dienbich2881979

Các bài viết vào Sunday 28th January 2007

 
VĂN LANG VŨ BỘ

KIM ĐỊNH



IV. GIÁ TRỊ NHÂN CHỦ TRONG VÒNG CON GIÁP



Vòng con giáp là chi?



Thưa là vòng 60 năm mà nhiều nơi xưa đã dùng để ghi niên kỷ, nó căn cứ trên đường Hoàng Đạo của sao Mộc tinh (Jupiter) cứ 60 năm thì đi hết một vòng chung quanh mặt trời. Lối này đã xuất hiện rất sớm bên Sumer cách đây cả 5, 6 ngàn năm, nhưng rồi nó đã chết dần vì rất bất tiện: chỉ gồm 60 năm đang lúc lịch sử gồm nhiều ngàn năm. Bởivậy những nền văn hóa lớn đã tìm cách thay thế thí dụ Roma lấy năm lập thành Roma làm khởi điểm. Tuy vậy đó còn là khởi điểm tư riêng nên vẫn chưa ổn. Cho đến khi người ta nhận năm đấng Christ ra đời làm kỷ nguyên thì mới trở nên phổ cập và chôn táng hẳn vòng 60 năm, ngoại trừ bên Viễn Đông vì ít giao thông với Tây Au nên mới nhận công nguyên chừng hơn trăm năm nay. Thế là vòng 60 năm không còn liên hệ chi tới đời sống thường ngày mà chỉ còn là vấn đề cho các nhà khảo cổ.



Nhưng bên Viễn Đông thì ngoài việc khảo cổ, vòng con giáp còn có một liên hệ nào đó, nên tuy đã nhận công lịch hơn trăm năm nay rồi mà bây giờ vẫn cứ nhắc đến tên năm theo con giáp: hiện nay chúng ta đang sống năm Kỷ Mùi (79) và đang sửa soạn đón Tết năm Canh Thân (80), điều này tuy có thể giải nghĩa bằng liên hệ với bói toán, với những điều tin tưởng của tử vi, nhưng cũng chưa hẳn đủ, đằng sau còn ẩn tàng một cái gì đó. Hỏi đó là cái chi?



Đây là câu hỏi chưa được đặt ra mà lý do đơn sơ là chưa ai có thể trả lời, vì phải đi theo lối cơ cấu như Việt nho mới tìm ra một ít manh mối. Vậy điều khác biệt đầu tiên là nơi phát nguyên của hai vòng khác nhau: một do Mộc tinh, một do Kinh Dịch với hệ quả quan trọng là vòng Mộc tinh kh6ng có triết. Nó chỉ là một vòng suông, chung nhi phục thuỷ. Còn vòng con giáp thì không chỉ có ý là đầu giáp cuối, mà còn là giáp cả hai vòng một trật.



Hai vòng đó khác nhau: một vuông một tròn,



Vuông chỉ đất với 12 con vật địa chi là



Tí – chuột 7. Ngọ - ngựa



Sửu – trâu 8. Mùi - dê



Dần – hùm 9. Thân – khỉ



Mão – mèo 10. Dậu – gà



Thìn – rồng 11. Tuất – chó



Tị – rắn 12. Hợi – lợn



Tròn là trời với 10 thiên can là:



Giáp 6. Kỷ



At 7. Canh



Bính 8. Tân



Đinh 9. Nhâm



Mậu 10. Quý



Hình 2B: 12 CON VẬT ĐỊA CHI



Để định tính vòng trong với vòng ngoài, ta hãy dùng câu sách Kinh Dịch trong hệ từ rằng:



Tại thiên thành tượng



Tại địa thành hình



Tại địa đã hiện ra hình tích cụ thể như 12 con vật rõ ràng ai cũng thấy được. Còn tại thiên mới là cái tượng như một ý niệm tiên thiên chưa hiện ra hình tích cụ thể vì vậy tuy 10 thiên can có chỉ ngũ hành, nhưng mới là đợt tượng đợt trong, chưa có hình tích cụ thể nên không gọi tên được đành dùng những tên trừu tượng là: Giáp, At, Bính, Đinh v.v… Hai vòng hình và tượng đó giao nhau làm thành triết lý. Như vậy triết lý nọ nằm trong nét song trùng cơ bản tức tròn vuông.



