Xin chọn danh mục VĂN HỌC để xem các trang trước
Trang 28
Tôi thở dài, đã đến lúc quay về nhà. Cha! Dì Hoa! Sao mà chán thế!
- Cám ơn Ánh Tuyết! Mình cũng định về bây giờ đây.
Khiết Anh ngăn lại:
- Khoan về đã! Có gì chứng tỏ cha em đã hồi tâm. Vết thương cũ chưa lành, đừng để lãnh thêm vết mới.
- Nhưng em cũng phải về!
Ánh Tuyết châm vào:
- Đúng đó Khiết Anh! Phương Kỳ cũng chưa đủ trưởng thành, chẳng lẽ anh thích ngồi tù vì tội dụ dỗ con gái vị thành niên sao?
Nàng vừa nói vừa cười, nửa đùa nửa thật. Tôi cắn môi. Ôi pháp luật! Khiết Anh đứng lên:
- Anh đưa em về vậy!
- Không nên đâu Khiết Anh! Thử nghĩ Phương Kỳ mất tích một đêm, sau đó xuất hiện với một thanh niên lạ mặt, người ta sẽ dị nghị thế nào? Để em đưa Phương Kỳ về cho, bạn gái vẫn tiện hơn.
Tôi còn gì để nói với chàng? Thay lại b quần áo cũ. Khiết Anh đưa tôi ra cửa, chàng cầm chiếc áo khoác lên vai tôi:
- Mặc thêm áo ấm đi Phương Kỳ! Em chưa khỏe lắm đâu! Đó là của bà Lâm chứ chẳng phải của nàng nào cả, đừng ngại nhé!
Bịn rịn nhìn chàng, tôi sắp bay trở lại lồng, biết còn nhìn thấy mặt trời nữa không? Ánh Tuyết đã lái chiếc xe riêng của nàng ra cổng.
Khiết Anh hôn lên tóc tôi:
- Em về nếu bị cha đánh cứ kêu tên anh, anh sẽ phi thân đến ngay!
Vẻ cười đùa không giấu nổi nét buồn trong mắt chàng, làm sao tôi bước đi cho nổi? Không nổi cũng phải bước, tôi leo lên xe của Ánh Tuyết:
- Buồn quá đi thôi!
- Sao vậy Kỳ? Nhớ chàng à? Mới chia tay đã nhớ sao?
Tôi giật mình, giọng Ánh Tuyết vẫn sắc như đá tai mèo:
- Chắc đêm qua hai người du dương lắm phải không?
Tôi vội đính chính:
- Làm gì có chuyện đó Ánh Tuyết!
Nàng ỡm ờ:
- Thôi đi bồ ơi, dấu nhau hoài sao? Hắn được chứ?
Giọng điệu của Ánh Tuyết làm tôi có cảm giác vừa bị một cái tát.
- Tôi không biết được là gì cả!
- Có nghĩa là hắn làm Kỳ thích thú chứ!
- Khiết Anh không có phải là hạng người như chị nghĩ đâu.
Ánh Tuyết trắng trợn:
- Đó là chuyện thường xảy ra! Uông Khiết Anh là anh chàng đa tình có tiếng, dễ gì buông tha một miếng mồi ngon? Tôi không tin Khiết Anh là một siêu nhân!
- Anh ấy không phải là một siêu nhân mà là người biết tôn trọng tình yêu.
- Tình yêu? - Ánh Tuyết sững sờ, nàng cho xe chạy chậm lại - Phương Kỳ muốn nói là Khiết Anh yêu Kỳ?
- Vâng! Chuyện đó có gì đáng ngạc nhiên đâu?
Tôi nói móc, Ánh Tuyết chợt cười:
- Tội nghiệp quá! Lại thêm một cô bé si tình bị anh chàng ca sĩ đào hoa quyến rũ, có một vị hôn phu như thế mệt thật nhưng biết làm sao bây giờ!
Đến phiên tôi sững sờ:
- Hôn phu?
- Đúng vậy! Đến đầu mùa xuân này chúng tôi sẽ làm lễ đính hôn.
Bao ý nghĩ xáo động, tôi lắc đầu:
- Nhưng Khiết Anh đã nói không đính hôn với Ánh Tuyết cơ mà!
- Chờ đến ngày đó tôi sẽ gởi thiệp mời Kỳ mà!
- Tôi không tin.
