nguyenkhanh's Blog

Thông tin cá nhân

nk2110
Họ tên: Nguyễn Khánh
Nghề nghiệp: sinh viên
Sinh nhật: 21 Tháng 10 - 1987
Yahoo: ice_hẻat207  
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
NO THING GONNA CHANGE MY LOVE FOR YOU

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31



(♥ Góc Thơ ♥)

Tik Tik Tak

Truyện cười

Giá Vàng

Chát Chít




BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG
[/color]Tôi đã học được từ cuộc sống:

-tôi không thể bắt người khác yêu mến mình, tất cả những điều tôi có thể lảm là cố gắng trở thành một người đáng được yêu mến ...
-tôi có thể đúng khi giận giữ ai đó nhưng không thể chấp nhận bất cứ lý do nào cho việc tôi biến thành một kẻ tàn nhẫn với người khác ....
-cho dù bạn bè tôi tốt như thế nào cũng sẽ có lúc họ làm tôi bị tổn thương và tôi phải biết tha thứ cho điều đó ...
trước khi muốn tha thứ cho người khác, tôi phải tập tha thứ cho chínn bản thân mình ...
- khi một người không yêu mến tôi như tôi như tôi mong muốn, không có nghĩa là họ không yêu mến tôi hết lòng...
-mình phải mất nhiều năm để tạo lòng tin nơi người khác nhưng lại có thể đánh mất nó chỉ trong một giây ...
-tôi phải luôn cẩn trọng vì những lỗi lầm tôi gây ra trong một khoảnh khắc, có thể làm tôi hối hận cả một đời ....

Đừng Bao Giờ !!!

Đừng bao giờ miễn cưỡng việc bộc lộ tình cảm khi bạn đang vui, hãy để nó thể hiện một cách tự nhiên. Còn khi bạn đang ở trong một tâm trạng xấu, hãy đối mặt với nó.
- Đừng bao giờ sợ cố gắng làm cho mọi thứ tốt hơn, bạn sẽ ngạc nhiên với kết quả mà bạn đạt được.
- Đừng để cân nặng của cả thế giới đè lên đôi vai nhỏ bé của bạn.
- Đừng cảm thấy sợ tương lai, hãy cố gắng đối mặt với mọi thứ trước mắt.
- Đừng bao giờ cảm thấy tôi lỗi với quá khứ, hãy rút kinh nghiệm từ những lỗi lầm đó.
- Đừng nghĩ rằng bạn cô đơn, bởi luôn có ai đó đang đưa tay cho bạn nắm.
- Đừng bao giờ để cơ hội vuột qua khỏi tầm tay, có thể chẳng còn cơ hội nào tốt hơn đến với bạn.
- Đừng bao giờ chần chừ thực hiện những sở thích của bạn.
- Đừng bao giờ sợ việc cho đi khi bạn vẫn còn thứ để cho.
- Đừng quên rằng bạn có thể biến mọi ước mơ thành sự thật. Điều đó không khó như bạn tưởng đâu.
Bạn sẽ làm đượctất cả nếu như bạn cố gắng. Vì vậy, đừng bao giờ ngừng yêu thương, ngừng tin tưởng, và đừng bao giờ ngừng mơ ước.

Hãy Đưa Ra Một Luật Định Cho Riêng Mình

1. Hãy tự hào về mình

Niềm tự hào về bản thân chính là con đường đưa bạn bươc tới đỉnh cao của cuộc sống.Trong cuộc sống có vô số những điều có thể đưa bạn tới con đường đó. Trước tiên bạn nên tự hào với trình độ, với công việc và tất cả những gì mà bạn đã đạt được. Bước tiếp tới bạn hãy cho mình được tự hào với những người thân và mái ấm của mình. Cũng như câu „quê hương là chùm khế ngọt...” và nó cũng chính là niềm tự hào của bạn. Nếu như lạc quan hơn một chút bạn sẽ thấy tất cả những gì chung quanh đều có thể khiến bạ thấy vui sướng và tự hào.. Bạn hãy thật dũng cảm để bước đi, bạn chính là bạn không có gì để mặc cảm khi kém hơn người khác. Hãy giúp đỡ những người chung quanh, và chính bản thân mình. Hãy cùng giúp đỡ nhau tiến lên và sống với niềm tự hào về bản thân mình.

