kozuzu's Blog

Các bài viết vào Thursday 29th March 2007

   Trong: My self
 
Tất cả như mới xảy ra ngày hôm qua…”
1:27', 5/4/ 2005 (GMT+7)

Trong bộ quân phục giản dị, phong thái trò chuyện thẳng thắn, cởi mở, Trung tướng Phạm Xuân Thệ, Tư lệnh Quân khu I,  tạo cho người đối thoại cảm giác dễ mến, dễ gần. “Tôi luôn gặp may”. Trung tướng nói đơn giản như vậy về sự kiện 30-4-1975, về những trận chiến ác liệt ở chiến trường miền Nam: Khe Sanh, Nam Lào,... về hạnh phúc trọn vẹn của cuộc sống gia đình.

  • Nhân chứng lịch sử

Trung tướng Phạm Xuân Thệ

Trung tướng vạch tay áo cho tôi xem những vết thẹo dài và cả những mảnh đạn còn cộm dưới da. Tôi rất muốn hỏi ông về việc năm 1972, ông được đơn vị làm hồ sơ đề nghị tuyên dương anh hùng thực hư thế nào, song cứ bị câu chuyện của ông cuốn đi. “Anh trai cả của tôi hy sinh năm 1966.

Tháng 8 năm 1967 tôi lên đường nhập ngũ. Khi ấy, gần như tất cả nam thanh niên quê tôi (xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) đều tình nguyện vào Nam chiến đấu. Nếu không theo binh nghiệp, chắc chắc bây giờ tôi đang làm ruộng ở Kim Bảng. Chiến đấu, đơn giản vì lý tưởng và lòng căm thù chứ không phải để trở thành anh hùng. Theo tôi, thời ấy, những người con gái dám làm vợ bộ đội mới thực sự xứng đáng phong anh hùng”.

Ông nói câu ấy chắc không phải để nịnh vợ, vì dù chiến tranh qua đi đã ba chục năm, dù ông có trở về nguyên vẹn thì bà vẫn cứ đang phải vò võ chờ đợi ông, vài tuần mới về nhà một lần, như khách ghé qua chứ không phải như chủ. “Bốn đứa con tôi trưởng thành đều do một tay bà ấy vun vén”.

Ông nói về bà Nguyễn Thị Dung - vợ ông, bằng một giọng biết ơn và trìu mến. “Tôi may mắn sống sót qua chiến tranh, may mắn có người bạn đời như bà ấy, và may mắn được là nhân chứng lịch sử”. “Khoảng một năm nay, cán bộ chiến sĩ Quân khu I mới biết tôi là người đã vào bắt Dương Văn Minh, là do phóng viên các báo đến lấy tư liệu. Với tôi, tất cả như mới vừa xảy ra ngày hôm qua, cảm giác vẫn nguyên vẹn như vậy”.

Trung tướng Phạm Xuân Thệ kể: “Ngày 10-3-1975, khi quân và dân ta tiến công vào Buôn Ma Thuột, mở đầu cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 thì tôi cùng Trung đoàn 66 - Sư đoàn 304 đang tham gia chiến dịch giải phóng Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung. Đến 26-4, Trung đoàn được giao nhiệm vụ tham gia lực lượng thọc sâu tiến công vào Sài Gòn. Lúc này tôi là đại úy, phó trung đoàn trưởng Trung đoàn 66, nhận nhiệm vụ đi đầu để chỉ huy lực lượng chiến đấu. Mục tiêu được giao là đánh chiếm dinh Độc Lập, Đài phát thanh Sài Gòn và Bộ Tư lệnh Hải quân ngụy.

9 giờ ngày 30-4 tôi cùng trợ lý trinh sát trung đoàn Nguyễn Văn Nhu, trợ lý chính sách Trịnh Ngọc Ước, trợ lý cán bộ Phùng Bá Đam và hai chiến sĩ thông tin Vũ Văn Thất, Nguyễn Huy Hoàng đi trên chiếc xe jeep chiến lợi phẩm do Đào Ngọc Vân lái. Đến trước cổng dinh Độc Lập, khi xe tăng của ta húc đổ cổng chính, xe tôi nhanh chóng lách lên lao thẳng đến tiền sảnh của dinh.

