Nguyentanthu's Blog

Thông tin cá nhân

nguyen_tan_thu
Họ tên: Tấn Thủ
Nghề nghiệp: Bác sĩ thú y
Sinh nhật: 24 Tháng 1 - 1986
Yahoo: tanthu86  
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
Tất cả vì đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta !

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

Thời tiết

CÙNG CHIA SẺ NỖI ĐAU
Xin cứu cháu Hà Vy bị bệnh tim bẩm sinh

Vợ chồng anh Đặng Văn Phước (1972) và chị Nguyễn Thị Luận (1974) ở đội 6, thôn Lộc Thái, xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ có 3 con là cháu Đặng Thị Việt Trinh (1993), Đặng Văn Tấn (1995) và Đặng Thị Hồng Nhung (2007- ảnh). Cháu Nhung từ khi mới sinh tự nhiên tím tái, liên tục được Khoa nhi Bệnh viện đa khoa khu vực Bồng Sơn cấp cứu, điều trị. Bác sĩ phát hiện cháu có bệnh tim, được chuyển ra Bệnh viện TƯ Huế khám, và được chẩn đoán cháu bị bệnh thông liên thất màng, phải có số tiền mổ 25 triệu đồng.

Xã Mỹ Châu là một xã miền núi được sự hỗ trợ Chương trình 135 của Nhà nước, gia đình anh Phước chị Luận thuộc diện đặc biệt khó khăn, hiện đang trong khó khổ, chỉ biết nhìn con trong thương xót bởi với khoản tiền quá lớn, anh chị không biết cách nào lo có được.

Mong các tổ chức, cá nhân hảo tâm cứu giúp cháu Nhung được mổ tim.

Mọi sự giúp đỡ gửi về Báo Bình Định 84 Phạm Hùng - Quy Nhơn - hoặc trực tiếp cho anh Đặng Văn Phước theo địa chỉ trên.


Chat chit

Các bài viết vào Saturday 26th July 2008

   Trong: Bệnh ở heo
 
NGUYÊN NHÂN:
Hội chúng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo (PRRS: porcine reproductive respiratory syndrome) do virus Artevirus gây ra. ảnh hưởng trên heo ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây sảy thai, chậm lên giống lại, heo con chết tươi, chết khô, còi cọc chậm lớn. Đặc biệt những biểu hiện hô hấp trầm trọng trên heo con theo mẹ và sau cai sữa

TRIỆU CHỨNG:
Triệu chứng chung:
rất thay đổi tùy thuộc vào chủng virus, trạng thái miễn dịch của cơ thể và tình trạng quản lý: Heo thường sốt 39 –41oC, thở khó, một số ít (1-2%) xung huyết dưới da hoặc tím xanh ở tai, mũi, vú, âm hộ.
- Ở heo theo mẹ có thể gây bệnh hô hấp nhẹ, bỏ ăn, hắt hơi, tăng tần số hô hấp, thở há mõm, có vết xanh tím ở tai. Mặt có thể bị phù, viêm kết mạc, phù thủng mí mắt, có thể bị chảy máu ở rốn, phân có thể màu nâu hoặc xám (do xuất huyết ruột). Ở heo cai sữa, phát triển không đồng đều trong đàn. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu trên heo lứa tuối này là ho, đặc biệt là giai đoạn từ 40-50 ngày tuổi. Một vài trường hợp trong đàn có biểu hiện thở thể bụng, còi cọc chậm lớn dễ nhiễm kết hợp với các vi sinh vật khác: virus cúm, Haemophilus, Mycoplasma, Actinobacillus..
- Heo lớn biểu hiện lâm sàng không rõ, Heo nái rối loạn sinh sản kéo dài có biểu hiện sảy thai cuối kỳ (2 -3 tuần trước khi đẻ), nhiều heo con sơ sinh chết tươi hoặc chết khô và dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác ảnh hưởng đến rối loạn sinh sản như bệnh giả dại, Parvo, Lepto.

