kiniemboquen's Blog

Thông tin cá nhân

kiniemboquen
Họ tên: dam van hieu
Nghề nghiệp: nhan vien van phong
Sinh nhật: 24 Tháng 1 - 1987
Yahoo: mrdam241  
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
chao cac ban . cam on cac ban da nghe tham toi. neu toi khong co nha ,cac ban thongcam nha.nho gui lai loi nhan !

...::(¯·.º-:¦Images¦:-º.·´¯)::...

292072445_699306e219_m.jpg       292072443_4f26ecddfe_m.jpg       292072450_755d280af1.jpg    292072440_a64c5285d8_m.jpg     hahahahaha.JPG      ran    


Bạn bè
linda_lananh_mckawin_88
linda_lananh_mckawin_88
ran
ran
tham mai tinh trang
tham mai tinh trang
newmoon
newmoon
pe_hama22
pe_hama22
 
Xem tất cả

(♥ Góc Thơ ♥)

chatroom

Tỷ giá

..::(¯`·.º-:¦MyLove ¦:-º.·´¯)::.

9 Trang < 1 2 3 4 > » 

   Trong: luu but
 


   Trong: luu but
 

Thứ Hai, ngày 05/03/2007, 18:00

Smilie  
Sinh viên dễ yêu, dễ "đứt" (?)

  Từ một chàng sinh viên báo chí thông minh, hào hoa, Huy báo chí đã trở thành Huy “nhớp" vì Hà hoa khôi của cậu xuất ngoại theo sự tính toán của mẹ nàng.

Những mối tình sinh viên trung thực, nó không dung hòa với giả dối, lọc lừa, nó trong sạch đến thuần khiết, thánh thiện mà gần gũi đời thường. Đẹp thế, trong sáng thế tình yêu sinh viên; vậy sao những mối tình sinh viên lại thường "giữa đường đứt gánh" hay "qua cầu gió bay".

Sinh viên: Trăm năm một chữ yêu

Tuổi trẻ, sức khỏe và thời gian, ba yếu tố đã tạo nên bao tình yêu đẹp tuổi giảng đường. Trong cuộc đời, ai bước qua tuổi sinh viên cũng ít nhất một lần buộc trái tim xao động. Sinh viên trong thời gian nào, không gian nào họ cũng có một tình yêu tương đối giống nhau: Giản dị, trong sáng và thánh thiện.

Với Hoàng Thanh, sinh viên kiến trúc: “Tình yêu ư? Mình và nàng học cùng lớp, nên mỗi sáng mình đạp xe trước mười phút để đón nàng đi học, thỉnh thoảng hai đứa cúp tiết lên căng tin, tối thứ bảy hai đứa tìm đến quán cà phê quen thuộc nghe nhạc Trịnh...”. Vậy mà đã ba năm rồi đấy, còn bây giờ...?

Sinh viên Trường Đại học Sư phạm vẫn còn rỉ tai nhau về chuyện tình của sinh viên Trọng Minh và Như Hoa dài dài, vì chàng Jô và nàng Juy này đã thêu dệt một mối tình thành giai thoại. Hoa học khoa Văn, còn Minh học khoa Toán, hai người quen nhau thật giản dị và tình yêu đến theo tiếng đàn của Minh và những bài thơ tình không biên giới trong ngành học của họ.

Cùng dân ký túc xá với nhau lại ở sát phòng nhưng những ngày đầu Hoa "ghét lão học toán kia kinh khủng". Một buổi tối, Hoa đang ngồi vân vê làm thơ bỗng ầm, "lão học toán" rơi từ cửa thông gió xuống chiếc giường gác của Hoa. Minh ấp úng: “Hoa đừng la lên, bà Thanh cơm bụi vào tìm mình đòi nợ...”. Tình yêu của họ bắt đầu từ đó.

Mỗi tối thứ bảy, ký túc xá lại vui hơn, náo nhiệt hơn khi có tiếng đàn, giọng hát của Minh và Hoa. Vậy là yêu nhau đã gần 4 năm, chỉ còn vài tháng nữa ra trường, ai cũng chúc cho họ cầm tay đi hết quãng đường đời còn lại.

Nửa đường đứt gánh tương tư

Tháng ba. Tháng đầy nắng và gió để chuẩn bị bước vào mùa hạ. Tháng mà sinh viên ai cũng ngập ngừng khi bước tới giảng đường, lớp học mình đó, thầy cô dạy mình, căng tin, hội trường và những đêm văn nghệ... tất cả đang từ từ khép lại.