2. Hãy tự quyết định cho mình

Bạn không nên trần chừ với một quyết định nào hết. Hãy cẩn thận nhìn lại một lần nữa, nếu như vẫn thấy không sai. Bạn hãy cho bản thân một lần cơ hội biết tự quyết định cho chính mình. Hãy nắm trong tay số phận của chính mình. Bắt đầu từ những việc đơn giản như: nếu muốn liên lạc với ai đó thay vì ngồi viết thư hãy gửi mail hoặc sms. Nếu muốn có một thân hình thon thả mà bạn không thể tập qua 1h hãy chỉ bắt đầu từ 40 phút mà thôi .Sự khởi đầu bao giờ cũng rất khó, thế nhưng đừng bao giờ bỏ cuộc vì lý do ,tôi làm không được hòan hảo”. Trên đời này đâu có gì được gọi là mỹ mãn. Chẳng hạn như nếu bạn muốn làm việc thiện hãy bắt đầu ném những đồng xu lẻ cho những người nghèo. Nếu bạn muốn con cái học giỏi hơn hãy kèm chúng 15 phút mỗi ngày. Hãy thường xuyên làm những việc mà bạn muốn, nhưng không cần phải miễn cưỡng sức mình. Bạn chỉ cần bắt đầu và cố gắng cho bước tiến ngày một xa hơn. Thành công không phải một sớm, một chiều nhưng nếu đã là nguyện vọng hãy để nó có được hy vọng thành công.

3.Hãy sống như một dũng sỹ

Một dũng sỹ thường rất mạnh dạn, hòa đồng, quyết tâm, sự chịu đựng và lòng cầu tiến. Tất nhiên trong những bản lĩnh ấy cũng không thể thiếu sự tự tin, cảm thông và bình tĩnh. Người ấy luôn tiến vể phía trước, trong khi có những người thà rằng lẩn trốn ở đằng sau. Dũng sỹ luôn hiện diện tại mặt trận, nhưng cũng có cuộc sống thường ngày của mình.Hãy cố bình tĩnh và thân mật kể cả đối với những người đối với bạn khó chịu, quá đáng và bất công. Những người mà bạn đã từng giúp đỡ dù họ không dành cho bạn một lời cảm ơn. Hãy tiếp tục giúp đỡ họ.Bạn hãy luôn nói những lời thật lòng cho dù có thể có làm gây mất lòng người. Con đường đi tới thành công có thể làm bạn thất vọng và sụp đổ, thế nhưng đừng bao giờ bỏ cuộc.Dũng sỹ là một cấp cao hơn những người trong thiên hạ. Người thầy luôn luôn phải tự rèn luyện bản thân mình để giúp đỡ người khác .

4.Hãy đưa ra một luật định cho riêng mình

Nếu bạn là một người nhiệt tình, mạnh mẽ, hào phóng bạn là người thành công. Sẽ có rất nhiều người muốn nhờ vả bạn. Họ sẽ may mảy để thay đổi quyết định của bạn. Hãy tập trung vào điều mà bạn muốn làm, phải luôn tự nhắc nhở mình để khỏi quên mụch đích chính của mình là gi. Bạn có sự xếp đặt và hành động của riêng mình hãy dành cho „tâm” quyền quyết định. Bạn đừng bao giờ đồng ý đi tới phương pháp giải hòa, nếu như bạn biết được sự thật ngiêng về mình. Bởi sự dối trá nào cũng chỉ dẫn tới sự dối trá khác to lớn hơn.Nếu bạn đã nhận lời làm việc gì đó, đừng bao giờ thất hứa. Bạn hãy chịu trách nhiệm về những việc làm của mình. Những người xunh quanh luôn muốn biết bạn nghĩ gì và sự quyết tâm của bạn là bao nhiêu. Bởi vậy mỗi khi nói chuyện, hãy nói một cách rõ ràng, rành mạch. Hãy đưa ra những vấn đề và những yếu tố trực tiếp có hiệu lực với việc mà bạn đang nói.Nếu như bạn luôn giữ đúng lời hứa, bạn sẽ đón nhận được sự mến phục của bạn bè. Nhưng nên nhớ đừng hứa hẹn gì hơn câu „bạn có thể tin vào lời hứa của tôi”


