Niệm Phật Vãng Sanh

Các bài viết vào Saturday 5th December 2009

 
28) Trích lược lời dạy sau cùng của Sư Phụ
Ngày 4 và 5 tháng 12, năm 1994.



Tôi muốn nói cho các vị biết, để chuẩn bị hậu sự khi tôi không còn nữa. Mọi người nên chuẩn bị tinh thần, tôi sẽ tùy thời mà ra đi, bởi chuyện gì đi nữa đều không có nhất định cả.

Là người thì ai cũng trải qua sanh, lão, bệnh, tử, Phật còn phải nhập Niết bàn khi đã đến lúc. Lần này tôi lâm bệnh, thắm thoát đã năm năm rồi. Ba năm trước, tôi vẫn tiếp tục lo giảng Kinh thuyết Pháp như thường lệ. Các vị đâu biết rằng tôi hoằng dương Phật Pháp trong khi đang mang bệnh. Nay tôi cảm thấy căn bệnh một ngày một thêm trầm trọng. Chừng nào lành, khi nào tệ hơn cũng không biết, cho nên tôi nói để các vị biết làm sao về chuyện hậu sự.

Có một cư sĩ cúng dường tôi một bộ đồ ấm màu vàng, nếu như tôi ra đi, thì sẽ mặc bộ đó bên trong, bên ngoài thì mặc tràng mỏng như thường lệ và đắp y (cà sa) vàng hay y đỏ. Thực ra y vàng cũng là Y Tổ.

Khi tôi đi rồi, các vị có thể tụng Kinh Hoa Nghiêm và niệm Phật, hoặc một thất, hoặc bảy thất, muốn tụng niệm bao lâu thì tùy các vị. Sau khi hỏa táng tôi rồi, thì đem tro cốt rải vào hư không. Ngoài ra tôi cũng không muốn làm chuyện gì khác cho tôi cả. Nhớ là đừng có tạo dựng tháp hay bất cứ đài kỷ niệm nào. Khi tôi đến thì cái gì cũng không có, lúc ra đi, tôi cũng vẫn không muốn chi, tôi không muốn lưu lại dấu vết gì trên thế gian cả. Tôi đến từ hư không thì tôi trở về hư không.

Đồ vật tôi còn lại cũng chẳng có là bao, chỉ có vài tràng xâu chuỗi. Các vị có thể rút thăm, xem thử ai rút được xâu nào thì lấy xâu đó. Chuẩn bị chỉ là vậy thôi. Nếu tôi không nói cho các vị biết, đến chừng đó thì ai nấy đều bị luống cuống, rồi cũng chẳng biết làm sao. Nay tôi đem chuyện hậu sự mà nói, để một khi đến lúc đó thì khỏi phải mỗi người mỗi ý kiến.

Tôi không thể cả đời ở bên cạnh các vị mãi. Ai nấy đều là có lúc đến thì cũng có lúc đi. Các vị chớ có bi ai mà hãy nên sinh hoạt như lúc bình thường, cùng nhau phát tâm lo tinh tấn dụng công tu hành. Vạn Phật Thánh Thành có những đặc sắc, nên nhớ bảo trì tông chỉ ngày ăn một bữa của chúng ta. Người trẻ nên dùng một bữa ngọ, nhưng đối với người lớn tuổi thì có thể dùng ba bữa. Người trẻ nên ăn ít một chút, chủ yếu là phải tu hành.

Các vị mỗi người nên ráng cố gắng làm cho Phật Giáo được phát huy rạng rỡ. Nhất cử, nhất động, nhất ngôn, nhất hành đều nên nghĩ là vì Phật Giáo. Đừng tranh, đừng tham, đừng cầu, đừng ích kỷ, đừng tự lợi, đừng vọng ngữ, được vậy tương lai nhất định sẽ thành Phật. Mỗi người nên có trách nhiệm gánh vác việc hoằng dương Phật Pháp. Nếu các vị có thể làm rạng rỡ Phật Giáo, thời dù tôi ở nơi nào đi nữa tôi cũng an tâm.

Cố gắng làm tốt việc huấn luyện nhân tài và giáo huấn các em học sinh. Các vị nên tổ chức củng cố lại nền giáo dục học đường. Nên chỉnh đốn trường tiểu học, trung học cho khang trang còn trường đại học thì lại càng phải được chấn chỉnh cho được vững chắc hơn. Vấn đề giáo dục đào tạo nhân tài rất là quan trọng, các vị đừng nên chỉ biết lo nghĩ cho mình mà thôi.