Ngay tại cầu thang, chuẩn tướng quân đội ngụy, phụ tá Tổng thống - Nguyễn Hữu Hạnh đón và đưa chúng tôi vào phòng khánh tiết, nơi tập trung toàn bộ nội các ngụy quyền Sài Gòn. Tại đây Tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh đề nghị được bàn giao. Tôi nói: “Các ông đã bị bắt, các ông phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, không có bàn giao gì cả!”. Dương Văn Minh đề nghị được đầu hàng ngay tại dinh Độc Lập với lý do ra ngoài không đảm bảo an toàn. Tôi hứa đảm bảo an toàn rồi đưa Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu (Thủ tướng ngụy quyền) đến Đài phát thanh Sài Gòn đọc lời tuyên bố đầu hàng”.

  • Vẫn trăn trở trong công việc

Đồng chí Phạm Xuân Thệ và Phùng Bá Đam (thứ nhất và thứ tư từ phải sang) cùng các đồng chí trong lực lượng đánh chiếm dinh Độc Lập chứng kiến Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng tại Đài Phát thanh Sài Gòn.

“Tôi luôn quan niệm một cuộc sống hạnh phúc là có tiếng cười của người lớn và tiếng khóc trẻ thơ. Mỗi khi nghĩ về đồng đội, tôi luôn tự thấy mình là người may mắn nhất. Trước mỗi trận đánh, tôi có một người phụ nữ để nghĩ đến. Sau chiến tranh, tôi trở về lành lặn, đủ sức khỏe tiếp tục phục vụ trong binh ngũ. Các con tôi nay đều đã trưởng thành. 

Gia đình tôi hiện sinh hoạt theo kiểu tam đại đồng đường. Dù ở riêng, tối nào các con gái, con rể, con trai, con dâu và các cháu ngoại vẫn cùng đến ăn cơm do vợ tôi nấu. Nhà riêng của tôi ở phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội, có mảnh vườn trồng hoa, mùa nào phong lan cũng nở, có một cây khế quả trĩu cành.

 Trở về nhà tôi không còn là ông tướng nữa, chỉ là ông ngoại, làm ngựa cho cháu cưỡi. Mỗi khi hai thằng nhỏ chí chóe đánh nhau khóc váng là con gái tôi lại cười, bảo: “Đấy, âm thanh hạnh phúc của ông đấy!”.

Vợ tôi là người duy nhất biết rằng dù chiến tranh đã qua đi hàng ba chục năm nay, đến giờ tôi vẫn chưa hề có một giấc ngủ bình yên. Trong giấc mơ, tôi luôn gặp lại những đồng đội đã hy sinh, những trận đánh ác liệt nhất từng tham gia, và càng thấy quý cuộc sống thời hiện tại. Thời chiến, đòi hỏi người lính lòng dũng cảm. Thời bình, đòi hỏi về tri thức được đặt lên trước, nhất là khi quân đội ta ngày càng chính quy hiện đại. Bên cạnh việc chăm lo cải thiện đời sống cho cán bộ chiến sĩ, tôi luôn đòi hỏi họ phải trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật đồng thời với kiến thức về quân sự, chính trị, và quan trọng nhất, phải rèn luyện cho họ bản lĩnh của người chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Khi soạn thảo lời tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh, tôi mới học hết lớp bảy, đấy là việc khó khăn nhất tôi phải làm trong đời. Cầm bản thảo tôi viết, nguyên văn: “Tôi, Đại tướng Dương Văn Minh - Tổng thống chính quyền Sài Gòn xin tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trước sức mạnh của quân giải phóng, tôi kêu gọi chính quyền từ trung ương đến địa phương bỏ vũ khí trao lại cho chính quyền miền Nam Việt Nam”. Dương Văn Minh nói: “Chữ viết của cấp chỉ huy xấu, tôi không đọc được”. Tôi phải đọc cho ông ta chép lại để đọc vào máy ghi âm. Cả hai bản thảo ấy, đúng là tôi không ý thức được giá trị lịch sử của chúng nên để thất lạc mất”.