[color=blue]

Thời tiết

Tỷ giá

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

Bạn bè
linda_lananh_mckawin_88
linda_lananh_mckawin_88
Nhóc lạnh lùng
Nhóc lạnh lùng
pe'Ti
pe'Ti
stylistgirl
stylistgirl
nữ hiệp sĩ tóc trắng
nữ hiệp sĩ tóc trắng
Kim Xa Lang Quan
Kim Xa Lang Quan
Catlocbaodao_ttnl2008`
Catlocbaodao_ttnl2008`
Miu Miu
Miu Miu
11B4 pro
11B4 pro
living2love_27
living2love_27
Xem tất cả

9 Trang < 1 2 3 4 > » 

   Trong: tình yêu
 
Một buổi chiều hoàng hôn , hai đứa mình cùng bước trên con đường vắng . Lá nhè nhẹ rơi vương cả trên mái tóc em . Hai đứa đều im lặng hồi hộp , lo lắng hay như chờ đợi một điều gì đó . Và rồi như muốn phá vỡ cái sự im lặng đấy xao xuyến , em quay lại nhìn tôi chợt hỏi : '' Nếu bây giờ bắt anh phải chọn giữa em và cuộc sống của anh sẽ chọn ai ? . Tôi lặng lẽ :'' Anh sẽ chọn .......cuộc sống của anh'' . Em ngoảnh mặt quay đi giấu những giọt nước mặt vừa lăn trên khóe mi .......

Mười tám năm sau , em lại gặp tôi trên con đường cũ . Thế nhưng bây giờ em không còn là em của ngày xưa nữa mà đã là mẹ của 2 đứa trẻ và có một gia đình hạnh phúc . Tôi và em lại im lặng cùng xao xuyến những cảm giác của tình đầu . Và cũng lại là em phá vỡ sự im lặng đó bằng câu hỏi năm xưa :'' Bây giờ cho anh chọn lại anh sẽ vẫn chọn cuộc sống của anh chứ ?'' . Tôi bình thản gật đầu . Em nghẹn ngào trong sự giận hờn : ''18 năm qua vẫn chưa đủ để anh thay đổi ý kiến hay sao'' ? Tôi mỉm cười :'' 18 năm hay là cả một đời người , anh sẽ vẫn chọn cuộc sống của anh . Vì sao ư ? Vì ............cuộc sống của anh ........chính là em đó'' .

Vô tình mình đọc được câu chuyện này . Nó thật lãng mạn và cũng thật buồn . Chỉ vì sự hiểu lầm mà một tình yêu tuyệt đẹp tan vỡ . Tại sao chúng mình không cùng nhau chia sẻ những suy nghĩ của cả hai phái về tình yêu , tình bạn , cuộc sống và cả về người khác phái nữa ? Hi vọng rằng sẽ nhận được nhiều đóng góp của phái nữ để tụi mình ngày càng hoàn thiện hơn . nhaymat.gif



 
Trong cuộc sống, bạn hãy nhớ những điều sau đây...

Chấp nhận: Hãy biết chấp nhận người khác, con người thật của họ và những lựa chọn của họ cho dù có khi bạn khó mà hiểu được niềm tin, động cơ hay hành động của họ.