Trong cuộc đời này tôi nguyện không cùng người tranh, tham, cầu, ích kỷ, tự lợi, vọng ngữ, nên khi đi, tôi luôn đi phía sau mọi người. Ý chí của tôi là không cùng với bất cứ một ai tranh danh đoạt lợi. Những gì mà người ta muốn thì tôi nhường cho. Những gì người khác không muốn thì tôi nhận lấy. Đức Phật đối với ai cũng đều từ, bi, hỷ, xả. Ngài đâu có bỏ một chúng sanh nào. Tôi tuy không phải là Phật, nhưng tôi nguyện học theo Ngài.

Tôi nay giống như là hai người: Một người vẫn đang đi các nơi để cứu độ chúng sanh, còn một người là thân thể này thì đang nằm trên giường bệnh, nhưng tôi sẽ không màng đến nó, và tôi sẽ khôngï giúp thân tứ đại này nữa.


Hòa Thượng thượng Tuyên hạ Hóa, vị thành lập Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới đã viên tịch vào lúc 3 giờ 15 chiều ngày 7 tháng 6, năm 1995 tại Los Angeles, California, Mỹ Quốc. Theo lời di chúc của Hòa Thượng, trước khi làm Lễ Trà Tỳ, bốn chúng đệ tử từ các đạo tràng trực thuộc Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới, đồng cử hành Pháp hội niệm Phật và tụng Kinh Hoa Nghiêm trong suốt bốn mươi chín ngày. Lúc đó tại Vạn Phật Thánh Thành, đại chúng tụng Kinh Hoa Nghiêm gồm ba thứ tiếng, tại các địa điểm như: tụng tiếng Hoa tại Chánh Điện, tiếng Anh tại Vãng Sanh Đường và tiếng Việt tại Diên Sanh Đường. Cảnh giới Hoa Nghiêm vượt ngoài hư không và thâm nhập khắp pháp giới. Đó là cảnh giới quảng đại hàm tàng, vô tận vô biên theo như những lời nhắn nhủ sau cùng của Hòa Thượng:

Tôi từ hư không đến thì tôi sẽ trở về hư không.



29) Ngày Truy Niệm và Đại lễ Trà Tỳ

Nhục thân của Hòa Thượng Tuyên Hóa được hỏa táng trong buổi Lễ Trà Tỳ ngày 28 tháng 7, 1995 tại Vạn Phật Thánh Thành, bắc California, Mỹ quốc.

hơn hai ngàn tín chúng từ các nơi trên thế giới qui tụ về với nỗi lòng tưởng nhớ khôn nguôi, họ cùng hướng nhìn ngọn lửa đỏ đang bốc cháy trong lò thiêu. Mặc dù nhục thân của Hòa Thượng đã hỏa táng, nhưng với tinh thần - không vì cầu lợi ích cho bản thân, mà chỉ nguyện lo cho chúng sanh được an lạc. Lòng hy sinh cao cả của Ngài vẫn vĩnh viễn lưu lại trong lòng tất cả các Phật tử.

Lúc 7 giờ sáng ngày 28, chư vị trưởng lão Nam Bắc Truyền Phật Giáo chủ trì Pháp hội, bắt đầu thỉnh chuyển pháp thể Hòa Thượng từ chánh điện Vạn Phật Thánh Thành đến Tổ Sư Đường. Hòa Thượng Tuyên Hóa là Tổ Sư đời thứ 9 của Thiền Tông Quy Ngưỡng. Gồm hơn hai ngàn tín chúng đến từ, Canada và các quốc gia Âu, Á, kể cả các vị đệ tử Mỹ của Hòa Thượng. Họ đã gác lại các công việc làm để đến tham gia ngày tưởng niệm và đại Lễ Trà Tỳ của Hòa Thượng.

Đại hội được chánh thức bắt đầu lúc. 8 giờ 30 phút sáng. Pháp sư Minh Dương, phó hội trưởng “Hiệp Hội Phật Giáo Trung Quốc” tuyên đọc tờ điện tín chia buồn gởi từ ông hội trưởng Triệu Phác Sơ.

* Pháp sư Húc Lãng trụ trì chùa Diệu Pháp Mỹ quốc, tiếp lời tán thán vì Phật sự không hề tiếc công sức của Hòa Thượng khi hoằng dương Phật Pháp tại Mỹ. Pháp sư còn bảo rằng: Một người Hoa đến nước Mỹ để khai lập đạo tràng là chuyện không dễ gì. Vậy mà Hòa Thượng đã lại thành lập hơn hai mươi đạo tràng, việc đó lại càng khó làm hơn.

