KỈ NIỆM THỜI SINH VIÊN _CĐSP SỬ - CTĐ46

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31


(♥ Góc Thơ ♥)

Truyện cười

Thời tiết

Tỷ giá

Các bài viết vào Friday 14th July 2006

   Trong: ALBUM
 
(A?nh hien gio ko hien thi duoc)

chào các bạn đến thăm trương của chúng tôi,một ngôi trường có bề dày thành tích trong đào tạo nguồn lực cho tỉnh nhà . Và cũng là lá cờ đầu trong giáo dục - đào tạo.

Các bài viết vào Thursday 22nd June 2006

   Trong: TÌNH BẠN
 
TẢN MẠN MÙA HÈ
Mùa hè đến cho anh nhiều nỗi niềm khó tả vì anh biết thời gian cứ âm thầm trôi qua và làm cho người đời cũng như anh ngày mỗi ngày cứ thêm già cỗi. TRời cứ nóng điên cuồng vào ban ngày rồi gần chiều tối thì mưa tầm tã ầm ĩ ồn ào làm cho hồn anh tim anh se lại .Anh yêu em hơn bao giờ hết và anh cũng yêu đời yêu người yêu thiên nhiên tha thiết. Anh cầu mong sao cho thê giới hoà bình ai ai cũng có công ăn việc làm hạnh phúc và mọi người biết yêu thương tôn trọng giúp đỡ lẫn nhau để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn Chúng ta phải đối phó với bệnh tật thiên tai và nhiều đe doạ khác . Tại sao chúng ta không cùng nhau chống lại những đe doa này mà lại hận thù khinh ghét nhau. Chúng ta hãy ngồi xuống nói chuyện với nhau nhìn vào trong mắt để tìm sự cảm thông và hy vọng cho một ngày mai giàu có hạnh phúc hơn. Và anh muốn yêu em muôn đời cho đến khi nào anh còn hơi thở và anh sẽ làm thơ cho em và cho đời.Em có tin anh không?
Chúc các bạn có một mùa hè vui vẻ,hạnh phúc và đón nhận nhiều niềm vui mới.
(HQ)

Các bài viết vào Monday 8th May 2006

   Trong: LỜI TỰA
 
ẢNH NỀN
Ngoai ngu - Tieng Anh - Tin hoc

Các bài viết vào Saturday 6th May 2006

   Trong: TÌNH YÊU
 
Chúng tôi đang phải ôm đồm một khối lượng kiến thức khổng lồ trong khi cách dạy và học chưa thật hiện đại”. Nhiều sinh viên đều than vãn đó là áp lực lớn nhất đối với họ hiện nay. Sau những mùa học thi căng thẳng, không ít sinh viên phải tìm đến trung tâm tư vấn tâm lý hoặc ốm yếu phải vào bệnh viện.Bênh cạnh những kiến thức học tập nặng nề đó, không ít sinh viên mặc dù đang theo học ngành A nhưng trong lòng lại mong muốn học ngành B, vì trước đó họ đã được may mắn trúng tuyển vào ngành học chọn nguyện vọng 2, 3 ! Đó là do chế độ thi cử còn nhiều điều chưa hợp lý hiện nay.




Tham gia họat động xã hội - hình thức rèn luyện bản lĩnh sinh viên
Trong khi đó chi phí để trang trãi trong suốt quá trình học tập cũng đang là một gánh nặng kinh hoàng của sinh viên hiện nay. Họ phải đối diện với hàng lọat thứ tiền: học phí, tiền trọ, tiền ăn, tiền sách vỡ, học thêm, giải trí… Khi cuộc sống “đụng vào đâu cũng phải tốn tiền” thì sự túng thiếu là điều hiển nhiên với nhiều người, tuy nhiên đối với sinh viên hiện nay sự túng thiếu càng thêm nghiêm trọng, thậm chí trở thành nỗi sợ và ám ảnh các bạn trong từng giấc ngủ. Vì vậy, ngày càng nhiều sinh viên phải lao vào cuộc kiếm sống bon chen, chạy ngược chạy xuôi làm thêm với mọi công việc: dạy kèm, tiếp thị, hướng dẫn viên, chạy bàn, bán hàng…Không ít bạn dành quá nhiều thời gian cho việc làm thêm nên không hoàn tất nổi chương trình học…



Trước khi vào ĐH nhiều sinh viên đã đặt ra quá nhiều điều kỳ vọng, các bạn nghĩ rằng vào được ĐH sẽ thực hiện được mơ ước của mình. Nhưng khi va chạm thực tế, do cách dạy và cách học đã tạo ra áp lực nặng nề trong học tập khiến cho nhiều sinh viên chịu không nỗi! Mặt khác, viễn cảnh những lớp đàn anh đàn chị đi trước với thực trạng cũng không lấy gì làm sáng sủa: chạy ngược xuôi tìm kiếm việc làm, thậm chí là thất nghiệp, khiến cho các bạn trẻ sinh viên trên cảm thấy chùn bước, chán nãn về tương lai!



Hoàng Anh, sinh viên khoa quản lý công nghiệp Trường ĐH bách khoa TP.HCM trong một lần tham gia diễn đàn về tình yêu sinh viên đã nói : “Khi chia tay, tôi thấy mọi chuyện tưởng chừng như sụp đổ trước mắt. Biết còn tin tưởng vào ai trên đời?”. Không ít sinh viên chưa quen chịu đựng với những cơn “sóc” trong tình cảm, mặc dù họ đang ở độ tuổi có những diễn biến mạnh mẻ về tâm sinh lý, có những nhu cầu về tình bạn, tình yêu.



Chưa kể trước đời sống xã hội đang phát triển cùng bao điều cám dỗ của cuộc sống. Sinh viên là những người nhạy bén, năng động. Không ít sinh viên khi không tự ý thức “giữ nổi mình” để rồi phải xa chân vào các tệ nạn xã hội. Trong hòan cảnh đó, hầu hết sinh viên đang phải sống rời xa gia đình, thiếu người thân. Môi trường học tập cũng ngỡ ngàng trước nhiều bạn bè, thầy cô. Thậm chí nhiều sinh viên từ khi bước chân vàoĐH đến khi ra trường mà chưa chọn ra cho mình một người bạn thân. Trên giảng đường thầy ít trò đông, có những thầy giáo không bao giờ biết tên học trò…..



Nói chung có vô vàn những áp lực đang ngày một đè nặng trực tiếp đến sinh viên. Nếu bạn nào thiếu bản lĩnh, thiếu kinh nghiệm, thiếu người có thể hướng dẫn, giúp đỡ , gảii bày tâm sự…và dẫn đến tâm lý hoang mang ,bế tắc là điều không thể tránh khỏi ?



Tự tìm "Thuốc chữa" ?



Chỉ trong 2 tháng đầu năm học 2003-2004, tại TP.HCM đã diễn ra 3 trường hợp sinh viên tự tử. Qua tìm hiểu từ bạn bè, người thân của các sinh viên này, chúng tôi được biết, trong cuộc sống hàng ngày họ là những người sinh viên học giỏi, chăm chỉ, biết quý trọng giúp đỡ bạn bè, hiếu thảo với ch mẹ…Nhưng sở dĩ họ đã hang động một cách tiêu cực như vậy là vì không tránh khỏi những áp lực nặng nề trên và cảm thấy bị bế tắc , cuộc sống không còn lối thóat. Trong khi đó, theo những chuyên gia về tâm lý giáo dục, để tránh những hành động đáng tiếc xảy ra, các bạn sinh viên vẫn còn có nhiều cách để có thể tự bảo vệ mình trước những bế tắc cuộc sống và phát huy nó theo chiều hướng tích cực nhất.



