Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

Trần Mạnh

Tập làm thơ (cuối cùng )

Một thí dụ:


LỠ CHUYẾN ĐÒ XƯA


 


Bỏ đò, bỏ bến, bỏ dòng sông,


Cô lái năm xưa đã lấy chồng.


Ngớ ngẩn mình tôi... chiều gió lộng,


Hỡi đò, cô lái có còn KHÔNG?


 


Hết rồi lời hẹn bên SÔNG,


Người xưa giờ đã thay lòng còn đâu!


Kim ô đã lặn xuống cầu,


Cớ chi tôi mãi âu sầu vì AI?


 


Giấc mơ cũ giờ BAY theo gió,


Nàng đi rồi phương đó xa xăm.


Mắt vời trông cõi mù tăm,


Chúc nàng hạnh phúc, trăm năm bên người!


-của Nhất Lang-


Các anh chị cùng các các bạn và các em xem cách kết hợp về vần điệu ở những cuối câu của mỗi đoạn thơ hay mỗi thể thơ. (Nhất Lang dùng chữ HOA ở những nơi quan trọng để dễ tham khảo.)


***********


Đến cùng tất cả các anh chị, các bạn và các em!


Tâm nguyền của Nhất Lang đã gửi trọn đến các anh chị, các bạn và các em trong những bài viết mà Nhất Lang đã đăng. Bao nhiêu đó là tất cả những căn bản về cách làm thơ mà Nhất Lang hiểu được; mong rằng nhiều hay ít cũng có thể giúp được tất cả phần nhỏ nhoi nào trong việc tìm hiểu thơ văn nước nhà.


Người yêu mến và hiểu được nghệ thuật này luôn có trách nhiệm giữ gìn và lưu truyền hiểu biết của mình lại, nên Nhất Lang chỉ làm việc mà mình nên làm, không hề có một tâm ý gì khác hơn. Nay đã làm xong trách nhiệm của kẻ học làm thơ trước thời gian ước đoán, Nhất Lang đang sẵn sàng chờ đón "sự gì" sẽ đến cùng mình!


Gửi đến tất cả những gì Nhất Lang trân trọng nhất!



Hoạ đáp thơ


Họa đáp thơ và đối thơ không giống nhau, họa đáp thơ là cách phụ họa, tô vẽ cho một đề thơ, là đáp ý và lời của một bài thơ đã được đề ra, là phản lại ý của một bài thơ đã được đề ra! Còn ĐỐI khác hơn ở chỗ luôn luôn dùng từ và ý "khác chiều" để so sánh hai điều hợc hai ý tương đương.


Có nhiều cách họa đáp thơ:


- Họa nguyên vận - nghĩa là theo vần của bài đề từ trên xuống dưới - nếu giữ được nguyên cả những từ mang vận thì càng hay.


Thí dụ:


LẠC BƯỚC (bài của CaoNguyen)


 


Tôi lạc bước vào nơi Hiền Quán


Cảnh muôn màu, một thoáng trời mơ


Cổng thênh thang hùng dũng đợi chờ


Tôi bỡ ngỡ... cứ ngờ tiên cảnh


 


Nơi rừng xa núi cao hiu quạnh


Quán Tựu Hiền bối cảnh vui tươi


Với những cô tỷ muội mỉm cười


Nét kiều diễm tiên trời hạ giáng


 


Cả nam nữ thơ văn trí vạn


Tánh hiền hòa hình dáng thanh cao


Đón khách xa tấp nập ra vào


Như huynh đệ lời trao tình thắm


 


Tôi lãng tử phương xa ngàn dặm


Thích giang hồ thưởng ngắm trời xa


Chiều hôm nay lạc bước ngang qua


Xin Hiền Quán ly trà... nếu được


 


Gởi lại đây tạ ơn... lời trước


Sáng ngày mai rời bước lãng du


Ly trà thâm... ghi mãi cho dù


Đời lãng tử phiêu du vô định...


(bài họa của Nhất Lang theo sau)


Anh Lữ Khách, trưởng huynh Hiền Quán,


Xin nghiêng mình đón bạn đường xa.


Nữ Nhi Hồng thay rượu Quỳnh Hoa,


Mời nhắp cạn... họa thơ ngắm cảnh.