* Lão Hòa Thượng Bhante Dharmawara người Cam Bốt, một trăm lẻ bảy tuổi, thông thạo nhiều ngôn ngữ, kể cả tiếng Việt, đã nói: “Một Ngôi Sao Lớn đã rơi. Vì thế chúng ta quy hội về đây đông đủ, để bày tỏ lòng tri ơn của chúng ta về những công đức mà Ngôi Sao Lớn đã lưu lại. Hiện tại sự rơi rụng của Ngôi Sao Lớn là tạo nên khoảng trống cho ngôi sao khác. Tôi tin rằng, chúng ta nghĩ nhớ về Ngôi Sao Lớn, cùng với lòng ái kính không ngừng dứt về sự rơi khuất của Ngôi Sao Lớn. Nhưng chúng ta phải hiểu rằng: sự rơi rụng của Ngôi Sao Lớn đã dành sẵn chỗ cho ngôi sao kế tiếp. Và tôi chắc rằng ngôi sao kế tiếp sẽ không thiếu sót trong việc thi hành trách nhiệm để thay thế Ngôi Sao Lớn đã mất. Tôi tin rằng ngôi sao mới này sẽ cho chúng ta được nhiều lợi lạc. Đây là theo sự hiểu biết của riêng tôi.

* Pháp sư Ajahn Sumedho là vị sư Tây phương tu lâu năm nhất, với 29 năm giới lạp. Sư hiện nay đang cai quản bốn đạo tràng ở Anh Quốc. Khi trẻ, Sư đã từng tu khổ hạnh nhiều năm ở Thái Lan. Lúc đương thời, Hòa Thượng thường khuyến khích đệ tử của Ngài, nên học tập theo tinh thần tu hành khổ hạnh của Sư Ajahn Sumedho. Trong buổi lễ, Pháp sư Ajahn Sumedho đã nêu lên những nét về việc Hòa Thượng hoằng truyền chánh Pháp, từ một nơi xa xôi đến tận phương Tây. Và Pháp thanh tịnh đó thật sự là vĩnh viễn, bất sanh bất diệt. Pháp sư Ajahn Sumedho đại diện cho những người Tây phương, gồm cả những người Mỹ và Âu Châu, bày tỏ lòng tôn kính sâu xa hướng về Hòa Thượng.

* Giáo sư John Tsu tại trường đại học John F. Kennedy, đọc thơ chia buồn của cựu Tổng Thống Mỹ, George Bush và của Thống Đốc California, Pete Wilson.

* Sau đó Phó giám đốc Cựu Kim Sơn Kinh Tế Văn Hóa Đài Bắc là Phụ Đích, tuyên đọc điện tín chia buồn gởi từ cố vấn Tổng Thống Trung Hoa Dân Quốc, Lâm Dương Cảng và trưởng bí thư phủ Tổng Thống, Ngô Bá Hùng. Cùng đi với ông Phụ Đích là giám đốc Liệu Cảng Dân.

* Frank McMichael, chủ tịch ủy ban giám thị vùng Mendocino County, nơi Vạn Phật Thánh Thành đang tọa lạc. Ông đã nhiều lần tham gia Pháp Hội ở Vạn Phật. Lần này ông đặc biệt đến viếng thăm để gởi đến Hòa Thượng lòng thành kính trong buổi Lễ Trà Tỳ.

* Nghị viên, Frank Riggs, đại biểu California trong Quốc Hội Hoa Kỳ, đã phái ông Darrell Shull thay mặt ông đến để phát biểu: “Vùng Mendocino County và những vùng phụ cận được ngày càng thêm tiến triển là do phần nào sự hiện diện của Hòa Thượng thượng Tuyên hạ Hóa ở đấy.” Nghị viên Quốc Hội Riggs cũng là thành viên trong ban tổ chức tang lễ của Hòa Thượng.

Lúc 9 giờ 40 sáng, Lễ Đại Truyền Cúng được cử hành, gồm 108 phần thực phẩm cúng dường, lần lượt tiếp chuyền qua tay của hơn hai ngàn tín chúng. Đây là lần cuối cùng, các chúng đệ tử thành tâm dâng cúng lên Hòa Thượng trước khi lễ hỏa táng.

Đại Lễ Trà Tỳ bắt đầu vào lúc một giờ trưa. Các đệ tử của Hòa Thượng cùng những người đến tham dự, mọi người xếp hàng, tiến vào Tổ Sư Đường, rồi từng người một, tuần tự được chiêm ngưỡng đức tướng của Hòa Thượng lần cuối cùng.

Vào lúc 3 giờ, linh cữu của Hòa Thượng được di chuyển đến địa điểm hỏa táng, với đoàn người trên hai ngàn với lòng thành kính, bước chầm chậm theo sau.

Lúc 4 giờ 20 chiều, trong tiếng niệm Phật của đại chúng, Pháp Sư Minh Dương cầm ngọn đuốc đưa lên, miệng tụng bài kệ, rồi hô to “Thiêu!” Lúc này, bốn chúng đệ tử của Hòa Thượng quỳ lạy không ngừng, cùng hướng về nhục thân của vị thầy tinh thần để nói lời từ biệt.

