KỈ NIỆM THỜI SINH VIÊN _CĐSP SỬ - CTĐ46

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30


(♥ Góc Thơ ♥)

Truyện cười

Thời tiết

Tỷ giá

Các bài viết vào Saturday 6th May 2006

 
rtfm.gif
Làm thế nào để dạy tốt,học tốt môn sử?
04:54' 09/08/2005 (GMT+7)

Chúng ta đang tìm cách đưa ra giải pháp để chấn hưng nền giáo dục, thì trước tiên hãy tìm cách bảo tồn " giá trị nhân văn, giá trị lịch sử" bởi đó là cơ sở nền móng của một con người.

: Jonh McAlisster
Email: [email protected]
LỊCH SỬ VIỆT NAM VỚI CHÚNG TÔI
Noi dung: tôi hiện đang sống và làm việc tại đất nước các bạn và tôi thực sự bị hấp dẫn bởi lịch sử Việt Nam. Tôi không dám và cũng không đặt câu hỏi vì sao hs Việt Nam lại học kém môn sử như vậy.Chúng ta không thể đổ lỗi cho hs càng không thể quy trách nhiệm cho việc dạy của các thầy cô bởi các thầy cũng là nạn nhân của việc chạy trương trình, điều này tôi được biết qua một người bạn Việt của mình,càng không thể lý giải là do SGK quá khô khan. Người bạn VN của tôi tuy sống xa tổ quốc 15 năm(hiện cô ấy 20 tuổi) nhưng cô ấy vẫn thuộc sử Việt, điều này chứng tỏ Hs có học tốt lịch sử VN hay không đều phụ thuộc vào ý thức của mỗi người.Đừng đổ lỗi cho ai hay vì cái gì mà hãy tự hỏi mình trước đã.

"Nếu lớp trẻ vô cảm với lịch sử, sẽ có nguy cơ vô cảm trước vận mệnh của dân tộc...".

Bài viết này xin không nói nhiều tới việc dạy và học lịch sử, nhưng xin được bàn rộng hơn tới vấn đề xây dựng bản sắc và ý chí dân tộc trong việc đào tạo, trong đó có việc hoc và dạy lịch sử.

Tôi cho rằng tính cách và ý chí của một dân tộc được hình thành một phần quan trọng do giáo dục lịch sử mà có. Nếu tính cách một con người được hình thành bởi nền tảng gia đình và truyền thống của gia đình, dòng họ thì tính cách của một dân tộc được hình thành bởi sự hiểu biết của mỗi công dân của dân tộc đó về nguồn gốc và lịch sử của dân tộc mình.

Lịch sử ở đây không chỉ là những con số và sự kiện, nó còn là cả văn hóa và truyền thống. Trong mỗi sự kiện lịch sử đều có những truyền thống và văn hóa, và người đời sau khi đọc lại những câu chuyện của lịch sử đều nhìn vào đó như những tấm gương để xây dựng tính cách và ý chí dân tộc của riêng mình, và do đó là ý chí của cả dân tộc. Ý chí và tính cách dân tộc là một cái gì đó cần phải có nguồn gốc.

Tôi đã nghe nhiều người khi ra nước ngòai đều nói rằng họ rất tự hào về dân tộc Việt của mình, và lòng tự hào đó thực sự chỉ trỗi dậy khi họ ra khỏi biên giới Việt Nam hay gặp gỡ với các dân tộc khác. Vậy lòng tự hào đó là cái gì có lẽ tôi mạn phép không xin bàn, nhưng xin được trao đổi vài ý kiến nhỏ liên quan nhiều hơn tới việc xây dựng ý chí và tính cách của dân tộc và lịch sử dân tộc đó. Một dân tộc khi đứng bên cạnh các dân tộc khác thì thường có sự so sánh. Những vấn đề được đem ra so sánh thì thường là trình độ phát triển kinh tế, văn hóa. Đó cũng có thể là truyền thống lịch sử của dân tộc đó.