 


Cảm ơn huynh đèo ngang không chạnh,


Hiền Quán tôi hân hạnh đón mời.


Đã ghé qua xin chớ vôi rời,


Các hiền muội... sớm mai sẽ tạn.


 


Xin vạn tạ lời huynh tán thán,


Tụ Hiền môn tài cán là bao.


Nào dám đâu nhận chữ Thanh Cao,


Duyên kỳ ngộ, tri giao đã ấm.


 


Huynh, lãng tử phương xa ngàn dặm,


Tôi, lữ hành ngàn dặm đã qua.


Đêm nay sơ ngộ dưới trăng tà,


Nâng chum tửu, quan hà... chậm bước.


 


Duyên lãng tử mấy khi có được,


Tôi cầm bầu cạn trước một tu.


Đường quan san sương gió mịt mù,


Mấy lúc được tạc thù mà định...


* bài họa của Nhất Lang ngoài theo vần, còn giữ nguyên thể loại thơ. Ta không nhất định phải theo cùng thể loại, nhưng trong cách thức này thì phải theo vần.


Lĩnh vực cao nhất của cách họa này là giữ nguyên từ có vận của bài đề - những từ mà Nhất Lang dùng màu cho các bạn nhìn thấy rõ - muốn họa như thế rất khó, nên ta chỉ cố giữ được từ nào hay từ ấy!


 


(CaoNguyen họa đáp lời)


Nguyên xin chào trưởng huynh Hiền Quán


Hân hạnh này muôn vạn của Nguyên


Đã dừng chân mang đến nhiễu phiền


Nữ Nhi Hồng... rượu tiên nào dám


 


Nhưng huynh đã một ly đàm phán


Vậy Nguyên này xin cạn một ly


Rượu của huynh thật quả diệu kỳ


Hương thơm ngọt nồng di tâm quản


 


Huynh Lữ Khách thật là hào khoán


Trăng chẳng tàn... anh phán lời thơ


Gió ngừng trôi, mây sẽ đợi chờ


Khi anh ghép vần thơ chung rượu


 


Hân hạnh nhiều cùng anh thi tửu


Sơ ngộ này vĩnh cửu không phai


Tạm biệt anh vào sớm ngày mai


Đường lãng tử bao dài... mãi nhớ...


* bài trên họa lại theo lối khác, một lối đáp lời mà không theo vận.


NẾU THẬT CUỘC ĐỜi CÓ KIẾP SAU (của LaLan)


 


Nếu thật cuộc đời có kiếp sau,


Nhỏ mong được hóa kiếp sang giàu.


Sẽ gom mua hết buồn nhân thế,


Để người vui sống chẳng còn đau.


 


Nếu thật cuộc dời có kiếp sau,


Nhỏ mong tình ái mãi đẹp màu.


Dù mư, dù nắng, tình đừng nhạt,


Yêu đến trọn đời ẫn còn nhau.


 


Nếu thật cuộc đời có kiếp sau,


Nhỏ hứa sẽ ngoan, sẽ thuộc làu.


Nhớ hoài nhớ mãi lời mẹ dạy,


Hông để tuổi khờ vụt qua mau.


 


Nếu thật cuộc đời có kiếp sau...


*Bài trên tác giả cố ý để một câu thòng, cố ý buộc người họa phải theo mình...


 


(Bài họa theo của Nhất Lang)


Ne^'u tha^.t cuo^.c ddo*`i co' kie^'p sau...


Anh mong được ở cạnh "người giàu".


Được nàng san sẻ buồn nhân thế,


Được sống bên nàng... chẳng mất nhau.


 


Nếu quả cuộc đời có kiếp sau,


Anh mong tình ái thắm một màu.


Màu tím thủy chung và chờ đợi,


Hay màu xanh lá, chẳng phai mau.


 


Nếu quả cuộc đời có kiếp sau,


Anh mãi làm mây trắng năm nào.


Sẽ là lữ khách ru tình mộng,


Chẳng để tuổi khờ vụt qua mau!


- Họa nghịch vận - nghĩa là không theo vần từ trên xuống như cách thức trên mà theo vần từ dưới lên, tức là dùng vần cuối cùng của bài đề mà theo cho câu thơ thơ đầu của mình, cứ như thế mà đi ngược lại!