Sáng ngày 29 tháng 7, từ chiếc nhiệt khí cầu, tro cốt của Hòa Thượng Tuyên Hóa được rải tán vào hư không, phía trước Trai Đường Ngũ Quán của Vạn Phật Thánh Thành, đó là làm theo như lời di chúc sau cùng của Hòa Thượng: “Khi tôi đến thì cái gì cũng không có, lúc ra đi, tôi cũng vẫn không muốn chi. Tôi không muốn lưu lại dấu vết gì trên thế gian cả.”

Mặc dầu Hòa Thượng không muốn lưu lại bất cứ một vết tích nào, nhưng do vì sự Hoằng Pháp đến Tây phương trung, thành lập ban phiên dịch Kinh Phật, khai mở Trường trung, tiểu học..v.v... của Ngài, mà Ngài đã ảnh hưởng đến vô số người Tây phương và đã gieo trồng được những hạt giống Bồ Đề giác ngộ. Bao nhiêu đó cũng đã là những kỳ tích sẽ không bao giờ tan biến. Dr. Ron Epstein, giảng sư Triết học tại trường Đại học San Francisco, Mỹ quốc, là đệ tử quy y lâu năm của Sư Phụ tại Mỹ đã phát biểu:... Mặc dầu đa số đệ tử của Sư Phụ là người Hoa, nhưng đoàn hậu học tương lai sẽ luôn nhớ công ơn hoằng truyền Phật Pháp qua Tây phương của Ngài.

Đã có hơn bốn ngàn viên Xá Lợi, gồm có cả răng xá lợi. Những viên xá lợi nhiều màu sắc như: trắng, vàng lợt, xanh, đen... Nhiều xương cốt được kết tụ xá lợi, lấp lánh trong giống như cẩm ngọc thạch, thật đặc biệt và hiếm có. Khi thấy những chiếc răng như cẩn cẩm thạch, một đệ tử đã cảm động nói: Không có chi phải ngạc nhiên, vì cả đời Sư phụ đã tận tâm hoằng dương Phật Pháp. Một đệ tử khác lại tán dương rằng: vì Sư Phụ luôn nói lời Chân Thật.



30) Nghi Lễ Rải Tán Tro Cốt


Vào ngày 29 tháng 7, 1995, một ngày sau Lễ Trà Tỳ của vị cao tăng Phật giáo, Hòa Thượng Tuyên Hóa, thì tro cốt của Ngài được các đệ tử rải tán trên hư không Vạn Phật Thánh Thành, hầu làm viên mãn tâm nguyện của Ngài: “Tôi từ Hư không đến thì tôi sẽ trở về Hư không.”

Lúc 8 giờ sáng ngày 29, có hơn một ngàn chúng đệ tử của Hòa Thượng đã có mặt chờ đợi ở bãi cỏ phía trước Trai Đường của Vạn Phật Thánh Thành, trong khi nhiệt khí cầu (hot air balloon) đang được bơm hơi để cất cao lên không trung.

Thầy Hằng Thật, thầy Hằng Lai (đệ tử người Mỹ của Hòa Thượng) và Thầy Chân Nhất (trụ trì chùa Bảo Nguyên ở Costa Rica) cùng đem tro cốt của Hòa Thượng bước lên nhiệt khí cầu.

Tám giờ rưỡi, nhiệt khí cầu từ từ cất cao lên hư không. Các Thầy bắt đầu chầm chậm rải tro. Tro cốt tức liền phân tán trong không trung trông giống như những làn sóng khói, dung hòa vào hư không một cách mau chóng.

Lúc bấy giờ có số ít tín chúng khóc nức nở, kêu gào: “Sư Phụ, Sư Phụ, đừng đi...” Còn đa số các đệ tử vẫn tiếp tục nghiêm trang, cung kính trong tiếng niệm Phật để viên mãn buổi lễ.

Lão Hòa Thượng đã đi và cách thức ra đi, theo đúng như những lời lúc đương thời Ngài đã nói: “Tảo nhất thiết pháp, ly nhất thiết tướng” (Quét tất cả pháp, rời tất cả tướng.) Những gì Ngài để lại cho chúng đệ tử tức là: Tiếp tục sự nghiệp hoằng dương Phật Pháp, phiên dịch Kinh Điển, cùng đảm nhiệm trọng trách đào tạo một nền giáo dục lý tưởng.


Phụ lục


Nguồn Trí Huệ
Lối ăn lành mạnh: Đổi thành ăn chay




Thuyết ăn chay là gì?


