Nếu Em Đã Quên

Chào Mừng Bạn Ghé Thăm "Nếu Em Đã Quên"!
                          user posted image

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     


Music Online

Lời Tỏ Tình Hay Nhất
Nudiepvien ơi...
Chẳng biết tiếng kêu tuyệt vọng của anh có đến tai em không nữa..? Từ ngày nhận được PM của em thổ lộ với anh rằng em thiếu một vài tập phim "Thần điêu đại hiệp", trái tim anh đã hoàn toàn thuộc về em. Quá lạ lùng phải không em? Anh cũng không sao hiểu nổi, có lẽ là những lời ngọt ngào trong tin nhắn của em đã làm trái tim băng giá của anh tan chảy. Đôi khi anh thắc mắc không hiểu em và hiện tượng Global Warming người ta hay nói trên đài báo có quan hệ gì với nhau không mà em lại có sức nóng làm trái tim đã bao năm lạnh lẽo của anh ấm lên nhường ấy. Và tất nhiên nỗi băn khoăn của anh nào có câu trả lời.. Thời gian trôi qua, anh vẫn dõi theo bóng hình em, vẫn run lên thổn thức mỗi khi thấy nick của em online. Cũng chỉ có vậy, anh chẳng dám thốt lên lời yêu thương. Có lẽ trái tim anh đã bị nhàu nát đến nỗi anh sợ tình yêu, sợ một lần nữa bị từ chối. Mà anh đã bị từ chối lần nào chưa í nhỉ? Em thấy không? Khi nhắc tới tình yêu là anh hoảng hốt, anh do dự, anh đắn đo. Đó chính là lý do khiến anh không dám bày tỏ lòng mình? Có đúng lý do đấy ko nhỉ? Chết rồi, lại do dự rồi. Không đuợc. Phải dứt khoát. Rồi, đấy là lý do em ạ.
Lại nói về việc có tình cảm với em quá dễ dàng, mau chóng. Anh nghĩ rằng lần đầu trong nhiều năm, cái cảm giác có thể giúp đỡ một người con gái yếu đuối (nudiepvien nghe cũng không yếu lắm nhưng không sao, kiểu gì em chả yếu hơn anh), cái cảm giác được cần đến khiến anh cảm thấy mình quan trọng biết bao. Chỉ 2 cái message của em đã có sức mạnh lớn lao, đem lại cho anh sự tự tin ghê gớm không thể nào miêu tả bằng lời. Em quả là có tài động viên người khác, làm sao anh lại không thấy yêu thương nhung nhớ cơ chứ.. Em thấy có phải không em??
Mỗi ngày trôi qua, anh lại ngồi nhìn em ba hoa với bé xí xọn, bé tí và mỉm cười mơ một lúc nào đó anh xí xọn với em...
Thôi em nhé, đã đến lúc anh tạm dừng type, đi ngủ để lấy sức ngồi nhìn em khi em đi học về. Hãy cho anh kết thúc bằng 3 câu hát trong một bài bạn anh sáng tác, hát tặng người yêu nó:
Người đừng cho anh chờ mong tình yêu trong nỗi ưu phiền
Đùng cho anh nhiều đêm thẫn thờ thả hồn phiêu lãng
Thầm mong em về đây cười vui hạnh phúc với anh...
Tạm biệt nudiepvien lùn.

(A- 0106)