Cách đây 3 năm, sinh viên Võ Ngọc Hoàng cứ tưởng mình không thể nào học nổi ở ĐH vì lúc ấy hoàn cảnh gia đình anh (ở xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ-Hà Tỉnh ) quá khó khăn về kinh tế. Cha của Hoàng là cán bộ công chức với lương hưu 300 ngàn đồng/ tháng, mẹ thì làm nông. Sau Hoàng còn hai em đang học phổ thông. “Nhiều khi tôi cũng nghĩ hết đường, không biết nhờ vả vào đâu mà kiếm tiền đóng học phí.Thế là tôi lao vào dạy kèm, lúc đầu hai “cua”, còn bây giờ ngày 4 “cua”, đủ tiền để tự trang trải về đời sống”. Vì vậy ở trường Hoàng còn có biệt danh “Vua dạy kèm”.



Còn học hành? Hoàng vẫn chăm chỉ học tập như bao bạn sinh viên khác.Những buổi nào trống Hoàng còn tranh thủ vào thư viện. Hết thư viện Hoàng nhảy qua phục vụ phong trào Đòan của trường .Tối sau giờ dạy kèm Hòang lục tục học thêm anh văn, vi tính.“Tôi như con thoi chạy ngược xuôi, không có chỗ cho thời gian để buồn trước cuộc sống”. Hoàng tâm sự: “Trước mỗi khó khăn tôi phải tìm cách chiến thắng nó. Tôi không thích thụ động trong suy nghĩ. Bên cạnh đó tôi tham gia các họat động xã hội, các phong trào do trường .Đây là những họat động tích cực, có kết họach sát với thực tế đời sống hàng ngày của sinh viên chúng ta và mang ý nghĩa xã hội rất cao.Qua đó, bản lĩnh của mình được nâng lên”.



Theo ông Phan Thúc Sán- Giám đốc Trung tâm hướng nghiệp-giáo dục-tâm lý trẻ TP.HCM, quyên sinh là bằng chứng của sự yếu đuối tinh thần. Chính vì vậy sinh viên cần phải khắc phục bằng cách siêng năng luyện tập thể dục thể thao để thân thể luôn được khỏe mạnh, đủ sức chịu đựng và vượt qua mọi áp lực căng thẳng trong đời sống (học hành, tình yêu, tiền bạc…).Và ông khuyên các bạn trẻ sinh viên ngoài giờ học nên chọn cho mình một môn chơi thể thao thích hợp. Khi có sự căng thẳng bế tắc nào đó không nên đóng cửa chịu đựng một mình, mà tìm đến thầy cô, bè bạn (vì lứa tuổi sinh viên cha mẹ khuyên nhủ chưa chắc đã nghe mà thường rất nghe theo bạn ), người thân... bày tỏ tâm sự. Học sẽ là những người cho bạn những cách nghĩ, cách giải quyết sáng suốt nhất…












 
rtfm.gif
Làm thế nào để dạy tốt,học tốt môn sử?
04:54' 09/08/2005 (GMT+7)

Chúng ta đang tìm cách đưa ra giải pháp để chấn hưng nền giáo dục, thì trước tiên hãy tìm cách bảo tồn " giá trị nhân văn, giá trị lịch sử" bởi đó là cơ sở nền móng của một con người.

: Jonh McAlisster
Email: [email protected]
LỊCH SỬ VIỆT NAM VỚI CHÚNG TÔI
Noi dung: tôi hiện đang sống và làm việc tại đất nước các bạn và tôi thực sự bị hấp dẫn bởi lịch sử Việt Nam. Tôi không dám và cũng không đặt câu hỏi vì sao hs Việt Nam lại học kém môn sử như vậy.Chúng ta không thể đổ lỗi cho hs càng không thể quy trách nhiệm cho việc dạy của các thầy cô bởi các thầy cũng là nạn nhân của việc chạy trương trình, điều này tôi được biết qua một người bạn Việt của mình,càng không thể lý giải là do SGK quá khô khan. Người bạn VN của tôi tuy sống xa tổ quốc 15 năm(hiện cô ấy 20 tuổi) nhưng cô ấy vẫn thuộc sử Việt, điều này chứng tỏ Hs có học tốt lịch sử VN hay không đều phụ thuộc vào ý thức của mỗi người.Đừng đổ lỗi cho ai hay vì cái gì mà hãy tự hỏi mình trước đã.

"Nếu lớp trẻ vô cảm với lịch sử, sẽ có nguy cơ vô cảm trước vận mệnh của dân tộc...".

Bài viết này xin không nói nhiều tới việc dạy và học lịch sử, nhưng xin được bàn rộng hơn tới vấn đề xây dựng bản sắc và ý chí dân tộc trong việc đào tạo, trong đó có việc hoc và dạy lịch sử.

Tôi cho rằng tính cách và ý chí của một dân tộc được hình thành một phần quan trọng do giáo dục lịch sử mà có. Nếu tính cách một con người được hình thành bởi nền tảng gia đình và truyền thống của gia đình, dòng họ thì tính cách của một dân tộc được hình thành bởi sự hiểu biết của mỗi công dân của dân tộc đó về nguồn gốc và lịch sử của dân tộc mình.

Lịch sử ở đây không chỉ là những con số và sự kiện, nó còn là cả văn hóa và truyền thống. Trong mỗi sự kiện lịch sử đều có những truyền thống và văn hóa, và người đời sau khi đọc lại những câu chuyện của lịch sử đều nhìn vào đó như những tấm gương để xây dựng tính cách và ý chí dân tộc của riêng mình, và do đó là ý chí của cả dân tộc. Ý chí và tính cách dân tộc là một cái gì đó cần phải có nguồn gốc.

Tôi đã nghe nhiều người khi ra nước ngòai đều nói rằng họ rất tự hào về dân tộc Việt của mình, và lòng tự hào đó thực sự chỉ trỗi dậy khi họ ra khỏi biên giới Việt Nam hay gặp gỡ với các dân tộc khác. Vậy lòng tự hào đó là cái gì có lẽ tôi mạn phép không xin bàn, nhưng xin được trao đổi vài ý kiến nhỏ liên quan nhiều hơn tới việc xây dựng ý chí và tính cách của dân tộc và lịch sử dân tộc đó. Một dân tộc khi đứng bên cạnh các dân tộc khác thì thường có sự so sánh. Những vấn đề được đem ra so sánh thì thường là trình độ phát triển kinh tế, văn hóa. Đó cũng có thể là truyền thống lịch sử của dân tộc đó.

Khi chúng ta muốn khẳng định và thể hiện mình với các dân tộc khác, ở người Việt Nam ta có lẽ ý chí và lịch sử chống ngoại xâm là hai điều chúng ta hay dùng tới nhất và có lẽ cũng đựoc biết tới nhiều nhất. Và chính những truyền thống lịch sử tốt đẹp đó đã làm chúng ta bớt “nhỏ bé” hơn trước các dân tộc khác, nhất là các dân tộc lớn, vì chúng ta còn xa họ qua nhiều về trình độ kinh tế, công nghệ. Cũng chính là những truyền thống lịch sử đó đã mang lại cho mỗi người chúng ta một cái “phao” để bấu víu và xây dựng ý chí, hay lòng tự hào dân tộc, để có một cái gì đó tự tin rằng chúng ta và dân tộc ta có thể sẽ làm được “việc này việc khác”, hay là đưa nước ta phát triển và thinh vượng hơn.

Trong quá khứ, chúng ta đã làm được nhiều việc đáng tự hào, vậy thì “tại sao lại không thể không làm được những việc đáng tự hào khác bây giờ và trong tương lai?”.