Sinh viên năm cuối, người làm luận văn, kẻ ôn thi tốt nghiệp, tất cả miệt mài nhưng nhiều người vẫn giật mình vì yêu. Ai đã phải nói lời chia tay thì giận - hờn - trách đời - trách người. Ai đang yêu thì giật mình với thực tế ra trường.

Hơn 90% tình yêu đều phải dừng lại ở năm cuối khi ra trường. Một con số phũ phàng. Các bạn sinh viên đã dày công xây dựng được một tình yêu đẹp vậy tại sao gần tới đích lại phải chia tay?

Với Hoàng Thanh, “mình và nàng đau khổ lắm, nhiều khi tưởng mình như đang tồn tại chứ không phải sống khi phải chia tay”. Thanh quê ở Hà Tĩnh, nàng quê lại ở Hà Nội. Thanh không thể đưa người yêu về quê lập nghiệp vì gia đình nàng ngăn cản, với lại nàng không thể phù hợp với núi rừng. Còn Thanh không thể bám trụ lại thành phố.

Nhiều mối tình sinh viên đẹp thật đấy nhưng họ buộc phải chia tay khi đối mặt với việc làm. Trong khi thành phố đang "thừa thầy thiếu thợ" thì những cử nhân được đào tạo xong khó "bám đường tàu" ở thành phố. Chính yếu tố không gian địa lý khi ra trường đã làm cho bao người khóc thầm nuốt hận trong cuộc tình đẹp phải chia xa.

Thực tế không gian địa lý tìm việc cách xa nhau đã làm nhiều mối tình tan vỡ song đó chưa phải là tất cả. Từ một chàng sinh viên báo chí thông minh, hào hoa, Huy báo chí đã trở thành Huy “nhớp" vì Hà hoa khôi của cậu xuất ngoại theo sự tính toán của mẹ nàng. Đã bước sang thế kỷ XXI, nhưng nhiều ông bố, bà mẹ vẫn một mực quán triệt "yêu là quyền của tụi nó, còn hôn nhân là quyền của bố, mẹ".

Thay lời kết

Sinh viên họ học tập, họ yêu nhau đến với nhau bằng tất cả những gì họ có. Song hầu hết tình yêu sinh viên đều tan rã khi họ phải đối mặt với áp lực quá lớn về việc làm khi ra trường. Để rồi đi qua thời sinh viên, họ lại nghĩ về nhau và cầu mong cho người mình yêu được hạnh phúc.

Đó chính là vẻ đẹp tâm hồn của mỗi người khi qua cửa ải tình yêu. Tình yêu sinh viên mãi tồn tại, nó thanh lọc tâm hồn mỗi con người để sống tốt hơn, bản lĩnh hơn trong cuộc đời.

24H.COM.VN (theo CAND)
 Góp ý
<script language=javascript>DisplayOnPage210Banner();

 
Thiên thạch rớt trúng đâu trên Trái Đất: Tuyệt mật!
08:44' 10/03/2007 (GMT+7)

50 phương án cứu Trái Đất khỏi đụng độ thiên thạch đã được đưa ra sau 3 ngày diễn ra Hội nghị bảo vệ hành tinh. Giới chuyên môn tranh cãi, có nên giữ bí mật địa điểm mà thiên thạch sẽ rớt xuống?

  • Hội nghị bảo vệ hành tinh
  • NASA: Chống thiên thạch thì được nhưng... thiếu kinh phí!

    Nổ hạt nhân, chế tàu kéo, khoan lổ...đẩy thiên thạch ra chổ khác

    AS01_CMS.jpg

    Các nhà khoa học đã đề xuất đến 50 phương án cứu Trái Đất khỏi nguy cơ va chạm với thiên thạch. Trong ảnh: Tiểu hành tinh Apophis đang di chuyển về phía Trái Đất (Ảnh: Planetary)

    Mặc dù có đến 50 phương án được đưa ra để cứu Trái Đất trong trường hợp đụng độ với thiên thạch, tuy nhiên, theo giới truyền thông quốc tế, những giải pháp dưới đây là được chú ý nhất.

