Khi một sinh linh bé nhỏ hình thành cũng là lúc nhu cầu dinh dưỡng của người mẹ tương lai tăng lên do bé lấy dinh dưỡng từ mẹ. Trong số các dưỡng chất không thể thiếu để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh có sắt, canxi, vitamin B6, vitamin B12 và đặc biệt là Folate – một loại vitamin nhóm B vừa giúp tạo máu cho mẹ vừa giúp ngăn ngừa khiếm khuyết ống thần kinh cho con ngay từ những ngày đầu hình thành trong bụng mẹ.
Thông tin về sức khỏe cho bà bầu:
Khởi đầu nào cho bé yêu khỏe mạnh từ trong bụng mẹ?Dinh duong cho ba bau
Kết quả nghiên cứu do Viện Dinh dưỡng Quốc gia phối hợp với nhóm nghiên cứu của GS.TS Tim Green (Đại học Otago – New Zealand) cho thấy có đến 63% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở Việt Nam có hàm lượng Folate trong máu thấp dưới mức tối ưu (905 nmol/L) để phòng ngừa khiếm khuyết ống thần kinh ở thai nhi. Một cuộc điều tra khác của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng cho kết quả 36,5% phụ nữ mang thai ở Việt Nam bị thiếu máu, trong đó có 71,8% bị thiếu máu do thiếu sắt. Ngoài ra, nghiên cứu từ Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM cũng cho thấy tỷ lệ mẹ bầu thiếu hụt vi chất cũng ở mức cao như i-ốt (72,8%), kẽm (34,6%). Điều đó cho thấy nhiều phụ nữ mang thai vẫn gặp khó khăn khi giải bài toán “dinh dưỡng hợp lý” cho cả mẹ và bé.
Cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý
“Phụ nữ mang thai không nên quá kiêng cữ mà cần có một chế độ ăn đầy đủ và đa dạng, càng nhiều loại thực phẩm trong một bữa chính càng tốt. Ít nhất cũng nên có 15 loại thực phẩm trong một bữa chính. Mỗi ngày phụ nữ tuổi sinh đẻ cần 400mcg Folate nhưng khi mang thai, mức nhu cầu này tăng lên 150% (600mcg) để đáp ứng cho sự tăng trưởng và phát triển toàn vẹn của thai nhi”, PGS.TS Lê Bạch Mai, phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết. Bổ sung đầy đủ Folate giúp giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi đến 50%, giảm nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân và các khuyết tật khác về tim thai cũng như góp phần phòng chống thiếu máu cho mẹ.
Bên cạnh Folate, người mẹ mang thai cần mỗi ngày khoảng 2200 – 2500Kcal năng lượng, 1000mg canxi, 60mg sắt, 200mcg i-ốt, 15mg kẽm, lượng chất đạm cần tăng thêm 15g/ngày so với bình thường. Sữa dành cho bà mẹ mang thai là một sự lựa chọn tốt để giúp mẹ bổ sung đầy đủ Folate và các vi chất cần thiết mà những bữa ăn thông thường khó đáp ứng đủ. Mẹ bầu có thể chọn loại sữa được bổ sung thêm sắt, canxi, đồng thời giàu chất xơ để ngăn ngừa táo bón – một triệu chứng khá phổ biến trong thai kỳ.
Ăn uống đúng cách để dinh dưỡng vào bé
Để tránh cảnh “ăn miệt mài vẫn không đủ chất”, mẹ bầu cũng cần nắm vài nguyên tắc để dinh dưỡng được chuyển vào bé như dùng thức ăn tươi ngon, nóng sốt, hạn chế thực phẩm đông lạnh, thức ăn nhanh. Ngoài ra, cơ thể cũng cần khoảng 2,5 lít nước mỗi ngày để đào thải chất cặn bã, tăng tuần hoàn và hấp thu.
Chất dinh dưỡng cũng dễ hấp thụ hơn nếu phụ nữ mang thai siêng thư giãn và vận động nhẹ để tinh thần sảng khoái và ngủ sâu, ăn ngon miệng. Nếu rơi vào cảnh chán ăn, mẹ bầu có thể chia nhỏ bữa, chọn những món dễ tiêu, ít nồng mùi hoặc có thể tăng vị chua nhẹ cho bữa ăn bằng nước chanh… Riêng những người “kén” sữa bầu có thể tìm một hương vị thơm ngon, dễ uống hoặc chọn cách uống tiện lợi hơn như sữa bầu dạng nước với hàm lượng dưỡng chất cao để tăng cường dưỡng chất.
Mang thai là hành trình đầy hạnh phúc nhưng cũng không ít vất vả, thử thách đối với người mẹ. Để con yêu có được khởi đầu khỏe mạnh, hoàn hảo, mỗi người mẹ đừng quên xây dựng một lối sống tích cực cùng việc bổ sung dinh dưỡng thông minh từ lúc khởi động thai kỳ.
Theo:
vnanmum.com