Trong câu chuyện, Trung tướng nhiều lần nhắc đến nhân vật Nguyễn Hữu Hạnh: “Số phận đã sắp đặt để chúng tôi cùng chứng kiến một sự kiện lịch sử, tôi muốn được gặp lại ông ấy, cùng những đồng đội đã sát cánh bên tôi, để cùng ôn lại thời khắc lịch sử ấy”. Trung tướng ghi lại địa chỉ để ông Nguyễn Hữu Hạnh, ông Đào Ngọc Vân, ông Vũ Văn Thất, ông Nguyễn Huy Hoàng đọc được bài viết này có nhã ý liên lạc: Trung tướng Phạm Xuân Thệ, Tư lệnh Quân khu I, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

Buổi trưa 30/4/1975 tại Dinh Độc Lập

Xe 390 húc văng
Xe 390 húc văng hai cánh cổng chính, còn xe 843 bị kẹt lại ở cổng phụ. Bùi Quang Thận nhảy xuống xe, cầm cờ chạy bộ vào.

Khi chiếc tăng 390 đỗ xịch trước dinh, chính trị viên đại đội Vũ Đăng Toàn xách AK nhảy xuống, chờ Bùi Quang Thận đang cầm cờ tiến vào. Cả hai chạy lên thềm dinh trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và với một tinh thần “cảnh giác cao độ”.

Bùi Quang Thận hơi lo khi thấy bên trong lố nhố nhiều người mặc quân phục. Và có lẽ do “cảnh giác cao độ” quá nên anh lao thẳng vào cửa kính, ngã bật ra phía sau nhưng tay vẫn cầm chắc lá cờ. Lúc này, từ trong dinh, một người bận đồ dân sự chạy ra, thân thiện mời hai anh lính tăng giải phóng vào.

Bùi Quang Thận thoáng chút bối rối trước tình huống này: Không biết phải “xử lý” thế nào với Tổng thống và mấy ông nội các Sài Gòn, bởi nhiệm vụ của những người lính tăng như anh là chiếm dinh và cắm cờ. Cuối cùng, Bùi Quang Thận đề nghị Vũ Đăng Toàn ở lại “canh chừng” các thành viên nội các và chờ cấp chỉ huy đến, còn mình phải thực hiện cho được nhiệm vụ cắm cờ trên nóc dinh Độc Lập.

Người được lệnh hướng dẫn Bùi Quang Thận đi thang máy lên nóc dinh cắm cờ là đại tá Chiêm, chỉ huy trưởng lực lượng phòng vệ phủ tổng thống. Cùng đi theo hỗ trợ Bùi Quang Thận cắm cờ còn có hai người nữa: sinh viên Nguyễn Hữu Thái (cựu chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn) và tiến sĩ báo chí Huỳnh Văn Tòng.

Tiến sĩ Huỳnh Văn Tòng và sinh viên Nguyễn Hữu Thái cùng nhà báo Cung Văn đến dinh Độc Lập sau khi nghe ông Dương Văn Minh tuyên bố ngừng bắn trên đài phát thanh. Họ đến để đón quân giải phóng và hy vọng góp phần nhỏ của mình cho một kết cục hòa bình và êm thắm nhất.