Tròn vuông dù khác nhau đến ngược chiều mà vẫn đi đôi, lâu lâu lại giáp với nhau (vòng con giáp). Ai đã học triết lâu dài có thể nhận ra đó là điều quý vô biên. Triết học duy lý chính vì thiếu con giáp mà gây nên muôn tai họa cho con người, vì thiếu nó thì hết là lưỡng thê (hai đợt sống: một thuộc thân xác, một tâm linh) mà chỉ còn là Duy, thí dụ Duy vật vô thần. Heidegger gọi đó là việc duy lý đã đánh mất nét gấp đôi (the twofoldness, le pli en deux) vì thế văn hóa này đã gây nên đầy tang thương khổ não. Do vậy ta mới hiểu tại sao triết lý Việt nho đã cực kỳ nhấn mạnh đến nét gấp đôi nọ, và đem thiên can địa chi xếp thành cơ cấu như sau:



Hình 3: CON GIÁP GIAO THOA





Vòng đó đã nói lên sự “giao chỉ” của hai chiều tròn vuông, tuy khác nhau như vậy mà vẫn quấn lấy nhau cách khắng khít. Sự khắng khít này được biểu lộ không những ở đợt âm dương mà cả đến đợt ngũ hành theo cơ cấu 5-6 (nhân gấp đôi thành 10-12) ẩn trong những câu như:



Đêm 5 canh, ngày 6 khắc



Ngũ phúc, lục cực



Thành Hà Nội 5 cửa nàng ơi



Con song Lục đầu 6 khúc nước chảy xuôi một giòng…



Đấy là những câu hàm tàng nền triết lý song trùng của Việt tộc. Và đây là điểm khác biệt đầu tiên với vòng 60 năm của Mộc tinh, nhưng vì quá lớn lao nên khó nhận ra.



Sau đây là điểm tuy thuộc triết lý nhưng đã hiện hình vào vòng các con vật, nên dễ nhận hơn, tuy vậy muốn thấy được cách đích đáng, cần phải đối chiếu với bằng 12 con vật của Tây Au là:



Bạch dương 7. Kim ngưu



Song tử 8. Cự giải



Sư tử 9. Sử nữ



Thiên xứng 10. Thiên yết



Nhân mã 11. Mai yết



Bảo bình 12. Song ngư



Hình 4: HOÀNG ĐẠO





Đem hai bảng Đông Tây đối chiếu, ta sẽ nhận ra một điều nổi bật là bảng hoàng đạo thì xa lạ trừu tượng. Trừu tượng như Song nữ, Bảo bình, Thiên xứng; hoặc xa cách như Song ngư, Kim ngưu, Cự giải… Ngược lại bên Đông vừa cụ thể như rắn, hùm, chuột, hoặc gần gũi như mèo, chó, gà. Phải nói trong 12 con thì đến 8 con đã thuần hóa sống liền bên người; vật rừng chỉ có chuột, hùm, rắn, khỉ tức 1/3 tổng số. Trong hoàng đạo chỉ có dê (mai yết) là đã thuần hóa còn toàn thú rừng. Rõ ràng là tang chứng không có nền triết lý nằm ngầm vì không thấy ảnh hưởng nào vào vạn vật, vào môi sinh nên con người bị vật hóa tức không có địa vị đặc biệt cho mình. Tuy Song tử và Sử nữ là người nhưng cũng chỉ chiếm một cung như các con vật khác vậy thôi. Đó quả là hình ảnh triết học cổ điển đầy những vấn đề trừu tượng thí dụ vấn đề Hữu Thể (bàn về sự Có xét như là có) vấn đề sự Hữu của ý niệm. Sự phân biệt giữa tồn hữu (existence) và bản tính (essence) toàn những vấn đề hóc búa xa xôi khiến cho nhiều người học triết xong cảm thấy khô cạn cả tâm hồn.



