Trong mục Thư gửi Bộ trưởng, một học sinh có nick name Nguoivienphuong
đã gửi một bức thư cho Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân. Nội dung bức thư là
những tâm sự và chính kiến của học sinh này trước những hiện tượng tiêu
cực trong thi cử, vấn đề cải cách giáo dục, và sự thay đổi của sách
giáo khoa:
“Sở
dĩ con email bức thư này là muốn nói lên ý nghĩ về chuyện thi
cử, cải cách giáo dục, cải cách sách giáo khoa mới. Thực sự
mà nói, con cũng đã có ý định viết email này từ lâu lắm
rồi, nhưng vì bận rộn với việc học.
Là
một học sinh đã trải qua bao kì thi và cũng là một học sinh
đạo đức tốt, chưa một lần thi cử nào mà con quay cóp, hay
dùng thủ đoạn để đối phó. Có lẽ đó là niềm hãnh diện lớn
nhất của con.
Nhưng
niềm hãnh diện ấy dường như đã bị mất đi khi các bạn cùng
lứa tuổi với con, cùng trải qua các kì thi như con, các bạn
ấy phải nhờ đến sự trợ giúp của người khác ngoài phòng thi
hay ngay cả trong chính phòng thi của mình”.
Theo Nguoivienphuong, vấn đề gian lận thi cử xuất phát từ phương pháp giảng dạy và những vấn đề cải cách giáo dục.
“Không
phải là những bạn học sinh ấy không thể học được mà chính
bản thân họ đã bị lún sâu vào chỗ cậy dựa người khác, họ
cần phao cứu trợ của người khác trong khi đó, họ lại không
nghĩ rằng mình có thể đứng trên hai chân của mình.
Việc
giáo viên truyền dạy cho học sinh bao điều, đó là chuyện
thường tình từ xưa đến nay. Nhưng có ít ai nghĩ rằng, người
giáo viên thành công không phải chỉ truyền đạt cho học sinh
những điều trong sách giáo khoa viết, mà người giáo viên thành
công và thật tự hào khi họ có được những học sinh bản lĩnh,
dám làm dám chịu”.
…“Việc
cải cách giáo dục hết lần này đến lần khác nhưng chưa hề có
một lần nào làm đến nơi đến chốn. Cải cách đi, cải cách lại
con cũng chỉ thấy nó vẫn giống nhau, chỉ khác một điều là
trong thời đại mới mà thôi. Thật ra, muốn cải cách nền giáo
dục nước nhà hiện nay quả là khó khăn nhưng cũng thật là dễ
dàng, chỉ có điều mọi người có dám làm, cùng nhau cố gắng
vượt qua thời kì đen tối này không thôi ạ”…
Không ngần ngại học sinh mang nick name Nguoivienphuong đã đưa ra 20 ý kiến đề xuất cải cách giáo dục tới Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân:
1. Xây dựng cơ sở vật chất tốt, đảm bảo cho học sinh an tâm khi đến trường.
2. Giáo viên phải là người đi đầu giúp học sinh nhận và sữa chữa lỗi sai phạm.
3.
Phụ huynh là người dạy tốt nhất cho học sinh ngoài giờ học,
có thể kết hợp vừa học vừa chơi mang tính đánh đố.
4. Đầu tư thiết thực cho việc dạy và học.
5. Áp dụng phương thức giảng dạy tùy theo từng đối tượng học sinh.
6. Học sinh thực hành theo trí tưởng tượng của mình nhưng chỉ trong giới hạn của bài cho phép.
7.
Giảm tải trong việc học lý thuyết đúng theo sách vở , mà chỉ
kiểm tra theo cách hiểu, cách nhận thức vấn đề của học sinh ,
qua đó có thể thấy được cái sai của học sinh và sửa lại.
8.
Học hiểu, nhớ nhiều là chính. Không quá coi trọng điểm mà coi
trọng học sinh có nghị lực lấy lại tinh thần học tập vì
điểm chính là nguyên nhân gây nên bệnh thành tích.
9.
Không nên áp dụng quá gò ép thang điểm mà nên áp dụng theo
cách có tình cảm cũng như nguyên tắc, nội quy đầy đủ.
10.
Cứ sau mỗi kì thi, các lớp chọn ra người đại diện viết ra
cảm xúc của mỗi người, sau đó nhà trường gửi về Bộ Giáo
dục.
11.
