnh báo cho ung thư thanh quản

Các loại ung thư có thể gây khàn tiếng

Ung thư thanh quản

Như đã nói, dây thanh âm là một thành phần của thanh quản. Ung thư thanh quản có thể làm tổn thương đến dây thanh làm khàn tiếng.
Nếu khàn tiếng kéo dài hơn 2 tuần mà không có triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên như: sốt, ho, nuốt đau thì phải nghĩ đến ung thư thanh quản. Bác sĩ sẽ nội soi thanh quản để quan sát hai dây thanh. Những năm gần đây, nhờ sự phát triển của khoa học, nội soi thanh quản đã trở nên dễ dàng hơn. Ống nội soi nhỏ như sợi dây, rất mềm dẻo, đưa vào mũi hoặc miệng rồi tiến sâu vào họng. Đầu ống nội soi có gắn đèn để chiếu sáng, có camera để ghi lại hình ảnh. Hình ảnh này được truyền tới màn hình để bác sĩ nội soi quan sát. Đầu ống nội soi cũng có gắn kềm bấm để sinh thiết khối u.
nghĩ đến ung thư thanh quản
nghĩ đến ung thư thanh quản

Ung thư tuyến giáp

Tuyến giáp nằm ở trước cổ có hình dạng giống như con bướm. Tuyến giáp gồm hai thùy, mặt sau của mỗi thùy tiếp giáp với dây thần kinh quặt ngược thanh quản. Dây thần kinh quặt ngược thanh quản có nhiệm vụ điều khiển hoạt động của dây thanh âm. Khi tuyến giáp bị ung thư, khối u có thể chèn ép hoặc xâm lấn đến dây thần kinh này làm dây thanh âm bị liệt khiến giọng nói bị khàn.
Ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp có kèm theo khàn tiếng, khi nội soi, bác sĩ sẽ thấy hình dạng hai dây thanh bình thường, nhưng khi kiểm tra cử động của dây thanh bằng cách cho bệnh nhân phát âm “a” thì thấy chỉ một dây thanh cử động còn dây thanh kia bị “liệt”. Dây thanh bên bị liệt tương ứng với bên có bướu. Do chỉ có một dây thanh còn cử động nên phát âm của bệnh nhân trở nên khàn.

Ung Thư Phổi

Ưng thư phổi có thể gây khàn tiếng do khối bướu chèn ép dây thần kinh điều khiển cử động của dây thanh âm. Thanh quản ỏ cổ, phổi ở lồng ngực, cách nhau khá xa, làm thế nào ung thư phổi có thể gây khàn tiếng? Dây thần kinh quặt ngược thanh quản rất dài, xuất phát từ cổ rồi đi xuống lồng ngực rồi mởi quặt ngược lên cổ để đi vào thanh quản để điều khiển cử động của dây thanh âm. Chính vì dây thần kinh quặt ngược thanh quản có một đoạn nằm trong lồng ngực nên khi đoạn này bị bướu chèn ép sẽ gây khàn tiếng.

Tác hại của khàn tiếng

Biến chứng nguy hiểm sẽ gặp nếu bạn thấy khản tiếng mà không điều trị
Người khản giọng, mất tiếng thường có âm thanh phát ra đục khàn hơn bình thường, thậm chí tắt tiếng, kèm theo là rát họng, nhức đầu, sốt nhẹ. Nếu thấy dấu hiệu khản tiếng mà không tìm hiểu rõ nguyên nhân sẽ gặp phải các biến chứng nguy hiểm:
mất tiếng thường có âm thanh phát ra đục khàn hơn bình thường
mất tiếng thường có âm thanh phát ra đục khàn hơn bình thường

Khan tiếng gây nhiễm trùng toàn bộ hệ hô hấp

Trong trường hợp khản tiếng bắt nguồn từ viêm thanh quản, viêm họng do vi khuẩn, virus, bệnh sẽ biểu hiện bằng một cơn cấp tính khi gặp thời tiết lạnh, tiếp theo sau đó là tình trạng viêm mũi – họng. Khản tiếng đi kèm với các triệu chứng niêm mạc họng, thanh quản bị sưng, phù nề, thì bệnh đã ở giai đoạn bệnh nặng. Thấy bệnh mà không trị, vi khuẩn – virus sẽ thừa dịp lan rộng toàn bộ hệ hô hấp gây viêm phế quản, viêm phổi… Tới lúc này, khả năng nhập viện là rất cao, bệnh tiến triển nặng có thể dẫn đến tử vong.