Kết bạn: Hãy tạo ra một nhóm bạn có thể chia sẻ với mình những hy vọng, ước mơ, nỗi buồn và niềm vui sướng.

Niềm tin: Hãy tin tưởng vào chính mình, tin rằng mình sẽ thành công, hạnh phúc và những điều tốt đẹp sẽ đến với mình. Những rào chắn chỉ là những chướng ngại nhỏ trên đường và bạn sẽ vượt qua chúng thôi.

Khám phá: Hãy luôn tìm tòi, khám phá và thử nghiệm. Cuộc sống luôn có nhiều điều kỳ lạ. Mỗi khi bạn thử một cái gì đó mới mẻ, bạn sẽ nhận được thêm nhiều điều hay.

Tha thứ: Hãy tha thứ và quên đi những điều không hay. Sự giận dữ, thù hận chỉ làm lòng bạn thêm trĩu nặng và muộn phiền. Hãy để lòng mình rộng mở và nhớ rằng, ai cũng có thể mắc sai lầm.

Trưởng thành: Hãy để lại sau lưng những con điều không hay từ thời thơ ấu. Hiện tại là ở đây và tương lai là phía trước, hãy chỉ sống hết mình cho hôm nay mà thôi…

Hy vọng: Hãy hy vọng vào những điều tốt đẹp nhất và đừng bao giờ quên rằng bất cứ điều tốt đẹp nào cũng có thể đến với bạn, miễn là bạn luôn sống và cố gắng hết sức mình.

Bỏ qua: Hãy bỏ qua những suy nghĩ tiêu cực trong đầu bạn. Thay vào đó, hãy tập trung vào mục đích chính của mình và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp.

Tiến lên: Hãy mở ra những cuộc hành trình mới, những cuộc thử thách mới bằng cách luôn khát vọng vươn lên, và mở rộng lòng mình. Cố gắng học một cái gì đó mới mẻ mỗi ngày và bạn sẽ trưởng thành hơn.

Chờ đợi: Hãy kiên nhẫn, bạn phải biết rằng dù cho sự việc tệ đến thế nào đi nữa thì nó rồi cũng sẽ tốt hơn thôi. Hơi ấm của mùa xuân luôn đến sau mùa đông khắc nghiệt nhất.

Yêu thương: Hãy để tình yêu lấp đầy trái tim bạn. Khi sự căm ghét ngự trị trong tim thì chẳng còn chỗ cho bất kì thứ gì khác, nhưng nếu có tình yêu hiện diện ở đó, bạn sẽ nhận ra rằng niềm hạnh phúc, niềm vui, thành công đều ở cả nơi đây.

Quản lý: Hãy quản lí thời gian và chi tiêu của mình một cách khôn ngoan, bạn sẽ ít bị căng thẳng, lo lắng. Như vậy, bạn có thể tập trung vào những việc quan trọng hơn trong cuộc sống của mình.

Chú ý: Đừng bao giờ phớt lờ những người bệnh tật, đang tuyệt vọng, yêu đuối hay đau đớn đáng thương. Hãy giúp đỡ khi có thể và luôn luôn giúp bằng lòng tử tế và sự hiểu biết của mình.

Đón nhận: Hãy mở mắt nhìn và đón nhận tất cả vẻ đẹp xung quanh bạn. Thậm chí ngay cả vào thời điểm khó khăn nhất cũng còn nhiều thứ khiến bạn phải mỉm cười, và mang ơn.

Đùa vui: Đừng bao giờ quên đùa vui khi làm vịêc, thành công chẳng có ý nghĩa gì nếu không có tiếng cười và niềm vui sướng.

Đặt câu hỏi: Hãy luôn luôn đặt nhiều câu hỏi vì bạn có mặt ở đây, trong cuộc sống này, là để học hỏi, để tìm hiểu cuộc sống và học cách sống.

Thư giãn: Đừng để sự lo lắng và căng thẳng chiếm lĩnh cuộc đời bạn và hãy nhớ rằng cuối cùng mọi việc luôn luôn có cách giải quyết.