Do vậy, quay trở lại câu chuyện dạy và học lich sử của chúng ta, nếu không hiểu rõ được nguồn gốc và lịch sử của dân tộc mình, mỗi người chúng ta sẽ ứng phó như thế nào khi chúng ta bị đặt cạnh một dân tộc khác, bị so sánh. Hiểu rõ lịch sử của dân tộc mình không chỉ quan trọng để ứng xử trong những trường hợp như thế, quan trọng hơn nó giúp cho mỗi người hình thành nên ý chí và tính cách của mình. Tính cách ấy không thấy nhiều khi chúng ta sống trong cộng đồng của mình, nhưng sẽ là điều tối quan trọng khi chúng ta muốn hòa nhập vào một cộng đồng quốc tế rộng lớn hơn, khi mà trong đó, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia muốn phát triển thì cần phải có cá tính và bản sắc riêng (từ tiếng Anh là “identity”), nếu không muốn nói là phải “nổi trội”.

Bản sắc của dân tộc cũng có thể coi như một “thương hiệu” trong phát triển. Nhân câu chuyện của chị Bích Ngọc có so sánh với Trung Quốc, tôi cũng xin đặt một sự so sánh. Tại sao người Hoa đi đâu, sống ở bất cứ đâu trên thế giới, chỉ cần nhìn qua, nghe qua là người ta có thể nhận ra ngay họ. Có phải vì họ có “bản sắc và cá tính rõ ràng” không?. Tôi nghĩ rằng có lẽ đúng. Còn dân tộc Viêt ta thì sao? Người ta có dễ nhận ra chúng ta thế không? Hay trong một khía cạnh khác, chúng ta có “dám” để người khác nhận ra mình không? Câu trả lời xin dành cho sự trải nghiệm của mỗi người, nhưng riêng cá nhân tôi, thấy rằng chúng ta còn thiếu điều đó. Vì sao thế? Vì bản sắc chúng ta chưa đủ mạnh? Hay vì chúng ta đang thiếu lòng tự tin? Vậy thì nên chăng việc dạy lịch sử và học lịch sử của chúng ta cần hướng tới mục đích là xây dưng cho mỗi người một ý chí và những hiểu biết rõ ràng về bản sắc và tính cách của dân tộc mình, để mỗi người sẽ có ý thức hơn về dân tộc mình, và từ đó xây dựng một “bản sắc Việt Nam”.

Thiết nghĩ rằng bản sắc ấy là quan trọng sống còn không chỉ cho sự phát triển của đất nước mà chúng ta đang nỗ lực hướng tới, mà còn quan trong hơn là cho sự tồn tại của chính dân tộc ta. Bản sắc ấy chính là lá chắn bảo vệ ta trước những sự “đồng hóa” về văn hóa từ các nền kinh tế-văn hóa lớn. Câu chuyện học lịch sử hôm nay thật đáng buồn, nhưng có lẽ phải chăng vì chúng ta đang không biết rõ mình sẽ dạy lịch sử làm gì, còn người học, không biết rõ, học lịch sử nước mình để làm gì?

: Nguyễn Hồng Năng
Email: [email protected]



Phần nội dung ẩn: Tiếng nói của một người yêu sửHMHAI. [email protected]

Bài viết này không có tham vọng mang lại một giải pháp tức thì cho việc dạy và học môn Sử, mà chỉ dành cho những người có trách nhiệm tham khảo và nếu được, có thể thử làm.
Ở đây tôi xin tự giới thiệu mình là một người ưa đọc lịch sử, đâm ra hoài cổ dù tuổi chưa già, nên những suy nghĩ của tôi có thể giúp cho các bạn biết được người đọc (hay học) lịch sử dễ bị lôi cuốn bởi những yếu tố gì để từ đó đi đúng hướng, như các chuyên gia marketing thường tìm hiểu suy nghĩ của khách hàng (consumer insight) trước khi đề ra chiến lược cho sản phẩm của mình vậy.
Dạy như kể chuyện:
Thỉnh thoảng vào lúc rãnh rỗi tôi thường hay kể một vài câu chuyện về lịch sử Việt Nam, Trung Quốc hay Ấn Độ cho các bạn đồng nghiệp của tôi, những người được xem là thành đạt khi tuổi còn trẻ với những kiến thức công việc cao, kỹ năng quản lý giỏi, tiếng Anh lưu loát và thường thì …không biết nhiều về Sử. Thật ngạc nhiên rằng hầu hết đều tỏ ra thích thú và muốn mượn tôi những quyển sách đó để đọc. Như thế có nghĩa là nếu chúng ta làm tốt việc đào tạo giáo viên thì có lẽ học sinh chỉ mong mau đến giờ Sử để được học thôi.
Viết như kể chuyện:
Văn dùng trong việc soạn chương trình Sử chỉ nên nhẹ nhàng, chẳng hạn nếu bạn đọc đoạn văn sau thì có thấy việc học Sử có quá khó không:
“Ngồi đan sọt mà lo việc nước: PHẠM NGŨ LÃO
Khi đó quân Nguyên sang xâm lăng nước ta, tình thế vô cùng cấp bách, Hưng Đạo Đại Vương kêu gọi toàn quân cùng nhau giữ nước.
Ông Phạm Ngũ Lão một hôm ngồi đan sọt bên đường, lòng mãi lo suy nghĩ cách thắng giặc Nguyên. Khi quân lính Đại Vương đi qua, muốn dẹp đường nhưng gọi mãi mà ông không nghe. Một tên quân cầm ngọn giáo đâm mạnh vào đùi ông, máu chảy lai láng mà Phạm Ngũ Lão vẫn ngồi yên như không hề hay biết.
Vương thấy lạ mời ông theo giúp, về sau lập được rất nhiều công to. Ông còn bày kế gả Huyền Trân Công Chúa cho vua nước Chiêm Thành, mở mang bờ cõi thêm mấy trăm dặm về phía nam…”

Biết địch,biết ta :
Cổ nhân đã dạy,biết địch biết ta,có biết bên này, bên kia thì mới thấy rõ những gì đã làm nên lịch sử ...Ngày trước nếu bạn biết Hai Bà Trưng, Thi Sách thì cũng sẽ biết Mã Viện, Tô Định; nếu được giới thiệu Lê Lợi, Nguyễn Trãi thì cũng được nghe Thôi Tụ, Vương Thông; hay khi học mà thấy Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu thì tất sẽ biết thêm Garnier, Rivier hai sĩ quan người Pháp; ngay sử Trung Quốc cận đại cho ta biết Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai đồng thời cũng nói rõ Tưởng Giới Thạch, Trương Hoc Lương.. .còn ở ta hầu như chỉ thấy bên này,mà chưa thấy bên kia,bởi vậy hạn chế nhận thức ...

Nên khuyến khích học sinh nhận định,so sánh, đánh giá .đào sâu suy nghĩ :
Khi trình độ học sinh đạt đến một mức nào đó rồi thì để cho họ tự do nhận định về một nhân vật lịch sử hay một thời đại nếu không nói là nên khuyến khích học sinh làm như thế. Thật thú vị biết bao khi được nghe một bạn trẻ trình bày mạch lạc và vô tư về Hồ Quý Ly, vua Gia Long hay Trương Vĩnh Ký. Ta có thể hướng dẫn các em thêm bằng những nhận định xác đáng, những phân tích sâu sắc nhưng không nên bắt các em học thuộc lòng những ý kiến của người khác, vì làm như thế kết quả sẽ là con số không to tướng mà thôi.

Tạm thay lời kết: Những suy nghĩ có thể còn nông cạn trên xuất phát từ ước mong sao cho thanh niên Việt Nam không chỉ giỏi về khoa học hay kinh doanh, mà còn yêu quê hương dựa trên một nền tảng vững chắc về lịch sử.Nếu như có ai đó tìm thấy một chút hứng khởi mà trở nên yêu thích môn Sử thì quả là một niềm hạnh phúc và mãn nguyện quá lớn đối với tôi rồi. [email protected]

.