    Nổ hạt nhân để lái chệch hướng thiên thạch: Trước hết là giải pháp hạt nhân cho vấn đề "Vật thể gần Trái Đất-NEO" (Near Earth Objects-NEO) của tiến sĩ Brent William Barbee, thuộc công ty Emergent Space Technologies, Inc.

    Theo ông, nếu được kích nổ trong những điều kiện phù hợp, vũ khí hạt nhân có thể làm nổ tung chỉ một lớp mỏng trên bề mặt tiểu hành tinh. Vụ nổ đó sẽ tác động vào tiểu hành tinh một lực đẩy theo hướng ngược lại với tọa độ nổ, khiến cho quỹ đạo của NEO bị lệch đi và do đó không thể va vào Trái Đất”.

    Ưu điểm của ý tưởng này là người ta có thể sử dụng những công nghệ hiện có, nhưng điều đang quan tâm là chưa có công nghệ nào được thử nghiệm như thế cả.

    Sử dụng tàu kéo để lái thiên thạch đi chổ khác: Trong khi đó, giáo sư Piet Hut, thuộc Viện Nghiên cứu cao cấp ở Princeton, đề xuất một phương án ít nguy hiểm hơn, đó là sử dụng một “tàu kéo” (tugboat) tự động được gắn chặt vào tiểu hành tinh và dần dần đẩy nó ra khỏi quĩ đạo có thể gây nguy hiểm cho Trái Đất.

    Ông nói: “Căn cứ vào các dự báo, các chuyên gia có thể sử dụng tàu kéo này từ 10 năm, hoặc hơn nữa, trước thời điểm thiên thạch đó lao vào Trái Đất.

    Theo giáo sư Hut, hoạt động của một tàu kéo như thế sẽ lệ thuộc vào hệ thống lực đẩy bằng điện có hiệu suất cao được gọi là động cơ ion. Thay vì nung nóng hóa chất để tạo ra nhiên liệu, những động cơ này đẩy tàu vũ trụ về phía trước bằng cách phóng thích các hạt tích điện theo hướng ngược lại, từ đó kéo lệch quỹ đạo của NEO. Lực đẩy được tạo ra tuy rất nhỏ nhưng động cơ này cực kỳ hữu hiệu và có thể họat động lâu hơn bất cứ động cơ tên lửa thông thường nào.

    Theo ông, loại động cơ này có thể làm chệch hướng những NEO có đường kính lên đến 800 mét. Các động cơ ion cũng rất cần thiết trong phương án khác, trong đó các chuyên gia sử dụng một tàu vũ trụ được gọi là “máy kéo bằng lực hấp dẫn” (gravity tractor). Theo đó, thay vì đáp xuống tiểu hành tinh, loại tàu đặc biệt này sẽ tiếp cận thiên thạch ở một khoảng cách nhất định, rồi dùng lực hấp dẫn nhẹ giữa con tàu và NEO để làm thay đổi hướng di chuyển của NEO.

    Khoan lổ trên thiên thạch để đẩy chúng chệch hướng Trái Đất: Một phương án đang chú ý khác là của NASA. Cơ quan này – với sự cộng tác của công ty kỹ thuật SpaceWorks, đã đề xuất giải pháp sử dụng một số tàu vũ trụ không người lái – có biệt danh là Madmen – để làm chệch hướng các vật thể nguy hiểm.

    Theo kế hoạch của NASA, khi phát hiện một tiểu hành tinh đang di chuyển theo hướng có thể va chạm với Trái Đất, một số tàu vũ trụ không người lái sẽ được phóng lên. Sau khi đáp xuống bề mặt tiểu hành tinh, các tàu này được neo lại, rồi tiến hành khoan xuống vật thể này để phóng thích vào không gian một lượng vật chất trên bề mặt vật thể, làm phát sinh lực đẩy có cường độ thấp.

    Nhờ lực đẩy đó, quỹ đạo của tiểu hành tinh sẽ thay đổi dần qua thời gian, tránh được sự va chạm với Trái Đất.

    Theo NASA, những mảnh vỡ nhỏ từ tiểu hành tinh sẽ không gây nguy hiểm cho Trái Đất vì chúng sẽ bị phá hủy khi tiến vào bầu khí quyển của hành tinh.

    Thiên thạch rớt trúng đâu trên Trái Đất: Tuyệt mật!

