CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30


Tik Tik Tak

Truyện cười

Thời tiết

Giá Vàng

Tỷ giá

   Trong: Điểm tin du lịch
 

Đà Nẵng, nơi tâm bão đi qua có 22 người chết, Quảng Trị có 3 người, thêm một trường hợp là em Nguyễn Thị Nga 16 tuổi đi chăn vịt bị lũ cuốn trôi ngày 2-10, Quảng Nam 14 người chết và Quảng Bình 2 người. Trường hợp bị mất tích là cháu Hồ Văn Lân, 11 tuổi bị lũ cuốn trôi ở huyện Hướng Hoá (Quảng Trị).

Tổng số người bị thương đến thời điểm này là 502 người, trong đó Quảng Bình 7 người, Quảng Trị 23 người, Thừa Thiên - Huế 73 người, Đà Nẵng 61 người, Quảng Nam 394 người, Quảng Ngãi 9 người và Hà Tĩnh 2 người. Như vậy, số người bị thương đã tăng thêm 75 người so với báo cáo tổng hợp của Ban chỉ đạo PCLB TƯ hôm qua.

Bà cụ Lưu Thị Minh tìm di ảnh người thân trong căn nhà đổ nát. Sự tàn phá khủng khiếp của cơn bão đã để lại nhiều “vết thương” trên từng con đường, góc phố, từng mái nhà, từng con người - Ảnh: Bảo Trung

Các tỉnh miền Trung còn phải hứng chịu hậu quả nặng nề về vật chất. Ít nhất đã có 6.256 căn nhà bị sập, gần 221.000 ngôi nhà bị tốc mái, hư hại, gần 41.000 nhà khác bị ngập trong nước lũ. Người dân các tỉnh, thành Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Thừa Thiên - Huế... bị mất nhà nhiều nhất. Ngoài ra, đã có 786 tàu thuyền bị chìm và hư hại.

Theo Reuters, đã có 42 người thiệt mạng trong cơn bão số 6

Sách vở được đem phơi trước một căn nhà đổ nát ở Đà Nẵng - Ảnh: Reuters

Thông báo lũ trên các sông từ Nghệ An đến Hà Tĩnh

Lượng mưa trong 18 giờ (từ 19 giờ ngày 2-10 đến 13 giờ ngày 3-10) phổ biến từ 100-150mm, một số nơi mưa lớn như Đô Lương: 235mm, Yên Thượng: 310mm.

Lũ thượng lưu sông La đã đạt đỉnh và đang xuống chậm. Mực nước đỉnh lũ trên sông Ngàn Sâu tại Hoà Duyệt là 10,66m (lúc 12 giờ ngày 3-10), trên BĐIII: 0,66m.

Hiện nay, lũ trên sông Cả và hạ lưu sông La đang lên. Lúc 16 giờ ngày 3-10, mực nước trên các sông như sau:

- Sông Cả tại Yên Thượng là 8,57m;
- Sông Cả tại Nam Đàn: 7,08 m, trên BĐII: 0,18m;
- Sông La tại Linh Cảm: 5,68m, trên BĐII: 0,18m.

Dự báo

Lũ trên sông Cả và hạ lưu sông La tiếp tục lên.
Sáng nay (4-10), mực nước tại Nam Đàn có khả năng lên mức 7,5m (dưới BĐIII 0,4m), tại Linh Cảm lên mức 6,0m, trên BĐII: 0,5m; sau đó còn tiếp tục lên chậm.

Đây là trận lũ lớn trên sông Cả, có khả năng tương đương đỉnh lũ tháng 9-2002 (Hmax = 7,82m).

Đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở thượng nguồn và ngập úng ở vùng trũng ven sông các tỉnh trên.

* Sẽ đề nghị Hiệp hội Chữ thập đỏ quốc tế cứu trợ

Hàng nghìn ngôi nhà tại huyện Điện Bàn và Hội An bị sập và tốc mái - Ảnh: Hoài Nhân
Ông Nguyễn Chí Tuyển - Phó tổng thư ký Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) VN cho biết, ngày 3-10, đoàn công tác của Hội mang theo tiền mặt và 600 thùng hàng hoá thiết yếu (tổng trị giá 260 triệu) đã vào bốn tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam cứu trợ các gia đình nghèo, tàn tật, người già cô đơn… bị thiệt hại trong cơn bão số 6.