Chia sẻ: Hãy chia sẻ tài năng, kỹ năng, kiến thức và thời gian của bạn với người khác. Mọi thứ bạn đầu tư vào người khác sẽ quay về với bạn gấp nhiều lần hơn thế.

Cô gắng: Hãy cố gắng, cố gắng không ngừng. Thậm chí ngay cả khi ước mơ của bạn dường như không thể thực hiện được thì bạn cũng cứ thử xem sao. Bạn sẽ kinh ngạc trước những gì bạn có thể đạt được.

Sử dụng: Hãy sử dụng năng khiếu của bạn theo khả năng tốt nhất. Tài năng bị lãng phí chẳng có giá trị gì, tài năng được sử dụng sẽ mang đến nhiều phần thưởng bất ngờ.

Đánh giá: Hãy quí trọng bạn bè và thành viên trong gia đình, những người đã ủng hộ và động viên bạn và nhớ rằng, hãy sẵn lòng giúp họ.

Làm việc: Hãy làm việc chăm chỉ mỗi ngày để trở thành con người tốt nhất mà bạn có thể, nhưng đừng bao giờ cảm thấy bản thân mình tội lỗi nếu bạn gặp thất bại hay lỗi lầm. Mỗi lần mặt trời mọc báo hiệu một ngày mới đều cho bạn cơ hội thứ hai.

Nhìn và lắng nghe: Hãy nhìn sâu vào lòng những người xung quanh bạn và lắng nghe họ nói, bạn sẽ thấy những điều tốt đẹp hiện hữu nơi họ.

Bay đi: Hãy bay đến những miền hạnh phúc khi những kỉ niệm buồn hay nỗi buồn bắt đầu… ngẩng cái đầu xấu xí của nó lên. Đừng để điều gì can thiệp vào mục tiêu cuộc đời của bạn. Thay vào đó, bạn hãy tập trung vào công việc, ước mơ của mình và nghĩ về một ngày mai tươi đẹp hơn...!!!


   Trong: bạn bè
 
 

Sau khi tạo ra con trai, Thượng Đế cảm thấy hài lòng vì họ thật xứng đáng để đại diện cho những gì hay đẹp nhất. Quá ưng ý với tạo vật của mình, Thượng Đế quyết định chế ra một món quà để tặng cho con trai.

Trải qua bao đêm dài mê sảng, Thượng Đế đi đến kết luận: phải tạo một món quà kết tinh của mọi điều tốt đẹp mới xứng đáng để tặng cho con trai. Người quyết định gọi đó là CON GẠI (xin các bạn đừng tưởng lầm người ta để lộn dấu sắc thành dấu nặng).

Vì muốn tạo ra một món quà hoàn hảo, Thượng Đế đã phải bỏ công tính toán thật chi ly. Sau khi tiêu tốn một trăm mười ba triệu chín trăm tám mươi bảy ngàn sáu trăm bốn mươi hai tờ giấy (chưa kể ba tờ rưỡi để Thượng Đế chùi râu khi vừa ăn phở vừa tính toán) cộng với bút, mực (hao tốn không biết đâu mà kể), Thượng Đế đã rút ra mười ba công thức, mỗi công thức là một đa thức bậc sáu mươi bảy của cả một đống biến số. Tiếp đó, người lấy tích phân ba mươi hai lớp của cả tá công thức kia. Tiếp nữa là một quá trình tính giới hạn dài lê thê, nếu không kể đến sự lấy logarit, cơ số là một số có mười chín con số trước dấu phẩy và bốn mươi mốt con số sau dấu phẩy, của ba công thức trong số vừa kể trên. Từ kết quả có được, Thượng Đế bắt tay vào việc tạo ra “con gại”.