“Đêm 29/4 chúng tôi không ngủ được - tiến sĩ Tòng nhớ lại - Sài Gòn lan truyền tin đồn "Việt cộng đã chuẩn bị hàng vạn quả đạn pháo và sẽ rót vào thành phố này sáng mai. Sài Gòn sẽ đổ nát và dân chúng sẽ khốn khổ, nếu không có một giải pháp thích hợp nào". Sáng sớm 30/4, anh em chúng tôi đã bàn nhau làm được nhiều việc. Và chúng tôi kéo nhau đến dinh Độc Lập. Tôi không phải là “thành phần thứ ba”. Tôi ngả hẳn về phía cách mạng và mong muốn Sài Gòn được giải phóng nhanh chóng”.

Đại tá Chiêm dẫn ba người đến trước thang máy (phải đi thang máy vì cầu thang chính không còn sử dụng được, do bị phi công Nguyễn Thành Trung ném bom làm sập ngày 8/4). Đến trước thang máy, Bùi Quang Thận thấy... lạ quá nên nhất quyết không vào. “Lúc đó tôi thấy thang máy giống như... cái hòm - Bùi Quang Thận nhớ lại - Vào đó nó nhốt mình luôn, biết bao giờ mới ra được!”.

Sau khi nghe đại tá Chiêm giải thích, Bùi Quang Thận mới chịu vào nhưng lại cảnh giác yêu cầu ông đại tá vào trước... Cuối cùng thì Bùi Quang Thận, Huỳnh Văn Tòng, Nguyễn Hữu Thái cũng lên được nóc dinh.

“Chúng tôi còn trèo thêm một cầu thang gỗ mới ra được chân cột cờ - kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái kể - Để treo lá cờ giải phóng lên, phải hạ lá cờ vàng ba sọc xuống. Nhưng lá cờ ba sọc quá lớn, lại được cột chắc chắn nên phải mất khá lâu chúng tôi mới hạ xuống được”. Bùi Quang Thận kéo lá cờ giải phóng xanh đỏ sao vàng lên, sau khi viết và ký tên vào lá cờ: “11g30 ngày 30/4. Thận”.

“Dường như tất cả chúng tôi đều không cầm được nước mắt", KTS Thái nhớ lại. "Sài Gòn đã được giải phóng, hòa bình được lập lại và đất nước từ nay thống nhất làm một, không gì có thể chia cắt được nữa”.

Bùi Quang Thận lúc đầu định ném lá cờ ba sọc xuống sân, nhưng nghĩ tới nghĩ lui sao đó, xếp lá cờ lại và đem xuống cất vào chiếc xe tăng 843 của mình. Cũng nhờ vậy mà sau này Bùi Quang Thận mới đưa ra được “bằng chứng”, khi cấp trên cho người đi xác minh: ai mới là người cắm cờ trên nóc dinh Độc Lập. Lá cờ cất trong xe tăng của Bùi Quang Thận có một vết rách trùng khớp với phần còn sót lại trên cột cờ.

Thật ra, cùng lúc lá cờ ba sọc được hạ xuống trên nóc dinh thì các chiến sĩ bộ binh trung đoàn bộ binh 66 và biệt động đặc công trung đoàn 116 cũng đã phất những lá cờ giải phóng từ ban công tầng hai. Lá cờ xanh đỏ sao vàng lớn nhất được phất lên lúc đó là của một người dân ở miệt Thị Nghè. Ông cầm lá cờ lao ra từ Thảo cầm viên, rồi leo lên chiếc xe Jeep của đại úy Phạm Xuân Thệ vào dinh, chỉ ít phút sau khi xe tăng 390 húc đổ cổng sắt.

Trung đoàn phó trung đoàn bộ binh 66 Phạm Xuân Thệ là viên chỉ huy đầu tiên “làm việc” với tổng thống Dương Văn Minh và những người bên trong dinh. Giống như Bùi Quang Thận trong khoảnh khắc đầu tiên, đại úy Phạm Xuân Thệ cũng hơi ngỡ ngàng và chưa biết phải làm gì. “Tôi chỉ được giao nhiệm vụ chiếm dinh Độc Lập. Việc của tôi là kiểm soát tòa nhà và cho anh em lên cắm cờ. Làm việc gì và làm như thế nào với tổng thống và nội các này đây?”. ông Thệ nhớ lại.

