Mar 24 2020, 11:08 AM
Bởi: Đa khoa Hoàn Cầu
Từ xa xưa, cây bách giải đã được sử dụng rộng rãi trong dân gian như một loại thuốc quý. Loại dược liệu này có tên là bách giải bởi vì có thể chữa được nhiều bệnh lý khác nhau. Mặc dù cây bách giải có nhiều công dụng nhưng cần được sử dụng đúng cách, đúng liều để đạt được hiệu quả cao. Vì thế, người bệnh hãy cùng tham khảo những thông tin về tác dụng, liều dùng, cách dùng của cây bách giải được chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé. Thông tin cần biết về cây bách giảiTừ xa xưa, trong dân gian đã sử dụng cây bách giải như một loại thuốc quý. Sỡ dĩ, cây bách giải có tên gọi như vậy là vì công dụng chữa được nhiều bệnh của loại dược liệu này. Bách có nghĩa là trăm, giải có nghĩa là chữa trị - bách giải là có thể chữa trị được nhiều bệnh. Tên khác của cây bách giải: cây bìm bịp, cây xạ đen, cây xương khỉ, cây ưu độn thảo, cây mảnh cộng, cây đồng triều, cây bạch vạn hoa, cây đơn lá chè. Tên khoa học của cây bách giải: Celastrus Hindsii. Thuộc họ: Thuộc họ cây gối – họ khoa học là Celastraceae.
Tính vị: Cây bách giải có tính hàn; vị hơi chát và đắng. Bộ phận sử dụng, thành phần hóa học và các tác dụng dược lý• Bộ phận sử dụng: Thân và lá cây bách giải.• Thu hái: Ở khu vực đồi núi vì loại dược liệu này thường mọc hoang. • Chế biến: Sau khi được hái về thì mang đi rửa sạch, phơi khô để có thể bảo quản và sử dụng được trong thời gian. • Bảo quản: Sau khi chế biến, cho dược liệu vào trong túi kín; bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát; thỉnh thoảng mang ra phơi lại để tránh bị hư hỏng. Thành phần hóa học của cây bách giải – một loại thuốc điều trị • Thành phần chính của cây bách giải là hai hợp chất Fanavolnoid và Quinon, có tác dụng ngăn chặn sự phát triển tế bào ung thư; và Saponin Triterbenoid – giúp chống nhiễm khuẩn. • Bên cạnh đó, cây bách giải còn chứa một số hoạt chất như: Celasdin – A, Celasdin – B, Celasdin – C, Cytotoxic maytenfolone – A. Tác dụng dược lý theo y học hiện đại • Hoạt chất Cytotoxic maytenfolone – A: Có công dụng kháng tế bào ung thư biểu mô vòm họng và tế bào ung thư gan. • Hoạt chất Celasdin – B: Giúp chống lại sự phát triển của virus HIV. • Hợp chất Fanavolnoid và Quinon: Có tác dụng hóa lỏng các tế bào loạn phát, làm chậm sự phát triển của các khối u khi vừa hình thành. • Bên cạnh đó, theo một số công trình nghiên cứu của Học Viện Quân Y chứng minh rằng: nước sắc của cây bách giải có thể hỗ trợ điều trị huyết áp; cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ. Tác dụng dược lý theo y học cổ truyền • Cây bách giải có vị đắng, chát, tính hàn nên có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người bị mất ngủ rất tốt; hỗ trợ điều trị thiếu máu, suy nhược thần kinh. • Tăng cường hệ tuần hoàn máu não, giúp cải thiện hiệu quả chứng hoa mắt, chóng mắt. • Bên cạnh đó, theo Đông y thì cây bách giải được sử dụng để điều trị các bệnh lý về gan như: men gan cao, xơ gan, viêm gan. Liều dùng, cách dùng và các bài thuốc từ cây bách giải♦ Liều dùng: 30 – 70g/ lần sử dụng.