Khi chúng ta muốn khẳng định và thể hiện mình với các dân tộc khác, ở người Việt Nam ta có lẽ ý chí và lịch sử chống ngoại xâm là hai điều chúng ta hay dùng tới nhất và có lẽ cũng đựoc biết tới nhiều nhất. Và chính những truyền thống lịch sử tốt đẹp đó đã làm chúng ta bớt “nhỏ bé” hơn trước các dân tộc khác, nhất là các dân tộc lớn, vì chúng ta còn xa họ qua nhiều về trình độ kinh tế, công nghệ. Cũng chính là những truyền thống lịch sử đó đã mang lại cho mỗi người chúng ta một cái “phao” để bấu víu và xây dựng ý chí, hay lòng tự hào dân tộc, để có một cái gì đó tự tin rằng chúng ta và dân tộc ta có thể sẽ làm được “việc này việc khác”, hay là đưa nước ta phát triển và thinh vượng hơn.

Trong quá khứ, chúng ta đã làm được nhiều việc đáng tự hào, vậy thì “tại sao lại không thể không làm được những việc đáng tự hào khác bây giờ và trong tương lai?”.

Do vậy, quay trở lại câu chuyện dạy và học lich sử của chúng ta, nếu không hiểu rõ được nguồn gốc và lịch sử của dân tộc mình, mỗi người chúng ta sẽ ứng phó như thế nào khi chúng ta bị đặt cạnh một dân tộc khác, bị so sánh. Hiểu rõ lịch sử của dân tộc mình không chỉ quan trọng để ứng xử trong những trường hợp như thế, quan trọng hơn nó giúp cho mỗi người hình thành nên ý chí và tính cách của mình. Tính cách ấy không thấy nhiều khi chúng ta sống trong cộng đồng của mình, nhưng sẽ là điều tối quan trọng khi chúng ta muốn hòa nhập vào một cộng đồng quốc tế rộng lớn hơn, khi mà trong đó, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia muốn phát triển thì cần phải có cá tính và bản sắc riêng (từ tiếng Anh là “identity”), nếu không muốn nói là phải “nổi trội”.

Bản sắc của dân tộc cũng có thể coi như một “thương hiệu” trong phát triển. Nhân câu chuyện của chị Bích Ngọc có so sánh với Trung Quốc, tôi cũng xin đặt một sự so sánh. Tại sao người Hoa đi đâu, sống ở bất cứ đâu trên thế giới, chỉ cần nhìn qua, nghe qua là người ta có thể nhận ra ngay họ. Có phải vì họ có “bản sắc và cá tính rõ ràng” không?. Tôi nghĩ rằng có lẽ đúng. Còn dân tộc Viêt ta thì sao? Người ta có dễ nhận ra chúng ta thế không? Hay trong một khía cạnh khác, chúng ta có “dám” để người khác nhận ra mình không? Câu trả lời xin dành cho sự trải nghiệm của mỗi người, nhưng riêng cá nhân tôi, thấy rằng chúng ta còn thiếu điều đó. Vì sao thế? Vì bản sắc chúng ta chưa đủ mạnh? Hay vì chúng ta đang thiếu lòng tự tin? Vậy thì nên chăng việc dạy lịch sử và học lịch sử của chúng ta cần hướng tới mục đích là xây dưng cho mỗi người một ý chí và những hiểu biết rõ ràng về bản sắc và tính cách của dân tộc mình, để mỗi người sẽ có ý thức hơn về dân tộc mình, và từ đó xây dựng một “bản sắc Việt Nam”.

Thiết nghĩ rằng bản sắc ấy là quan trọng sống còn không chỉ cho sự phát triển của đất nước mà chúng ta đang nỗ lực hướng tới, mà còn quan trong hơn là cho sự tồn tại của chính dân tộc ta. Bản sắc ấy chính là lá chắn bảo vệ ta trước những sự “đồng hóa” về văn hóa từ các nền kinh tế-văn hóa lớn. Câu chuyện học lịch sử hôm nay thật đáng buồn, nhưng có lẽ phải chăng vì chúng ta đang không biết rõ mình sẽ dạy lịch sử làm gì, còn người học, không biết rõ, học lịch sử nước mình để làm gì?