Tổng thống Dương Văn Minh thông báo đã tuyên bố ngừng bắn và đang chuẩn bị tiến hành bàn giao chính quyền cho Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Nhưng trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ không chấp nhận chuyện bàn giao mà tuyên bố: Phải đầu hàng!

Trung úy Phùng Bá Đam cùng các sĩ quan bộ binh đã bàn với Phạm Xuân Thệ là cho tuyên bố đầu hàng ngay tại dinh. Nhưng đường dây từ dinh Độc Lập ra đài phát thanh không hoạt động được nữa do nhân viên đài lúc ấy đã “biến” hết. Phải ra đài phát thanh!

Ngay lúc đó, trung tá chính ủy lữ đoàn xe tăng 203 Bùi Văn Tùng xuất hiện. Các sĩ quan biệt động đặc công đưa ông vào gặp tổng thống Dương Văn Minh. Trung tá Bùi Văn Tùng cũng bác bỏ lời đề nghị bàn giao chính quyền và tuyên bố giải pháp duy nhất là phải đầu hàng.

Khoảng 12 giờ trưa 30/4, đại úy Phạm Xuân Thệ đưa tổng thống Dương Văn Minh, thủ tướng Vũ Văn Mẫu lên xe Jeep để đến đài phát thanh. Chiếc xe thứ hai chở trung tá Bùi Văn Tùng cùng hai nhà báo Borries Gallasch và Hà Huy Đỉnh. Đặc biệt, chạy trước hai chiếc xe nói trên là một chiếc UTE của Hãng tin AP (Mỹ), nhưng lại cắm cờ giải phóng và chở hai sĩ quan bộ binh. Người cầm lái là nhà báo Kỳ Nhân.

Trước đó không lâu, trưởng văn phòng AP George Esper yêu cầu Kỳ Nhân bỏ lá cờ giải phóng xuống vì đây là xe của hãng tin Mỹ. Nhưng nhà báo này không tháo bỏ và xách xe đi chở… Việt cộng, “bởi vì tôi là người VN và tôi hiểu mình phải làm gì trong lúc này”.

(Theo Tuổi Trẻ)
CHÚNG TÔI ĐI THEO XE TĂNG VÀO DINH ĐỘC LẬP

Đã 25 nǎm kể từ ngày Sài Gòn hoàn toàn giải phóng. Đối với tôi, một phóng viên mặt trận, những kỷ niệm về ngày 30-4 của 25 nǎm trước vẫn còn nóng hổi.


Xe tǎng quân giải phóng
tiến vào Sài gòn 30/4/1975

Sáng 30-4. Dọc theo xa lộ Biên Hòa - Sài Gòn, bộ đội ta tiến quân ào ạt theo một mục tiêu : Trung tâm Sài Gòn. Tôi ngồi trên chiếc xe bọc thép thứ 3 của tiểu đoàn 1 Lữ đoàn xe tǎng 203. Phía sau, xen lẫn trong đội hình là các chiến sĩ bộ binh Trung đoàn 66. Sư đoàn 304 ngồi trên xe ô-tô. Súng AK. B40, B41 hướng về phía trước, hai bên đường. Lại có thêm các chiến sĩ biệt động, đặc công phối hợp. Có người chỉ mặc chiếc quần cộc, áo ngắn tay, sau lưng đeo mấy quả đạn B40, B41. Có chiến sĩ bị thương, mặt bết máu vẫn không chịu lui về tuyến sau. Cầm chiếc máy ảnh trong tay, chúng tôi xoay quanh xe, bấm máy lia lịa. Những cảnh như vậy, các tấm ảnh đều không diễn tả thành công bức chân dung người chiến sĩ, vì chụp từ xa không đặc tả được.
Xe đương lao với tốc độ nhanh bỗng dừng đột ngột. Tiểu đoàn phó phụ trách kỹ thuật tên là Bình, quê Hải Hưng, còn trẻ, khuôn mặt thư sinh, đè thụp chúng tôi xuống. Những tiếng nổ chát chúa vang lên, cùng với những tràng súng tiểu liên kéo dài. Thì ra xe tǎng địch phòng ngự từ bên kia cầu Sài Gòn chống trả, bắn loạn xạ. Mấy chiếc xe tǎng đi đầu của Lữ đoàn 203 triển khai sang hai bên vệ đường bắn trả quyết liệt. Chiếc xe zeep lấy được của địch chở Trung đoàn phó 66 sư đoàn 304 Phạm Xuân Thệ từ phía sau chạy vọt lên cũng dừng lại phía sau xe bọc thép chúng tôi. Mấy khẩu đội ĐKZ, các chiến sĩ B40, B41 của Trung đoàn 66 dựa vào các thùng xǎng đựng đầy đất (do quân ngụy dựng lên làm vật cản) cùng đội hình xe tǎng Lữ đoàn 203 triển khai chiến đấu.

