Trong cuộc sống và công việc, chắc hẳn bạn đã từng đối diện với những vấn đề hóc búa không tìm được hướng giải quyết trọn vẹn và nó làm cho đầu óc bạn rối bời. Một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả không tốt như thế là do bạn chưa rút cho mình 1 phương pháp suy nghĩ logic và khoa học. Những kiến thức về môn "Six Thinking Hats" chắt lọc từ những bài học tôi được tham gia và kinh nghiệm cá nhân hy vọng sẽ mang đến cho bạn chút ý niệm về phương pháp hình thành những dòng suy nghĩ logic mà đôi khi chúng có thể giúp bạn trong cuộc sống thực tế, trong công việc, trong tổ chức các cuộc họp, hội thảo và thậm chí trong các báo cáo, trình diễn thuyết trình.
Về lịch sử hình thành và tác giả của môn học này tôi sẽ không đề cập ở đây, nếu các bạn có thắc mắc gì tôi sẵn sàng trợ giúp hoặc các bạn có thể tham khảo trang web của tác giả môn học này là Edward de Bono tại http://www.edwdebono.com
Chúng ta bắt đầu với 1 ví dụ thực tế. Trong 1 nhóm làm phần mềm, khách hàng yêu cầu họ thực hiện một tính năng mới (new feature) của chương trình. Trưởng nhóm sau đó muốn thu thập thông tin từ các thành viên trong nhóm nên tổ chức 1 cuộc họp nhanh để trưng cầu ý kiến liệu có thể thực hiện tính năng đó trong thời gian qui định không và ước lượng những nguy cơ (risk) có thể sảy ra liên quan đến kĩ thuật và thời gian thực tế thực hiện. Cuộc họp bắt đầu bằng ý kiến chung của trưởng nhóm và sau đó mỗi người bắt đầu bàn cãi về những vấn đề phát sinh, người thì tỏ thái độ không đồng tình với tính năng mới này, người thì phản ứng gay gắt, người thì đồng ý với những lý do riêng.. và kết quả là cuộc họp không đạt được một sự thống nhất chung. Như vậy vấn đề là ở đâu!? Chúng ta có thể nhận thấy người trưởng nhóm đã không tổ chức tốt cuộc họp và không hướng mọi người đến những suy nghĩ chung....Bây giờ chúng ta trở lại với bài học.
Thế nào là "6 chiếc mũ tư duy" hay "6 chiếc nón suy nghĩ"? Đây là 1 phương thức và là 1 công cụ hướng suy nghĩ đơn giản nhưng hiệu quả. Nó giúp chúng ta hướng những suy nghĩ theo từng hướng nhất định và tập trung vào từng khu vực riêng biệt - ví dụ như chỉ nghĩ về mặt bất lợi, rồi sau đó mới nghĩ về những thuận lợi. Trong một nhóm, phương pháp này giúp tạo nên nhưng luồng suy nghĩ song song cùng hướng của các thành viên, như thế sẽ giúp mọi người hiểu sâu hơn về 1 vấn đề mà ko bị ngắt quãng, vỡ vụn suy nghĩ. Từ đó sẽ tạo điều kiện đào sâu vào vấn đề hơn là dẫn đến những tranh cãi vô ích. Six Thinking Hats phân suy nghĩ của con người thành 6 lĩnh vực theo thứ tự và được đại diện bởi 5 màu của chiếc mũ. Sở dĩ tác giả chọn hình ảnh chiếc mũ vì nó đại diện cho 1 luồng suy nghĩ hiện tại bao trùm trong trí não con người. Một suy nghĩ có thể dễ dàng thay thế bởi suy nghĩ khác giống như dễ dàng đội lên đầu 1 chiếc nón màu khác vậy. Trong thực tế phương pháp trên sẽ giúp tạo mối liên hệ thân thiết giữa các thành viên trong 1 nhóm, tăng hiệu quả sản phẩm, tiết kiệm thời gian và đồng thời giúp tăng cường khả năng suy nghĩ.
Vậy thế nào là "suy nghĩ song song"? Trong một cuộc họp, khi thảo luận về 1 vấn đề mọi người phải cùng 1 hướng suy nghĩ. Ví dụ suy nghĩ những thuận lợi của việc phát triển tính năng mới trên, anh A sẽ có ý kiến "Nó sẽ dễ thực hiện vì có thể tận dụng mã nguồn mở có sẵn", anh B có ý kiến "Từ đó tiết kiệm thời gian và tiền bạc", anh C sẽ ước lượng "Chỉ cần 2 người thực hiện trong 1 tuần"; nếu có anh D nói "Việc này khó không thực hiện được.." thì chủ toạ cuộc họp sẽ phải hướng anh ta trở lại vấn đề chính - mục đích là tránh ý kiến bị ngắt quãng. Sau tất cả những ý kiến tốt đó, cuộc họp sẽ trở lại với những vấn đề bất lợi và cứ thế tiếp tục. Nếu ta xem mỗi hướng suy nghĩ là 1 chiếc nón, thì phương pháp suy nghĩ này buộc mọi người trong nhóm cùng đội 1 màu nón trong cùng thời điểm - tức là có cùng hướng suy nghĩ.
6 chiếc mũ đại diện cho suy nghĩ như thế nào?
Sở dĩ tại sao người ta chỉ chọn 6 mà không chọn nhiều hơn các nón tư duy? Bởi vì 6 loại thích hợp với suy nghĩ con người và dễ nhớ
Chúng ta bắt đầu với từng màu suy nghĩ với những liên tưởng tương đối giúp dễ nhớ:
Mũ Trắng - Đại diện cho Thông Tin - Information
Mũ Đỏ - Đại diện cho Cảm Xúc - Feelings
Mũ Đen - Đại diện cho Phản Bác - Caution
Mũ Vàng - Đại diện cho Ủng Hộ - Benefits
Mũ Xanh Lá Cây - Đại diện cho Sáng Tạo - Creativity
Mũ Xanh Dương - Đại diện cho Tổ Chức Cách Suy Nghĩ - Managing the thinking
(St)
VnVista I-Shine
© http://vnvista.com