Ho ten: Lê Hùng Sơn
Dia chi: 69 Đinh Tiên Hoàng
Email: [email protected]
Tieu de: Trách nhiệm thuộc về ai ?
Noi dung: Thế hệ được sinh ra từ năm 1975 đến nay kém về Lịch sử nước nhà, lỗi đó thuộc về các nhà quản lý giáo dục và đào tạo các cấp học từ tiểu học đến hết lớp 12 hiện nay.Chính họ đã làm hỏng lớp thanh niên này bằng các đợt cải cách giáo dục,.Theo tôi bây giờ vẫn còn kịp nếu như chúng ta kịp thời đề ra một chiến lược giáo dục đông bộ cả trong và ngoài nhà trường . Chẳng hạn như các chương trình Thông tin đại chúng liên tục có các cuộc tìm hiểu những vấn đề cơ bản và dễ hiểu, không đánh đố coi như giảng dạy cho các cháu, các con em chúng ta về môn lịch sử của nước nhà thì "Mưa dầm thấm đất" thế nào cũng đạt được mục tiêu cơ bản.Như vậy bậc người lớn chúng ta sẽ thiệt thòi một chút để cho con cháu chúng ta "Là người Việt Nam phải biết sử sách Việt Nam,cho tường cho tỏ giống nòi Văn Lang".Còn nhiều bức xúc lắm nhưng thôi.Xin cảm ơn!

Ho ten: thanh bình
Dia chi: ha noi
Email: [email protected]
Tieu de: Làm thế nào để học tốt môn sử
Noi dung: Lịch sử có thể coi như một cuốn nhật kí về quá trình phát triển cua xã hội loài người. Không giống như những môn học khác việc học lịch sử theo tôi la một môn rất khó. Học lịch sử không phải là học vẹt, là đọc vanh vách các sự kiện nhưng khi hỏi về ý nghĩa của nó thì không biết.

Theo tôi nếu chúng ta vẫn con học sử theo cách như vậy thì môn lịch sử sẽ trở nên rất nhàm chán. Nên chăng việc học lịch sử nên gắn liền với những dẫn chứng cụ thể. Hãy tổ chức cho học sinh được đến những địa danh lịch sử để tìm hiểu. Tuy việc này đối với hoàn cảnh của nưóc ta hiện nay là rất khó.

Thứ hai trong giờ học lịch sử nên chăng ta hãy để cho học sinh tự động tham gia, hãy hưóng dẫn học sinh liên hệ các sự kiện lại với nhau. Hãy để học sinh nêu ý kiến của mình về một sự kiện nào đó.Thay vì các thầy cô đọc cho học sinh chép một cách máy móc. Điều này sẽ làm cho không khí học tập sôi nổi hơn.

Thứ ba nước ta co một truyền thống lịch sử rất hào hùng nhưng thử hỏi xem ở nước ta hiện nay có bao nhiêu bộ phim về lịch sử xem được trong khi đó Trung Quốc lại xây dựng được rất nhiều phim.Hỏi tại sao học sinh Việt nam thuộc lịch sử TQ hơn cả lịch sử nước nhà?Việc giải bài toán "dốt " lịch sử nếu không nói là mù lịch sử của hóc sinh hiên nay khó biết bao!.

Ho ten: Phạm Đức Thanh
Dia chi: Công ty Đức Việt Hà Nội
Email: [email protected]
Tieu de: Học sinh phải có phương pháp học
Noi dung: Tôi có một cháu gái thi khoa Văn DHSP Hà Nội 1,cháu làm bài tốt đạt 9,5 điểm qua trao đổi với cháu tôi thấy chi cần tim hiểu kỹ bài,không học theo kiểu học vẹt,khi ôn bài lên sơ đồ hình cây quá trình phát triển của lịch sử sau đó thêm các chi tiêt.cung đơn giản phải không các bạn trẻ

Ho ten: ĐỐ VĂN KHOA
Dia chi: SÔNG CÔNG THÁI NGUYÊN
Email: [email protected]
Tieu de: hoclịch sử nên kết hợp với điện ảnh
Noi dung: Khong hieu sao em la nguoi VIET ma lai hieu ro hon lich su TRUNG HOA hon la lich su nuoc nha?.Em rat thich xem phim da su,nhung toan phai xem phim cua TAU nen em rat thuộc lich su cua TAU .Em cung rat thich xem phim VIET NAM de hieu duoc lich su nuoc nha hon nhung ma không co , không co dao dien nao thuc hien dieu do .THực tình thì cũng có một vài tác phẩm,nhưng hầu như các tac pham lich su thuong the hien qua SAN KHAU ,CAI LUONG ,KICH NOI - là các thể loại nghệ thuật khog được thanh niên chú ý .Bởi hễ bật máy truyền hình lên mà chúng em thấy tuồng chèo thì hầu như các bạn bỏ qua ... .Vi vay em mong cac dao dien nuoc nha hay khai thac lich su nuoc nha de lam nen cac bo phim truyen hinh -da su hay .De chung em cung co the hoc thuoc lich su qua cac bo phim chu ko phai qua sach vo nụa.De chung em hieu ai la HAI BA TRUNG , NGUYEN HUE ,NGUYEN DU ........?!

Ho ten: To Linh Giang
Dia chi: Hà Nội
Email: [email protected]
Tieu de: Vì Sao học sinh không yêu sử nước nhà
Noi dung: Là người yêu lịch sử tôi rất đau lòng với việc các cháu học sinh không yêu môn lịch sử. Ngay bản thân chính con gái tôi có kiến thưc lịch sử chẳng hơn gì những phát hiện kinh dị mà các bài thi có điểm không được đăng trên báo chí. Tôi đã được đọc nhiều các ý kiến của các vị độc giả nêu nhiều ý kiến về việc tại sao học sinh của ta lại không yêu môn sử của nước nhà? Tất cả các phân tích của mọi người đều đúng nó có nhiều nguyên nhân của chính ngành giáo dục và ngoài ngành giáo dục, và các nguyên nhân văn hoá xã hội khác. Nhưng tôi thấy còn một nguyên nhân rất sâu xa mà không thấy ai lên tiếng đó là lịch sử nước nhà đã bị chính các nhà làm sử của ta viết chưa thật sự đúng cách viết lịch sử. Nếu chính các vị sử gia coi thường lịch sử thì làm sao các cháu có thể yêu lịch sử được. Phải chăng đó không phải là một nguyên nhân chính để con em chúng ta coi thường lịch sử?

Ho ten: phùng mạnh hùng
Dia chi: 103 phan văn hân f17 bình thạnh tphcm
Email: [email protected]
Tieu de: đi tìm giá trị nhân văn, giá trị lịch sử
Noi dung: quả thật tôi thấy giật mình khi xem những thống kê điểm thi của môn sử trong kỳ thi ĐH vừa qua. nó như một minh chưng cho thấy cách dạy và học của nền giáo dục VN hiện nay. nếu như mỗi nước luôn tự hào về lịch sử của dân tộc mình mà VN cũng ko nằm ngoài dòng chảy đó. thì nay tôi cảm thấy lo ngại vì dưởng như giới trẻ hiện nay đã dần quên đi lịch sử của dân tộc mình. Đi tìm nguyên nhân cho vân đề này thì có rất nhiều, nhưng tựu trung có một điểm mà chúng ta quên mất là giá trị nhân văn, giá trị lịch sử đã không được thế hệ đi trước rèn rũa cho thế hệ sau một cách đầy đủ và hoàn thiện, có lẽ vì việc kiếm đồng tiền bây giờ mới là quan trọng còn những thứ khác sẽ có được nếu" ta có tiền"? chúng ta đang tìm cách, đưa ra giải pháp để chấn hưng nền GD thi trước tiên hãy tìm cách bảo tồn " giá trị nhân văn, giá trị lịch sử" bởi đó là cơ sở nền móng của một con người .