Khan tiếng gây mất tiếng không thể nói được nữa

Rất nhiều trường hợp phát âm quá mức (trẻ em khóc, gào thét), nói nhiều do nghề nghiệp gây tổn thương thanh đới. Một vài đối tượng khác bị khản tiếng lại có vấn đề thực thể như u, polyp, loét ở thanh quản. Bệnh nhân thường có thêm một số triệu chứng khác như đau nhiều ở họng và cổ, khản tiếng kéo dài, không điều trị rồi mất tiếng hoàn toàn.

Khan tiếng gây chấn thương

Chấn thương liên quan đến vùng cổ họng, ví dụ trong một tai nạn giao thông, tai nạn lao động, phẫu thuật đặt nội khí quản hay nội soi phế quản… có thể ảnh hưởng đến dây thanh âm, gây khàn tiếng.

Khan tiếng gây bệnh ung thư

Người bị ung thư thanh quản, cổ họng, phổi, tuyến giáp và u lympho thường có triệu chứng là khàn tiếng. Đôi khi khàn tiếng là triệu chứng cảnh báo đầu tiên của những căn bệnh này.
triệu chứng cảnh báo đầu tiên của những căn bệnh
triệu chứng cảnh báo đầu tiên của những căn bệnh

Khan tiếng gây liệt dây thần kinh thanh quản

Các dây thần kinh dẫn đến thanh quản có thể bị tổn thương bởi những ca phẫu thuật như phẫu thuật tuyến giáp, phẫu thuật tim hoặc phẫu thuật vùng đầu, cổ.

Bị khàn tiếng phải làm sao?

Đầu tiên, người bị khàn tiếng cần hạn chế sử dụng giọng nói, nghỉ ngơi, giữ ấm và uống đủ nước.
Khi có viêm nhiễm đường hô hấp trên cần đi khám để được bác sĩ chỉ định thuốc điều trị. Khi có ho, nhiều đờm cần đằng hắng nhẹ nhàng, hạn chế khạc nhổ mạnh làm tăng sự phù nề của thanh quản.
Nếu bị khàn tiếng nhưng dùng thuốc không giảm thì bạn cần được nội soi thanh quản bằng ống soi mềm hoặc optic 70 độ để đánh giá tổn thương tại thanh quản.
Trong trường hợp có các tổn thương lành tính như hạt xơ, u nang, polyp… người bệnh sẽ được tư vấn làm phẫu thuật nội soi vi phẫu thanh quản để lấy bỏ tổn thương. Đây là phẫu thuật nhẹ nhàng, đơn giản không phải nằm viện lâu ngày.
Trong trường hợp có những tổn thương ác tính như ung thư thanh quản, ung thư họng, ung thư thực quản, ung thư tuyến giáp, ung thư phổi…người bệnh sẽ được tư vấn kiểm tra sâu thêm để đánh giá tình trạng và tìm phương pháp điều trị kịp thời và sớm nhất.
Trường hợp bị khàn giọng mất tiếng lâu ngày dẫn đến ho khan, người bệnh nên dùng thuốc để điều trị triệu chứng khỏi hẳn tình trạng giọng nói bị khàn.
mất tiếng lâu ngày dẫn đến ho khan
mất tiếng lâu ngày dẫn đến ho khan

Bị khan tiếng uống thuốc gì?

Một số loại thuốc như:
Nhóm thuốc kháng sinh beta-lactam
Nhóm thuốc kháng sinh macrolid
Thuốc corticoid và histamine
Thuốc tác dụng tiêu đờm
Mặc dù, thuốc Tây y hiệu quả nhưng cũng mang lại nhiều tác dụng phụ được ví như con dao hai lưỡi. Vậy khi dùng cách chữa khàn tiếng lâu ngày bằng phương pháp Tây Y, người bệnh cần:
Không tự ý mua thuốc về uống mà cần phải theo đơn thuốc bác sĩ kê.
Tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ.
Uống đúng đủ liều lượng, không tự ý ngưng thuốc.