Vài dòng này là những gì anh muốn nói với em từ rất lâu, nhưng...chỉ biết viết lên đây ....
Tình yêu đẹp nhầt là mối tình đầu phải không em. Cuộc tình đầu tiên của chúng mình đẹp như trong những vần thơ mà em đã từng đọc anh nghe. Anh không nhớ rõ từng vần, từng chữ, nhưng vẫn còn đây cái cảm giác êm dịu khi mỗi đêm được cùng người mình yêu cùng mơ về một nơi nào đó chỉ có anh và em.
Và cuối cùng thì cũng chỉ là những giấc mơ..
Thật ra chúng ta không nên có sự bắt đầu này, nhưng trách ai được trong những chuyện yêu đương của tuổi trẻ, và khi biết đau thì đã không quá muộn màng . mối tình trên net, nói ra thì thật khó hiểu . Nhiều người cho là không thực, những người khác lạ khuyên là sẽ không có kết quả, lại còn hỏi là "Sao mà dại quá !"...
Từ ngày đầu tiên anh đã có suy nghĩ này rồi . Nhưng vì sợ em buồn nên đành chôn kín vào trong đáy lòng, mặc cho ra sao thì ra.
Khoảng thời gian mới quen biết đuợc em dù rất ngắn, nhưng cảm giác đợi chờ đêm cho tới ngày, rồi lại ngày qua ngày để được một lần thấy em online, để lại được đọc những thông điệp không dấu, những lời nói ấp ủ một tình cảm . Những dòng chữ đem lại một niềm vui khó tả, lại có một chút lo sợ , một chút phân vân . Lo rằng em lại bỏ đi , sợ rằng không thế tìm lại đuợc cái cảm giác đó .
Lần đầu tiên nói phone với em cũng thật buồn cuời . Cả hai chỉ biết ấp úng vài câu xã giao, lời nói cứ vang vang trong đầu mà không thành tiếng. Vậy mà cứ mong cho đôi bên đừng hang up.Tình yêu đầu tiên mà phải không, ai lại không vậy . Ai lại không e ngại , lo sợ , mong chờ .
Sau đó là những năm tháng hạnh phúc. Tình cảm xây đắp theo thời gian. Lúc có nhau thi mong cho thời gian ngừng trôi, lúc một mình thì uớc gì mình lại có nhau. Có đôi lúc em giận lẫy , giận yêu , làm anh bối rối, chẳng biết giải thích thế nào, năn nỉ thế nào ... Mình đã hứa hẹn thật nhiều , uớc muốn thật nhiều . Anh không biết tư` lúc nào anh trở nên yếu đuối ,anh rất cần em. Mối lo sợ ban đầu không bao giờ quên đuợc trong anh, nó như hiện ra rõ hơn mỗi khi anh không thế lo cho em đuợc lúc em bệnh . Những lúc đó, anh chỉ biết cầu xin phép lạ cho anh đuợc ở ngay ben cạnh em, cầu xin ơn trên che chở cho em .
Và điều không muốn cuối cùng cũng đên. Anh không thể thắng đuọc nỗi lo sợ đó . Anh xa em với mong muốn hai ta có một cuộc sống mới, tìm đuọc tình cảm thực sư. Thật đau khi anh không thế tìm đuợc tới em. Thật đau khi không thế nói cho em biết vì sao . Anh như một người thật xấu, thậc ác, một nguời gian dối đi tình cảm của em.
Lúc đó anh không biết là mình đã làm đúng hay sai nữa . Anh nghĨ là mình có thể quêN đuợc nhau dễ dàng . Nhưng rồi một năm , hai năm, trong nhữNg lần đuọc gọi cho em hiếm hoi đó , anh vẫn cảm nhận ra tình cảm của em. cảm nhận ra đuọc em đang cô" gắng che đậy nó .
Anh không muốn .
Em trách anh thật nhiều tuy em không nói .Anh cũng khóc thật nhiều , tuy không một giọt nuớc mắt . Anh như một kẻ vô dụng , một nguời thất hứa. Anh không đùa vui với tình cảm của em, nhưng anh không biết trân trọng nó . Anh không muốn .
" An empty street, an empty house , a hoe inside my heart..
I wonder how , i wonder why, i wonder where they are,
The days we had , the song we sang together..."
MỗI đêm, anh nghe bản nhạc em thuờng hay mở , đọc lại những lá thư, và ôm trong lòng tấm ảnh của em.
" in my heart you were the only"...
chỉ mình em thôi..


