Hiện tượng ấm lên toàn cầu đang diễn ra với tốc độ gần gấp đôi con số dự đoán của 6 năm trước, một báo cáo của LHQ cho biết. Theo đó, ở thời điểm này, trái đất nóng nhất trong lịch sử 1.000 năm trở lại đây và nhiệt độ trung bình có thể tăng 5,8 độ C vào năm 2100.
Báo cáo cũng buộc tội hành động "hun nóng" trái đất của con người sẽ dẫn tới việc gia tăng lụt lội, hạn hán, trượt đất, phá hỏng các hệ thống canh tác truyền thống… trong thế kỷ 21. Báo cáo dài 2.600 trang này do Tổ chức Đa quốc gia về biến đổi khí hậu (IPCC) công bố trong cuộc gặp của đại diện 150 nước đang diễn ra tại Đức.
Báo cáo cho hay, các quốc gia nghèo nhất sẽ là những nạn nhân đầu tiên của hiệu ứng này. Nền kinh tế của họ chủ yếu dựa vào nước và nông nghiệp, hai yếu tố dễ bị tác động nhất khi khí hậu ấm lên. Các nhà khoa học hy vọng nghiên cứu này sẽ là tiếng chuông báo động tới các quốc gia chưa ý thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề.
Tổng thống Bush từng tranh cãi rằng thật không công bằng khi bắt Mỹ và các quốc gia công nghiệp khác phải chịu trách nhiệm về vấn đề này. Nhưng Tiến sĩ Watson, Chủ tịch của IPCC cho biết, hầu hết khí nhà kính thoát ra tới nay đều có xuất xứ từ thế giới công nghiệp. “Thậm chí trong tương lai, tỷ lệ phát thải trên mỗi khoản đầu tư của Trung Quốc và Ấn Độ sẽ vẫn thấp hơn nhiều so với Mỹ và châu Âu", ông nói.
Tuần tới, các chính trị gia từ 150 nước sẽ gặp nhau tại Boon, Đức để cố gắng cứu hộ Nghị định thư Kyoto, thuyết phục Mỹ quay trở lại ủng hộ mục đích này.
Thực tế, một số quốc gia đã nghi ngờ về tính hiệu quả của việc thực thi Kyoto, rằng nó không hỗ trợ nhiều lắm trong việc loại bỏ các khí ô nhiễm carbon. Tuy nhiên, Chủ tịch của Hội nghị Bonn, Bộ trưởng Môi trường Hà Lan, ông Jan Pronk, cho biết không thể trì hoãn thêm nữa.
B.H. (theo CNN, BBC, 13/7
VnVista I-Shine
© http://vnvista.com