Thuyết ăn chay là nói về lối sống của người không ăn thịt. Những ai thực hành theo lối sống này và cử không ăn thịt thì được xem là người ăn chay. Ngoài việc không ăn “thịt đỏ” (bò, heo và cừu), người ăn chay cũng không ăn cá hay gà, vịt. Trong khi có một số người ăn chay tránh dùng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật như sữa, phó mát và trứng thì một số người khác không quá khắt khe đối với lối ăn chay của họ và vẫn tiếp tục dùng các sản phẩm nói trên.


Thuyết ăn chay thịnh hành như thế nào?

Trong những năm gần đây phong trào ăn chay trở nên thịnh hành hơn.


Tại sao người ta phải bỏ ăn thịt để ăn chay?

Người ta chủ trương ăn chay vì nhiều lý do khác nhau. Một số người ăn chay vì họ cho rằng ăn thịt là đắt tiền, phí phạm, hay có hại cho sức khỏe. Một số khác không ăn thịt là vì có lương tâm, họ cho rằng giết hại thú vật hoặc khiến cho chúng phải chịu nhiều đau khổ không cần thiết trong khi nuôi chúng để làm thịt là việc sai lầm.


Nhưng có phải chăng ăn thịt là cần thiết để được mạnh khỏe không?

Không phải vậy đâu. Sự thật rất đơn giản là chúng ta không cần ăn thịt để có một đời sống khỏe mạnh, trường thọ và hoạt động tích cực. Các tạp chí chuyên viết cho người tiêu thụ cũng đã tuyên bố: “Ăn chay là lối ăn an toàn, mạnh khỏe và đầy đủ chất dinh dưỡng.” Đa số người ăn chay đều có thể quân bình được các chất dinh dưỡng chánh đáng trong thức ăn của họ một cách dễ dàng. Mọi thứ mà người ăn chay cần đều có sẵn hầu hết trong các siêu thị.


Làm thế nào người ăn chay được đầy đủ chất đạm protein cho cơ thể?

Rất nhiều nguồn thức ăn có chứa chất đạm protein để thay thế thịt như lúa mì, các loại đậu, và các thức ăn làm từ đậu nành (như tàu hủ), lại thêm đậu phọng và các loại hột .v.v...

Trữ lượng amino-acít trong một vài loại rau cải có thể coi là ít, nhưng sự khiếm khuyết này có thể bù đắp dễ dàng bằng cách dùng hai loại rau chất đạm hợp lại. Sự kết hợp hai chất đạm này cũng không có gì khó hơn là ăn các loại đậu và gạo cùng một lúc, hay ăn bánh mì với bơ đậu phọng. Hơn nữa, sự kết hợp các chất đạm protein chưa chắc là cần thiết, vì các loại thực phẩm biến chế từ sữa và trứng cũng đã chứa đầy đủ các chất đạm, người ăn chay dùng một trong những thứ này sẽ bảo đảm có đủ các chất đạm cần thiết. Đậu nành cũng chứa đủ lượng chất đạm protein vậy.


Còn chất sinh tố vitamin và các khoáng chất thì sao? Chế độ ăn chay có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết không?

Người ăn chay dùng nhiều loại thức ăn khác nhau sẽ ít gặp trở ngại trong việc bồi dưỡng đủ chất dinh dưỡng cần thiết là đúng cho những ai ăn chay có dùng sữa. Còn đối với những người ăn chay khắt khe hơn vì cử ăn các thực phẩm sản xuất từ động vật thì họ cần phải thận trọng hơn. Tuy nhiên, các nguồn thực phẩm chay có chứa nhiều khoáng chất và vitamin đều có sẵn cả.

Thật ra, riêng chỉ có vitamin D và vitamin B12 là hai chất dinh dưỡng có lẽ thiếu kém trong các món rau cải. Nhưng vấn đề này có thể giải quyết một cách dễ dàng. Đối với những người ăn chay nghiêm ngặt, họ có thể cung ứng đủ lượng vitamin D và B12 hằng ngày bằng cách dùng thêm thuốc bổ vitamin.


Thuyết ăn chay có lợi ích gì cho sức khỏe?

Thường thì chế độ ăn chay có nhiều chất xơ hơn và lượng thấm mỡ trong cơ thể cũng thấp hơn so với ăn thịt. Do đó người ăn chay ít bị khổ sở vì bệnh phát phì, bệnh tim, hay bị nghẹt các động mạch dẫn máu và một số bệnh ung thư.v.v...