PHÒNG BỆNH:
- Tiêu độc chuồng trại bằng phun dung dịch Vimekon 1/200 ( 100g Vimekon + 20 lít nước), định kỳ 10 ngày/lần.
- Kiểm tra loại nọc và nái có kháng thể dương tính (heo nọc bệnh lây nhiễm cho nái qua tinh dịch)

ĐIỀU TRỊ:
Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi phát hiện bệnh cần:
- Cách ly heo bệnh, phun Vimekon 1/200 sát trùng chuồng trại .
- Tiêm kháng sinh Genta-Tylo 1ml/10kg thể trọng hoặc Marbovitryl 1ml/10-15kg thể trọng và Ketovet 1ml/16kg thể trọng để phòng bội nhiễm. Ở heo nái chửa cần tiêm thêm Progesterone giúp an thai.
- Tiêm các thuốc trợ sức Bcomplex fortified, Vitamine C để tăng sức đề kháng trong quá trình điều trị. Đối với heo con cần cho uống hoặc bổ sung vào thức ăn men tiêu hoá VIME-6-WAY, VIZYME để kích thích tiêu hoá, cân bằng hệ vi sinh hữu ích đường ruột và phòng chống bội nhiễm E.coli   

« Các bài cũ hơn · Nguyentanthu's Blog · Các bài mới hơn »

Bình luận

traitimdangyeuxm
Jul 28 2008, 09:11 PM
Bình luận #1


Unregistered









MỘT SỐ CHỈ TIÊU LÂM SÀNG, CHỈ TIÊU MÁU Ở LỢN MẮC HỘI CHỨNG RỐI LOẠN SINH SẢN VÀ HÔ HẤP (BỆNH TAI XANH) TRÊN MỘT SỐ ĐÀN LỢN THUỘC TỈNH HẢI DƯƠNG VÀ HƯNG YÊN.

PGS.TS Phạm Ngọc Thạch, BS Đàm Văn Phải, Đại học Nông nghiệp I

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS), còn gọi là bệnh ''tai xanh'' ở lợn đã xuất hiện từng đợt tại cả 3 miền Bắc, Trung và Nam. Tuy bệnh đã được không chế, nhưng vẫn còn phức tạp. Hiện tại bệnh lại tái bùng phát và diễn biến rất phức tạp ở một số địa phương thuộc các tỉnh miền Trung và các tỉnh phía Nam. Vì vậy, nguy cơ dịch tái bùng phát, lây lan ở tất cả các địa phương trong cả nước là rất cao.
Trong khi bệnh tai xanh có tốc độ lây lan rất nhanh và là bệnh mới ở lợn nhưng nhiều người chăn nuôi chưa có hiểu biết về bệnh cũng như biện pháp phòng bệnh. Để khống chế và ngăn chặn dịch bệnh thì việc hiểu biết về bệnh cũng như các biểu hiện lâm sàng và những biến đổi bệnh lý của bệnh là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu ''một số chỉ tiêu lâm sàng, chỉ tiêu máu ở lợn mắc hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (bệnh tai xanh) trên một số đàn lợn thuộc tỉnh Hải Dương và Hưng Yên. Những tư liệu này có được sẽ là cơ sở khoa học giúp cho người chăn nuôi hiểu biết về bệnh cũng như biết phát hiện bệnh và khai báo với chính quyền địa phương cũng như các nhà chuyên môn để có biện pháp khống chế và ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

II. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
- Theo dõi các biểu hiện lâm sàng ở lợn mắc hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản
- Theo dõi thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số tim mạch ở lợn mắc hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản
- Theo dõi một số chỉ tiêu máu (hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố, tỷ khối hồng cầu, số lượng bạch cầu, hàm lượng đường huyết, độ dự trữ kiềm trong mau,..) ở lợn mắc hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản

2.2. Vật liệu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên đàn lợn lai F1 ở các ở các nhóm lợn khác nhau (lợn nái; lợn cai sữa và lợn choai; lợn con theo mẹ; lợn vỗ béo và sắp xuất chuồng)

2.2. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp thường qui trong phòng thí nghiệm và bằng máy huyết học 18 thông số (Hemascreen 18) tại phòng thí nghiệm bộ môn Nội Chẩn và bệnh viện Thú y, khoa Thú y - ĐHNN Hà Nội.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu 661 lợn mắc bệnh ở các nhóm lợn. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở các phần dưới đây