- Khờ quá! Kỳ vẫn tưởng Khiết Anh yêu Kỳ sao? Đàn ông ai cũng tham lam cả, không ai tử tế đâu!
- Ánh Tuyết có vẻ biết rành đàn ông quá!
- Nếu Kỳ muốn biết về đàn ông thì tôi sẽ chỉ cho, họ có trăm ngàn mánh khóe để lừa gạt, Kỳ còn ngây thơ quá! Coi chừng có ngày mất mạng không hay đó!
Chàng đã lừa tôi sao? Tôi đã lỡ nói yêu chàng mất rồi. Cúi đầu khổ sở, bên cạnh Ánh Tuyết im lặng đầy vẻ thông cảm. Đến đầu đường nàng cho tôi xuống, vỗ nhẹ lên bàn tay tôi có vẻ kẻ cả:
- Phương Kỳ, tôi mong Kỳ nên giữ gìn cho cẩn thận, tôi không muốn chồng tôi có một đứa con hoang.
Chiếc xe vọt đi để lại làn khói trắng, tái tê nhìn theo, lời nói mới phũ phàng làm sao? Chiếc xe đã khuất, tôi quay lại nhìn cửa nhà khép kín. Đây là lúc đương đầu với hiện thực. Tôi cho tay vào túi áo tìm chút can đảm còn sót lại. Bàn tay chạm phải gói giấy, tôi lôi nhanh ra, xếp bạc dầy với mảnh giấy mang nét chữ đẹp, hùng vĩ:
"Kỳ yêu! Đây là món quà cho dì Hoa của em!
Yêu em nhiều,
Uông Khiết Anh"
Lòng tôi chao đảo, chàng của tôi! Can đảm đã được phục hồi tôi mạnh dạn bước vào. Cha và dì Hoa đang ngồi ở bàn ăn, thấy tôi về mở mắt nhìn chằm chằm. Tôi đến trước mặt họ đặt xấp bạc xuống; lễ độ một cách lạnh lẽo:
- Thưa cha con đã về! Thưa dì con đã mang tiền về!
Nói xong tôi bước thẳng lên lầu, đóng sầm cửa lại trước b mặt ngớ ngẩn của cả hai.
Hai hôm liền trôi qua, thái độ của cha và dì Hoa thật khó hiểu, không nói với tôi câu nào, tôi cũng chẳng cần, tôi có còn là con bé ngoan nữa đâu mà họ định trừng phạt một cách ruồng rẫy. Tiền của Khiết Anh đã nằm sâu trong túi dì Hoa, món nợ đối với Hứa Kim đã được trang trải. Tôi chẳng còn gì vướng mắc với bà ta. Những vết đòn cũng liền miệng nhưng trái tim tôi hoàn toàn khép kín với cha. Tôi đối diện cha bằng thái đ dửng dưng không tình cảm, mọi yêu thương kính trọng đã bay mất. Trong óc chỉ thắp sáng một hình ảnh "Uông Khiết Anh". Uông Khiết Anh! Mỗi lần nhớ đến chàng tim tôi se thắt. Tôi yêu chàng quá! Lạy trời đừng cho chàng lừa gạt tôi. Hai ngày nay chàng đang làm gì? Có đi chơi với ai không? Có nhớ đến tôi không?
Sáng hôm sau trời lạnh mưa dầm, tôi thức dậy trễ, uể oải bước xuống nhà dùng bữa sáng. Dĩa măng xào ngui ngơ ngui ngắc đặt giữa bàn, tôi đểnh đoảng với gắp mấy miếng cải bỏ vào chén cơm, lơ đãng khều từng hạt vào miệng. Cha ngồi đối đầu tôi, ông đang nâng ly bia uống chép chép, bọt bia trắng dính đầy râu ria khiến ông giống một vì thuỷ thần dữ tợn râu quện bọt sóng. Tôi đang ước mình nhẹ như bọt bia thì cha tôi đã gọi:
- Tiểu Kỳ!
Tôi ngẩng mặt nhìn cha, vẻ xấc láo, ông gục gặc đầu nét mặt nhăn nhó:
- Kỳ! Cho cha biết con đã kiếm số tiền đó bằng cách nào?
Tôi vẫn khảy cơm trong chén vào miệng:
- Bằng một cách trong sạch.
