ck's Blog

88 Trang « < 29 30 31 32 33 > » 

Các bài viết vào Wednesday 7th April 2010

 

Kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy - chìa khóa giải quyết xung đột ý kiến trong nhóm

(HieuHoc): Bạn cần ra quyết định về một vấn đề? Nhóm của bạn đang tranh cãi về một chương trình sắp tới? Hãy sử dụng kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy để hướng mọi người cùng tập trung vào vấn đề từ cùng một góc nhìn, để rồi sẽ triệt tiêu hoàn toàn các tranh cãi xuất phát từ các góc nhìn khác nhau.

Lịch sử cuả phương pháp:

Đây là phát kiến của Tiến sĩ Edward de Bono&nbs (http://www.edwdebono.com/) trong năm 1980. Năm 1985 nó đã được mô tả chi tiết trong cuốn “Six Thinking Hats” cuả de Bono.

Phương pháp này đã được phát triễn và giảng dạy ở nhiều nơi trên thế giới. Nhiều tổ chức lớn như là IBM, Federal Express, Brtish Airways, Pepsi, Polaroid, Prudential, Dupont, …cũng dùng phương pháp này.

Kỹ thuật “6 chiếc mũ tư duy” (6 Thinking Hats) là một kỹ thuật mạnh mẽ và độc đáo. Kỹ thuật này nhằm hướng mọi người cùng tập trung vào vấn đề từ cùng một góc nhìn, do đó sẽ triệt tiêu hoàn toàn các tranh cãi xuất phát từ các góc nhìn khác nhau. Bên cạnh đó, giúp các cá thể có được nhiều cái nhìn về một đối tượng mà những cái nhìn này sẽ khác nhiều so với một người thông thường có thể thấy được.

Đây là một khuôn mẫu cho sự suy nghĩ và nó có thể kết hợp thành lối suy nghĩ định hướng. Trong phương pháp này thì các phán xét có giá trị sẽ có chỗ đứng riêng của nó nhưng các phê phán đó sẽ không được phép thống trị như là thường thấy lối suy nghĩ thông thường.

Ứng dụng của kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy

- Kích thích...



Xem tiếp »

 
8 dấu hiệu của một buổi phỏng vấn thành công


Thông thường, các ứng viên hay chú tâm đến những sai sót đã mắc phải hơn là những “điểm” ghi được trong buổi phỏng vấn. Chính vì thế, nhiều bạn tuy đã trả lời phỏng vấn khá tốt nhưng vẫn băn khoăn không biết mình có được tuyển hay không? Những dấu hiệu sau từ phía nhà tuyển dụng (NTD) có thể giúp bạn đánh giá được khả năng thành công của mình sau buổi phỏng vấn.

1. NTD tìm hiểu và xác minh thông tin về bạn
Theo Honaman, các công ty chỉ xác minh thông tin về ứng viên (reference checking) khi thấy người này có triển vọng. Vì thế, để tiện cho việc xác minh của NTD, bạn nên cung cấp họ tên và thông tin liên lạc của tối thiểu 3 người. Đây là những người đã làm việc trực tiếp với bạn tối thiểu là 6 tháng và nắm rõ kỹ năng và thành tích làm việc của bạn (trong đó phải có ít nhất một người quản lý trực tiếp của bạn).

2. Giới thiệu bạn với đồng nghiệp tương lai
Quả là một dấu hiệu tốt đẹp khi NTD muốn giới thiệu bạn với đồng nghiệp tương lai ngay trong lúc phỏng vấn hoặc cho bạn biết có một số người họ muốn bạn gặp ngay sau đó. Honaman nhận xét: “Các nhà quản lý rất cẩn trọng. Họ sẽ không mạo hiểm giới thiệu ứng viên mới với nhóm làm việc của họ nếu người này không có nhiều triển vọng trở thành nhân viên của công ty. Cần lưu ý là NTD có thể yêu cầu các thành viên trong nhóm làm việc đưa ra nhận xét về bạn, vì thế hãy tỏ ra thân thiện và tạo ấn tượng tốt với tất cả những...



Xem tiếp »

 
Phỏng vấn năng lực hành vi – 7 điều nhà tuyển dụng muốn biết

Nếu bạn đọc những cuốn sách về phỏng vấn tuyển dụng, bạn sẽ nhận ra chúng có một điểm chung là liệt kê sẵn những câu hỏi và câu trả lời phỏng vấn thông dụng để bạn học thuộc lòng. Trên thực tế, cuộc phỏng vấn không phải là một cuộc chất vấn, mà là một cuộc trò chuyện giữa Nhà tuyển dụng (NTD) và ứng viên. Để mọi thứ diễn ra như vậy, bạn nên chuẩn bị thật nhiều những câu chuyện nhỏ về nghề nghiệp và cả cuộc sống của bạn.

