Nguyentanthu's Blog
Mạng xã hội Blog Sổ ảnh Đăng nhập
Vợ chồng anh Đặng Văn Phước (1972) và chị Nguyễn Thị Luận (1974) ở đội 6, thôn Lộc Thái, xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ có 3 con là cháu Đặng Thị Việt Trinh (1993), Đặng Văn Tấn (1995) và Đặng Thị Hồng Nhung (2007- ảnh). Cháu Nhung từ khi mới sinh tự nhiên tím tái, liên tục được Khoa nhi Bệnh viện đa khoa khu vực Bồng Sơn cấp cứu, điều trị. Bác sĩ phát hiện cháu có bệnh tim, được chuyển ra Bệnh viện TƯ Huế khám, và được chẩn đoán cháu bị bệnh thông liên thất màng, phải có số tiền mổ 25 triệu đồng.
Xã Mỹ Châu là một xã miền núi được sự hỗ trợ Chương trình 135 của Nhà nước, gia đình anh Phước chị Luận thuộc diện đặc biệt khó khăn, hiện đang trong khó khổ, chỉ biết nhìn con trong thương xót bởi với khoản tiền quá lớn, anh chị không biết cách nào lo có được.
Mong các tổ chức, cá nhân hảo tâm cứu giúp cháu Nhung được mổ tim.
Mọi sự giúp đỡ gửi về Báo Bình Định 84 Phạm Hùng - Quy Nhơn - hoặc trực tiếp cho anh Đặng Văn Phước theo địa chỉ trên.
Tỷ lệ sống và khả năng tăng trọng của lợn con (1-60 ngày tuổi) phụ thuộc vào hai yếu tố chính là nhiệt độ môi trường sống và chế độ chăm sóc của người chăn nuôi.
Yếu tố nhiệt độ: Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của lợn. Nhu cầu nhiệt độ của lợn tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng, lợn sữa giai đoạn 1-7 ngày tuổi cần có nhiệt độ 31-33oC; 8-20 ngày tuổi cần nhiệt độ 30-31oC, lợn trên 20 ngày tuổi cần nhiệt độ 20-24oC. Trong mùa đông ở các tỉnh phía Bắc, nhiều ngày giá lạnh, nhiệt độ có thể hạ xuống dưới 10oC ảnh hưởng không tốt đến tỷ lệ sống và khả năng tăng trọng của lợn con.
Để chủ động chế độ nhiệt cho lợn sơ sinh bà con có thể thiết kế chuồng úm cho lợn, cách làm như sau:
Nếu có điều kiện làm chuồng úm cố định, xây gạch xi măng kiên cố ở một góc chuồng cao ráo không bị đọng nước (tận dụng được hai bức tường bên làm chuồng úm), chỉ cần xây một hàng gạch. Chuồng úm có kích thước: 80 x 80 x 80cm, bố trí cửa hình tròn, đường kính 20cm, cao 10cm so với nền chuồng để lợn con ra vào được thuận lợi.
Cách làm thuận tiện áp dụng cho lợn nái đẻ nhốt lồng là làm chuồng úm di động. Hàn khung sắt phi 8 hay 10 có sơn chống gỉ, kích thước và cửa ra vào thiết kế như phần trên, hoặc khung đóng bằng gỗ xung quanh và trên đỉnh che kín bằng tấm gỗ hay tấm tôn sơn màu. Nền chuồng úm thường xuyên được thay lót bằng cỏ hay rơm rạ cắt ngắn vò mềm khô ráo. Trên đỉnh chuồng úm bố trí bóng điện tròn có công suất khác nhau để sưởi ấm cho lợn khi cần thiết. Treo nhiệt kế cách bóng điện 30-40cm để theo dõi nhiệt độ chuồng úm. Khi không cần chống rét, ta cất chuồng úm di động cho rộng diện tích chuồng nuôi.
Nếu không có điều kiện làm chuồng úm cố định và di động như hai cách trên, tối thiểu bà con cũng phải che kín bạt trước cửa chuồng để chống gió mùa đông bắc lùa và phần trên (cách nền chuồng 1,5-1,7m) cũng được che bạt kín, thắp 2-3 bóng điện tròn để giữ nhiệt cho lợn con khi gặp giá lạnh, nền chuồng nhất là nơi lợn nằm cần giữ thường xuyên khô ráo.
Yếu tố chăm sóc: Tập cho lợn con ăn sớm. Lợn con 1 đến 4 ngày tuổi dùng sản phẩm Bioprotect- plus (một sản phẩm giàu chất dinh dưỡng cung cấp vitamin và sắt bổ sung đặc hiệu cho lợn con) bơm mỗi lần 2ml vào miệng, không cần phải tiêm thêm sắt bổ sung cho lợn con trong suốt thời kỳ sinh trưởng về sau. Nếu không có sản phẩm Bioprotect- plus cần tiêm sắt và B.Complex cho lợn con 2 lần vào ngày tuổi thứ 3 và thứ 10, mỗi con tiêm 300mg sắt + 4ml B.Complex.
Cho lợn nái ăn sản phẩm Vườn sinh thái 30 ngày trước khi đẻ và 30 ngày sau đẻ, cho lợn con ăn sản phẩm Vườn sinh thái trộn với cám lúc biết ăn cho đến xuất chuồng. Sản phẩm Vườn sinh thái thành phần có 18 loại acide amin đặc hiệu, đủ các nguyên tố vi lượng, các men tiêu hoá, các vi sinh vật hữu ích hạn chế bệnh tiêu chảy giúp lợn tăng trọng nhanh, năng cao sức đề kháng của cơ thể.
Tiêm phòng cho lợn con đầy đủ các loại vaccine: Phó thương hàn, suyễn, tả, tụ-dấu, lở mồm long móng… định kỳ theo khuyến cáo của cơ quan thú y.
Bình luận
Bình luận
Unregistered