Họ Hàng Gần Xa


1. Bác Trưởng : Nguyễn Việt Nam
Ngày Sinh : ..../....../.......(sẽ cập nhập sau )
Yahoo :
Nhận Xét : Chững chạc , có dáng người lớn , vui tính , hiền lành ( hình như nói tốt hơi nhiều nhưng dù sao là bác trưởng mà chỉ cần học chăm một chút chắc nhiều cô theo hơn cả thằng em này Smilie)
2. Chị Ngọc
Ngày Sinh : 05/01/......
Yahoo : cobedemmua_0501
Nhận Xét : Xinh , Hơi Thấp Thì Phải Smilie , Vui Tính ( có boyfriend roài thì phải )
3. Chị Nguyễn Thị Hải Yến
Ngày Sinh : ...../....../1991 (Cập Nhập Sau )
Yahoo : girlhongkycity
Nhận Xét : Gần Xinh (cũng thuộc loại dễ nhìn ko sợ ế Smilie). Học giỏi , vui tính nhưng hay đố kị với mấy đứa em Smilie . Hình Như cũng có người đang theo đuổi
4: Chị Nguyễn Hồng Nhạn
Ngày Sinh : ...../...../1993
Yahoo : chisti_lina
Nhận Xét : Lùn , ko sợ ế , nhưng dễ ốm quá , thích Au và boom (Au chơi còn giỏi hơn cả thằng em )Smilie
5. Anh Việt
Ngày Sinh :....../....../......
Nhận Xét : Tuy gần 20 tuổi rùi nhưng lùn quá , ko đủ cả cân nặng để vào cảnh sát ( có 44 kg Smilie)
6. Em út Nguyễn Xuân Vũ
Cái này ở ảnh đại diện có hết rùi , chỉ cần click vào đó là thấy hết Smilie
 


2 Trang  1 2 >

Các bài viết vào Sunday 9th September 2007

   Trong: -Học Tập
 

TÌNH CA HÓA HỌC


Lại bắt đầu từ bazơ, axít
Mùa hạ xôn xao trong mỗi phương trình
Phản ứng nào ta dùng để chứng minh
Về tính khử nhôm mạnh hơn đồng, sắt , bạc

Năm tháng cháy tuổi hồng ta khao khát
Điều kiện nào đây chuyển hóa chất hữu cơ
Bằng đun nóng, nước brôm hay xúc tác bất ngờ ?
Cho tình yêu tạo thành sau phản ứng

Sắt tác dụng với phi kim ở nhiệt độ cao tùy hứng
Em đừng làm chất lưỡng tính trong em
Dù điện cực trơ, vách ngăn xốp thật mềm
Đừng bị khử như ion natrri anh nhé !

Từ tinh bột có thể nào điều chế
Rượu etylíc bằng men của tình yêu ?
Khi xa rồi vẫn nhận biết một điều :
Những dung dịch dẫu không còn nhãn mác !

Mùa hạ cứ thản nhiên vô tình nắng át
Các đồng phân của hợp chất hữu cơ
Phản ứng với đá vôi, màu nước brôm bị mất tự bao giờ
Tạo pôlime trong quá trình phản ứng

Lại bắt đầu từ những trang giấy trắng
Một mùa thi ươm ngững giấc mơ hồng
Chín mươi phút làm bài râm ran tiếng ve ngân


   Trong: -Học Tập
 

TÌNH CA SINH HỌC


Tình yêu - bản chất di truyền
Khi trội khi lặn - cái duyên của đời
Gien tình thường biến ai ơi,
Gặp phen đột biến phản hồi tác nhân !
Lai xa lại thích lai gần
Ưu thế lai tạo đa phân mà thành
Vài trò ngoại cảnh đã đành
Học thuyết La-mác ngọn ngành tự nhiên
Đác-uyn chọn lọc vững bền
Đồng quy tính trạng nhân nguyên sự tình
Cơ chế tiến hoá trời sinh
Dẫu cùng phả hệ chúng mình vẫn yêu !
Mù màu, máu khó đông tiêu
Mức phản ứng có ít nhiều khác nhau

Tiền sinh học anh ở đâu ?
Thôi thì anh hãy bắc cầu gien em !