: Nguyễn Hồng Năng
Email: [email protected]



Phần nội dung ẩn: Tiếng nói của một người yêu sửHMHAI. [email protected]

Bài viết này không có tham vọng mang lại một giải pháp tức thì cho việc dạy và học môn Sử, mà chỉ dành cho những người có trách nhiệm tham khảo và nếu được, có thể thử làm.
Ở đây tôi xin tự giới thiệu mình là một người ưa đọc lịch sử, đâm ra hoài cổ dù tuổi chưa già, nên những suy nghĩ của tôi có thể giúp cho các bạn biết được người đọc (hay học) lịch sử dễ bị lôi cuốn bởi những yếu tố gì để từ đó đi đúng hướng, như các chuyên gia marketing thường tìm hiểu suy nghĩ của khách hàng (consumer insight) trước khi đề ra chiến lược cho sản phẩm của mình vậy.
Dạy như kể chuyện:
Thỉnh thoảng vào lúc rãnh rỗi tôi thường hay kể một vài câu chuyện về lịch sử Việt Nam, Trung Quốc hay Ấn Độ cho các bạn đồng nghiệp của tôi, những người được xem là thành đạt khi tuổi còn trẻ với những kiến thức công việc cao, kỹ năng quản lý giỏi, tiếng Anh lưu loát và thường thì …không biết nhiều về Sử. Thật ngạc nhiên rằng hầu hết đều tỏ ra thích thú và muốn mượn tôi những quyển sách đó để đọc. Như thế có nghĩa là nếu chúng ta làm tốt việc đào tạo giáo viên thì có lẽ học sinh chỉ mong mau đến giờ Sử để được học thôi.
Viết như kể chuyện:
Văn dùng trong việc soạn chương trình Sử chỉ nên nhẹ nhàng, chẳng hạn nếu bạn đọc đoạn văn sau thì có thấy việc học Sử có quá khó không:
“Ngồi đan sọt mà lo việc nước: PHẠM NGŨ LÃO
Khi đó quân Nguyên sang xâm lăng nước ta, tình thế vô cùng cấp bách, Hưng Đạo Đại Vương kêu gọi toàn quân cùng nhau giữ nước.
Ông Phạm Ngũ Lão một hôm ngồi đan sọt bên đường, lòng mãi lo suy nghĩ cách thắng giặc Nguyên. Khi quân lính Đại Vương đi qua, muốn dẹp đường nhưng gọi mãi mà ông không nghe. Một tên quân cầm ngọn giáo đâm mạnh vào đùi ông, máu chảy lai láng mà Phạm Ngũ Lão vẫn ngồi yên như không hề hay biết.
Vương thấy lạ mời ông theo giúp, về sau lập được rất nhiều công to. Ông còn bày kế gả Huyền Trân Công Chúa cho vua nước Chiêm Thành, mở mang bờ cõi thêm mấy trăm dặm về phía nam…”

Biết địch,biết ta :
Cổ nhân đã dạy,biết địch biết ta,có biết bên này, bên kia thì mới thấy rõ những gì đã làm nên lịch sử ...Ngày trước nếu bạn biết Hai Bà Trưng, Thi Sách thì cũng sẽ biết Mã Viện, Tô Định; nếu được giới thiệu Lê Lợi, Nguyễn Trãi thì cũng được nghe Thôi Tụ, Vương Thông; hay khi học mà thấy Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu thì tất sẽ biết thêm Garnier, Rivier hai sĩ quan người Pháp; ngay sử Trung Quốc cận đại cho ta biết Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai đồng thời cũng nói rõ Tưởng Giới Thạch, Trương Hoc Lương.. .còn ở ta hầu như chỉ thấy bên này,mà chưa thấy bên kia,bởi vậy hạn chế nhận thức ...

Nên khuyến khích học sinh nhận định,so sánh, đánh giá .đào sâu suy nghĩ :
Khi trình độ học sinh đạt đến một mức nào đó rồi thì để cho họ tự do nhận định về một nhân vật lịch sử hay một thời đại nếu không nói là nên khuyến khích học sinh làm như thế. Thật thú vị biết bao khi được nghe một bạn trẻ trình bày mạch lạc và vô tư về Hồ Quý Ly, vua Gia Long hay Trương Vĩnh Ký. Ta có thể hướng dẫn các em thêm bằng những nhận định xác đáng, những phân tích sâu sắc nhưng không nên bắt các em học thuộc lòng những ý kiến của người khác, vì làm như thế kết quả sẽ là con số không to tướng mà thôi.