Thêm nữa, người ăn chay sẽ được an vui mạnh khỏe hơn vì tránh được nhiều hóa chất, thuốc nhuộm, và các thuốc diệt trùng khác nhau thường được tìm thấy trong thịt. Hiện nay phân nửa lượng dự trữ thuốc trụ sinh của toàn quốc được dùng vào ngành chăn nuôi gia súc; ví như thuốc Penicillin và Tetracyline được đưa vào cơ thể người ta mỗi ngày. Một số khoa học gia tin rằng, hành động này đã làm giảm công hiệu của các chất đó trong việc trị bệnh cho con người.

Ăn chay còn đem lại lợi ích sức khỏe cho nhiều người đang bị đói và thiếu dinh dưỡng trên thế giới. Trong việc chăn nuôi, phải có trên 10 cân Anh thực vật chất đạm protein mới sản xuất được một cân Anh (pound) thịt. Nếu ăn chay và trực tiếp tiêu thụ chất đạm từ thực vật thì lượng dự trữ thực phẩm trên thế giới sẽ được cung cấp đầy đủ rộng rãi hơn và cũng nuôi sống được nhiều người hơn.

Vì đạo lý này mà một số người đã áp dụng theo lối ăn chay, mặc dù phần lớn sự tranh luận về thuyết ăn chay là chú trọng đến vấn đề đối xử với súc vật.


Hằng năm có bao nhiêu súc vật bị giết để cung cấp thịt trên bàn ăn của chúng ta?

Số lượng bị giết rất cao. Mỗi năm ở nước Mỹ có trên một trăm triệu con bò heo và cừu bị giết trong lò sát sanh. Lại có thêm bốn tỷ gia cầm, đa số là gà, bị giết làm thịt. Tổng số tất cả các con vật này nếu tượng trưng bằng một đường thì nó dài hơn 750,000 dặm – xa hơn khoảng cách đi và về từ quả địa cầu lên đến mặt trăng.


Lò sát sanh ra thế nào? Họ dùng cách nào để giết thú vật cho chúng ta ăn?

Thông thường mỗi ngày bên trong và chung quanh của một lò sát sanh có đến hàng ngàn thú vật bị hành hạ và giết chết. Chẳng hạn như gia súc được chở bằng xe tải, có thể trong 2, 3 ngày mà chúng không được ăn uống gì.

Sau đó, chúng bị lùa vào chuồng để chờ tới phiên. Một số súc vật trở nên hốt hoảng và bị hành hạ. Nhân viên lò thịt dùng que điện hay roi cây để lùa chúng vào các ngõ ngách dẫn đến lò sát sinh.
Súc vật thường bị làm cho bất tỉnh trước khi bị cắt mạch máu và xẻ thịt dưới sự kiểm soát của lò sát sanh liên bang.

Các kỹ thuật được chấp nhận như: dùng hơi ngột, cho điện giựt, bắn súng và dùng các then chốt sắt đâm xuyên qua sọ đầu để hủy hoại bộ não của con vật.

Các lò thịt nhỏ hơn ở địa phương có lẽ vẫn còn dùng búa tạ và rìu; đối với những súc vật lớn có thể phải đập đến hai, ba nhát búa chúng mới ngã qụy. Ngược lại người đồ tể Kosher, Do Thái đòi hỏi con vật phải hoàn toàn tỉnh táo khi họ cắt cổ chúng.

Nhưng dù dùng bằng cách nào đi nữa, kết quả cuối cùng cũng giống nhau. Trong quá trình sát sanh, chỉ cần trong khoảnh khắc mà đã biến ra thành một con người tàn bạo; đó là cái giá không thấy được của sự ăn thịt.


Súc vật ở trại nuôi có được cuộc sống thích đáng trước khi bị giết ở lò thịt không? Chúng được nuôi như thế nào?

Ngày nay, số súc vật bị nuôi trong “trại chăn nuôi” đang gia tăng, là nơi cùng những kỹ thuật để sản xuất số lượng nhiều hầu đạt được hoạch lợi tối đa. Những súc vật này không được tự do di động, kể cả những nhu cầu về thể chất, cảm xúc hay cuộc sống thành đoàn đều được bị bỏ qua. Chúng phải chịu đau khổ trong chán nản, căng thẳng và tánh nết hũy diệt.


Súc vật ở các trại chăn nuôi bị mất tự do như thế nào? Chúng bị giam cầm tù túng khắc nghiệt ra sao?

Chẳng hạn như gà ấp trứng bị nhốt trong những chuồng battery cages 12x8 inch. Mỗi chuồng chứa từ bốn đến năm con. Bê con thì bị nhốt trong mỗi ngăn rất chật hẹp, đến nỗi xoay chuyển hay nằm xuống cho thoải mái cũng không thể được.


Những gì sẽ xảy ra với các súc vật này?