Các bài viết vào Tuesday 26th June 2007

   Trong: -Học Tập
 
Giữa cái nắng oi bức của mùa hè, những giám khảo chấm thi môn Văn thi tốt nghiệp THPT liên tục được xả hơi bởi những bài văn cười ra nước mắt. Dưới đây là bài viết của một giáo viên tham gia chấm thi tốt nghiệp THPT năm nay.
Kim Lân nhặt được vợ
   Không rõ do sức ép của những ngày ôn thi căng thẳng, do sự lơ là, chểnh mảng đến học tập, nhiều thí sinh đã có những "nhầm lẫn" hết sức phi lý trong bài làm.
   Với yêu cầu của đề: "Nhận xét ngắn gọn về tình huống độc đáo trong truyện "Vợ nhặt" của Kim Lân", nhiều bài làm đã có những biến tấu độc đáo.
"Kim Lân là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông có rất nhiều tác phẩm châm biếm, đả kích một cách tích cực trong xã hội cũ. Nhưng cái mà người ta nói nhiều về Kim Lân vẫn là những vở kịch, những bi kịch của xã hội cũ. Tác phẩm được coi là tác phẩm tiêu biểu của ông nói lên tấn bi kịch của xã hội phong kiến lúc bấy giờ người ta vẫn phải nói đến đó là tác phẩm Vợ nhặt".
   Chưa nói đến lỗi về cách thức diễn đạt, kiến thức về tác giả Kim Lân của thí sinh có hẳn là sự "nhầm lẫn" hay là kết quả của một cách học "cưỡi ngựa xem hoa"?
   Tai hại hơn, có em còn hùng hồn khẳng định: "Kim Lân nhặt được vợ về, tuy không có gì nhưng ông cũng rất chăm lo cho gia đình, không như bao kẻ ích kỷ khác bỏ bê vợ con".
   Nếu đọc được những câu văn trên, có lẽ nhà văn sẽ giật mình xem lại đời tư.
   Nhưng như thế vẫn còn may bởi em HS vẫn nhớ được mang máng cái gì liên quan đến chuyện nhặt vợ. Có em hồn nhiên "trèo" từ tác phẩm này sang tác phẩm khác:
   "Tình huống truyện độc đáo mà Kim Lân tạo ra trong truyện "Vợ nhặt" là chi tiết Mị cởi trói cho A Phủ". Và suốt 2 mặt giấy, thí sinh mải mê với sức sống tiềm tàng của Mị, gạt hẳn người vợ nhặt tội nghiệp trong tác phẩm của Kim Lân vào dĩ vãng.
"Vợ nhặt" có văn hóa ẩm thực cao?
   Chưa hết, nhiều em học sinh đã cảm hứng phóng tác "Vợ nhặt":
"Tràng là 1 nhân vật mà tác giả đã đặt anh ta là người kéo xe bò chuyên đi lượm xác người chết. Một công việc tưởng chừng đáng sợ như vậy nhưng ngày nào anh ta cũng đi khắp nơi thu lượm xác người chết vì đói, vì bệnh tật".
   Tội nghiệp, có lẽ cái chết của nạn đói năm 45 đã ám ảnh thí sinh quá nhiều chăng?
   Cuộc gặp gỡ giữa Tràng và người vợ cũng được thí sinh lưu tâm đến: "Trên đường về, Tràng nhìn thấy một người như sắp chết vì đói. Tràng bế cô gái lạ về nhà mình và cứu sống cô gái. Cô gái ở lại với Tràng và đền ơn Tràng bằng cách làm vợ anh".
   Thật là một cuộc duyên tình vừa éo le, vừa xúc động, đượm chất thơ của cổ tích.
   Lại có em tưởng tượng về một cuộc gặp hiện đại hơn: "Có một lần anh bắt gặp một người con gái đi lang thang trong làng. Anh nhìn thấy mà thương, đã mời chị vào một quán gần đó".
   Thí sinh còn bình phẩm rất "tinh tế" về hành động của thị: "Hành động ăn xong bốn bát bánh đúc, gạt đôi đũa quanh miệng chứng tỏ thị là người có văn hóa, có khả năng ẩm thực cao".
Chiến sĩ sống trên mây gió !
   Bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu cũng chung số phận với tác phẩm trên.
