Cách làm không khác nhau, ngoại trừ bằng đổi thành trắc, trắc đổi thành bằng ở những vị trí có vần và cần âm điệu.
Dưới đây là một thí dụ của cách thức trên:
TẶNG CHO ANH
Bài thơ này Nhỏ viết đã mấy hôm
Nửa muốn tặng, nửa muốn mình Nhỏ đọc
Nhưng thôi đi... Nhỏ chịu làm cô ngốc
Đọc anh nghe với cả tấc lòng thành
Tin không nè, Nhỏ cầu phúc cho anh?
Tâm Nhỏ đó sẽ luôn dành riêng chỗ
Như biển kia quen rồi nghe sóng vỗ
Hình bóng anh, Nhỏ giữ mãi chẳng mờ.
Nhỏ nguyện mang tâm sự của cát bờ
Nằm lặng lẽ nghe trùng dương trách cứ
Cất giùm anh những ngày sầu cô lữ
Giữ toàn vui... anh đẹp mộng song hành.
Giữ nụ cười cho đời đẹp như tranh
Nhỏ tiếp tục đi kiếm tìm hạnh phúc
Để cho anh...mai này còn có lúc
Nhớ thật nhiều cô nhỏ thích chiêm bao.
LaLan
4)
td td td td td B td T
td td td td td T td B(V)
td td td td td T td B(V)
td td td td td B td T(V)
td td td td td B td T(V)
td td td td td T td B(B)
td td td td td T td B(V)
td td td td td B td T(V)
td td td td td B td T(V)
td td td td td T td B(V)
td td td td td T td B(V)
td td td td td B td T
Cách thức trên được vẽ theo dạng Nhiều Câu ( không chia ra vế từng 4 câu) Cũng có thể đổi ngược.
5)
Một dạng Nhiều Câu khác:
td td td td td T td B(V)
td td td td td T td B(V)
td td td td td B td T(V)
td td td td td B td T(V)
td td td td td T td B(V)
td td td td td T td B(V)
td td td td td B td T(V)
td td td td td B td T(V)
td td td td td T td B(V)
td td td td td T td B(V)
td td td td td B td T(V)
td td td td td B td T
Hay là:
td td td td td B td T(V)
td td td td td B td T(V)
td td td td td T td B(V)
td td td td td T td B(V)
td td td td td B td T(V)
td td td td td B td T(V)
td td td td td T td B(V)
td td td td td T td B(V)
td td td td td B td T(V)
td td td td td B td T(V)
td td td td td T td B(V)
td td td td td T td B
Cách thức dưới đây do Nhất Lang tự chế cho có chút ràng buộc:
td td td td td B td T(v)
td td td td td T(v) td B(V)
td td td td td T td B(V)
td td td td td B(v) td T(V)
td td td td td B td T(V)
td td td td td T(v) td B(V)
td td td td td T td B(V)
td td td td td B(v) td T
Một thí dụ:
TÔI ĐÃ BẢO
Tôi đã bảo tôi đa tình lãng TỬ,
Yêu thương rồi, đừng trách CỨ chi TÔI.
Em như thuyền, ngày ấy nhẹ nhàng TRÔI,
Chừng biển động, em rằng TÔI gọi SÓNG.
Cố nhân ơi, nhớ chăng chiều gió LỘNG?
Gã đa tình nối từng CỌNG tóc MAI.
Thả diều lên theo gió tận ngàn MÂY,
Thơ đề lá, tặng ai CÀI tóc RỐI!
Em thường bảo, "đa tình không có TỘI,
Chỉ vô tình mới có LỖI mà THÔI".
Duyên không tròn, giờ mai trúc lìa ĐÔI,
Em lại nỡ mang tình TÔI lăng MẠ.
Khi gần nhau, em gọi mời đon ĐẢ,
Lúc xa rồi, em độc CÁ ao TÔI.
Trong tình trường, nam, nữ... cũng thế THÔI,
Ý niệm đẹp là xa RỒI vẫn GIỮ.
"Yêu anh lắm, chàng đa tình lãng TỬ,
Em ghi hoài lời tình TỰ anh TRAO;
Dù một giây trong ân ái ngọt NGÀO,
Mai có thác, em mang THEO xuống MỘ".