♦ Cách dùng: Sắc với nước uống hàng ngày Bài thuốc từ cây bách giảiBài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh ung thư♦ Chuẩn bị: 30 – 40g cây bách giải, 30g bạch hoa xà thiệt thảo, 15g bán chi liên, 25g mảnh cộng khô. ♦ Thực hiện: Sắc chung với 1.5 lít nước đến khi còn khoảng 600ml thì tắt bếp, rót ra và uống trước bữa ăn 15 phút. Bài thuốc hỗ trợ điều trị về gan ♦ Chuẩn bị: 40 – 50g cây bách giải, 30g cà gai leo, 10g cây mật nhân. ♦ Thực hiện: Đun nhỏ lửa với 1.2 lít nước khoảng 15 phút để thuốc ngấm, rót ra uống hằng ngày. Bài thuốc chữa bệnh ngoài da (sưng, viêm) ♦ Chuẩn bị: 2 – 3 lá cây bách giải tươi ♦ Thực hiện: Giã nát lá cây bách giải tươi, đắp vào vị trí bị tổn thương 2 – 3 ngày. Bài thuốc phòng ngừa bệnh và tăng cường sức khỏe ♦ Đun sôi 70g cây bách giải với 1.5 lít nước trong khoảng 20 phút để ngấm thuốc, rót ra sử dụng hằng ngày thay nước. ♦ Hoặc cũng có thể dùng cây bách giải pha trà uống hằng ngày. Những lưu ý khi sử dụng cây bách giảiMặc dù cây bách giải có nhiều tác dụng nhưng vẫn không nên sử dụng cho những đối tượng sau:♦ Trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc những chị em đang cho con bú. ♦ Bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến chức năng thận. ♦ Nước nấu từ cây bách giải nên uống nóng và uống trong ngày, không nên sử dụng qua đêm. ♦ Ngoài ra, trong quá trình sử dụng cây bách giải để điều trị bệnh, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ như: Hoa mắt, váng đầu, chóng mặt, buồn ngủ, đầy bụng, đi ngoài. Lời khuyên ♦ Theo ý kiến của các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu, có thể nhận thấy việc sử dụng cây bách giải cần phải cân nhắc liều lượng, tác dụng phụ và lưu ý những đối tượng không được phép sử dụng loại dược liệu. ♦ Chính vì thế, để đảm bảo an toàn và hạn chế các tác dụng phụ thì người bệnh nên tham khảo ý kiến và làm theo đúng hướng dẫn của chuyên gia khi dùng cây bách giải. Mang đến sức khỏe cho bạn là niềm vinh hạnh của chúng tôi. PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀN CẦU ✚Địa chỉ:số 80 – 82 Châu Văn Liêm, Phường 11, Quận 5, TPHCM ✚Thời gian làm việc:Từ 8h – 20h từ thứ 2 đến chủ nhật (kể cả lễ, tết) ✚Website: https://dakhoahoancautphcm.vn/ ✚Hotline:028. 3923 9999 - tư vấn miễn phí 24/24 Xem thêm các báo nói về chúng tôi:
|
Thực đơn người xem
Bài viết cuối
Đau vùng kín sau sinh là do đâu?
Dấu hiệu lần đầu uống thuốc tránh thai Tìm hiểu hình ảnh màng trinh con gái Giải đáp vì sao lại đau xương mu? Thế nào là Rối loạn kinh nguyệt tuổi 45? Vòng kinh 40 ngày có nguy hiểm không? Hỗ trợ điều trị bệnh lậu tốn nhiêu tiền? Chi phí hỗ trợ điều trị mụn rộp sinh dục Cách nhận biết dấu hiệu bệnh lậu dễ dàng Cần hỗ trợ điều trị bệnh lậu ra sao? Bình luận mới
thangmaygiadinhsuntec trong
Ăn đậu xanh sống có chậm kinh không?
1311min trong Hướng dẫn dùng que thử rụng trứng 1311min trong Khí hư có máu là do đâu? 1311min trong Cách tính ngày rụng trứng chính xác 1311min trong Thông tin y học về âm đạo chị em 1311min trong Tìm hiểu kỹ hơn về chu kỳ kinh nguyệt nuochoa95 trong Tình trạng tiểu buốt ra máu ở nữ là do đâu? nuochoa95 trong [Định nghĩa] Polyp cổ tử cung là gì? nuochoa95 trong Thuốc gì điều trị u xơ tử cung hiệu quả? nuochoa95 trong Biểu hiện của bệnh u xơ tử cung ở chị em (♥ Góc Thơ ♥)
Tik Tik Tak
Truyện cười
Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
Blog chưa có danh mục nào. Tìm kiếm: |