Tiếng súng, đạn pháo nổ ran, Bỗng giữa cầu Sài Gòn vụt lên cột lửa, khói đen bao trùm. Chiếc xe tǎng M.48 của quân ngụy bị bắn cháy. Đạn pháo trong xe nổ tung. Bọn địch từ mấy chiếc xe tǎng bên kia đều hoảng hốt nhảy ra khỏi xe, tháo chạy. Hỏa lực của xe tǎng Lữ đoàn 203 và các chiến sĩ Trung đoàn 66 bắn riết theo. Chớp thời cơ. chiếc xe tǎng đi đầu do đại đội trưởng Bùi Quang Thận chỉ huy lánh qua chiếc xe tǎng địch bị bắn cháy, vụt lên, chiếm giữ bên kia đầu cầu. Khi chiếc xe bọc thép của chúng tôi vượt qua cầu, xe của Trung đoàn phó Thệ cũng bám theo. Bấy giờ chỉ còn những loạt đạn yếu ớt của bọn ngụy quân ngoan cố từ trên nhưng ngôi nhà cao tầng ven đường bắn lén. Những khẩu AK của các chiến sĩ bộ binh và những khẩu súng gắn trên xe tǎng của Lữ đoàn 203 nhằm thẳng vào mục tiêu bắn rất đanh. Bọn địch hoảng sợ. Tiếng súng của chúng câm bặt. Bất chấp lửa đạn, đồng bào trong các phố đổ ra đường hò reo chào đón bộ đội. Nhiều người đi xe máy bám theo xe tǎng hô líu cả lưỡi "Bác Hồ ! Bác Hồ..,", "Bộ đội giải phóng muôn nǎm !". Những giờ phút đó, dọc các dẫy phố cả một rừng cờ mọc lên. Rõ ràng là việc đón chào giải phóng đã được các lực lượng cách mạng trong nội thành tổ chức và chuẩn bị khá chu đáo. Chúng tôi quan sát, bấm máy ảnh lia lịa quanh xe. 

Theo sự chỉ dẫn của bà con ven đường, vượt qua đường Hồng Thập tự, đội hình xe tǎng của ta rẽ ngoặt bên phải theo đại lộ Thống Nhất. -Dinh "Độc lập" đây rồi !" Các chiến sĩ trong xe tǎng reo lên, mắt vẫn chǎm chú nhìn vào mục tiêu. Qua khuôn hình máy ảnh, chúng tôi nhìn thấy toàn cảnh phủ tổng thống ngụy quyền. Lính ngụy mặc quần áo rằn ri chạy nháo nhác.
Chiếc xe zeep của Trung đoàn phó Thệ vượt lên trên chiếc xe bọc thép chúng tôi. Tôi thấy rõ trên xe đó có một người đàn ông trạc 40 tuổi cầm lá cờ Tổ quốc vẫy liên tục. Có lẽ đó là người dân Sài Gòn đầu tiên nhảy lên xe bộ đội ta.