Các bài viết vào Friday 5th May 2006

   Trong: LƯU BÚT
 


74.gif
Phần nội dung ẩn: Phượng vẫn sáng đỏ rực như lòng tôi . Mọi chuyện như bài toán người ta sẽ tìm được lời giải chỉ có điều cách giải đó có chấp nhận hay không và nó được tìm ra trước hay sau khi tiếng trống thu bài . Mỗi lần ngắm nhìn bầu trời tôi lại nhớ hai vì sao lấp lánh trong những đêm xa thẳm ấy .Cuộc sống chẳng sẻ đi xa hơn nếu không vượt qua được chính mình và phải biết sử dụng kỉ niệm như một nguồn năng lượng thúc đẩy con người vươn tới những gì tốt đẹp hơn .Lảng tránh cuộc sống và lảng tránh nhau không khó nhưng đối mặt để vượt qua nó . vượt qua chính mình là một sự thử thách ,sát hạch vô cùng khắc nghiệt .Đã tới lúc chúng ta phải vượt qua chính mình ,vượt qua khoảng thời gian đã bỏ lỡ để làm những gì cần làm từ lâu rồi .Phượng vĩ vẫn âm thầm trên sân trường nhỏ .Tôi vẫn thầm gọi tím mãi nhé đoá phượng vĩ của tôi ơi .

Các bài viết vào Thursday 4th May 2006

   Trong: TRUYỆN MA
 
botay.gif

TIẾNG GÀO TRONG ĐÊM


Ghe chòng chành giữa dòng nước, tôi sợ hãi ngồi bám chặt mạn thuyền, mắt láo liên nhìn trời đêm sáng lờ mờ ánh trăng mười chín. Chúng tôi ngồi dồn đống trong khoang thuyền. Hai tên đàn ông to người chèo ghe gõ nhẹ trên mui báo hiệu đã đến nơi tạm an toàn, chúng tôi có thể cử động đôi chút. Người chèo mũi vén tấm lá che mui nhìn vào.

"Bây giờ mình phải đi bộ một khoảng, tui dẫn hai người một lần. Chia ra để khỏi lộ. Mấy người khác cứ ngồi đợi đến phiên, nhớ đừng nói chuyện lớn tiếng."
Hắn dẫn hai người đàn bà ngồi sát cửa mui đi trước. Cả đám ngồi đợi ẩn nhẫn. Tim tôi chưa hết hồi hộp đập thình thịch thể như bất cứ người nào ngồi gần cũng đều có thể nghe được nhịp ấy. Phong nắm tay tôi. Tay Phong đẫm mồ hôi và lạnh. Tôi phải ngồi bệt và khom lưng, hai đầu gối co đụng cằm, gọn lỏn trong lòng Phong. Khoang ghe quá chật cho mười người ngồi lèn nhau, phía ngoài còn tấn mấy buồng chuối mùi nhựa nồng chát. Bên trái tôi, cha mẹ Phong dúi sát nhau. Một bé trai độ bốn, năm tuổi, bị uống thuốc ngủ, nằm im lìm trong lòng cha nó. Bà vợ ngồi kế bên, chân trái đạp chân tôi nhưng hình như bà không biết và tôi cũng không thể dời chân đi nơi khác. Đành chịu. Người con gái ngồi kế có lẽ là em gái bà, mặc bà ba đen như gái quê, mặt từa tựa nét.

Khí trời đêm hơi lạnh nhưng bên trong khoang, nóng hầm hơi người. Hình như cái nóng hậm hực ấy tăng gấp bội vì trộn lẫn với nỗi căng thẳng bập bùng ngập ngụa không gian. Tôi lén nhìn đồng hồ giấu trong ngực áo. Khoảng 2g15 sáng. Tôi thì thầm nơi tai Phong "Hơn hai giờ sáng rồi anh." Phong gật nhẹ đầu. Người đàn ông chèo lái ngồi im như pho tượng. Đôi khi ánh mắt của hắn lấp lánh nhẹ dưới ánh trăng khi chớp. Cái mũi dài mang nét khoằm khiến mặt hắn lộ đầy vẻ gian ác nhưng nụ cười nở rộng với hàm răng thưa làm giảm bớt ấn tượng xấu nơi người đối diện. Hắn mặc áo bà ba đen, tay áo xắn quá cùi chỏ.

Người đàn ông đưa hai người đàn bà lội bộ băng qua hàng cây thấp trở lại. Hơi thở của hắn nóng hôi hổi phà ngay mặt tôi khi thò đầu vào khoang kêu người đàn ông ẵm đứa con ngủ mê mệt. Người chồng bò ra đằng lái, vác đứa bé trên vai như vác bị gạo mò mẫm bước lên bờ. Vấp phải vật gì trên bờ đất, ông chúi nhủi suýt té, tay cố giữ thằng bé, người lảo đảo bước quàng xiên lòm khòm rồi mới đứng thẳng lên được.
Tên đàn ông dẫn đường mặc áo sơ mi màu nâu đen, quần tây nhàu nát ống nhỏ túm hơi ngắn trên mắt cá, có chỗ sờn, đôi dép mỏng. Hắn ta tương đối trông được hơn người ngồi lái. Với nước da tái, môi thâm vì thuốc lá nhưng lại vẽ nên một nụ cười thật đẹp với lúm đồng tiền bên trái, kẽ răng đóng nhựa thuốc. Đôi mắt mí to với hàng mi rậm, duy có ánh mắt của hắn là không thẳng thắn, còn ngoài ra hắn dễ dàng lấy cảm tình của người xa lạ với giọng nói trầm và chậm.

Tôi và Phong chưa bao giờ gặp hai người đàn ông này. Chuyến đi này chúng tôi qua trung gian bởi người bạn thân giới thiệu. Người bạn đó đã đến Mã Lai an toàn, chính vì vậy mà tôi và Phong mới tin tưởng nơi người trung gian này. Hơn nữa, chuyến đi có cả gia đình người thân gì đó của người trung gian cùng đi, như vậy thì không có gì để chúng tôi lo ngại. Thường là chắc ăn, người trung gian mới dẫn gia đình đi sau khi đã mối lái nhiều lần có vàng có tiền làm của hoặc manh mối bắt đầu bị lộ. Ba mẹ Phong và tôi phải xuống Cần Thơ, giả đi thăm bà con. Tôi mặc hai bộ đồ trên người, giấu theo ít vàng và nữ trang. Phong mặc quần áo nhăn nhíu không ủi. Mẹ Phong thì mặc bà ba quần thâm. Ba Phong thì vận đồ rách, vá chùm vá đụp mấy chỗ, chân mang dép rách quai cột nối bằng cọng kẽm. Tất nhiên là không dễ gì qua mắt người miệt quê đó nhưng hình như họ cảm thông (hay tội nghiệp) trước sự trá hình không mấy chỉnh nên tôi thường bắt gặp ánh mắt ái ngại nhìn mà không dám hỏi vài lần suốt đường đi.

Đến nơi, cả bốn được dẫn đến một căn nhà nằm dựa mé sông chờ đến tối mới xuống ghe nhỏ theo sông ra cửa biển nơi có ghe lớn đợi sẵn. Trong nhà có độ hơn mười người khác đợi sẵn khi chúng tôi đến rồi chia nhóm theo ghe. Tôi dặn Phong tìm cách đi chung với người trung gian, bảo đảm hơn. Phong gật nhưng gia đình người đó cả thảy là tám, thêm hai người thì vừa đủ cho một chuyến. Nhưng tôi lẫn Phong đều không muốn đi tẻ riêng thành ra đành phải chờ chuyến chót, mười người, hơn mười giờ tối.