- Đồng tiền kiếm nhanh chóng không bao giờ trong sạch được! Thôi đừng đùa!
- Mà trong sạch hay không cha để ý làm gì?
- Tao phải để ý vì mày là con gái tao!
- Một đứa con gái không có giá trị bằng trai rượu ngoài quán. Phải chi cha lúc nào cũng nhớ đến đứa con này thì con đã sung sướng biết bao! Đâu có phải rời nhà đi lang thang như vầy. Cha đã tặng con một trận đòn của ông chủ nô dành cho đám mọi da đen. Vậy mà cha còn mở miệng gọi con là con gái! Nghe tức cười quá!
- Bây giờ tao cũng có thể cho mày một trận nữa y như thế!
Tôi chống đũa vào cằm nghênh mặt:
- Con không sợ đâu! Con đã có đôi cánh để bay đi!
Cha nở một nụ cười thâm hiểm:
- Tao biết! Nhưng tao cũng có thể bẻ gãy đôi cánh ấy, tao cấm mày ra khỏi cửa, nếu cãi lời tao thì đừng trách!
Cha rút con dao bén nhọn thảy lên bàn. Tôi im thin thít chẳng dám đa ngôn nữa. Cha đã dùng con dao, chẳng có gì bảo đảm là cha không dám giết tôi. Nhìn cha mà tôi rợn da gà, tôi phải sống với người cha tàn đc này sao?
Cha hài lòng trước thái đ sợ sệt của tôi:
- Được đấy, cha không muốn phải dùng dao với con. Nhưng kẻ khác thì coi chừng!
Tôi buột miệng:
- Ai?
- Thằng nhân tình chó đẻ của mày.
Nói xong cha tiếp tục và cơm nhai nhồm nhoàm. Tôi phát ớn đẩy ghế đứng dậy. Dì Hoa phơi mấy món đồ ướt lên móc. Nước chảy thành những vệt dài trên nền nhà rất dơ. Bà nhướng đôi mày cạo nhẵn ánh mắt đầy những ý nghĩ hắc ám làm tôi nóng gáy, nhưng không muốn mở miệng nữa. Tôi dậm mạnh gót chân lên thang gác, dì Hoa nói với theo:
- Đi vừa chứ! Thang gác sụp không có tiền chữa đâu. Chúng tôi làm gì có tài kiếm tiền nhanh chóng như cô!
Tôi ngồi phịch xuống chắn cửa cùng cực, những gì tôi làm là sai hay đúng? Có lần chàng khuyên tôi: "Ty Thảo, cô đừng bao giờ tự dằn vặt mình là nói những gì đã qua là đúng hay sai! Trên đời này chẳng có gì tuyệt đối. Quan niệm của chúng ta về chân lý nhiều khi cũng có giới hạn, đã không thể đi ngược thời gian để tái thực hiện quá khứ thì ray rứt vì nó có ích gì? Hãy xóa bỏ đi để bắt đầu bằng hiện tại hoàn chỉnh hơn."
Vâng! Hiện tại của tôi là căn gác nhỏ với bầu trời xám xịt lê thê ngoài kia. Tìm một mảnh giấy với cây viết lông. Tôi lại nằm sấp xuống chống tay vào cằm hý hoáy vẽ chân dung Khiết Anh, nguệch ngoạc thêm vài nét, thấy chẳng giống chàng chút nào, tôi bực mình, quả là mình thiếu năng khiếu về hi họa!
Viết tên chàng đầy trên giấy Uông Khiết Anh! Uông Khiết Anh! Uông... Tôi chẳng có chút tự do nào để tìm gặp chàng. Một loài chim bị nhốt trong lồng không biết hát. Vẽ những vòng tròn ốc xóa tan chân dung Khiết Anh, ước gì tôi cũng thoát ra khỏi hiện hữu của chàng trong trái tim tôi.
Đột nhiên có tiếng huýt sáo vang lên. Tôi lắng nghe, lòng hồi hộp lạ thường, hay là... chạy nhanh ra bao lơn: Uông Khiết Anh! Chàng đang đứng tựa bức tường nhà đối diện, huýt sáo bài serénate. Tôi vịn tay vào thành lan can vui mừng định hét lên nhưng sợ cha nghe thấy nên thôi.
- Xuống đây với anh!
Xin chọn danh mục VĂN HỌC để xem trang 29
VnVista I-Shine
© http://vnvista.com