    Không chỉ có vấn đề kỹ thuật, tại Hội nghị bảo vệ hành tinh-2007, các nhà tâm lý xã hội cũng lao vào tranh cãi. Liệu có nên giữ bí mật địa điểm mà thiên thạch sẽ... rớt xuống để khỏi gây hoảng loạn trong dân chúng?

    Al Harrison, chuyên gia tâm lý học xã hội của trường Đại học California, Davis, cho rằng vấn đề va chạm với NEO khiến chính phủ các nước phải đối mặt với những thách thức như: dự báo nguy cơ đủ sớm để có thể đối phó kịp thời; ước lượng phạm vi và mức độ thiệt hại; khắc phục hậu quả sau vụ va chạm; v.v…

    Các chuyên gia tâm lý tỏ ra quan ngại, liệu có nên giữ kín thông tin về một vụ va chạm sắp xảy ra để ngăn ngừa sự hoảng loạn có thể bùng phát và lan rộng tại nhiều nơi trên thế giới.

    Cũng tại Hội nghị này, người ta mới tiết lộ, vào tháng 12/2004, các nhà khoa học đã xác định được rằng nếu Apophis di chuyển đúng theo quỹ đạo vào thời điểm đó thì khi lao vào Trái Đất, nó sẽ va chạm trực tiếp vào một vùng đất rộng lớn xuyên qua Trung Âu, một phần Trung Đông, thung lũng sông Ganges và đến cả Philippines.

    Tuy nhiên, vào thời điểm đó, thông tin nói trên đã không được tiết lộ. Theo một số nhà khoa học, việc giữ bí mật như thế là một hành động đúng!

    Thế nhưng ông Clark Chapman, nhà khoa học hành tinh ở Viện Nghiên cứu Southwest ở Boulder, Colorado, cho rằng việc giữ bí mật như thế là trái ngược với quan điểm của các chuyên gia về quản lý rủi ro.

    Ông phát biểu: “Việc cho rằng dân chúng sẽ lập tức trở nên hoảng loạn là không có cơ sở về mặt tâm lý học xã hội. Nếu công tác truyền thông về rủi ro không được thực hiện tốt thì người dân có thể sẽ rơi vào những trường hợp như: lo lắng không cần thiết; mất tin tưởng vào tính xác thực của các thông báo chính thức; hiểu sai lệch về nội dung thông tin; hoặc bỏ ngoài tai những lời cảnh báo của chính quyền”.

    7 nhà nghiên cứu được tài trợ để theo dõi thiên thạch

    Có nên giữ bí mật thông tin về một vụ va chạm có thể xảy ra trong tương lai? (Ảnh: CJNepal) Mặc dù còn nhiều tranh luận xung quanh việc thiên thạch đụng Trái Đất, nhưng Hội nghị bảo vệ hành tinh-2007 cuối cùng cũng đã "gút" lại được một việc.

    Đó là, Hội Hành tinh đã công bố danh sách các nhà khoa học được cấp tài trợ Gene Shoemaker năm 2007 của Hội để đẩy mạnh công tác nghiên cứu các vật thể gần Trái Đất (NEO).

    Chỉ có 7 nhà nghiên cứu từ 5 quốc gia như là các các ông: Robert E. Holmes, Jr, Donald P. Pray, và Brian D. Warner (Mỹ); Jean-Claude Pelle (French Polynesia); Quanzhi Ye (Trung Quốc); Eric J. Allen (Canada) và Giovanni Sostero (Ý).

    7 nhà nghiên cứu được tài trợ nói trên đã lọt qua được sự sàng lọc gắt gao từ danh sách 23 ứng viên được đề cử từ 11 quốc gia, và xem xét ý kiến của Ban Cố vấn quốc tế – gồm các chuyên gia của các nước Mỹ, Úc, Cộng hòa Czech...

    Các khoản tài trợ sẽ giúp các nhà nghiên cứu có điều kiện đẩy mạnh hơn nữa công tác phát hiện những sao chổi và tiểu hành tinh có khả năng va chạm vào Trái Đất trong tương lai.

    Theo báo cáo tại Hội nghị nói trên, khoảng 70% trong tổng số các vật thể có đường kính trên một km, có hướng di chuyển cắt ngang quĩ đạo Trái Đất đã được khám phá. Nhưng ngân sách của các nước dành cho các chương trình theo dõi biến động của các vật thể đó nói chung là còn hạn chế. Vì vậy, các chương trình tài trợ của các tổ chức quốc tế, như Hội Hành tinh, đã góp phần cải thiện kinh phí hoạt động cho các nhà khoa học.