Bởi vì gà bị nhốt tù túng nên chúng có phản ứng là cắn mổ lẫn nhau và tự mổ chính nó, cho nên mõ chúng bị chặt bằng dao nóng hay máy chém.

Gà được nuôi trong điều kiện bình thường thì có thể sống được nhiều năm. Còn gà được nuôi cốt để sản xuất trứng đến mức tối đa thì chúng chỉ sống được có 14 tháng. Một khi hết khả năng đẻ trứng, chúng bị đưa vào lò sát sanh để làm xúp và các thức ăn biến chế khác.

Mặt khác đời sống của bê con thì chỉ kéo dài có 16 tuần. Chúng bị đưa đến lò sát sanh trong khi không hề có cơ hội di động hay chạy nhảy, bởi vì các động tác này sẽ làm cho thịt bớt mềm mại. (Bê con là sản phẩm phụ của công nghiệp sản xuất bơ sửa. Như muốn cho bò có sữa, thì chúng phải bị thọï thai theo định kỳ để sinh con. Bê đực sanh ra là sản phẩm vô dụng nên chúng trở thành bê tơ.)


Còn cá thì sao?

Nói chung cá có một lối sống trong điều kiện thiên nhiên. Về phương diện này thì môi trường của chúng có vẻ khá hơn so với hầu hết các súc vật trong các trại chăn nuôi. Tuy nhiên, cá cũng chịu khổ sở khi bị bắt và bị nằm trên sàn tàu đánh cá. Chúng vùng vẫy cựa quậy để bày tỏ nỗi đau khổ tuyệt vọng. Bởi vì cá không thể thở nếu thiếu nước, nên chúng bị chết dần vì ngộp thở.

Mối quan tâm về sinh thái học là sự khai trương của nghành thương mãi và các kỹ thuật chài lưới quy mô sẽ làm cho biển cạn dần cá. Hơn nữa những kỹ thuật đánh cá thu hiện đại, không những chỉ đánh được nhiều cá thu mà cũng ngẫu nhiên giết hại luôn hàng ngàn con cá heo mỗi năm.


Lý luận về phương diện đạo đức phản kháng việc ăn thịt là gì?

Lý luận về phương diện đạo đức là thẳng thắn, rõ ràng, đơn giản và cứng rắn. Ăn thịt tạo ra đau khổ và chết chóc cho các sinh vật vô tội, cho nên vì lý do này, ăn thịt là sai lầm.

Nếu là trường hợp, chúng ta cần phải ăn thịt để sống, thì sự ăn thịt có thể biện luận như là một “việc ác cần thiết”. Nhưng ngày nay, việc ăn thịt không phải là cần thiết cho hầu hết dân chúng trên thế giới. Vì thay thế vào đó là đã có sẵn cách ăn chay.

Con người trong xã hội chúng ta ăn thịt là theo thói quen và cũng bởi vì mọi người đã nhiễm thích mùi vị của nó. Nhưng những lý do này không tiêu biểu cho sự biện hộ về đạo lý. Ăn thịt là việc không thích hợp với luân lý đạo đức vì nó liên can đến sự đối xử tàn nhẫn với động vật, là vi phạm nguyên tắc đạo lý căn bản, tức là sai trái, vì đã gây ra sự thống khổ và chết chóc không cần thiết.


Còn tôn giáo thì nói gì về vấn đề này? Các tôn giáo đạo đức có mâu thuẫn với ngành sản xuất thịt và việc ăn thịt không?

Trong khi các giáo hội đang hết sức chần chừ để lên tiếng bênh vực cho súc vật, thì sự dã man và tàn bạo của ngành sản xuất thịt ít được sự ủng hộ của các tôn giáo đạo đức.

Phần lớn các tôn giáo thường kêu gọi các tín đồ của họ nên thực hành lòng từ bi và công bằng. Ấy vậy mà cố tình gây đau đớn và chết chóc không cần thiết cho súc vật thì coi như không có từ bi mà cũng không công bình gì cả.

Mối lưu tâm của truyền thống Do Thái về sự đối xử nhân đạo với súc vật đã khiến cho một số người Do Thái ăn chay. Và trong khi tín đồ đạo Phật và đạo Hồi thì có thể hướng vào các lý tưởng bất bạo động đã quy định để làm kim chỉ nam cho các thắc mắc có liên quan đến luân lý và việc ăn uống.


Nhưng tại sao phải quan tâm đến thú vật? Chúng thật sự có cảm giác không?