Chiến sĩ biệt động Nguyễn Thị Trung Kiên 
người dẫn đường cho xe tǎng
quân giải phóng tiến vào Tân Sơn Nhất

Đoàn xe vượt qua đại sứ quán Mỹ, thọc thẳng vào dinh Độc lập.
Từ trên chiếc xe bọc thép chạy thứ ba (nếu không tính chiếc xe zeep) tôi trông rõ cảnh các chiếc xe tǎng mang biển số 390, 843 xông thẳng vào dinh Độc lập. Tiếp sau hai chiếc xe tǎng đi đầu của tiểu đoàn 1 là chiếc xe zeep và chiếc xe bọc thép của chúng tôi. Theo sau là ba, bốn chiếc xe tǎng khác của Lữ đoàn 203, mấy chiếc xe ô tô chở các chiến sĩ bộ binh Trung đoàn 66.
Tất cả các xe vượt qua cổng sắt đều tản ra quanh vòi phun nước, trước cửa chính dinh Độc lập.
Những phút giây ấy trở thành lịch sử. Các phóng viên phương Tây chực sẵn trong dinh Độc lập ùa ra, vây quanh xe tǎng 843, bấm máy ảnh, quay phim lia lịa. Đại đội trưởng Bùi Quang Thận, người treo lá cờ Tổ quốc lên tầng thượng dinh Độc lập, vừa bước xuống. Chúng tôi đề nghị chụp ảnh anh. Các phóng viên phương Tây vây lấy, tranh nhau đặc tả chân dung anh bộ đội Cụ Hồ, người chiến sĩ giải phóng, Những kiểu ảnh đầu tiên chúng tôi chụp Bùi Quang Thận mồ hôi nhễ nhại, gò má gầy cao, xám khói, dính đầy bụi đất từ Long Thành, Nước Trong, Biên Hòa. Đôi mắt anh trũng sâu, sáng, lanh lợi.

Cùng lúc đó, tôi theo Trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ lên cầu thang bên phải. Anh Thệ to khỏe, nắm chắc trong tay khẩu súng K59. Vừa bước chân lên cầu thang lầu 1 thì một người to cao mặc áo cộc tay màu xám bước vội vàng từ trong phòng ra, nói hổn hển nhưng khá rõ ràng.
- Báo cáo cấp chỉ huy, tôi là chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, phụ tá Tổng thống Dương Vǎn Minh. Toàn bộ nội các của Tổng thống đang trong phòng khánh tiết. Mời cấp chỉ huy vào ...
Gian phòng rộng. Nền trải thảm đỏ. Cửa kính buông rèm bằng vải voan trắng. Những dãy ghế bọc nhung đỏ, nhung xanh. Các chiến sĩ Lữ đoàn 203 và Trung đoàn 66 bước vào. Khoảng 20-30 người đứng cả dậy. Đứng gần cửa là một người thấp béo đẫy đà. Nguyễn Hữu Hạnh chỉ vào một người to cao, giới thiệu là Dương Vǎn Minh. 

Dương Vǎn Minh vội vàng bước đến gần Trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ. Ông ta nói:

- Xin chào cấp chỉ huy! Toàn bộ nội các chúng tôi đang chờ quân giải phóng đến bàn giao.
Dương Vǎn Minh cố tạo một giọng nói cởi mở.

Phạm Xuân Thệ giữ nghiêm nét mặt, nói chắc từng lời :
- Các ông phải đầu hàng, các ông không còn gì để bàn giao!
Các "vị lớn" trong nội các của ông Minh tản ra. Có người ngồi vào ghế.

Phạm Xuân Thệ ra lệnh:
- Tất cả đứng dậy, xếp thành hàng dọc.
Toàn bộ nội các của ông Minh tục đứng dậy theo mệnh lệnh của Phạm Xuân Thệ. Ông Minh nói như cầu khẩn :

- Cấp chỉ huy yêu cầu gì, chúng tôi xin thi hành!