Thoạt đầu, ngồi chen chúc trong khoang, tôi muốn ngộp thở với hơi người và mùi bùn non lẫn mùi nước đọng hôi hám nơi đáy ghe. Hai người chèo bắt chúng tôi khom lưng gần như nằm mọp xuống, tấn bên ngoài dằn bên trên, mấy buồng chuối xanh ngắt sau khi đậy bao bố tời dơ bẩn lên đầu mọi người. Đường đi may mắn yên tĩnh không có chuyện gì xảy ra tuy rất chậm và kéo dài như không bao giờ đến nơi.
Người đàn ông dẫn đường trở lại, kêu bà vợ và cô em gái của bà cùng đi. Tôi chợt ngửi phải mùi nồng tanh tưởi nơi áo hắn khi hắn nghiêng người khều vai bà vợ. Bỗng dưng tôi nghe lợm giọng không hiểu tại sao. Cái mùi thật lạ lùng. Bóng tối trong khoang không cho phép tôi nhìn rõ mặt hắn. Mùi tanh đến lạ. Hơi thở của hắn cũng nặng nề hơn. Tôi thì thào với Phong sau khi hắn đã đi.
"Anh có nghe mùi gì không?"
"Không. Mùi gì?"
"Có mùi tanh tanh kỳ lắm... "
Phong bâng quơ qua chuyện.

Mùi bùn đó mà."
Cũng khá lâu người đàn ông dẫn đường mới trở lại. Có thể hắn đi không lâu lắm nhưng khi chờ đợi thì năm ba phút dễ biến thành năm ba giờ. Chỉ còn bốn người trong khoang. Hai tên đàn ông bàn tính nho nhỏ trên bờ. Tôi bỗng nghe gai ốc nổi đầy người. Tôi nắm chặt tay Phong. Mồ hôi tươm ướt lưng. Người đàn ông đẹp trai kêu chúng tôi ra khỏi khoang. Hắn nói, giọng khoan thai.
"Bây giờ tui dẫn ông bà đi, hai người một. Để khỏi mất thì giờ, hai người đi với anh Ban, hai người đi với tui. Tụi tui đi hai đường nhưng đường nào cũng dẫn tới chỗ ghe lớn. Đi đông nhiều tiếng động dễ bị lộ. "

Rồi không đợi phản ứng của người nào hết, hắn hất hàm người mũi khoằm tên Ban, đẩy cha mẹ Phong về phía đó. Quay nhìn hai đứa tôi, hắn cười, hàm răng lởn nhởn dưới ánh trăng, bóng đen lúm đồng tiền nổi rõ trên má, rồi hắn quay lui bắt đầu đi về phía rừng cây thấp. Phong nắm tay tôi đi theo hắn. Rừng cây tối mờ dù là rừng thưa, bóng lá đen ngòm trên đường lồi lõm. Tôi vấp té loạng choạng nhiều lần, đi chậm hẳn lại.

Chợt một nhánh cây đập vào mặt đau điếng, tôi khựng lại, giằng tay khỏi tay Phong rồi đỡ nhánh cây cúi người lom khom. Bỗng dưng, tôi nghe thấy... không chắc mình nghe đúng, nhưng tứ chi chai cứng. Thứ âm thanh nhọn như tiếng mèo gào giữa khuya. Tim tôi đập nhịp cuồng. Tôi quờ quạng tìm tay Phong. Chàng đứng sát tôi, chợt tôi cảm thấy cả người mệt mỏi và thỏng dài. Người đàn ông dẫn đường quay nhìn hai đứa tôi. Bóng tối mờ nhưng tôi vẫn thấy được ánh mắt kỳ lạ của hắn. Bỗng nhiên nỗi sợ hãi ùa tới tràn ngập người tôi với sự im lặng kỳ lạ của người dẫn đường không thúc hối khi thấy chúng tôi khựng lại. Hắn không hề kêu chúng tôi nhanh bước. Thời gian đứng khựng và cả ba đứng im như chờ đợi phản ứng của nhau. Chợt Phong kéo ngược tay tôi chạy trở lại hướng vừa rời đi lúc nãy. Tôi chạy cuống cuồng theo tay kéo mù loà. Rừng cây như mê hồn trận, chúng tôi chạy bất kể mọi thứ.

Rồi cả hai cũng trở lại được bờ sông nơi ghe cặp bến. Người đàn ông tên Ban đang cúi khom lục lọi chi nơi bóng đen nằm im bên chân hắn. Tôi đứng sựng kêu không ra tiếng. Miệng lưỡi dính thành một khối nghèn nghẹn. Bóng đen dưới chân hắn là mẹ Phong, nửa trên loã thể, tư thế co quắp, mặt úp xuống bùn. Ban hình như cũng không ngờ sự có mặt của tôi và Phong. Hắn đờ người, tay còn cầm sợi dây chuyền vàng lòng thòng. Trong khoảnh khắc chúng tôi nhìn hắn, nhìn cái búa bửa củi vất bên chân. Tôi không thấy máu vì bóng đêm làm nhoè bẩn mọi thứ. Nỗi sợ hãi dâng lấp trí óc. Ý nghĩ lướt thật nhanh trong đầu. Tôi đã hiểu tại sao chúng muốn dẫn từng hai người một. Tôi sực nhớ đến người dẫn đường. Đầu óc hoảng sợ nhưng vẫn còn sáng suốt để nghe rõ tiếng chân chạy đuổi và tiếng la của hắn đâu đó "Ê Ban, coi chừng tụi nó chạy. Ban! Ban! Tụi nó chạy rồi!" Phong vụt chạy về chỗ neo ghe. Tôi chạy theo tay níu của Phong đến sát mé nước, chân vấp vật gì. Tôi ré lên như đạp phải giòi. Nhìn xuống, ba Phong nằm nửa người vùi dưới nước. Phong khựng lại vì tiếng la của tôi rồi đẩy tôi ra sông. Tôi sặc sục, nước mới ngang ngực. Phong hét vào tai tôi.
"Lội mau lên, lội ra giữa sông."

Tôi bơi hối hả, tay chân nặng chình chịch vì hai bộ đồ ướt nước. Tôi quay cuồng tứ phía, không rõ mình bơi về hướng nào mới đúng. Tiếng người la hét sau lưng nghe chói tai đến độ hãi hùng. Một tràng đạn bắn vãi quanh tôi và Phong. Chàng đè đầu tôi ngụp xuống nước. Không mấy lâu, tôi ngộp thở hất tay Phong trồi lên hớp không khí. Súng nổ liên hồi như sát mang tai. Tôi luýnh quýnh đập tay chân loạn xạ, chưa đầy mấy phút đã mệt lả. Tôi càng ráng trồi lên chừng nào thì lại càng chìm xuống nhanh chừng nấy. Tôi lặn hụp lên xuống như người sắp chết đuối. Có lẽ nhờ vậy mà tôi tránh được đạn bắn xối xả chung quanh. Phong khi lặn kéo tôi hụp xuống, khi nổi đẩy tôi trùi tới. Tôi bơi tới tấp với cảm tưởng mình nổi ì một chỗ. Đầu óc tôi rối loạn nhưng hình như vẫn tỉnh táo, rất tỉnh táo để thấy ánh trăng mờ trên cao, cây cối đứng im nơi bờ, bóng nước lấp lánh quanh mình, hơi thở hào hễn, cơn mệt muốn đứt hơi và mấy bóng đen trên bờ với loạt đạn dữ dội. Tôi bơi như máy, hơi thở dần ngắn với nước tuôn vào mũi mồm sặc sục. Biết mình không đủ sức, tôi thả ngửa để Phong vịn vai đẩy đi. Hình như chúng tôi đã ra được giữa sông. Tôi nhìn vào bờ, chỉ thấy dạng cái ghe, hai bóng đen tàn ác nhoè lẫn trong bóng đêm nhưng ánh lửa nháng với tiếng nổ vẫn hiện hữu. Tôi đạp chân phụ sức với Phong, mắt nhìn thẳng lên lòng đêm có trăng sao đầy đủ. Trời đất có đó nhưng hình như bịt tai im lặng trước hành động dã man. Tôi nhẩm cầu những đấng tối cao mà tôi có thể nghĩ đến trong nhịp tim hỗn loạn.
Tiếng súng bỗng im. Sự im lặng hãi hùng đè chụp lấy tôi. Tiếng đập nước vùng vẫy của chúng tôi bỗng trở thành tiếng động duy nhất rõ mồn một trong đêm. Tôi lật sấp người lại tiếp tục bơi, bờ bên kia vẫn còn xa thăm thẳm. Có bơi mới thấy con sông không nhỏ như tôi tưởng khi còn ngồi trên ghe. Phong nhìn lại rồi nói qua hơi thở đứt quãng.