1. Triệu chứng lâm sàng
Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng của hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn các nhà khoa học đã cho rằng: triệu chứng lâm sàng của lợn rất thay đổi và phụ thuộc vào các chủng vi rút, trạng thái miễn dịch của đàn cũng như điều kiện quản lý chăm sóc.
Nghiên cứu 661 lợn mắc bệnh ở các nhóm lợn trên các đàn lợn tại một số trang trại thuộc tỉnh Hải Dương và Hưng Yên chúng tôi thấy:
- Thời gian nung bệnh từ 3-7 ngày
- Các dấu hiệu đầu tiên là: bỏ ăn, sốt và chứng xanh da (màu xanh ở các vùng ngoại biên, nhưng ở tai là chủ yếu). Các triệu chứng lâm sàng tiếp theo tuỳ thuộc vào tuổi lợn (nhóm lợn)

1.1. Triệu chứng lâm sàng ở lợn con theo mẹ mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (bảng 1)

Bảng 1. Triệu chứng lâm sàng ở lợn con theo mẹ mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp

Chỉ tiêu

Các biểu hiện lâm sàng ( n = 274)
Số con có biểu hiện Tỷ lệ %
Sốt 274 100.00
Bỏ ăn 274 100.00
Mần đỏ da 132 48.18
Thở khó 184 67.15
Sưng mí mắt và kết mạc 263 95. 28
Ho 96 35.04
Chảy nước mũi 261 95.26
Tai xanh 128 46.72
Tiêu chảy 252 91.97
Táo bón 265 96.72

Kết quả bảng 1 cho thấy: ở lợn con theo mẹ khi mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ngoài các biểu hiện lâm sàng chung (sốt, bỏ ăn, tai xanh) lợn còn có biểu hiện sưng mí mắt (95,28%), thở khó (67,15%), tiêu chảy (91,97%), táo bón (96,72%), da mẩn đỏ (48,18%), chảy nước mũi (95,26%).
Kết quả bảng 1 cũng cho thấy: trong các biểu hiện lâm sàng ở lợn bệnh thì triệu chứng sốt, bỏ ăn chiếm tỷ lệ cao nhất (100%), tiếp đến là (táo bón -96,72%; sưng mí mắt và kết mạc - 95,28%; chảy nước mũi - 95,26%) và triệu chứng xanh tai, mẩn đỏ ở da chiếm tỷ lệ > 80% (xanh tai - 46,72%; da mẩn đỏ -48,18%).







1.2. Triệu chứng lâm sàng ở lợn cai sữa và lợn choai mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (bảng 2)

Bảng 2. Triệu chứng lâm sàng ở lợn cai sữa và lợn choai mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp
Nhóm lợn

Chỉ tiêu Lợn cai sữa
n = 66 con Lợn choai
n = 128 con
Số con có biểu hiện Tỷ lệ % Số con có biểu hiện Tỷ lệ %
Sốt 55 83.33 128 100.00
Bỏ ăn 62 90.80 121 91.10
Mần đỏ da 55 83.33 71 55.47
Thở khó 33 50.00 128 100.00
Ho 15 22.73 61 47.66
Chảy nước mũi 54 81.82 74 57.81
Tai xanh 35 53.03 57 44.53
Tiêu chảy 41 62.12 43 33.59
Táo bón 57 86.36 23 17.97
Qua số liệu bảng 2 chúng tôi thấy: biểu hiện lâm sàng ở lợn cai sữa và lợn choai mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp cũng giống những biểu hiện lâm sàng ở lợn con theo mẹ mắc hội chứng trên. Nhưng tỷ lệ biểu hiện của từng chỉ tiêu lại khác nhau.
- Biểu hiện ỉa chảy và táo bón ở lợn cai sữa và lợn choai có tỷ lệ thấp hơn ở lợn con theo mẹ. Cụ thể: ở lợn con theo mẹ, biểu ỉa chảy và táo bón chiếm tỷ lệ (91, 97% và 96,72%), trong khi đó những biểu hiện này ở lợn cai sữa chỉ chiếm tỷ lệ ( 62,12% và 86,36%); ở lợn choai chiếm tỷ lệ (33,59% và 17,97%)
- Biểu hiện thở khó và da mẩn đỏ ở lợn cai sữa và lợn choai lại có tỷ lệ cao hơn (50% và 83.33% ở lợn cai sữa; 55.47% và 100% ở lợn choai). Nhưng ở lợn con theo mẹ các biểu hiện này chỉ chiếm (67.15% và 48,18%).