Phạm Xuân Thệ nói :
- Các ông phải ra khỏi đây, đến đài phát thanh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện và kêu gọi ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn bỏ vũ khí đầu hàng quân giải phóng!

Lúc này, bên ngoài tiếng súng mừng chiến thắng của quân ta nổ rộ lên. Ông Minh cũng như các "thành viên nội các" đều run sợ, mặt tái nhợt. Thật tiếc vì không có đèn chụp, thiếu bình tĩnh, tôi chụp hỏng nhiều kiểu ảnh vào thời điểm lịch sử đó. Hình ảnh duy nhất mà tôi ghi được là Dương Vǎn Minh bước xuống bậc thang cuối cùng của dinh Độc lập Ông ta mặc bộ quần áo mầu tro xám, đeo kính trắng, hai tay bỏ thõng trong túi áo, cúi mặt bước theo sự chỉ dẫn của cán bộ, chiến sĩ ta ra đài phát thanh. Theo lệnh của Trung đoàn phó Thệ, Dương Vǎn Minh, Vũ Vǎn Mẫu lên chiếc xe zeep mà các chiến sĩ ta thu được từ Đà Nẵng. Cùng đi có hai chiến sĩ vệ binh, hai chiến sĩ thông tin và một sĩ quan tác chiến của Trung đoàn 66 Sư đoàn 304, Quân đoàn 2. Nhiều phóng viên nước ngoài nói tiếng Việt khá sõi, níu áo chúng tôi, nhờ xin cho họ được theo Dương Vǎn Minh ra đài phát thanh.

Chúng tôi gặp không ít những bộ mặt khá quen thuộc trong đoàn phóng viên báo chí các nước tư bản đến sân bay Gia Lâm (Hà Nội) nǎm 1973, chứng kiến cảnh ta trao trả bọn giặc lái máy bay Mỹ bị bắt.

Dinh Độc lập nhộn nhịp không khí chiến thắng. Bộ đội ta vui sướng. Phóng viên nước ngoài, anh em phóng viên mặt trận từ các hướng, đi theo các cánh quân kéo về đây, hoạt động khẩn trương. Bọn lính dù và cảnh sát trong dinh Độc lập sợ hãi, bỏ hết áo, nhiều tên cởi cả giày ngồi xếp hàng ở góc sân, lấm lét nhìn các chiến sĩ ta. Một lát sau trên đài phát thanh vang lên :

"Tôi đại tướng Dương Vǎn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn, xin đầu hàng vô điều kiện quân giải phóng. Tôi kêu gọi chính quyền Sài Gòn, từ Trung ương đến địa phương, bỏ vũ khí đầu hàng Quân giải phóng !"

Anh em phóng viên chúng tôi cùng các chiến sĩ xe tǎng sung sướng ôm nhau trào nước mắt.

Ngọc Đản


 

> Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Thông tin cá nhân

kozuzu
Họ tên: kozuzu-vbn
Nghề nghiệp: ăn bám gia đình
Sinh nhật: : 21 Tháng 5 - 1989
Nơi ở: đâu đó
Yahoo: mophat_ditu  
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
Life is too short.......

Bạn bè
thekimoi
thekimoi
ngô vân anh
ngô vân anh
love4ever
love4ever
silence
silence
vuducloc2107
vuducloc2107
 
Xem tất cả

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31


Tik Tik Tak

MY POEMS...

Silent Love
Ta mong ta nhớ 1 ngườI
Mà ngườI không biết đành cườI tương tư
Ước gì nhận được phong thư
Tâm bên ấy cũng như bên này
PhảI làm sao khi ta mến 1 ngườI
Luôn luôn bốI rốI khi ai ngước nhìn
Để rồI khi còn lạI 1 mình
Mong mong nhớ nhớ cái nhin ai kia
 


Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com