Đoàn sẽ thống kê mức độ thiệt hại, các yêu cầu cần hỗ trợ để chậm nhất vào cuối ngày 4-10, Hội CTĐ VN gửi thông tin đó tới Hiệp hội CTĐ quốc tế (IFRC) và đề nghị ra lời kêu gọi quốc tế viện trợ cho VN.

Ông Tuyển cho rằng, lo ngại nhất hiện nay là số lượng nhà ở bị hư hỏng khá lớn và lũ vẫn đang lên. Nếu được quốc tế viện trợ, Hội sẽ lập phương án giúp đỡ những gia đình khó khăn sửa chữa nhà cửa và sinh kế lâu dài (đào tạo nghề để chuyển đổi sản xuất, cấp vốn mua cây - con giống…).

Sau cơn bão số 7 năm 2005, Hội CTĐ VN đã đề nghị IFRC ra lời kêu gọi quốc tế và nhận được hơn 11 tỷ đồng.

* Thừa Thiên - Huế: Hàng ngàn nhà dân vẫn còn trong nước

Theo ghi nhận của TTO vào chiều 2-10 tại huyện Phong Điền thì gần cả trăm hộ dân của huyện vẫn còn trú ngụ ở những trụ sở công vụ, trường học do nước vẫn còn ngập cả nửa nhà.

Đặc biệt tại thôn Ma Nê, xã Phong Chương; 47 hộ dân, 232 khẩu vẫn còn ở trên tầng hai ngôi trường tiểu học của thôn (tầng một nước vẫn còn ngập) cùng với gia súc gia cầm. Cũng như vậy, 17 hộ dân ở xóm vạn đò Vân Trình, xã Phong Bình vẫn chưa thể trở về.

Tối qua, ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, tính đến 19g thì toàn huyện còn đến 2.334 nhà, trong đó có các xã bị ngập số lượng lớn như Phong Thu (550 nhà), Phong Hòa (500 nhà), Phong Sơn (220 nhà), Phong Chương (126 nhà)...

Đáng nói là công việc cứu trợ cứu hộ nơi đây gặp nhiều khó khăn bởi tuyến đường QL49B đi về các xã vùng Phong Hòa, tuyến đường về các xã vùng Ngũ Điền  vẫn còn chia cắt do nước rút chậm.

Lăng mộ và nhà cửa tại huyện Phong Điền chiều ngày 2-10 Gia súc và người trên tầng hai Trường Tiểu học MaNê, Phong Chương, huyện Phong Điền - Ảnh: Đình Toàn

Người dân thôn Vân Trình, xã Phong Bình, huyện Phong Điền đi lại bằng đò  Người dân đội 8 ngư nghiệp, thôn Vân Trình, xã Phong Bình, huyện Phong Điền chuẩn bị đón đợt hàng cứu trợ đầu tiên từ Hội Chữ thập đỏ Thừa Thiên - Huế  - Ảnh: Đình Toàn

THÀNH MINH - ĐÌNH TOÀN

Hà Tĩnh: Thêm hai người chết đuối

Chiều ngày 3-10-2006, tại Hà Tĩnh, do ảnh hưởng của bão số 6 nên nước ở các dòng sông, khe suối dâng cao đã làm thêm 2 người bị thiệt mạng.

Nạn nhân đầu tiên là chị Nguyễn Thị Hiền 24 tuổi quê ở Thôn Trung Hoà xã Đức Hoà huyện Đức Thọ trong lúc chèo thuyền đã bị sóng làm lật thuyền. Nạn nhân thứ 2 là ông Lê Xuân Hồng 51 tuổi trú tại xã Đức Lạng, huyện Vũ Quang do lội qua suối bị nước cuốn trôi. Hiện hai nạn nhân trên vẫn chưa tìm thấy thi thể.

Như vậy, đến nay Hà Tĩnh đã có 4 người chết và 2 người mất tích do hậu quả của bão số 6. Hàng trăm héc ta lúa mùa và cây vụ đông cùng với hàng ngàn hộ dân ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang và Đức Thọ đang bị ngập trong nước.

CÔNG TƯỜNG (theo TTXVN) 

Nghệ An: mưa lớn, thêm 3 người bị nước lũ cuốn trôi

Ngày 3-10, mưa giông đã xảy ra diện rộng trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An, lũ trên hệ thống sông Lam, sông Giăng, sông Cả… tiếp tục lên nhanh. Nước lũ đã cuốn trôi hai học sinh và một người dân, nâng tổng số người chết trong đợt ảnh hưởng cơn bão số 6 trên địa bàn tỉnh Nghệ An lên 9 người (trong đó huyện Thanh Chương 6 người).