------------


Cả hai cách thức trên đòi hỏi bài họa phải có số câu bằng bài đề, nếu không sẽ không cân đồng thì mất hay.


 


Nếu dùng hai cách trên mà còn họa lại lần thứ nhì thì người ta gọi là TỤC VẬN.


 


- Họa đáp ý - họa đáp ý không cần theo vần, cũng không cần theo thể loại, miễn sao đáp được ý bài đề là đủ. Giống như bài thứ nhì của CaoNguyen ở trên. Nói cách khác là họa theo lối hồn ai nấy giữ, thể thức ai nấy theo, nhưng phải theo "ý tứ" và "tình điệu".


CÓ THỂ NÀO (của MC_TT)


 


Có thể nào


Tâm hồn mình nhung ngớ


Một người chưa từng gặp


Để đêm về


Nghe lòng sao thương nhớ


Có thể nào


Chỉ vì những vần thơ...


Đêm không ngủ


Mong chờ từng đêm một


 


Có thể nào


Tim vỗ nhịp yêu đương


Có thể nào? Có thể nào?


Hình như là có thể...


Vì anh ơi...


Bé đã yêu anh, tự lúc nào


Trong tiềm thức.


 


Có thể lắm...


Những đêm dài rạo rực,


Xác lẫn hồn...


Anh cũng thức trong đêm.


Nhắm mắt lại...


Lòng nhung nhớ dâng thêm,


Khi mở mắt...


Hồn dường như đang mộng.


 


Có thể lắm...


Nếu em yêu mến giọng,


Điệu thơ tình...


Anh viết nhịp yêu đương.


Có thể lắm...


Vì anh cũng vấn vương,


Này bé hỡi...


Anh đã yêu thương bé!


-của Nhất Lang-


Có thể nào


Anh vì em nhung nhớ


Có thể nào


Anh thức trọn vì em


Có thể nào


Tay trong tay chung lối


Có thể nào


Ta chung bước chung đường


 


Có thể nào


Tình trong mơ như thật


Có thể nào


Ôm em chặt không anh?


Có thể nào


Tìm môi hôn trong mộng


Có thể nào...


Có thể nào...


Anh yêu em không nhỉ?


-của MC_TT-


Em hỏi gì


Mà hỏi nhiều thế nhỉ?


Em hỏi gì


Mà hỏi kỷ thế kia?


Hãy hỏi lòng,


Trong những thoáng canh khuya;


Em có nhớ...


Chàng đa tình lãng tử?


 


Em hỏi gì


Không gỏi lòng em thử,


Em hỏi gì


Không thử tự hỏi em.


Những đêm khuya,


Có xõa tóc bên rèm?


Có thương nhớ,


Cánh bằng ngàn dặm gió?


-của Nhất Lang-


 


------------


Những bài trên họa theo lối hồn ai nấy giữ, nên rất khó mà họa cho hay, cho khéo!


 


- Họa đối ý - họa đối ý là cách họa nghịch lại, hay đối lại ý của bài đề, loại này tùy theo cách thức thích hợp, hoặc theo vần, hoặc không!


 


- Họa thể hình - một cách thức họa theo hình thể hay dạng của bài thơ đề, không nhất thiết phải theo vần suốt, nhưng phải dùng vần cuối bài đề để chuyển tiếp vận cho bài thơ họa.


ANH CÓ BIẾT (của LaLan)


 


Anh có biết chờ anh bao mùa hạ


Nước mưa đong đã thành biển mất rồi


Anh đi mãi không về nơi hò hẹn


Để mình em vô vọng ngắm nhìn trời


 


Bài thơ tình héo như cánh phượng rơi


Sân trường cũ con ve buồn lột xác


Cái của lớp mà anh thường liếc mắt


Giờ không anh bao lớp bụi nhạt nhoà


 


Hè nay về em lặng lẽ nhặt hoa


Gom góp lại cho mình vài kỷ niệm


Và bất chợt mưa về như nuối tiếc


Hứng mưa trời... nỗi nhớ vẫn còn đong...


*Bài thơ trên được làm theo thể phối hợp của cách vận bằ

VnVista I-Shine
© http://vnvista.com