Có phải chăng lời tình ai ấp Ủ,
Hay chỉ là trận cuồng LŨ si MÊ?
Rồi giờ đây, khi hồn mộng quay VỀ,
Em đổ tại, vì trời KHUYA, phận GÁI!
Nhất Lang
Theo thường lệ thì trong Thơ Mới chỉ có CƯỚC vận, không có YÊU vận, nghĩa là vần ở cuối câu chứ không có vần ở giữa câu. Như Nhất Lang đã nói, vì muốn có chút ràng buộc nên đã chế ra thể loại này, dựa theo một điểm của thơ SONG THẤT LỤC BÁT.
ĐIỀU NGOẠI LỆ
Mỗi thể thơ đều có những điều ngoại lệ --- dưới đây là hình thức ngoại lệ của thể loại này:
td td td td td B td T(v)
td td td td T(v) T td B(V)
td td td td td T td B(V)
td td td td B(v) B td T(V)
td td td td td B td T(V)
td td td td T(v) T td B(V)
td td td td td T td B(V)
td td td td B(v) B td T
Theo thể SONG THẤT thì chữ trắc cuối câu trên vần cùng chữ trắc thứ 5 của câu dưới! Trường hợp chúng ta không tìm ra vần cho chữ thứ 6 của câu 2 hoặc chữ thứ 6 của câu 4 trong mỗi đoạn thì chúng ta có thể tạo vần ở chữ thứ 5 như trong thơ Song Thất Lục Bát. Sự tương tự của Song Thất Lục Bát và loại 8 chữ này là ở lý lẽ VẦN Ở CHỮ THỨ 5 TỪ ĐẦU CÂU HOẶC CHỮ THỨ 3 TỪ CUỐI CÂU.
Một thí dụ có điều ngoại lệ:
Đê Mê
Nép nhìn em trầm mình trong suối NƯỚC,
Anh ngây hồn như lạc BƯỚC cung TIÊN.
Nhìn tay em phác nước đỉnh non HIỀN,
Anh như thấy một đào NGUYÊN trước MẶT.
Cả không gian, thời gian như im BẶT,
Chỉ hồn anh đang đuổi BẮT hồn ANH.
Trong đê mê, anh phát giác hồn MÌNH,
Đang đắm đuối, trườn GHỀNH và xuống THÁC.
Đỉnh non lam tỏa mùi hương ngào NGẠT,
Anh thả hồn theo cung NHẠC du DƯƠNG.
Rời cung tiên lại lạc đến thiên ĐƯỜNG,
Anh ngất lịm trong mơ MÀNG hoan lạc.
Nhất Lang
Trong thí dụ trên có một điểm ngoại lệ; chữ GHỀNH nằm vào vị trí thứ 5 chứ không phải thứ 6 trong câu như thường lệ
Tuy thế, câu thơ vẫn không bị trúc trắc!
Muốn tránh khỏi trường hợp NGOẠI LỆ trên, ta có thể sửa cả câu thơ lại thế này:
Thay vì: Đang đắm đuối, trườn GHỀNH và xuống thạc
Ta sửa lại: Đang đắm đuối, đang trườn GHỀNH... xuống thạc
***KHI CÓ THỂ Nhất Lang sẽ "edit" và thêm vào bài mẫu cũng như các thể loại tự do khác.
Thơ tự do
Từ cái tên, ta đã biết thơ tự do là những thể loại không nhất thiết phải theo một thể luật nào, mà cách hành thơ và bố trí chữ ra sao thì tùy thuộc vào người làm thơ. Tuy nhiên, một bài thơ hay, một bài thơ đi vào lòng người, ngoài hồn và ý, bài thơ còn phải có vần có điệu, có bổng có trầm, và cần có công phu chọn lọc, từ, ý, đối từ, đối ý vv... Những căn bản trên là nững yếu tố cần thiết khi làm thơ!