Ngược lại triết Việt nho thì đầy ứ tình tứ và thiết thực vào tận thân tâm mà ta có thể thấy biểu thị trong những con vật địa chi. Con nào cũng phải phục vụ người hết mình kể cả những con thú rừng, trước là chúng được chọn ít không đủ đa số lấn át vật nhà, chỉ có 4 con đại diện cho 4 phương là chuột, hùm, rắn, khỉ. Hùm phụng sự người bằng cách ở cung của con người khi sinh ra, đó là Dần.



Thiên khai ư tí



Địa tịch ư sửu



Nhân sinh ư dần



Con người phải là Nhân chủ nên vật được chọn để đặt vào cung ngoại ô (1) con người phải là con vật mạnh nhất, đó là hùm (Dần). Cũng vì Dần ở cung người nên được gọi bằng ông, ông ba mươi. Chữ ba chỉ cung thứ ba. Con rắn thì phụng sự người bằng cách nào? Thưa bằng cách nhắc nhở hàng năm phải tĩnh tâm, tức rắn lâu lâu lột da nên chi con người phải cô lột bỏ lốt người cũ mặc lốt mới đặng ngày ngày đổi mới, canh tân đức tính “nhật tân chi vị thịnh đức”. Còn khỉ có tính thắc mắc hay đặt vấn đề nên chỉ óc thông minh, tìm kiếm, sáng tạo, vì vậy đựơc chọn. Các con thú nhà thì hỏi nói, con nào con nấy cũng phục vụ Người hết mình, khi sống đã vậy mà cả khi chết, thí dụ chó lục chết còn trối lại cho chủ một chầu mộc tồn. Chỉ còn có chột thì hơi khó nghĩ, đối với người thì hay làm hại, đã vậy sao lại được đặt vào cung Trời. “Thiên sinh ư Tí”, trời bao la cao cả lẽ ra phải tìm một con nào to nhất thí dụ con voi hay cá voi và lúc ấy thay vì nói Tí Sửu Dần thì phải nói Voi Sửu Dần mới đúng chứ tại sao lại đưa chuột vào cung của Thiên?



Thưa lý luận kiểu trên là lý luận theo cung cách duy vật sử quan lấy lượng làm nền. Ngược lại với “tâm linh sử quan” của Việt nho lấy phẩm làm trọng thì càng nhỏ càng hay, nhỏ cho đến vô hình thì mới là thần, là linh, là thiêng. Đó là lý do tại sao ở cung của Thiên lại đặt chuột là vật nhỏ nhất trong 12 con. Cũng vì lý do trọng phẩm đó mà cái đức con người được biểu tượng bằng con rồng vì rồng là vật vô hình theo nghĩa chẳng ai thực thấy. Các rồng ta thấy chỉ là hình vẽ, chứ rồng thực có ai thấy đâu, khi bay lên trời, lúc chui xuống đất để trật “long mạch” ra cho những ai thích phú quý chỗ mà chôn cha mẹ!



Vậy hình ảnh rồng là con giao long vật biểu của Lạc Việt phương Nam có cộng với con rắn là vật biểu của Việt tộc phương Bắc gọi là long xà. Vì là long nên có 4 chân, nhưng có thêm sự đóng góp của rắn nên mình con rồng dài ra. Rắn đóng góp có vậy, còn chính bản thân không dịch hóa nên phải ở lại nguyên hình rắn và cư ngụ tại vòng địa chi. Điều ấy có nghĩa cùng là Việt cả, nhưng Việt phía Nam tiến mạnh hơn phía Bắc trong nấc thang Nhân chủ. Cũng vì vậy mà cung Mão Tàu cho là thỏ, còn Việt cho là mèo. Mèo gần với người hơn vì vừa cùng họ dần (hổ) lại sống trong nhà với người, tính tình độc lập bất cần ai, lâu lâu đưa ra một cái lườm dài thượt khiến nhiều người không thích mèo. Đó là ngộ nhận, chứ mèo noi theo đức tự cường tự lực của hùm nên gần người hơn, còn thỏ rút rát, vì thế nói mèo thay thỏ là tỏ ra bảng Việt còn nhân chủ hơn cả bảng của Tàu. Nên ghi nhận là mèo cũng được tế như hùm, chứ thỏ thì không (Kinh Lễ, chương IX, tiếtII, câu 10). Tàu Việt khác nhau có điểm Mão, còn thì y như nhau gọi chung là bảng Việt nho.