Tạm thay lời kết: Những suy nghĩ có thể còn nông cạn trên xuất phát từ ước mong sao cho thanh niên Việt Nam không chỉ giỏi về khoa học hay kinh doanh, mà còn yêu quê hương dựa trên một nền tảng vững chắc về lịch sử.Nếu như có ai đó tìm thấy một chút hứng khởi mà trở nên yêu thích môn Sử thì quả là một niềm hạnh phúc và mãn nguyện quá lớn đối với tôi rồi. [email protected]

.

Ho ten: Lê Hùng Sơn
Dia chi: 69 Đinh Tiên Hoàng
Email: [email protected]
Tieu de: Trách nhiệm thuộc về ai ?
Noi dung: Thế hệ được sinh ra từ năm 1975 đến nay kém về Lịch sử nước nhà, lỗi đó thuộc về các nhà quản lý giáo dục và đào tạo các cấp học từ tiểu học đến hết lớp 12 hiện nay.Chính họ đã làm hỏng lớp thanh niên này bằng các đợt cải cách giáo dục,.Theo tôi bây giờ vẫn còn kịp nếu như chúng ta kịp thời đề ra một chiến lược giáo dục đông bộ cả trong và ngoài nhà trường . Chẳng hạn như các chương trình Thông tin đại chúng liên tục có các cuộc tìm hiểu những vấn đề cơ bản và dễ hiểu, không đánh đố coi như giảng dạy cho các cháu, các con em chúng ta về môn lịch sử của nước nhà thì "Mưa dầm thấm đất" thế nào cũng đạt được mục tiêu cơ bản.Như vậy bậc người lớn chúng ta sẽ thiệt thòi một chút để cho con cháu chúng ta "Là người Việt Nam phải biết sử sách Việt Nam,cho tường cho tỏ giống nòi Văn Lang".Còn nhiều bức xúc lắm nhưng thôi.Xin cảm ơn!

Ho ten: thanh bình
Dia chi: ha noi
Email: [email protected]
Tieu de: Làm thế nào để học tốt môn sử
Noi dung: Lịch sử có thể coi như một cuốn nhật kí về quá trình phát triển cua xã hội loài người. Không giống như những môn học khác việc học lịch sử theo tôi la một môn rất khó. Học lịch sử không phải là học vẹt, là đọc vanh vách các sự kiện nhưng khi hỏi về ý nghĩa của nó thì không biết.

Theo tôi nếu chúng ta vẫn con học sử theo cách như vậy thì môn lịch sử sẽ trở nên rất nhàm chán. Nên chăng việc học lịch sử nên gắn liền với những dẫn chứng cụ thể. Hãy tổ chức cho học sinh được đến những địa danh lịch sử để tìm hiểu. Tuy việc này đối với hoàn cảnh của nưóc ta hiện nay là rất khó.

Thứ hai trong giờ học lịch sử nên chăng ta hãy để cho học sinh tự động tham gia, hãy hưóng dẫn học sinh liên hệ các sự kiện lại với nhau. Hãy để học sinh nêu ý kiến của mình về một sự kiện nào đó.Thay vì các thầy cô đọc cho học sinh chép một cách máy móc. Điều này sẽ làm cho không khí học tập sôi nổi hơn.

Thứ ba nước ta co một truyền thống lịch sử rất hào hùng nhưng thử hỏi xem ở nước ta hiện nay có bao nhiêu bộ phim về lịch sử xem được trong khi đó Trung Quốc lại xây dựng được rất nhiều phim.Hỏi tại sao học sinh Việt nam thuộc lịch sử TQ hơn cả lịch sử nước nhà?Việc giải bài toán "dốt " lịch sử nếu không nói là mù lịch sử của hóc sinh hiên nay khó biết bao!.

Ho ten: Phạm Đức Thanh
Dia chi: Công ty Đức Việt Hà Nội
Email: [email protected]
Tieu de: Học sinh phải có phương pháp học
Noi dung: Tôi có một cháu gái thi khoa Văn DHSP Hà Nội 1,cháu làm bài tốt đạt 9,5 điểm qua trao đổi với cháu tôi thấy chi cần tim hiểu kỹ bài,không học theo kiểu học vẹt,khi ôn bài lên sơ đồ hình cây quá trình phát triển của lịch sử sau đó thêm các chi tiêt.cung đơn giản phải không các bạn trẻ