Vật liệu để tạo ra “con gại” gồm có: sự mảnh mai của những nhánh cây rụng lá, sự tha thướt mềm mại của…đuôi ngựa, trí thông minh của…con trai (lấy ra xài lại), thêm vào đó chừng mấy chục chất phụ gia (có cả axit mạnh, baz mạnh…) và đặc biệt, Thượng Đế còn cho thêm vài hạt “nữ tính” mà Người mới tạo ra.

Chắc mẩm rằng món quà của mình sẽ vô cùng tuyệt mỹ, Thượng Đế bèn đem mớ hổ lốn vừa kể trên bỏ vào nồi hấp sau khi trộn đều. Tiếp đến, Người đem ninh, chiên, xào, nấu, hấp, kho, luộc, chưng, tiếp theo là xử lý bằng tia cực tím trong môi trường lạnh -272,9 độC, áp suất 9 triệu atm. Trải qua thêm mười mấy quy trình vật lý nữa, “con gại” được Thượng Đế hi vọng là sẽ có một sức chịu đựng cao, bền gấp ba lần con trai. Sau rốt, Thượng Đế bỏ thêm mấy toán tử logic, vài dấu tích phân, vài công thức giải tích rồi đem tất cả cho vào hũ, đậy chặt để thực hiện quá trình…lên men.

Thế nhưng, hỡi ơi, có ai ngờ rằng Thượng Đế cũng lầm lẫn, một sự lầm lẫn vô cùng tai hại. Lẽ ra Người phải lấy tích phân ba mươi bốn lớp và cơ số của phép lấy logarit chỉ có bốn mươi chữ số sau dấu phẩy. Nếu vậy thì sản phẩm của Người mới thật sự hoàn mỹ. Sai lầm này đã làm cho “con gại” trở nên khác hẳn những gì Người mong đợi. Tiếc rằng Thượng Đế không phát hiện được điều này và đúng 9 tháng 10 ngày sau, Người mở hũ. Từ trong hũ, một bầy “con gại” túa ra và ào ào xuống trần. Than ôi, đó là một món quà hay là một tai họa mà Thượng Đế giáng xuống đầu…con trai? Ta xem tiếp sẽ rõ.

Sự sai lầm của Thượng Đế làm cho “con gại” xuất hiện vô số đột biến kinh hoàng. Vì xuất phát từ một nùi công thức phức tạp, cộng với nguyên vật liệu cũng quá phức tạp nên “con gại” sinh ra là đã sẵn có…sự phức tạp trong người. Đã vậy lại còn thêm toán tử logic NOT nên “con gại” lại càng tăng phần rắc rối. Tỉ dụ con trai rủ đi ăn kem thì bảo: “Thôi! Hỏng thèm ăn đâu!” dù trong bụng thèm muốn chết, hay là ngoài miệng thì nói: “Ghét anh quá hà!” nhung trong bụng thì: “Khoái anh…quá xá!” Do ảnh hưởng của dấu tích phân nên “con gại” rất hay…ẹo. Thấy con chuột nhắt dễ thương cũng la lên oai oái: “Ối! Ối! Sợ quá! Xỉu! Xỉu…”; bị đụng nhẹ vào tay cũng thút thít sụt sùi: “Tay người ta bầm hết trơn rồi nè! Đau quá hà…”. Do được tôi luyện kỹ càng nên “con gại” có sức chịu đựng cao những chuyện động trời. Tuy nhiên, sai lầm của Thượng Đế làm “con gại” không chịu được một chuyện vô cùng cỏn con là: bị chê xấu và chê già. Hễ nói gì thì nói, nhưng bảo họ “xấu hoắc” hay “già khằn” là lập tức, đất trời nổi cơn dông tố (cỡ cấp 14 trở lên).