Điểm then chốt làm cho bảng địa chi của Việt nho giàu tính chất Nhân chủ là hai chữ “Mậu Kỷ” đặt ở trung cung, đó là hình ảnh Nhân Hoàng ngự ở giữa để ra lệnh cho vạn vật chung quanh. Mậu có nghĩa là làm cho tốt tươi, làm cho phát triển, còn Kỷ là đại ngã tâm linh. Hai chữ Mậu Kỷ nói lên việc quan trọng hơn cả của con người là phải phát triển cái phần đại ngã tâm linh ngay nơi mình khiến cho mình ngày thêm tươi thắm: Nhật tân chi vị thịnh đức.



Chính vì con người “ngự giữa hai vòng” như vậy nên đã không vong thân mà còn gây được ảnh hưởng quyết liệt vào các con thú bên ngoài, nói lên rõ giá trị của con người linh thiêng hơn vạn vật (nhân linh ư vạn vật). Đấy chính là tinh thần của dân tộc “trọng nghĩa khinh tài” khác xa một trời một vực với dy vật sử quan y cứ trên “vật bản” (choisisme) đánh giá người theo mức độ cao thấp của sản xuất vật thể: sản xuất nhiều là người cao.



Tóm lại ngoài giá trị lịch sử thì vòng con giáp của Việt nho còn là một chứng tích hùng hồn về Nhân chủ tính. Thay vì bị mất hút trong đám sự vật, thú vật thì ở đây con người ngự giữa như một ông vua để thuần phục hết mọi loài vật. Đó là bí quyết sống lâu của vòng con giáp Việt nho. Nó sống lâu vì đầy giá trị nhân bản, nhân chủ. Xin nói thêm rằng lối tính tuổi theo con giáp chính là một phương tiện giáo khoa nhằm nhắn nhủ mỗi người rằng mình có mang trong tâm hồn chiều kích linh thiêng thuộc trời mà sứ mạng của mình là phải tài bồi phát triển cái phần thiên tính đó để mỗi ngày mỗi leo cao trên nấc thang Nhân chủ, đấng xứng danh là “Nhân linh ư vạn vật”.



TÁI BÚT



Bài này không giây vào vấn đề nguồn gốc là Tàu có nhận vòng con giáp hay chăng? Tuy nhiên không nghịch với ý kiến cho rằng Tàu có nhận của Sumer-Babylon như ông René Berthelot chủ trương đi nữa (La pensée de l’Asie et l’astrobiologie. Paris: 1972 p.105). Chính ông cũng nói chỉ nhận như sản phẩm văn minh vòng ngoài tức vòng 60, rồi sau Tàu thêm yếu tố văn hóa vào tức vòng trong “thiên can” thành ra vòng 60 trở nên một sản phẩm kép bởi (10*6) + (12*5) = 60 tức mang đậm ảnh hưởng ngũ hành để trở nên một lâu đài triết lý vĩ đại. Nhân tiện cũng có thể nói về các dữ kiện khác thuộc thiên văn, lịch sử là có thể mượn của Sumer Babylon nhưng đã được tẩm nhuận đầy triết lý.


 

 Trả lời nhanh
Bình luận của bạn sẽ được đăng sau khi chủ blog kiểm duyệt và chấp nhận
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Thông tin cá nhân

thanhhuyen13051979
Họ tên: TRẦN CÔNG ĐIỀN BÍCH
Nghề nghiệp: giáo viên
Sinh nhật: : 28 Tháng 8 - 1979
Nơi ở: Huế
Yahoo: thanhhuyen13051979  
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
các bạn ơi hãy vao xem đi. và hãy giúp mình hoàn thiện nha

Bạn bè
/-/u]/[9hung]/[u/-/
/-/u]/[9hung]/[u/-/
 
Xem tất cả

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31




(♥ Góc Thơ ♥)

Tik Tik Tak

Truyện cười

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

Thời tiết

Tin nhanh

Tỷ giá

Giá Vàng

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com