Hai học sinh bị thiệt mạng là: Nguyễn Thị Hà (1992) và Nguyễn Sỹ Nguyên (1992) cùng học lớp 9, Trường THCS Thanh Lương (huyện Thanh Chương) trên đường đến trường bị nước lũ cuốn trôi, cho đến đầu giờ chiều mới vớt được xác. Anh Ngô Kim Phong (sinh 1987, ở xóm 6 xã Văn Sơn, huyện Đô Lương) đi đánh cá bị nước cuốn chết đuối.

Quốc lộ 7A nhiều đoạn qua huyện Yên Thành bị chìm trong nước. Núi Ngộc sạt lở đất làm ách tắc giao thông quốc lộ 46 (đoạn qua huyện Thanh Chương) bị ách tắc giao thông cho đến cuối buổi sáng 3-10.

Cho đến chiều 3-10, bảy xã huyện Thanh Chương nước dâng lên cao đang bị chia cắt hoàn toàn. Rú Ngộc bị sạt lở đất làm ách tắc giao thông quốc lộ 46, Đường 553 thuộc đại phận xã Thanh Thịnh bị sạt lở hơn 200m. Đặc biệt, núi Thanh Chi, xã Thanh Chi (Thanh Chương) đã bị nứt dài 500 m, tối 3-10, UBND huyện Thanh Chương đang nỗ lực di dời hơn 5 hộ dân trong xã ra khỏi vùng nguy hiểm.

Theo trung tâm khí tượng thuỷ văn Bắc trung bộ cho biết tối 3-10, lũ ở hạ nguồn sông Lam đã gần báo động 3 và đang tếp tục lên nhanh. Ban chỉ huy chống lụt bão Nghệ An cho biết mưa lớn làm sạt lở sông Lam làm 19 ngôi nhà (ở huyện Thanh Chương và Anh Sơn) bị sập. 1.244 ngôi nhà (huyện Nam Đàn, Thanh Chương) bị ngập. Một chiếc thuyền bị nhấn chìm. Thiệt hại ước tính ban đầu 55 tỷ đồng.

ĐẮC LAM 

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng:

Tuyệt đối không được để dân đói, rét, không có chỗ ở

Trước, trong và ngay sau bão số 6, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng (ảnh) đã đặc biệt chỉ đạo tỉnh Quảng Nam tích cực phòng chống bão Xangsane. Tuổi Trẻ Online đã có cuộc phóng vấn nhanh Phó Thủ tướng sau khi bão tan.

* Thưa Phó Thủ tướng, ông có hài lòng về công tác phòng chống cơn bão số 6 của tỉnh Quảng Nam?

- Trước cơn cuồng phong này, tỉnh Quảng Nam đã thực hiện một cuộc di dời dân khá lớn và làm rất kiên quyết, kể cả áp dụng biện pháp cưỡng chế. Tôi rất mừng vì các cấp ủy Đảng, chính quyền và các lực lượng của Quảng Nam đã làm hết sức mình để chăm lo cho tính mạng, tài sản của nhân dân. Tuy có những thiệt hại nhất định nhưng do đây là cơn bão cực mạnh, khó tránh khỏi.

* Quảng Nam cần tiếp tục làm gì trong thời gian này, thưa Phó Thủ tướng?

- Bây giờ phải tập trung toàn lực nhanh chóng giúp dân khắc phục hậu quả do bão gây hại, đặc biệt là các gia đình chính sách, người già neo đơn, những hộ khó khăn... Quảng Nam cần phối hợp tốt với các lực lượng Quân đội, công an, sinh viên học sinh... giúp dân lợp lại mái, dựng lại nhà để có ngay chỗ trú ẩn; tiếp tục cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc men, nhất là các vùng xa xôi, khó khăn như xã đảo Tân Hiệp - Cù lao Chàm, các vùng miền núi. Tuyệt đối không để dân đói, rét, không có chỗ ở. Và cần nhanh chóng đưa các cháu học sinh trở lại trường cũng như nhân dân sớm trở lại sản xuất, kinh doanh bình thường.

* Xin cám ơn Phó Thủ tướng!


 

 Trả lời nhanh
Bình luận của bạn sẽ được đăng sau khi chủ blog kiểm duyệt và chấp nhận
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Thông tin cá nhân

thanhhungHDV
Họ tên: Tô Thanh Hùng
Nghề nghiệp: HDV du lich
Sinh nhật: : 26 Tháng 10 - 1987
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn



(♥ Góc Thơ ♥)

Nghe Nhạc

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com