ebhvn's Blog

 

Do nhu cầu thay đổi nơi sinh sống và làm việc rất nhiều người lao động muốn được thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu. Thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu như thế nào? Trong bài viết này, Bảo hiểm xã hội điện tử eBH sẽ hướng dẫn chi tiết đến người lao động và doanh nghiệp.

Thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu như thế nào?

Thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu như thế nào?

1. Quy định về nơi khám chữa bệnh ban đầu

Cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế ban đầu được xác định theo các tuyến trong hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước và tương đương.

Căn cứ vào Điều 3, 4, 5 và 6 của Thông tư 40/2015/TT-BYT các địa điểm khám chữa bệnh ban đầu gồm:

  • Nơi khám chữa bệnh BHYT ban đầu ban đầu tuyến xã và tương đương có: Trạm y tế xã, phường, thị trấn, của đơn vị tổ chức; tư nhân; trạm y tế quân - dân y; phòng khám tư nhân của gia đình…
  • Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu tuyến huyện và tương đương có: Bệnh viện đa khoa huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; bệnh viện đa khoa/bệnh viện y học cổ truyền tư nhân…
  • Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu tuyến tỉnh và tương đương có: Bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.... 
  • Cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu tuyến trung ương và tương đương: Bệnh viện đa khoa trực thuộc Bộ Y tế; Bệnh viện chuyên khoa, Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện Thống Nhất trực thuộc Bộ Y tế; Bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Quốc phòng, Viện Y học cổ truyền Quân đội…

Người tham gia BHYT được quyền đăng ký KCB BHYT ban đầu tại một trong các cơ sở KCB quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư này. Tương ứng với các cơ sở KCB ban đầu ở tuyến xã/phường/thị trấn hoặc ở tuyến huyện/quận/thị xã.  Cơ sở KCB ban đầu không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu 

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 26 của Luật Bảo hiểm Y tế năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014, người tham gia BHYT được quyền thay đổi lại cơ sở khám chữa bệnh ban đầu khi cảm thấy cần thiết.

Đây là quy định mang tính chất tạo điều kiện thuận lợi cho những người đóng Bảo hiểm y tế, đặc biệt trong trường hợp người dân phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú ở địa điểm khác thì được thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh phù hợp, thuận tiện cho việc đi lại. 

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 19, Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định việc đổi thẻ bảo hiểm y tế để thay đổi cơ sở khám chữa bệnh ban đầu đầu. Chi tiết thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu gồm:

  • Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo mẫu TK1-TS (01 bản)
  • Thẻ BHYT cũ còn giá trị sử dụng
  • Chứng minh thư nhân dân (bản gốc và 01 bản sao)

Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu

Người lao động hoặc đơn vị nộp hồ sơ thay đổi nơi KCB ban đầu vào đầu mỗi quý.

Vào đầu mỗi quý người lao động, đơn vị thực hiện nộp hồ sơ thay đổi nơi KCB ban đầu theo quy định.

Đầu mỗi quý NLĐ, đơn vị thực hiện nộp hồ sơ thay đổi nơi KCB ban đầu theo quy định.

Hồ sơ được nộp cho: 

  • Cơ quan BHXH huyện để cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT do BHXH huyện thu.
  • Cơ quan BHXH tỉnh để cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT tại các đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu.

Bước 3: Chờ giải quyết

Người lao động và đơn vị nộp hồ sơ sau đó nhận phiếu hẹn hoặc thông báo qua email từ cơ quan BHXH (nếu thực hiện qua phần mềm BHXH điện tử) nơi nộp hồ sơ.  

Cơ quan BHXH sẽ cấp thẻ BHYT mới sau 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ. Nếu không giải quyết cơ quan BHXH cần nêu rõ lý do không giải quyết.

Bước 4: Nhận thẻ BHXH đã thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu mới

Cơ quan BHXH chuyển thẻ BHYT đã được thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu đã đăng ký cho người tham gia hoặc chuyển cho đơn vị nơi làm thủ tục đăng ký lại cơ sở khám chữa bệnh ban đầu cho người lao động.

Qua những chia sẻ của của BHXH điện tử eBH trong bài viết này hy vọng sẽ hữu ích nhiều cho bạn đọc. Sau khi làm các thủ tục thay đổi nơi KCB ban đầu và được chấp thuận, người lao động có thể KCB tại cơ sở KCB ban đầu mới. Khi này, mức hưởng quyền lợi tại cơ sở KCB ban đầu mới được thực hiện theo quy định. 

Nguồn: https://ebh.vn/bao-hiem-y-te/thu-tuc-thay-doi-noi-kham-chua-benh-ban-dau/


 

 Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Thông tin cá nhân

ebhvn
Họ tên: Bảo hiểm xã hội điện tử EBH
Sinh nhật: : 28 Tháng 3 - 1993
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn

Bảo hiểm xã hội
Khối chia sẻ thông tin - kiến thức - kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

CHBTNSB
1
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     




Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com