hoangphihong83's Blog

Thông tin cá nhân

hoangphihong83
Họ tên: Nguyễn Hồ Phương
Nghề nghiệp: Cử nhân điện tự động
Sinh nhật: 28 Tháng 11 - 1983
Nơi ở: Tuy hoà, phú yên
Yahoo: hoangphihong83  
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn



CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31


Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

(♥ Góc Thơ ♥)

Tik Tik Tak

Truyện cười

Các bài viết vào Sunday 18th June 2006

 
Có 6 điểm "không thể mê được" của nhiều bạn trẻ khi trò chuyện mà có khi họ cũng không nghĩ đấy là khuyết điểm, rõ nhất là việc không dám, hay nói đúng hơn là ngại, nhìn thẳng vào mắt "đối phương".

Bạn có biết rằng, ngôn ngữ của cơ thể là một công cụ rất quan trọng và có tác động rất mạnh trong việc nâng cao ảnh hưởng của bài nói chuyện bất kể khi bạn đang phỏng vấn xin việc hay thuyết trình dự án, thậm chí khi bạn đang buôn chuyện với bạn bè.

Hãy chú ý tới những khuyết điểm thường gặp dưới đây và thay đổi nhé. Bạn sẽ là người nói chuyện có duyên hơn. Chắc chắn là như vậy!

1. Không có giao tiếp bằng ánh mắt

Hậu quả: Mọi người sẽ nghĩ bạn thiếu tự tin, bạn lo lắng và chưa chuẩn bị kỹ.

Lời khuyên: Dành 90% thời gian nói chuyện hoặc nhiều hơn để nhìn thẳng vào mắt của cùng trò chuyện. Phần lớn chúng ta khi nói chuyện thường chỉ nhìn xuống tài liệu, hoặc nhìn vào màn chiếu, nhìn xuống bàn hoặc nhìn lung tung. Nếu ghi hình những bài nói chuyện của bạn, chắc chắn bạn sẽ thấy khuyết điểm này.
Những chính trị gia hoặc doanh nhân thành đạt luôn nhìn thẳng vào thính giả khi nói chuyện. Đó là bí quyết để họ thu hút thính giả vào các bài nói chuyện của mình.

2. Dáng đứng rụt rè, không mạnh mẽ.


Hậu quả: Mọi người sẽ nghĩ bạn rụt rè, thiếu tự tin, không giống một doanh nhân hoặc không chững chạc.

Lời khuyên: Khi đứng trên sàn, bạn nên đứng sao cho chân rộng bằng vai. Bạn có thể hơi nghiêng người và vai về phía trước nhưng nên giữ thẳng đầu và xương sống. Không nên dựa vào bàn hay bục phát biểu.

3. Cử động hoặc lắc lư cơ thể quá nhiều

Hậu quả: Mọi người nghĩ bạn đang lo lắng và không chắc chắn về điều đang nói hoặc chưa chuẩn bị kỹ. Và có thể mọi người sẽ nghĩ bạn đang sốt ruột về điều gì đó, muốn nói nhanh cho xong.

Lời khuyên: Tốt nhất là không nên cử động hoặc lắc lư cơ thể quá nhiều. Đó toàn là những cử động không mục đích, có thể ảnh hưởng xấu đến bài nói chuyện. Hãy cố gắng tập cử động có mục đích trong lúc nói chuyện.

4. Đứng yên một chỗ.

Hậu quả: Mọi người nghĩ bạn là người cứng nhắc, không sôi nổi, năng động...

Lời khuyên: Bạn có thể đi lại một chút. Nhiều nhà diễn thuyết xuất sắc rất hay đi lại trong lúc nói chuyện, thậm chí đi lại rất nhiều. Tuy nhiên, việc đi đi lại lại của họ là có mục đích chứ không phải vô nghĩa.

5. Bỏ hai tay trong túi

Hậu quả: Mọi người sẽ nghĩ bạn không có hứng thú phát biểu, bạn miễn cưỡng phải trình bày, hoặc bạn đang lo lắng.

Lời khuyên: Nếu bạn chỉ bỏ một tay trong túi và tay kia để thả lỏng thì vẫn có thể chấp nhận được. Nhưng nếu bỏ cả hai tay thì chắc chắn là phải thay đổi. Giải quyết vấn đề này hết sức đơn giản: bỏ tay ra khỏi túi.

6. Sử dụng những cử chỉ, điệu bộ giả tạo

Hậu quả: Mọi người sẽ biết ngay bạn đã học quá thuộc bài phát biểu, bạn sẽ mất đi sự tự nhiên và khiến mọi người nghĩ ngay đến sự giả tạo, không thật trong bài phát biểu của bạn.

Lời khuyên: Đừng quá lạm dụng các cử chỉ, điệu bộ trong lúc phát biểu. Nếu không sẽ có lúc cử chỉ, điệu bộ của bạn sẽ không nhất quán với những gì bạn đang nói. Khi đó, thính giả sẽ được xem một bộ phim mà hình ảnh và âm thanh bị lộn xộn.

(Theo ĐHNN HN )

 

> Trả lời nhanh
Bình luận của bạn sẽ được đăng sau khi chủ blog kiểm duyệt và chấp nhận
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2025   VnVista.com