   Trong: TRUYỆN CƯỜI
 
19.gif

[/size]
TÊN TRỘM VÀ CẢNH SÁT

Một cảnh sát bắt được tên trộm, trên đường giải về đồn công an, tên trộm nói với anh ta:

- Xin ông đợi tôi đi mua bao thuốc một lát.

Viên cảnh sát quát:

- Anh định biến tôi thành thằng ngốc chắc. Tôi cho anh đi để anh chạy à. Thôi thế này, anh đứng đây đợi tôi mua về cho...

***

Tứ chi bị băng bó trắng toát vì hậu quả đua xe. Nhưng ông thần tốc độ vẫn thều thào cùng hai y tá:

- Xin hai anh khiêng tôi lạng qua lạng lại giùm, tôi quen vậy rồi.

Hai y tá nhìn nhau lắc đầu...


[size=8]
NGÔN NGỮ MỚI


Một cán bộ gái lớ ngớ từ Hà Lội vào Sè Gòng, trước tham quan, sau mua sắm. Ðứng lóng ngóng tại chợ Bến Thành một lúc, bị 1 tên vô lại giựt bóp tiền, chạy mất.

Cán cái tru tréo ầm ĩ :
- Bớ người ta ! Ăn cắp ! Bắt thằng ăn cắp !

Thấy mọi người chung quanh không có vẻ hưởng ứng, cán gái càng gào to hơn :
- Ăn cướp ! Công an đâu, bắt thằng ngụy ăn cướp !

Thấy cán gái gào mãi đến khan cổ, 1 cụ bà lại bước đến gần bảo :
- Này , khẽ chứ ! Dưới chế độ XHCN làm gì có trộm cướp, chị định bêu riếu để bọn đế quốc nó cười cho đấy à !

Cán cái uất ức :
- Sao lại không, cướp nó vừa giật mất ví tiền của tôi đây này, kêu khản cổ chả ai tiếp đây này !

Cụ bà gật gù, hiểu ra :
- À ra thế! Thế thì chị phải báo động thế này :
'Tiếp thu! Làng nước ơi, chúng nó tiếp thu và quản lý cái ví tiền của tôi rồi!'.


   Trong: LỜI TỰA
 
66.gif

Các bạn thân mến!
Thời gian 3 năm không phải là nhiều so với cuộc đời của mỗi con người. Nhưng thời gian chúng ta được cùng nhau học tập tại Trường CDSP Quảng Bình đã để lại trong tôi nhiêu kỷ niệm khó quên. Tôi lập ra website này không có mong muốn gì hơn ngoài việc muốn gửi đến các bạn một thông điệp : Các bạn hãy cố gắng vượt qua những khó khăn ban đầu để tạo cho mình một tương lai tốt đẹp. Chúc các bạn thành công.

 
*Nguyễn Thị Thái Anh
Nick:chucuoithattha112
ĐT : 810408
ĐC: Thôn 14 - Lộc Ninh - Lộc Đại - ĐH - QB

*Nguyễn Huy Hoàng
Nick:loicauhonngotngao_55
ĐT : 585031
ĐC: Đội 1 - Thôn Biểu Lệ - Quảng Trung - Quảng Trạch - QB

*Phan Thị Thu Hòa
Nick:tammao12186
ĐT : 585237
ĐC: Đội 4 - Thọ Linh - Quảng Sơn - QT - QB

*NGuyễn Thị Nguyệt
Nick:matcuoi12782
ĐT : 840093
ĐC: Đội 4 -Hạ Trường - Quảng Trường - QT - QB
*Nguyễn Quang Huy
Nick:
ĐT : 596228
ĐC:

*Cao Thị Thương
Nick:cobehaycuoi_2012002
ĐT : 514686
ĐC: Đội 5 - Hướng Phương - Quảng Phương - QT -QB

*Lê Hồng Quang
Nick:nhiptimcuadadn
ĐT :
ĐC: Sen Thượng 2 - Sen Thủy - Lệ Thủy - QB

*Phạm Thị Hồng Nhung
Nick:hnorsim1110
ĐT :995110
ĐC: Lại Xá - Sơn Thủy - LT - QB

*Nguyễn Thị Kim Nhung
Nick:miencattrang22287
ĐT : 996135
ĐC: Xóm Ga Mỹ Đức - Sơn Thủy - LT - QB
*Nguyễn Thị Thỏa
Nick:muasaobang1682002
ĐT : 810408
ĐC: Đội 8 - Đại Phong - Phong Thủy - LT - QB
*Phạm Thị Tám
Nick:giadinh_489
ĐT : 964420
ĐC: Đội 8 - Thượng Phong - Phong Thủy - LT - QB
*Nguyễn Thị Phương Hảo
Nick:timbanglang233
ĐT :883225
ĐC:Đội 3 - Lệ Xá - Mai Thủy - LT -QB

*Nguyễn Ngọc Quân
Nick:minhquan_khongrangkhenh
ĐT :
ĐC: Thôn 4 - Đức Phú - Đức hóa- TH - QB
*Nguyễn Ngọc Tuấn
Nick:cauthuvang69
ĐT :
ĐC: Tân Thủy - Tiến Hóa - TH - QB

*Ngô Thị Ánh Nguyệt
Nick:nguyetditimlam_85
ĐT : 516159
ĐC: Tân Thủy - Tiến Hóa - TH - QB

*Hoàng Thị Lệ Hà
Nick:chuotcon141
ĐT : 862695
ĐC: Thôn 6 - Hoàn Trạch - BT - QB

*Nguyễn Thị Hồng Nhơn
Nick:mynhanthoidai_412c2
ĐT : 863829
ĐC: Đội 14 - Phúc Tự Đông -Đại Trạch - BT - QB

*Nguyễn Thị Huế
Nick :hoacomay2986
ĐT : 675 675
ĐC: Nam GIang - Hưng Trạch - BT - QB
*Nguyễn Thị Hà
Nick:ha_277
ĐT : 863 509
ĐC: TK3 - TT Hoàn Lão - BT - QB
*Hoàng Ly Huyền
Nick:lyhuyen19842002
ĐT: 573 198
ĐC: TK2 - TT Quy Đạt - MH QB
*Đinh Thị Thủy Dung
Nick:binhminhphonui_59
ĐT :572 193
ĐC: TK3 - TT Quy Đạt - MH - QB

*Đinh Thị Hoài Thương
Nick:matbuon_25685
ĐT : 572 794
ĐC: TK 7 - TT Quy Đạt - Minh Hóa - QB

*Lê Anh Dương
Nick:traitimyeu_hb2005
ĐT : 82 45 82
ĐC: Xóm 7 - Lộc Ninh - Lộc Đại - ĐH - QB

