Nguyentanthu's Blog

Thông tin cá nhân

nguyen_tan_thu
Họ tên: Tấn Thủ
Nghề nghiệp: Bác sĩ thú y
Sinh nhật: 24 Tháng 1 - 1986
Yahoo: tanthu86  
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
Tất cả vì đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta !

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

Thời tiết

CÙNG CHIA SẺ NỖI ĐAU
Xin cứu cháu Hà Vy bị bệnh tim bẩm sinh

Vợ chồng anh Đặng Văn Phước (1972) và chị Nguyễn Thị Luận (1974) ở đội 6, thôn Lộc Thái, xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ có 3 con là cháu Đặng Thị Việt Trinh (1993), Đặng Văn Tấn (1995) và Đặng Thị Hồng Nhung (2007- ảnh). Cháu Nhung từ khi mới sinh tự nhiên tím tái, liên tục được Khoa nhi Bệnh viện đa khoa khu vực Bồng Sơn cấp cứu, điều trị. Bác sĩ phát hiện cháu có bệnh tim, được chuyển ra Bệnh viện TƯ Huế khám, và được chẩn đoán cháu bị bệnh thông liên thất màng, phải có số tiền mổ 25 triệu đồng.

Xã Mỹ Châu là một xã miền núi được sự hỗ trợ Chương trình 135 của Nhà nước, gia đình anh Phước chị Luận thuộc diện đặc biệt khó khăn, hiện đang trong khó khổ, chỉ biết nhìn con trong thương xót bởi với khoản tiền quá lớn, anh chị không biết cách nào lo có được.

Mong các tổ chức, cá nhân hảo tâm cứu giúp cháu Nhung được mổ tim.

Mọi sự giúp đỡ gửi về Báo Bình Định 84 Phạm Hùng - Quy Nhơn - hoặc trực tiếp cho anh Đặng Văn Phước theo địa chỉ trên.


Chat chit

Các bài viết vào Saturday 26th July 2008

   Trong: Bệnh ở gia cầm
 
NGUYÊN NHÂN:
Bệnh xảy ra trên tất cả các loài gia cầm. Bệnh phát triển theo mùa, mùa mưa bệnh phát triển nhiều hơn mùa nắng. Vi khuẩn có sẵn trong niêm mạc đường hô hấp của vịt, khi điều kiện môi trường thay đổi như: khí hậu biến đổi đột ngột, độ ẩm không khí tăng hoặc chất lượng thức ăn không đảm bảo, nhốt vịt với mật độ quá cao ... làm giảm sức đề kháng của vịt. Khi đó mầm bệnh có thể phát triển gây bệnh. Nơi tập trung gia cầm càng nhiều thì bệnh phát ra càng mạnh.
Bệnh do trực khuẩn thuộc họ Pasteurella gây ra, gây bệnh cho gia cầm là do Pasteurella aviseptica. Trực khuẩn này có nhiều ở phổi, gan, lách, hạch lâm ba. Vi khuẩn xâm nhập cơ thể qua thức ăn, nước uống, sự xâm nhập dễ dàng nếu niêm mạc có vết thương.

TRIỆU CHỨNG:
Tùy theo trạng thái cơ thể, điều kiện nuôi dưỡng, độc lực vi khuẩn mà bệnh diễn tiến trong các ổ dịch khác nhau.
Thể quá cấp tính:
Vịt chết đột ngột thường là vào ban đêm. Có con ăn ít, ủ rũ, mỏ chảy nước, có nhờn và bọt, thân nhiệt tăng 43 oC, phân màu xám vàng hoặc xanh đôi khi có lẫn máu. Khi chết da tím bầm, mào tím tái, đôi khi thấy máu đỏ tươi ra từ mũi và hậu môn. Ở vịt đẻ có thể bại chân, bể trứng và chết.

Thể mãn tính :
Vịt bỏ ăn, ủ rũ, tách đàn. Nước mũi chảy, lông xù. Phân đôi khi có máu, màu xám vàng hoặc xanh .

Bệnh tích
- Khi vịt chết ta thấy ngoài da và trong thịt tím bầm do máu bị tụ lại. Bao tim có nước màu vàng nhạt, mỡ vành tim, mỡ vành bụng, màng treo ruột xuất huyết. Ruột bị viêm, niêm mạc có tụ huyết màu tím, đôi khi có xuất huyết nhất là ở trực tràng.
- Gan bị thoái hóa màu vàng, có những ổ hoại tử màu trắng.
- Bệnh quá cấp gan bị bể tạo thành những đám xuất huyết, những cục huyết màu đỏ nằm trong xoang bụng, gan có những đốm hoại tử lấm tấm trắng.
- Lách bình thường, đôi khi hơi sưng và xuất huyết. Phổi bị xuất huyết, tụ huyết, có màu tím đen, màng phổi bị viêm dính vào lồng ngực.
- Ở bệûnh mãn tính vịt gầy ốm, khớp bị sưng do vi khuẩn tập trung ở khớp, đôi khi có mủ. Trứng bị méo mó, buồng trứng bị vỡ, mạch máu ở buồng trứng bị sưng , có màu đỏ.

PHÒNG BỆNH:
Tiêm vaccine phòng bệnh tụ huyết trùng cho vịt từ 2 tháng tuổi trở lên. Cho vịt ăn uống đầy đủ nhất là đầu mùa mưa và lúc trời trở lạnh. Có thể phòng bệnh bằng kháng sinh trộn vào thức ăn nước uống như:
Erlicovet : Gói 50g cho 100kg vịt (khoảng 300 con vịt nhỏ dưới 6 tuần tuổi hay 100 vịt lớn trên 6 tuần tuổi).
Genroflox : Gói 10g dùng cho 30 kg thể trọng.
Erco-Sulfa : 5g pha với 2,5 lít nước hoặc trộn đều với 1kg thức ăn.
Vimenro : Gói 10g cho khoảng 15-20 kg thể trọng.

ĐIỀU TRỊ:
- Cho vịt uống :
Erco-sulfa : 5g/ 2 lít nước hoặc trộn với 1 kg thức ăn, dùng liên tục 3-5 ngày
Hoặc Genta-colenro : 1g/ 1lít nước hoặc trộn với 0,5kg thức ăn
- Kết hợp tiêm Cephaflox : tiêm bắp 1ml/2kg P, liên tục 3-5 ngày Hoặc dùng 1 trong các loại sau:
- Vime-spikacin : tiêm bắp 1ml/ 2kg P, liên tục 3-5 ngày
- Septryl 240 : tiêm bắp 1ml/2kg/ngày
- Colidox GV : tiêm bắp 1ml/2kg/ ngày
- Kampico : tiêm bắp 1ml/2kg/ngày
- Penkana hoặc Ka-Ampi : tiêm bắp 1 lọ cho 10-15kg/lần ngày 2 lần.

 

> Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
(♥ Góc Thơ ♥)

Truyện cười

Tin nhanh

Giá Vàng


Nhạc xiubap

Danh mục các WEB yêu thích

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com