Chú ý khi chữa khàn giọng mất tiếng

Khi thực hiện các cách điều trị khản giọng mất tiếng trên, bạn cần:
Chú ý khi chữa
Chú ý khi chữa

Kiêng nói

Việc nói chuyện, hoặc bất cứ lý do nào khác, sẽ khiến triệu chứng tắt tiếng lâu khỏi hơn. Bởi các màng rung trong cổ họng phải hoạt động nhiều mà không có dịp nghỉ ngơi để bình phục.
Ngay cả việc thì thầm rất nhỏ cũng gây hại. Theo bác sĩ George tại bệnh viện Boston (Mỹ), khi chúng ta thì thầm bằng tiếng gió, các màng rung trong cổ họng lại dao động mãnh liệt không kém gì khi chúng ta hét thật to.

Giữ cho cổ họng không bị khô

Cổ họng khô dẫn đến khan tiếng, mất tiếng. Nguyên nhân chính khiến cổ họng khô là không khí khô. Không khí khô làm khô màng rung trong cổ họng và lớp đờm bảo vệ quanh nó. Khi bị khô, lớp đờm này trở thành chất dính, khiến cho âm phát ra bị cản trở nhiều hơn. Để giữ ẩm cho cổ họng, bạn có thể áp dụng các cách sau:
Nguyên nhân chính khiến cổ họng khô là không khí khô
Nguyên nhân chính khiến cổ họng khô là không khí khô

Hãy thở bằng mũi

Không hút thuốc trong lúc bị tắt tiếng
Uống nhiều nước (chừng 10 ly mỗi ngày)

Ngậm kẹo ho

Không uống thuốc aspirin. Thuốc này có thể gây phản ứng phụ cho cổ họng và làm bệnh khan tiếng lâu lành hơn. Các thuốc làm dịu đau có chất acetaminophen (như thuốc Tylenol) đỡ hại hơn aspirin.
Trên đây là một số cách chữa trị khan tiếng khàn giọng mất tiếng bằng các nguyên liệu thiên nhiên mang lại hiệu quả nhanh và an toàn nhất. Để khỏi bệnh nhanh hơn người bạn cũng nên chú ý không hút thuốc lá, uống rượu bia, không đến những môi trường bụi bẩn, ô nhiễm,… Như vậy mới giúp bệnh mau khỏi, hiệu quả lâu dài thiết thực
giúp bệnh mau khỏi, hiệu quả lâu dài thiết thực
giúp bệnh mau khỏi, hiệu quả lâu dài thiết thực
Lưu ý:
Việc điều trị bệnh khàn tiếng bằng thuốc Tây có thể ảnh hưởng do tác dụng phụ của thuốc. Chính vì vậy, sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên hiện này đang là xu hướng mới.
Các bài thuốc Đông y với thành phần từ thảo dược tự nhiên là phương pháp được đánh giá là hiệu quả, an toàn với sức khỏe của người bệnh khi sử dụng hỗ trợ điều trị trong thời gian dài.

Những sản phẩm thiên nhiên dẫn đầu xu hướng.

Sử dụng sản phẩm thiên nhiên để điều trị bệnh khàn tiếng đang là xu hướng hiện đại ngày nay có tính ứng dụng cao, lại an toàn hiệu quả và không phải lo lắng tác dụng phụ.
Với công nghệ điều chế và chiết xuất hiện đại đã giữ được 100% chức năng và công dụng của tinh chất nên tăng cường tối đa hiệu quả chữa bệnh.
Dẫn đầu xu hướng là các sản phẩm từ những thương hiệu nổi tiếng trong nước.
Một số sản phẩm như sau:

Tiêu Khiết Thanh

Đây là sản phẩm nổi tiếng dẫn đầu trên thị trường về điều trị khàn tiếng mất tiếng.
Tiêu Khiết Thanh điều trị viêm thanh quản viêm họng hạt khản tiếng. Sản phẩm Tiêu Khiết Thanh có tác dụng hạn chế và ngăn ngừa các triệu chứng liên quan đến bệnh viêm đường hô hấp trên mạn tính như: viêm thanh quản, viêm amidan, khản tiếng, mất tiếng….
Có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng, giảm viêm thanh quản, làm trong sáng giọng nói. Tiêu Khiết Thanh hỗ trợ ngăn chặn các dấu hiệu của bệnh viêm amidan, cảm cúm.

VnVista I-Shine
© http://vnvista.com