Dùng lời sâu xa hay đơn giản, cô đọng hay mộc mạc thì tùy thuộc vào kiểu cách của mỗi một người làm thơ, quan trọng là làm sao cho người đọc hiểu được điều mình muốn nói, nếu không thì bài thơ ấy chỉ cho một mình tác giả đọc mà thôi.
Thơ tự do có rất nhiều hình dạng: có loại mỗi câu chỉ có 2 chữ, 3 chữ và lên đến 11 chữ; những loại có từ 9 chữ trở lên chỉ thường có trong các tuồng hát mà thôi. Các loại 2 và 3 chữ rất ít người làm, thông dụng là các loại từ 4 chữ trở lên đến 8 chữ - 8 chữ là loại thơ mới và đặc biệt đào sâu vào tư tưởng Tình yêu và lãng mạn. Vì loại thơ này có tính cách đặc biệt, nên Nhất Lang ghi lại ở một chủ đề khác là "Tập Làm Thơ Mới"!
Vần và âm điệu trong thơ tự do được xếp ra sao là do nơi sáng tạo của mỗi người làm thơ.
Nhất Lang đem vào đây một ít bài theo các dạng tự do để các anh chị, các bạn và các em tham khảo.
CHỢP GIẤC ĐI EM
Anh đã đến cạnh bên
Sao vẫn còn trằn trỏc
Cho hao mòn dóc ngọc
Nàng ơi hãy vui lên!
Anh đã đến cạnh bên
Cho hồn em thôi lạnh;
Từ rày sẽ ở cạnh
Tăm tối chẳng còn len.
Anh đã đến cạnh bên
Bằng khối xương và thịt;
Cả đời cho em hết...
Thôi, chợp giấc đi em!
-của Nhất Lang-
*Bài trên theo dạng ngũ ngôn vần trắc (hai câu 2 và 3 của mỗi đoạn có chữ cuối câu là chữ trắc và vần nhau, những chữ bằng cuối câu của mỗi đoạn tạo vần cho chữ cuối câu 1 của đoạn khác.)
ĐÊM DÀI
Sao biếc đầy trời,
Sầu trông viễn khơi.
Đêm mờ yên lặng,
Nhìn hạt sương rơi.
Đêm nay mình anh,
Dưới trăng vàng tơ mành.
Nhớ hồn em trong mơ,
Buồn viễn vọng đợi chờ.
Đây nghe trăng vàng rụng,
Trên dám cỏ chiều sương.
Đây nghe lòng rung động,
Lẩn thẩn trót canh trường.
Nào biết đến đời mô,
Chúng ta còn gặp gỡ.
Ghé muôn bến sông hồ,
Mà anh còn bỡ ngỡ.
Đời lặng dòng nhẹ trôi,
Thuyền trôi theo dòng đời.
Đêm buồn lan khắp xóm,
Bờ tre cũng nín hơi.
-của Khổng Dương-
---------------
Bài trên được làm theo thể phối hợp 4 chữ và 5 chữ cho mỗi câu, lúc thì 3 vần, lúc thì 2 vần cho mỗi đoạn và liên vận cách vận lẫn lộn, cũng có những câu cùng một đoạn lại không có cùng số chữ. Thế nhưng bài thơ vẫn không bị trúc trắc vì có vần và âm điệu!
HỜN AI MÀ LẮM THẾ?
Hờn ai mà lắm thế
Để cho dạ rối bời
Để cõi hồn chơi vơi
Giọt sầu rơi khóe mẳt
Hờn ai mà lắm thế
Có phải hờn sóng triều
Cứ để bờ cô liêu
Mãi rong chơi cùng gió?
Hờn ai mà lắm thế
Để đôi má thôi hồng
Để lệ như nước sông
Để lòng thêm bối rối?
Hờn ai mà lắm thế
Đến lệ chẳng ngừng rơi
Cho tóc cũng rối bời
Môi son không còn đẻp
-của Nhất Lang-
*Bài trên theo dạng ngũ ngôn tự do 2 vần, hay nói cách khác là liên vận bằng (nghĩa là 2 chữ cuối của 2 câu liên tục có cùng vần, và là vần bằng.) Mỗi một đoạn đều bắt đầu bằng câu (lời) tựa.
VnVista I-Shine
© http://vnvista.com