   Về câu thơ: "Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù", HS đưa ra nhiều cách cảm nhận khá thú vị: "Những chiến sỹ đã được sống trên mây, trên gió, các anh xuống trần gian để khai sáng cho nhân loại". "Khi ra đi, người chiến sỹ luôn có mối bận tâm, lo lắng về quê nhà. Anh không ở nhà để cùng mẹ già, vợ con vượt qua những thiên tai bất ngờ của tự nhiên như mưa nguồn, suối lũ".
   Chẳng sung sướng gì hơn "Vợ nhặt" của Kim Lân, "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân cũng đã được thí sinh bình luận bằng cái nhìn hết sức độc đáo:
   "Dòng sông Đà như một người phụ nữ hung dữ mà người lái đò là một đấng nam nhi đã cảm hóa được người phụ nữ hung dữ ấy đi theo mình".
"Nhắc đến người lái đò, chúng ta nghĩ ngay tới hai cánh tay dài lêu nghêu, đôi chân gân guốc…".
   Có bài làm từ đầu đến cuối, thí sinh ngợi ca vẻ đẹp trữ tình, lãng mạn, tần tảo, lam lũ của cô gái lái đò trên sông Đà. Học sinh này đã "chuyển đổi giới tính" cho nhân vật hay chưa bao giờ đọc đến tác phẩm của Nguyễn Tuân?
Những bài làm ấy chỉ là sự nhầm lẫn hay phản ánh một thực trạng đáng buồn của thí sinh? Nhiều em chưa hề đọc tác phẩm thực sự, chỉ mang máng nghe thầy cô, bạn bè nhắc tới nội dung. Trong phòng thi không thể giở tài liệu hay quay bài, các em đành phải "tưởng tượng, sáng tạo" bằng tất cả những vốn liếng ít ỏi mà mình có được. Với sự tưởng tượng này, nếu đỗ tốt nghiệp liệu các em sẽ còn phát huy khả năng của mình đến đâu?
Những "quái chiêu" độc đáo
   Không ít những bài văn để lại ấn tượng sâu sắc với người đọc. Ấn tượng tốt đẹp cũng có, nhưng nhiều hơn là những ấn tượng kinh hoàng.
Có bài văn được bắt đầu bằng những câu như pháo nổ thùng rỗng:
   "Thế là muôn vạn cánh chim
Đưa em bay bổng đi tìm giấc mơ".
hay:
   "Mỗi khi nhắc đến dòng sông, ta thường nhắc đến những gợn sóng, nhắc đến ánh trăng là nhớ đến những vì sao tinh tú trên bầu trời và nhắc đến Kim Lân, chúng ta không thể không nhắc đến tác phẩm Vợ nhặt".
Không chỉ có cách vào đề "dịu êm", nhiều bài làm còn chép nguyên một bài thơ về tác phẩm này. Điều đáng ngạc nhiên là chép giống nhau, không sai đến một chữ:
   "Xin từ điển hãy thêm từ Vợ nhặt
Ôi ngòi bút Kim Lân tưởng như cười như khóc
Đói quay quắt vẫn yêu tha thiết con người
Đám cưới nào cũng có trăm chiếc xe hơi
Đám cưới anh Tràng hai hào dầu thoải mái
Sáng vu quy chưa kịp về bên ngoại
Cả nhà vui bên niêu cháo cám mẹ mừng
Không thể nuốt mà cả nhà cứ ăn
Ăn cho vợ, cho chồng, cho con nữa
Ôi hạnh phúc hóa ra đơn giản thế
Không tin có truyện cũ mấy chục năm
Xóm ngụ cư chiều hôm ấy quây quần
Tràng và vợ cứ đi với nụ cười say nhất".
   Có bài thi thí sinh đã hết sức tha thiết tô mực đậm chữ in hoa ở cuối bài: "Xin thầy cô nương tay giúp em, em xin cảm ơn".
   Có bài làm giở trò độc chiêu, viết được 4-5 dòng ở phần đầu, toàn bộ phần sau thí sinh ghi liên tiếp ba bài hát nhạc trẻ, nhạc vàng.
   Chưa kỳ thi tốt nghiệp nào nghiêm túc và đúng quy chế như năm nay. Cũng bởi thế chăng mà giám khảo đã đối diện với khả năng thực sự của chính học sinh? Những bài làm văn dẫu ngô nghê nhưng phản ánh một thực trạng có thật về những lỗ hổng kiến thức nghiêm trọng của học sinh. Mỗi khi chấm xong, sau những tràng cười là nỗi lòng nặng trĩu.