1.3.Triệu chứng lâm sàng ở lợn vỗ béo và sắp xuất chuồng mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (bảng 3)

Bảng 3. Triệu chứng lâm sàng ở lợn vỗ béo và sắp xuất chuồng mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp
Nhóm lợn

Chỉ tiêu Lợn vỗ béo và lợn sắp xuất chuồng
n = 118
Số con có biểu hiện Tỷ lệ %
Sốt 118 100.00
Bỏ ăn 99 83.10
Mần đỏ da 97 82.00
Thở khó 118 100.00
Ho 61 51.10
Chảy nước mũi 74 62.00
Tai xanh 57 31.00

Kết quả bảng trên cho thấy: lợn bệnh có triệu chứng chủ yếu là sốt cao (chiếm tỷ lệ 100%), thở khó (chiếm tỷ lệ 100%) và da mẩn đỏ (82%).




1.4. Triệu chứng lâm sàng ở lợn nái mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (bảng 4)

Bảng 4. Triệu chứng lâm sàng ở lợn nái mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp
Nhóm lợn




Chỉ tiêu Không mang thai
n = 13 Có chửa
dưới 2,5 tháng
n = 30 Có chửa
trên 2,5 tháng
n =32
Số con có biểu hiện Tỷ lệ % Số con có biểu hiện Tỷ lệ % Số con có biểu hiện Tỷ lệ %
Sốt 13 100 30 100 32 100
Bỏ ăn 13 100 30 100 32 100
Mần đỏ da 5 38.46 8 26.67 17 53.13
Thở khó 5 38.46 28 93.33 9 28.13
Ho 8 61.54 4 13.33 11 34.38
Tai xanh 1 7.69 1 3.33 11 34.38
Thai chết yểu 0 6 20 30 93.75
Teo thai 24 80 2 6.25

Kết quả bảng cho thấy: Lợn nái có chửa thường bị sảy thai và tỷ lệ này phụ thuộc vào từng giai đoạn mang thai. Cụ thể: ở lợn có chửa dưới 2,5 tháng tỷ lệ sảy thai là 20%. Nhưng ở lợn có chửa trên 2,5 tháng thì tỷ lệ sảy thai chiếm tới 93,75%



1.5. Thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số tim mạch ở lợn mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (bảng 5)

Theo dõi thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số tim ở các nhóm lợn mắc hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (45 lợn con theo mẹ; 53 lợn cai sữa và lợn choai; 30 lợn vỗ béo và sắp xuất chuồng; 25 lợn nái) chúng tôi thu được kết quả ở bảng 5.
Bảng 5. Thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số tim mạch ở lợn mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp
Loại lợn


Chỉ tiêu Lợn con
theo mẹ
n = 45

Lợn cai sữa
và lợn choai
n = 53

Lợn vỗ béo và
sắp xuất chuồng
n = 30

Lợn nái

n = 25


Thân nhiệt
( 0C) 40.81±0.60 40.12±0.85 40.54±0.63 41.78±0.32
Tần số hô hấp
( lần/phút) 75.23±0.15 77.13± 0.09 73.35 ± 0.76 78.15±0.06
Tần số tim
( lần/phút) 125.13±0.32 132.17±0.17 129.21 ± 0.28 141.02±0.13

Kết quả bảng 5 cho thấy: lợn bệnh thường sốt cao, nhiệt độ dao động từ (40.12 ± 0.85 0C đến 41.78 ± 0.320C) ở các nhóm lợn khác nhau. Tần số hô hấp và tần số tim mạch ở lợn bệnh cũng tăng nhiều so với chỉ tiêu sinh lý bình thường - tần số hô hấp ở lợn bệnh tăng lên gấp 3 lần; tần số tim ở lợn bệnh tăng gần 1,5 lần so với sinh lý bình thường. Cụ thể: tần hô hô hấp trung bình ở lợn khoẻ là 21.07 ± 0.62 l/p; tần số tim trung bình ở lợn khoẻ là 91.80 ± 0.0 8 l/p. Khi lợn mắc bệnh, tần số hô hấp và tần số tim tăng lên tới 75.23 ± 0.15 (tần số hô hấp ở lợn con theo mẹ) và 125.13 ± 0.32 (tần số tim ở lợn con theo mẹ).
2. Một số chỉ tiêu máu ở lợn mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (bảng 6)

Theo dõi một số chỉ tiêu máu ở các nhóm lợn trên (lợn con theo mẹ; lợn cai sữa và lợn choai; lợn vỗ béo và sắp xuất chuồng; lợn nái). kết quả thu được thể hiện ở bảng 6.