Việc này đặc biệt hữu ích với những cuộc phỏng vấn năng lực hành vi (competence-based interview) đang rất phổ biến. Theo cách phỏng vấn truyền thống, NTD chỉ đặt ra một số câu hỏi để kiểm tra xem bạn có những kỹ năng và kiến thức mà công việc yêu cầu hay không; nhưng trong những buổi phỏng vấn năng lực hành vi, NTD sẽ hỏi sâu hơn để tìm hiểu chính xác hơn về tính cách và những phẩm chất của bạn nhằm trả lời cho câu hỏi: liệu bạn có phù hợp với văn hóa của công ty hay không?. Những phẩm chất này được gọi là “năng lực hành vi”.

Để đánh giá toàn diện năng lực của bạn, NTD chia thời gian phỏng vấn thành hai phần để tìm hiểu về kỹ năng và năng lực hành vi. Họ muốn nghe những dẫn chứng cụ thể của bạn về cách bạn đã xử trí ra sao trong những tình huống xảy ra trong quá khứ. NTD sẽ muốn biết:

- Bạn có phải là người mang đến lợi ích thiết thực cho công ty? Nói cách khác, bạn có thể mang về lợi nhuận hay tiết kiệm chi phí cho công ty hay không?

- Bạn có phải là một nhân...



Xem tiếp »

 
Phỏng vấn qua điện thoại - Nên và không nên
 

Hiện nay để tiết kiệm thời gian phỏng vấn trực tiếp ứng viên, nhà tuyển dụng thường sử dụng hình thức phỏng vấn qua điện thoại. Đây là một cách hiệu quả để giúp họ kiểm tra sơ bộ năng lực và khả năng giao tiếp của ứng viên. Tuy nhiên, các ứng viên thường không hiểu rõ vai trò của buổi nói chuyện quan trọng này nên thường đánh mất cơ hội được chọn vào các vòng phỏng vấn trong. Vì vậy, để nắm chắc cơ hội thành công, bạn cần nắm vững những điều nên và không nên làm khi tham gia phỏng vấn qua điện thoại.

Nên

- Thực tập phỏng vấn. Sự lưu loát và tự tin trước nhà tuyển dụng đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy bạn có thể nhờ người thân hoặc bạn bè đóng vai nhà tuyển dụng và đưa ra các câu hỏi và tình huống cụ thể cho bạn trả lời. Bạn nên nhờ họ nhận xét xem giọng bạn có run quá không, bạn nói thế nào, có đủ nghe hay quá to…

- Cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác. Đây có thể xem là lần nói chuyện đầu tiên và chính thức của bạn với nhà tuyển dụng. Hãy tận dụng cơ hội này để cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin, cũng như trình bày thêm những gì mà hồ sơ tìm việc của bạn có thể chưa nói hết được.

- Chủ động để xưng hô tự tin. Đừng để người phỏng vấn và chính bạn mơ hồ về tuổi tác và giới tính của nhau. Bạn hãy chủ động giới thiệu về mình và hỏi người phỏng vấn xem bạn nên xưng hô với họ thế nào.

- Chọn không gian yên tĩnh. Đừng trả lời phỏng vấn ở những...



Xem tiếp »

 
Ngôn ngữ cử chỉ nói gì về bạn?
 

Đọc và hiểu được ngôn ngữ cử chỉ là yếu tố quan trọng để phỏng vấn thành công. Hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ này sẽ giúp bạn biết được người phỏng vấn đang nghĩ gì, nhờ vậy bạn có thể tự điều chỉnh những ngôn ngữ cử chỉ của bản thân sao cho phù hợp và chiếm được cảm tình của Nhà tuyển dụng (NTD). Và tất nhiên cuối cùng là để có được công việc bạn mong muốn!


1.  “Cá ươn” hay “nghiền xương”?
Cách bắt tay nói lên nhiều điều về tính cách chúng ta. Bạn bắt tay nhẹ nhàng? Bạn bóp chặt  tay người ta như thể muốn “nghiền xương” họ? Những người năng nổ thường bắt tay một cách mạnh mẽ còn những người có lòng tự tôn thấp thường bắt tay một cách ẻo lả, theo kiểu “cá ươn” (tay lạnh và ẩm ướt, bắt tay người khác một cách hờ hững).

Một cái tay bắt tay đúng là sẽ gồm 3 bước:
- Bảo đảm móng tay của bạn được cắt ngắn và sạch sẽ.
- Bảo đảm bàn tay ấm, không có mồ hôi.
- Bắt tay một cách chuyên nghiệp và lịch sự, với một cái nắm chắc chắn và nụ cười ấm áp.

2.  Sức mạnh của “cửa sổ tâm hồn”
Thông thường, giao tiếp bằng mắt với tỷ lệ 60% là một con số an toàn, vừa đủ để làm NTD có cảm tình với bạn. Nếu nhiều hơn, bạn trông có vẻ căng thẳng; nếu ít hơn, bạn có nguy cơ bị đánh giá là hờ hững với những gì NTD đang nói. Tuy nhiên, điều bạn cần lưu ý nhất khi giao tiếp bằng mắt chính là sự tự nhiên, tùy theo lời nói, cảm xúc mà có nhu cầu giao tiếp...



Xem tiếp »

88 Trang « < 29 30 31 32 33 > »  

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2025 VnVista.com