Các bài viết vào Sunday 8th October 2006

   Trong: -Học Tập
 
TRÒ ĐÙA VỀ NHỮNG CÁI TÊN BỊA

Không “hách” như  ta tưởng
Trên nhiều tài liệu sách báo, ông kê khai tên thật của mình là Nguyễn Phan Hách. Ấy là bởi ông muốn ghi đúng những gì mà giấy tờ còn giữ được. Còn sự thực thì tên đệm của ông là Xuân. Khi ông mới mười lăm tuổi, truyện ngắn “Khỏi ốm” của ông được in hết cả trang báo Văn nghệ và tên tác giả ghi là Nguyễn Xuân Hách. Thời gian làm giáo viên Trường cấp II Phương Sơn (Lục Nam, Bắc Giang), chàng văn sĩ trẻ Nguyễn Xuân Hách đem lòng yêu một cô gái họ Phan. Để ghi dấu mối tình này, anh lấy họ của cô gái làm tên đệm của mình. Thậm chí sau này, từ sự việc trên, anh đã có bốn câu thơ lục bát:
Tên em cùng với tên anh

Yêu nhau đem đặt bút danh quen rồi
Oái oăm lắm mấy sự đời
Tên thì lấy được còn người thì không.
Sở dĩ có câu thứ tư là vì yêu nhau được ba năm thì họ chia tay. Xung quanh mối tình này, nhà văn trẻ còn có một số kỷ niệm đáng nhớ: Một lần, Nguyễn Phan Hách viết một bài thơ và dưới bài ông ký tên chung hai người: Tên mình và tên cô gái. Đúng dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ mùng 8/3, thấy bài thơ “đường được”, cụ Trinh Đường bấy giờ là biên tập viên báo Văn nghệ đã lập tức đưa in bài thơ trên trang nhất. Có điều, cụ chỉ để mỗi tên tác giả là cô gái họ Phan nọ.
Lại một lần khác: Bấy giờ vào quãng 1964, 1965, Nguyễn Phan Hách nảy hứng viết một bài nửa truyện nửa ký về chính người yêu của mình. Bài viết kể về những suy tư của cô gái ở một miền quê phải hứng chịu những trận bom Mỹ. Bài viết để tên người thật, địa danh thật nhưng sự kiện thì… hư cấu. Bài viết được in cả trang báo Tiền phong và sự rầy rà cũng bắt nguồn từ đây. Theo Nguyễn Phan Hách nhận định thì lúc ấy ông còn “non tay nghề”, không phân biệt được sự khác nhau giữa truyện và bài báo. Bài đăng, đài đọc ra rả cả thị trấn Lục Nam cùng nghe. Huyện ủy phản ứng. Nhà trường nơi Nguyễn Phan Hách dạy cũng làm dữ lắm. Vì sự cố ấy, ông bị điều chuyển công tác. Chung quy lại cũng vì tình cảm đặc biệt với người yêu. Theo Nguyễn Phan Hách cho biết thì tên cô gái còn được xuất hiện ngay từ tít bài với co chữ… tương đối lớn. Điều này làm cô gái thích lắm.
Trái ngược với cái tên “thét ra lửa” của mình, ở ngoài đời, Nguyễn Phan Hách được tiếng là người lành hiền. Chẳng thế mà, hồi ông còn công tác ở báo Văn nghệ, nhà thơ Vĩnh Mai, Tổ trưởng Tổ thơ đã làm thơ vui về cái tên của ông và các đồng nghiệp khác trong tổ, trong đó có câu như sau: Hổ - Hách mà hiền. Đúng là ở đời, ông và nhà thơ Phạm Hổ có cái tên nghe dữ dằn nhưng mà tính tình thì thật… lành