Bảng 6. Một số chỉ tiêu máu ở lợn mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp
Loại lợn


Chỉ tiêu Lợn con
theo mẹ
n = 45

Lợn cai sữa
và lợn choai
n = 53

Lợn vỗ béo và
sắp xuất chuồng
n = 30

Lợn nái

n = 25


Số lượng hồng cầu
(triệu/mm3máu) 5.19 ± 0.76 5.32 ± 0.43 5.57 ± 0.73 5.69±0.95
Hàm lượng
huyết sắc tố (g%) 14.54 ± 0.24 15.22 ±0.18 16.13 ± 0.68 16.25±0.21
Tỷ khối hồng cầu (%) 32.13 ± 0.12 32.56 ±0.26 33.17 ± 0.32 33.78±0.46
Số lượng bạch cầu (nghìn/mm3máu) 17.35 ± 0.21 18.12 ±0.67 17.78 ± 0.43 18.22±0.56
Hàm lượng đường huyết (mmol/l) 3.24 ± 0.18 3.18 ± 0.23 4.12 ± 0.26 4.57 ±0.32
Độ dự trữ kiềm (mEq/l) 748.32±0.27 765.27±0.32 787.45 ± 025 798.42±0.54
Protein tổng số (g%) 7.32 ± 0.42 7.26 ±0.34 7.47 ± 0.17 7.52 ±0.29
Qua kết quả thu được ở bảng 6 cho thấy: số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố, tỷ khối hồng cầu ở lợn mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp giảm so với chỉ tiêu sinh lý bình thường (mức độ giảm không nhiều). Số lượng bạch cầu và độ dự trữ kiềm trong máu ở lợn bệnh tăng nhiều so với sinh lý bình thường. Cụ thể: số lượng bạch cầu 14.21± 0.23 nghìn/mm3 máu - ở lợn khoẻ mạnh bình thường tăng lên tới 18.12± 0.67 nghìn/mm3 máu - ở lợn bệnh. Độ dự trữ kiềm ở lợn khoẻ mạnh bình thường là 454.32 ± 0.27. khi lợn bị bệnh độ dự trữ kiềm tăng lên tới 787.45 ± 025 mmol/l. Hàm lượng đường huyết ở lợn bệnh giảm nhiều so với sinh lý bình thường.

IV. KẾT LUẬN
Theo dõi một số biểu hiện lâm sàng và một số chỉ tiêu máu ở ở các nhóm lợn mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp chúng tôi có một số nhận xét sau
1. Thời gian nung bệnh từ 3-7 ngày
2. Các dấu hiệu đầu tiên của bệnh là: lợn bỏ ăn, sốt cao và chứng xanh da (màu xanh ở các vùng ngoại biên, nhưng ở tai là chủ yếu), mẩn đỏ trên da, thở khó. Các triệu chứng lâm sàng tiếp theo tuỳ thuộc vào tuổi lợn (nhóm lợn).
3. Lợn bệnh thường sốt cao (từ 40 - 420C). Tần số hô hấp và tàn số tim tăng lên nhiều so với sinh lý bình thường
4. Số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố, tỷ khối hồng cầu giảm không nhiều so với sinh lý bình thường. Nhưng hàm lượng đường huyết và hàm lượng protein tổng số ở lợn bệnh lại giảm nhiều so với sinh lý bình thường
5. Số lượng bạch cầu và độ dự trữ kiềm trong máu lợn bệnh tăng rất nhiều so với sinh lý bình thường




V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Quang Anh, nguyễn Văn Long. Một số đặc điểm dịch tễ của hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp lợn (bệnh tai xanh) và tình hình dịch tại Việt Nam. Diễn đàn khuyến nông và công nghệ - Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn, tháng 8/2007.
2. Phạm Sỹ Lăng, Phan Đăng Kỳ. Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn. Diễn đàn khuyến nông và công nghệ - Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn, tháng 8/2007.
3. Tô Long Thành. Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp của lợn. Tạp chí khoa học kỹ thuật Thy y. Tập XIV, số 3/2007.
4. Các văn bản quản lý nhà nước liên quan đến bệnh tai xanh ở lợn. Diễn đàn khuyến nông và công nghệ - Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn, tháng 8/2007
















Quote Post

 

> Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
(♥ Góc Thơ ♥)

Truyện cười

Tin nhanh

Giá Vàng


Nhạc xiubap

Danh mục các WEB yêu thích

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com