Ho ten: ĐỐ VĂN KHOA
Dia chi: SÔNG CÔNG THÁI NGUYÊN
Email: [email protected]
Tieu de: hoclịch sử nên kết hợp với điện ảnh
Noi dung: Khong hieu sao em la nguoi VIET ma lai hieu ro hon lich su TRUNG HOA hon la lich su nuoc nha?.Em rat thich xem phim da su,nhung toan phai xem phim cua TAU nen em rat thuộc lich su cua TAU .Em cung rat thich xem phim VIET NAM de hieu duoc lich su nuoc nha hon nhung ma không co , không co dao dien nao thuc hien dieu do .THực tình thì cũng có một vài tác phẩm,nhưng hầu như các tac pham lich su thuong the hien qua SAN KHAU ,CAI LUONG ,KICH NOI - là các thể loại nghệ thuật khog được thanh niên chú ý .Bởi hễ bật máy truyền hình lên mà chúng em thấy tuồng chèo thì hầu như các bạn bỏ qua ... .Vi vay em mong cac dao dien nuoc nha hay khai thac lich su nuoc nha de lam nen cac bo phim truyen hinh -da su hay .De chung em cung co the hoc thuoc lich su qua cac bo phim chu ko phai qua sach vo nụa.De chung em hieu ai la HAI BA TRUNG , NGUYEN HUE ,NGUYEN DU ........?!

Ho ten: To Linh Giang
Dia chi: Hà Nội
Email: [email protected]
Tieu de: Vì Sao học sinh không yêu sử nước nhà
Noi dung: Là người yêu lịch sử tôi rất đau lòng với việc các cháu học sinh không yêu môn lịch sử. Ngay bản thân chính con gái tôi có kiến thưc lịch sử chẳng hơn gì những phát hiện kinh dị mà các bài thi có điểm không được đăng trên báo chí. Tôi đã được đọc nhiều các ý kiến của các vị độc giả nêu nhiều ý kiến về việc tại sao học sinh của ta lại không yêu môn sử của nước nhà? Tất cả các phân tích của mọi người đều đúng nó có nhiều nguyên nhân của chính ngành giáo dục và ngoài ngành giáo dục, và các nguyên nhân văn hoá xã hội khác. Nhưng tôi thấy còn một nguyên nhân rất sâu xa mà không thấy ai lên tiếng đó là lịch sử nước nhà đã bị chính các nhà làm sử của ta viết chưa thật sự đúng cách viết lịch sử. Nếu chính các vị sử gia coi thường lịch sử thì làm sao các cháu có thể yêu lịch sử được. Phải chăng đó không phải là một nguyên nhân chính để con em chúng ta coi thường lịch sử?

Ho ten: phùng mạnh hùng
Dia chi: 103 phan văn hân f17 bình thạnh tphcm
Email: [email protected]
Tieu de: đi tìm giá trị nhân văn, giá trị lịch sử
Noi dung: quả thật tôi thấy giật mình khi xem những thống kê điểm thi của môn sử trong kỳ thi ĐH vừa qua. nó như một minh chưng cho thấy cách dạy và học của nền giáo dục VN hiện nay. nếu như mỗi nước luôn tự hào về lịch sử của dân tộc mình mà VN cũng ko nằm ngoài dòng chảy đó. thì nay tôi cảm thấy lo ngại vì dưởng như giới trẻ hiện nay đã dần quên đi lịch sử của dân tộc mình. Đi tìm nguyên nhân cho vân đề này thì có rất nhiều, nhưng tựu trung có một điểm mà chúng ta quên mất là giá trị nhân văn, giá trị lịch sử đã không được thế hệ đi trước rèn rũa cho thế hệ sau một cách đầy đủ và hoàn thiện, có lẽ vì việc kiếm đồng tiền bây giờ mới là quan trọng còn những thứ khác sẽ có được nếu" ta có tiền"? chúng ta đang tìm cách, đưa ra giải pháp để chấn hưng nền GD thi trước tiên hãy tìm cách bảo tồn " giá trị nhân văn, giá trị lịch sử" bởi đó là cơ sở nền móng của một con người .






 

 Trả lời nhanh
Bình luận của bạn sẽ được đăng sau khi chủ blog kiểm duyệt và chấp nhận
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Thông tin cá nhân

lopchungminh_su46
Sinh nhật: : 27 Tháng 3 - 1994
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn


Tik Tik Tak

Tin nhanh

Giá Vàng

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com