Hồng nào mà chẳng ngát hương...
Nguyễn Thị Ngát là một cái tên đậm hương đồng gió nội. Cũng bởi mẹ chị tên Mùi, mà theo cách đùa trêu của dân quê “đã là mùi thì phải ngát”, nên ngay từ thuở lọt lòng, chị đã được các bậc sinh thành đặt cho cái tên ấy. Chị kể, hồi chị còn học cấp II, cùng nhóm chơi với chị là các cô bạn có những cái tên nghe rất “gợi”, tạo thành bộ tứ nữ gồm: Huệ, Hường, Đường, Ngát. Nhưng cả bốn cô đều giống nhau là chẳng cô nào có cái tên đệm nghe “văn vẻ” một chút ngoài chữ Thị. Trong một lần ngồi tào lao, họ mới nảy sáng kiến phải chỉnh cái tên đệm sao cho kiểu cách hơn. Thế là cô Huệ trở thành Bích Huệ; cô Đường lấy là Hải Đường. Riêng Nguyễn Thị Ngát thì “tự điều chỉnh” thành Nguyễn Thị Hồng Ngát. Đây cũng là cái tên chị ký dưới bài thơ đầu tay.
Đằng thẳng mà nói, so với tên gốc, bút danh Hồng Ngát nghe đậm đà và ngân vang hơn. Đặc biệt, trong mấy năm từ 1968 tới 1974, trên sân khấu Nhà hát Chèo Việt Nam, khán giả được nhiều lần làm quen với diễn viên Hồng Ngát trong vai mẹ Đốp. Có người nói, cái tên Hồng Ngát nghe mới “hợp” với sân khấu chèo làm sao. Nói vậy chưa đủ, nó còn rất “hợp” với diễn đàn thi ca. Vì từ lâu, độc giả đã quen với một nữ nhà thơ có cái tên Nguyễn Thị Hồng Ngát.
Là người có tài ứng đối, Nguyễn Thị Hồng Ngát cũng đã để lại một số giai thoại đến nay vẫn được anh em trong văn giới truyền tụng.
Một lần, Hội Nghệ sĩ Sân khấu tổ chức cho anh chị em hội viên đi tham quan đền Hùng. Tham gia cùng đoàn có cụ Trúc Đường, anh ruột nhà thơ Nguyễn Bính và là tác giả của một số kịch bản sân khấu nổi tiếng, trong đó có vở “Thái hậu Dương Vân Nga”. Nhằm lúc mọi người đang mồ hôi mồ kê leo lên đền Thượng, cụ đọc trêu Hồng Ngát: Hồng nào mà chẳng ngát hương. Rất mau lẹ, Hồng Ngát đối lại ngay: Trúc nào mà chẳng có đường ở trong. Học cách chơi chữ của bậc cha chú, nữ thi sĩ dùng ngay cái tên Trúc Đường ghép thành câu bát khá tài tình. Mọi người cười ồ. Riêng đạo diễn kiêm kịch tác gia Thế Vũ, ngoài sự tán đồng, còn “kích” thêm: “Ngát, cô phải đổi thế này mới đúng: Trúc già mà lại có đường ở trong”. Ý bậc đàn anh muốn giễu cụ Trúc Đường già rồi còn thích “lỡm” gái trẻ.
Một lần khác. Nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi mời một số tác giả đến đọc thơ để thu băng phát trên đài. Đến sớm nhất là lão nhà thơ đầu bạc Trần Lê Văn và nữ thi sĩ trẻ Nguyễn Thị Hồng Ngát. Vốn là người am tường Hán học, lão thi sĩ ra điều kiện: "Nghe nói Ngát đối đáp giỏi lắm phải không? Bác thử câu này nhé: Bạch phát phát hồng nhan". Hồng Ngát ứng khẩu ngay: "Hồng nhan can bạch phát". Bậc trưởng lão nghe vậy cười ha hả, chịu là đối giỏi. Nhiều người sau này nghe chuyện cũng cho là như vậy. Ngoại trừ có người đùa trêu: “Phải chữa lại câu sau là: Hồng Giang can bạch phát thì mới đúng” (TS, dịch giả Phan Hồng Giang là phu quân của nữ thi sĩ Nguyễn Thị Hồng Ngát).
Quả là, với bút danh Hồng Ngát, nữ thi sĩ của chúng ta đã “gặt hái” được không ít chuyện vui. Tuy nhiên, theo Hồng Ngát, bởi có sự khác biệt giữa nghệ danh và tên khai sinh nên nhiều khi chị cũng bị “hành” đến khổ khi phải làm các thủ tục giấy tờ...

Các bài viết vào Monday 29th May 2006

   Trong: -Học Tập
 
ĐIÊM CAO MÔN LỊCH SỬ : KHÔNG KHÓ

Học lần lượt từng vấn đề và không học tủ

Chương trình ôn thi tốt nghiệp lớp 12 bó gọn trong gần 300 trang của 2 cuốn sách giáo khoa (SGK) Lịch sử lớp 12. Trong tài liệu hướng dẫn ôn tập của Bộ GD&ĐT, phần lịch sử Việt Nam chỉ yêu cầu ôn tập những nội dung cơ bản nhất. HS chỉ phải ôn tập từ năm 1919 đến năm 1975. Cả một chương từ 1975 đến 2000 các em không phải ôn. Không chỉ bớt hẳn một giai đoạn mà ngay trong từng giai đoạn (mà các em phải ôn), nội dung ôn tập cũng được lược đi nhiều so với sách giáo khoa. Như vậy, các em chỉ phải ôn tập những nét chính, những nét rất cơ bản trong lịch sử Việt Nam. So với năm ngoái, khối lượng kiến thức năm nay HS phải ôn tập chỉ bằng 7/10.Cần nhớ không học tủ và học lần lượt theo từng vấn đề.