Trong các kì thi, việc thi cử chỉ coi là để kiểm tra, đánh
giá trình độ của học sinh chứ không phải là để lấy điểm.
Mặt khác, mỗi trường lập ra một hội đồng kiểm tra trình độ
giao tiếp cũng như khả năng ứng phó các tình huống xảy ra
nhưng các học sinh làm theo tập thể từng lớp hay khối để tập
thói quen môi trường chung, làm việc tập thể. Mỗi lần ti như
vậy là một người, không được trùng lặp.
12.
Hàng tháng, huyện hay tỉnh tổ chức một kì thi chung và áp
dụng hình thức thi như trên nhưng có phần linh hoạt, không gượng
ép, không nhất thiết phải khuôn mẫu mà các câu đố thi ở nhiều
lĩnh vực khác nhau.
13.
Không thi theo kiểu học vẹt, lối mòn mà thi theo hình thức sinh
động. Thi tự do, thi theo hiểu biết của học sinh theo số lượng
bài ôn trong chương trình sách giáo khoa, qua đó có thể đánh giá
đựơc trình độ của mỗi cá nhân.
14.
Dành việc ưu đãi, ưu tiên cho những học sinh có thành tích
thật xuất sắc, có đạo đức tốt nhưng không dung túng họ khi họ
làm điều xấu.
15.
Thi đua giữa các trường, các tỉnh, thành phố nhưng lành mạnh
và mang tính học hỏi kết hợp vui chơi, giải trí.
16. Học sinh nghiên cứu, tra cứu thêm thông tin ngoài theo ý thích của mình qua sự hướng dẫn của giáo viên.
17.
Học sinh tự học là chính, có thể kết hợp học trực tuyến.
Vì khi thi theo trình độ hiểu của từng cá nhân nên không thể
có ai giống ai được, mà cũng không phải sợ tình trạng quay
cóp làm huyên náo phòng thi. Có coi thông tin nhưng không thể vì
đã quá muộn.
Học
sinh phải tự chuẩn bị kĩ lưỡng trước ở nhà. Ai càng nắm
nhiều thông tin, càng biết nhiều, hiểu nhiều, càng có những
sáng kiến hay thì càng đạt được những cơ hội thuận lợi hơn
sau này.
18.
Giáo viên trình độ phải đầy đủ, liên tục cập nhật trông tin
để có thể hướng dẫn học sinh của mình. Nhận lỗi sai khi sai
và phải sửa chữa ngay khi cần thiết.
19. Mỗi trường không dung túng cho bất kì hành vi sai trái nào, nghiêm trị từ khi còn nhỏ.
20.
Không bắt học sinh làm quá sức mình, để thời gian cho học sinh
nghiên cứu, tìm tòi và phát minh. Cũng có thể giúp học sinh
thực hành nhiều với phần làm bài tập của mình. Thực hành
đúng theo khả năng suy nghĩ, hiểu, khả năng tìm tòi, cập nhật
thông tin, khả năng nhớ của từng học sinh.
Về việc sách giáo khoa học sinh này đề xuất: “Việc đổi mới sách giáo khoa cũng
có cái hay của nó nhưng lại gây ra quá nhiều sức ép cho học
sinh. Có thể, đổi đi đổi lại là tốt nhưng các chương trình
học con thấy nó cũng có quá nhiều cái giống sách giáo khoa
cũ. Chỉ khác là đổi học thế chỗ cho nhau. Mà trong khi đó,
học thì không thể có lỗi sai trong đó được.
Có
lẽ, sách giáo khoa chỉ nên là hướng dẫn để học sinh tự tìm
tòi và phát hiện cái hay, cái lạ, cái mới. Có như thế học
sinh không bị ỷ lại vào bất cứ cái gì mà vẫn có thể đứng
trên lập trường của mình: dám làm, dám chịu và không bị mất
đi tính tư duy, sáng tạo riêng. Vả lại đề thi nên linh chuyển
ứng hóa kịp thời đại được, không nhất thiết phải theo một
lối mòn, một cách ra đề mà thôi”.
Được
biết, ông Quách Tuấn Ngọc - Giám đốc Trung tâm tin học, người điều hành
diễn đàn Edu.net.vn đã in bức thư của em học sinh này gửi lên cho Bộ
trưởng Nguyễn Thiện Nhân. Ông Ngọc cũng khuyến khích em học sinh này
công khai danh tính.
Trần Huy