    Tên của chương trình tài trợ được Hội Hành tinh đặt theo tên của nhà thiên văn học Gene Shoemaker sau khi ông qua đời năm 1997. Lúc sinh thời, Shoemaker là một nhà khoa học lừng danh và rất có uy tín trong lĩnh vực cơ cấu tác động. Ông cũng là người rất tích cực ủng hộ các chương trình khám phá và theo dõi NEO.

    • Quang Minh (Theo Planetary, ZDNet, Hindu)

  •    Trong: luu but
     
    10 điều Anh yêu Em
    17:05' 06/03/2007 (GMT+7) '' nha suu tam :Minh Hieu''

    “ Có những điều thật giản dị và dễ hiểu nhưng đôi khi trong cuộc sống, chúng ta lại phải mất cả

    10 điều Anh yêu Em
    10 điều Anh yêu Em!
    một cuộc đời trải nghiệm mới nhận ra nó. Anh cữ ngỡ mình đã yêu em vì mái tóc dài, ánh mắt dịu hiền, hay nụ cười hồn nhiên… Rồi thời gian trôi, có lúc anh lại thấy mình yêu em vì trái tim em nhân hậu, giọng nói dịu dàng ... Anh đã ấp ủ trong lòng và muốn viết một bài hát nói về những điều khiến Anh yêu Em ....và rồi ...12345...12345 bỗng anh thấy mình thật ngốc, bởi con số đó với anh sẽ là bất tận, anh yêu em vì quá nhiều lý do, cuối cùng thì...5432… anh nhận ra rằng anh có thể yêu em vì bất cứ điều gì với lý do thật đơn giản …"BỞI VÌ ANH YÊU EM…". Vì trái tim anh đã thuộc về em... dẫu không thể nói hết được, nhưng anh vẫn muốn tặng em một bài hát  “giống như em vậy”!   

    "10 điều Anh Yêu Em" được đệm bằng Piano để tặng em, cảm ơn em vì những gì em đã dành cho anh, em đã giúp anh làm một điều phi thường vì "Anh thật nhỏ bé với thế giới này, nhưng em đã làm trái tim nhỏ bé đó chứa đựng cả một tình yêu bất tận mà ngay cả ngôn ngữ và âm nhạc phong phú của thế giới này cũng không diễn tả nổi".

     
     
    Các bạn đang nghe bài hát “10 điều Anh yêu Em” của tác giảGiahuynicklove và Mjnicklove. Bài hát được các tác giả gửi tới Blog Việt như một món quà chúc mừng ngày đặc biệt của một nửa thế giới! Và các bạn gái luôn nhớ nhé, chính những điều giản dị nhất của các bạn sẽ làm rung động tâm hồn của phái mạnh!

    Lời ca khúc:

    10 Điều Anh yêu Em

                                                                                  

    1,2,3,4,5...1,2,3,4,5

    025.jpg
    Hình ảnh: Internet

    1,2,3,4,5... 4,5,3,2,1

    Một, yêu em rất ngoan, nói cười rất đoan trang

    Hai, yêu em dịu dàng

    Ba, yêu đôi bờ vai

    Nhìn em trông dễ thương, đó là yêu thứ tư

    Năm, yêu em hay cười, biết sống cho mọi người

    Sáu, anh yêu trái tim, dịu dàng tràn đức tin

    Bẩy, anh yêu mái tóc

    Tám, yêu em yêu đời

    Yêu em, yêu mắt em, điều thứ chín của anh

    Mười, tình yêu cho anh, em luôn dành trong tim

    Bởi vì anh yêu em, bởi vì, Anh yêu Em!


       Trong: nhac quoc te
     

    9 Trang < 1 2 3 4 > »  
    Tik Tik Tak

    CHBTNSB
    1
    2
    3
    4
    5
    6
    7
    8
    9
    10
    11
    12
    13
    14
    15
    16
    17
    18
    19
    20
    21
    22
    23
    24
    25
    26
    27
    28
    29
    30
    31



    Truyện cười

    Thời tiết

    Giá Vàng

    Xem theo danh mục
    Xem theo danh mục:
         


    Tìm kiếm:
         

    Playlist Music

    Lượt xem thứ:





    Mạng xã hội của người Việt Nam.
    VnVista I-Shine © 2005 - 2025 VnVista.com