Học để hiểu và nắm bản chất

Để ôn tập có hiệu quả, các em nên lưu ý phương pháp học. Khi học ôn, cần phải đi từ quy nạp đến diễn giải. Cụ thể, phải xem nội dung từng chương gồm những bài nào, trong bài đề cập đến vấn đề gì, những vấn đề đó bao gồm những sự kiện nào. Cách học này khác hẳn với khi học một bài mới ở trên lớp (học từng phần trong một bài, từng bài trong một chương, rồi mới đến thứ tự các chương).Lịch sử có những vấn đề cần phải học thuộc. Nhưng nếu học thuộc lòng từng câu từng chữ thì không bao giờ có thể nhớ hết được. Những vấn đề cần học thuộc lòng là chủ trương của Đảng, ý nghĩa lịch sử của từng sự kiện... Để dễ thuộc, các em chia ra thành từng vấn đề nhỏ, thành từ câu, từng ý. Ví dụ, khi học ý nghĩa của một sự kiện, các em chia ra từng ý như: Sự kiện này đối với thế giới có ý nghĩa gì, đối với VN trong giai đoạn đó có ý nghĩa gì, đối với tổng thể một chặng đường dài có ý nghĩa gì. Như vậy, các em sẽ nắm được bản chất của vấn đề mà nếu chỉ ngồi học thuộc lòng từng câu, từng chữ thì sẽ chẳng bao giờ thuộc hết được.

Chia ra các dạng bài cho dễ học

Trong quá trình ôn tập, các em nên học theo các dạng bài sẽ dễ nhớ, dễ hiểu. Thường thường Lịch sử có các dạng bài sau:
Dạng bài các cuộc cách mạng, các cuộc khởi nghĩa, các chiến dịch.v.v... Chú ý đến lôgic của dạng bài này, gồm: Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến cách mạng; Diễn biến của cách mạng; Kết quả ý nghĩa của cách mạng.
Dạng bài các Hội nghị, các đại hội.v.v... cần trình bày: Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến hội nghị (đại hội); Nội dung hội nghị/ đại hội; Kết quả, ý nghĩa hội nghị/ đại hội.
Dạng bài Lịch sử một nước (ví dụ nước Mỹ, nước Nhật.v.v...) học theo dàn bài sau: Tình hình kinh tế; Tình hình chính trị; Tình hình xã hội.
Về phương pháp làm bài thi, đầu tiên chúng ta đọc kỹ đầu bài để xem đầu bài hỏi ta những vấn đề gì? Mức độ trả lời từng vấn đề đó như thế nào. Sau đó chúng ta sẽ lập dàn bài chi tiết. Ở khâu này thường các em hay làm đại khái, qua loa. Như vậy thật là thiếu sót vì chính dàn bài sẽ giúp ta trả lời rõ ràng, mạch lạc, đủ ý. Cuối cùng bắt tay vào viết bài. Cần viết rõ ràng, mạch lạc, chữ viết đủ nét dễ đọc. Cách hành văn sáng sủa dễ hiểu, câu văn đúng ngữ pháp, viết đúng chính tả. Khi làm xong thì rà soát lại toàn bài. Nếu thấy cần bổ sung những vấn đề còn thiếu thì các em viết xuống dưới bài và ghi rõ “Bổ sung câu 1” hoặc “Bổ sung câu 2”.v.v...

2 Trang  1 2 > 
CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Thông tin cá nhân

neuemdaquen
Họ tên: Nguyễn Xuân Vũ
Sinh nhật: 10 Tháng 8
Yahoo: rhythm_of_the_rain_151  
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn




(♥ Góc Thơ ♥)

Tik Tik Tak

Truyện cười

Tin nhanh

Nhạc Trực Tuyến

Bạn bè
p3' h3o lov3 u 4ever
p3' h3o lov3 u 4ever
boy_romance
boy_romance
Xem tất cả

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024 VnVista.com