*Hoàng Ngọc Hải Yến
Nick:bonghongxanhy_85
ĐT : 771 351
ĐC: Tổ 2 - TK6- Đồng Sơn - ĐH - QB

*Phạm Thị Nga
Nick:meoghetca_37
ĐT : 810408
ĐC: Tổ 5 - Tiểu Khu 11 - Đồng Sơn - ĐH - QB

*Phan Thị Hậu
Nick:doihon_000
ĐT : 824 491
ĐC: Đức Sơn - Đúc Ninh - ĐH - QB

*Nguyễn Thị Hoài
Nick:ebot164
ĐT : 835 419
ĐC: Nguyệt Áng - Tân Ninh - QN - QB


*Trương Thị Huyền Trang
Nick:ngóiaotrongdem_187
ĐT : 935052
ĐC: Đội 6 - Đại Hữu - An Ninh - QN - QB

*Đinh Thị Thanh Bình
Nick:
ĐT :
ĐC: Đại Nám 1 - Đại Trạch - BT - QB

   Trong: THẦY CÔ
 
bash.gif
Thưa Thầy

Thưa thầy, bài học chiều nay
Con bỏ quên ngoài cửa lớp
Dưới gốc phượng già, nằm nghe chim hót
Con hóa mình thành bướm và hoa
Thưa thầy bài tập hôm qua
Con bỏ vào ngăn khóa kín
Mải lượn lờ theo từng vòng sóng
Cái ngã điệu đàng, sân trượt patin
Thưa thầy, bên ly cà phê đen
Con đốt thời gian bằng khói thuốc
Sống cho mình và không bao giờ mơ ước
Mình sẽ là ai ? Tôi sẽ là ai ?
Thưa thầy, qua ngõ nhà thầy khuya nay
Con vẫn thấy một vầng trăng ấm sáng
Thầy ngồi bên bàn phẳng lặng
Soạn bài trong tiếng ho khan
Thưa thầy, cho là nhận: điều giản đơn
Sao con học hoài không thuộc
Để bây giờ khi con hiểu được
Biết làm sao tạ lỗi cùng thầy

Thầy! Tiếng gọi ấy sao mà thiêng liêng, tiếng gọi ấy sao cứ ngân vang đến vô bờ. Và tiếng gọi ấy như thắm đượm từ thuở mình tập đánh vần để nhìn mặt, gọi tên từng con chữ. Ngày ngồi giữa đám đông bạn bè, ê a bài học đầu tiên với người thầy đầu tiên trong đời chắc ai cũng nhớ. Ngẫm lại một thời chợt thấy mình nao nao trong dạ.

Sáng tinh khôi, tôi bước ngược dòng người. Nơi có những gương mặt tôi không biết tên và không kịp định tuổi, chắc chắn trong những người ấy có nhiều người đã từng làm đứa học trò và cũng nhiều người làm thầy đang vội vã đến trường cho kịp giờ đứng trên bục giảng. Trong dòng vội vã ấy, không biết có bao người nôn nao với mái trường xưa, ai bỗng nhớ ngày Nhà Giáo Việt Nam đang về trên từng ô cửa lớp.

Câu nói của đức Khổng Tử -Tiên học Lễ, hậu học Văn, hay câu nói ngàn xưa Nhất tự vi sư, bán tự vi sư, nơi cổng trường như vẫn còn đọng lại với thời gian, đọng lại bên trang sách. Buồn thay, thế hệ học trò bây giờ cảm xúc về ngày Tết Thầy như chạm dần vào sự nhợt lạt. Em tôi và những bạn bè cùng trang lứa không hình dung được ngày 20.11 bắt đầu từ đâu, và việc đi chúc mừng Tết Thầy cũng chỉ thể hiện trách nhiệm đối với sự phân chia của lớp... Thời chúng tôi, quà cho thầy là những bông hoa hồng, những cành lan tím hay những cánh hoa dại lung linh. Thế nhưng nơi lớp học em tôi bây giờ đã khác, món quà được định lượng bằng những phong bì lạnh ngắt đến vô hồn.

Ngày xưa, thầy Chu Văn An khắc chữ Nhân vào lòng bàn tay người học trò, nét chữ ấy trong lòng bàn tay đứa con của thủy thần như đậm mãi. Ngày nay, những câu chuyện giữa Thầy - Trò trong môi trường học đường thật đến khó tin mà ai cũng biết. Cô giáo như Mẹ hiền. Câu hát ấy ai cũng nghe, nghe mà chạnh lòng bởi những người mẹ hiền ấy ngược đãi với những đứa con của mình. Học trò chưa kịp đóng tiền học phí, cô giáo phạt đứng ngoài nắng. Học trò nghịch vẽ phấn trắng lên ghế, cô giáo bắt phải liếm bằng sạch hết những hạt bụi phấn kia. Học trò mắc phải sai lầm nào đấy, thầy bắt đứng trước cửa lớp, đợi bất kì ai đó ngang qua chắp tay lạy một cái. Gần đây, có trường hợp một cô giáo ở Q.6 TP.HCM bắt học trò thụt dầu đến ngất xỉu. Buồn biết bao khi những chuyện ấy diễn ra ở chốn học đường thiêng liêng, nơi người ta đến để cho và nhận tri thức làm người.

Không chỉ Học trò trở thành nạn nhân, ngược lại không ít thầy cô cũng là nạn nhân của học trò. Chuyện hành hung thầy cô trước cổng trường, hay những cuộc trả thù có cả máu và nước mắt với những hậu quả thương tâm, sự hối hận muộn mằn. Tất cả không còn xa lạ với cuộc sống xã hội ngày nay nữa. Nhưng một khi mọi người trong xã hội vẫn thấy như chính mình bị tổn thương trước những hình ảnh như vậy tức là tình thầy trò lắng sâu chưa bị hoen ố.

Có câu chuyện từ trang sách văn học Nga kể rằng, một người học trò thành đạt đã quên cô giáo năm xưa nhưng cô vẫn dõi theo những thành công của anh, vẫn mua cuốn sách của đứa học trò cũ viết ra và trở thành độc giả. Trong cuộc gặp gỡ tình cờ, người học trò thảng thốt nhận ra đứa con tinh thần của mình trong trái tim cô giáo, anh vẫn xin được ký vào cuốn sách ấy dòng chữ để tặng cô dẫu có muộn mằn. Câu chuyện như neo lại một niềm tin ấm áp và trong trẻo đến vô cùng.



Mấy ngàn năm rồi lớp lớp học trò vẫn đặt hai chữ Tôn sư bên cạnh hai chữ Trọng đạo như khắc tạc một niềm tri ân. Với tôi, nếu được vẽ hai bức tranh cho ngày Lễ Thầy Cô. Một sẽ là chân dung Khổng Tử và 3000 học trò, dù sao dẫu ai bại ai thành cũng lớn lên từ một chữ Nhân. Một sẽ là cô bé Antưnai ngây thơ đứng giữa trời cao lộng gió, bên hai cây thông ngàn đời rì rào gợi nhớ hình dáng người thầy đầu tiên.



Có ai đó đã ví người thầy như người chèo đò và những đứa học trò là khách qua sông. Một mai bến vắng, khách sang sông rồi con đò vẫn như xưa miệt mài giữa đôi bờ đưa bao thế hệ đi ngang dòng sông tri thức, để viết tên mình thành chữ NGƯỜI viết hoa, để khách sang sông rồi đã bao lần ngoảnh lại



"... Qua sông ngoảnh lại thương đò

Xa thầy nỗi nhớ của trò nao nao"



 
Thông tin cá nhân

lopchungminh_su46
Sinh nhật: 27 Tháng 3 - 1994
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn


Tik Tik Tak

Tin nhanh

Giá Vàng

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com