Thú vật có cảm giác là một điều không thể chối cãi được. Thử tưởng tượng một con vật bị thương, như con chó hay con mèo, chúng cũng có phản ứng y hệt như khi chúng ta bị đau vậy. Chúng kêu thét, la oăng oẳng và khóc rên. Điều này không có gì ngạc nhiên, vì thú vật có hệ thần kinh rất giống chúng ta như về phương diện liên quan đến khả năng cảm thọ đau đớn của thể xác.
Rất có thể là thú vật cũng bị đau khổ về mặt cảm xúc và tâm lý, bởi vì khả năng chịu đựng khổ đau của thú vật và con người cũng bộc lộ giống như nhau, cho nên cả hai đáng được đối xử theo đạo lý nhân đạo.


Thực vật cũng không có cảm giác hay sao?

Thực vật phản ứng theo độ kích thích khác nhau, nhưng chúng không có hệ thần kinh giống như các động vật. Nếu cây cỏ đều có “cảm xúc” đi chăng nữa thì những cảm xúc này thật là đơn sơ, rất khác biệt với cảm xúc của con người và các loài động vật. Người ăn chay nhận ra sự sống có trong thực vật. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải ăn để sống. Ăn các “thức ăn ở bậc thấp” gây ra ít sự đau đớn. Do đó ăn chay là hợp với đạo đức hơn.

Nếu ai nấy đều trở thành người ăn chay, thì việc gì sẽ xảy ra đối với những súc vật hiện đang được nuôi trong các hãng xưởng lấy thịt? Chúng cũng sẽ bị giết chết hay sao?

Điều quan trọng để chúng ta nhận thức rằng, chế độ ăn chay là không phải một sớm một chiều mà thực hiện được. Mà tốt nhất sẽ qua một quá trình tăng tiến từng bước. Khi nhiều người ăn chay thì nhu cầu cần thịt sẽ ít hơn. Nếu như nhu cầu này mà giảm xuống như vậy thì các công nghiệp sản xuất thịt sẽ nuôi và giết súc vật ít hơn. Đây là bằng chứng cho thấy rằng khuynh hướng này đã bắt đầu rồi.


Làm thế nào để tôi trở thành người ăn chay trường? Có khó không? Những bước đầu tiên là gì?

Trở thành một người ăn chay trường có thể tương đối dễ là một khi bạn đã quyết định, đây là việc bạn muốn làm. Nếu một khi bạn đã định hướng lại cách nấu ăn của các bạn qua sự giúp đỡ của các khóa dạy nấu ăn, sách vở hay bạn bè với công thức một vài món ăn ngon. Và dĩ nhiên, rất có lợi nếu những người đó gần gũi, tôn trọng và ủng hộ quyết định của bạn. Bạn không cần phải ăn chay ngay lập tức. Bạn có thể xem đây như là một mục tiêu và cố gắng thử thực hiện từng bước tiến trong một khoảng thời gian. Có một số người bắt đầu bằng cách là cử ăn “thịt đỏ” và sau một thời gian thích nghi rồi mới tiếp đến việc bỏ cá và gà, vịt... Một số tiếp tục ăn các sản phẩm từ sữa và trứng. Số khác thì ý thức được nên cố gắng giảm đến mức tối thiểu các loại thức ăn đó và cuối cùng cũng có thể bỏ được hết.
Thật vậy, thuyết ăn chay bao hàm nhiều đường lối khác nhau và định nghĩa khác nhau. Đến một mức độ nào đó thì đây là vấn đề của sự chọn lựa cá nhân và lương tâm. Sau này những trại chăn nuôi và lò sát sanh có thể sẽ bị cấm hành nghề và con người sẽ không hiểu vì sao tổ tiên của họ đã có thể ăn được thây chết của thú vật. Nhưng ngày nay chuyện ăn thịt là ở mức định tiêu chuẩn.

Ít nhất là người ăn chay cũng phải có ý chí khác biệt. Hơn nữa, một lối ăn bất bạo động thì tự có phần thưởng của riêng nó. Đối với những ai quan tâm, thời thuyết ăn chay là cách để đạt được lối ăn lành mạnh theo nhiều phương pháp.



The City of Ten Thousand Buddhas
Talmage, California

www.chuakimquang.com/vn/Tu-Lieu/Phap-Nhu...An/Phap-Nhu-Tham-An/

 

> Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Thông tin cá nhân

gioidinhhue
Họ tên: Nguyên Bảo
Nghề nghiệp: Amidaphat
Sinh nhật: : 24 Tháng 7 - 1985
Nơi ở: Vn
Yahoo: gioidinhhue1985  
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
Không tranh Không tham Không mong cầu Không ích kỷ Không tự lợi Không nói dối

Bạn bè
V.XIII
V.XIII
tinh_tam
tinh_tam
truongtienhai
truongtienhai
 
Xem tất cả

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31




(♥ Góc Thơ ♥)

Tik Tik Tak

Truyện cười

Tin nhanh

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
Blog chưa có danh mục nào.

Tìm kiếm:
     

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com