Thế nhưng tất cả những sự đột biến nêu trên vẫn không kinh hoàng bằng sự đột biến dưới đây. Do bị xử lý quá độ, mấy hạt “nữ tính” mà Thượng Đế dùng để tạo “con gại” bị bể ra, nát bét. Ôi thôi! Thế là lẽ ra “nữ tính” là một phạm trù rất đơn giản và dễ thương thì nay đã trở nên vô cùng rắc rối. “Nữ tính” giờ đây bao gồm: ưa ngọt, khoái nịnh, nhõng nhẽo, khoái giận lẫy, hay ghen, nói nhiều, ham ăn vặt, khoái…đì con trai, và còn nhiều nhiều nhiều thứ khác nữa. Thế chưa hết! Vì có thêm phần tác động của mấy chất phụ gia: axit mạnh, baz mạnh, dấm thanh, vài chất có tính oxy hóa cao…mà “nữ tính” của “con gại” càng thêm phần phức tạp. Bình thường, khi ghen thì chỉ là: “Tại sao hôm qua anh nhìn con nhỏ đó? Tui biết nó dễ thương hơn tui mà!....” (mặc dù hôm qua chàng chẳng hề nhìn ai ngoài nàng), còn khi có thêm chất xúc tác là axit và dấm thanh thì cơn ghen trở thành: “Grừ! Đừng thèm ngó mặt tui nữa! Đi theo người khác luôn đi!” và nàng sẵn sàng cho chàng “xơi” một chiếc guốc, hay là bay khỏi yên xe nếu chàng đang chở. Ngoài ra, do vật liệu tạo “con gại” có axit, baz và chất xúc tác nên “nữ tính” của “con gại” cũng giống như phản ứng este hóa, nghĩa là có tính thuận nghịch nhưng theo kiểu “con chuồn chuồn khi vui nó đậu, khi buồn nó bay”. Con trai rủ đi ăn chè, lúc vui thì “con gại” bảo là: “Ừa! Bữa nay tui ăn mười ly đó nghen!”, còn lúc buồn thì họ bảo: “Thôi! Hỏng thèm đi ăn đâu! Đi ăn nhiều người ta nói mình…tham.” Con trai vốn rất ngây thơ và thật thà, nghe vậy tưởng thiệt, không đi ăn thì “con gại” bảo: “Sao mà anh ngố quá dzậy? Tui nói cái gì anh cũng tin hết phải hông? Tui nói tui…hỏng thương anh thì anh có tin hông?” Sau khi nghe con trai năn nỉ gãy lưỡi thì “con gại” mới giả vờ xiêu lòng mà rằng: “Thôi được! Nể tình anh, tui mới đi ăn đó nha! Nhưng để phạt anh cái tội quá ngố, bữa nay tui ăn…mười lăm ly!” Nói chung là làm con trai muốn điên cái đầu.

Thượng Đế thấy sản phẩm của mình thật quá không ưng ý nên Người đâm ra chán nản, không muốn nghe cái tên “con gại” nữa. Ở hạ giới, con trai vì quá hiền lành nên bị “con gại” quay như…chương trình vi tính chạy đệ quy. Họ đâm ra bực bội nên gọi “con gại” là “con gai” (ý nói “con gại” như cái gai hay chích), “con gài” (ý nói con trai hay bị gài độ), “con gãi” (ý nói “con gại” làm con trai khó chịu, bực bội như bị muỗi chích). Trải qua một thời gian dài bị gọi bằng những cái tên chẳng hay ho gì cho lắm, “con gại” bèn kéo tới “Hiệp hội con trai”, sử dụng toàn bộ “nữ tính” của mình (kể cả bạo lực) để mè nheo, ỉ ôi, năn nỉ con trai gọi mình bằng một cái tên khác. Con trai vốn rất độ lượng và nhân từ nên quyết định gọi họ là CON GÁI.

Từ đó, cõi nhân gian có thêm một khái niệm mới: “CON GÁI”. Tuy tên gọi thì mới nhưng con gái vẫn không khác bao nhiêu so với “con gại”. Họ vẫn đầy “nữ tính” và vẫn làm con trai…điên cái đầu


 
 

Thực trạng tuyển sinh đại học và cao đẳng ở nước ta, nói một cách có trách nhiệm, đang lên tới mức bi hài. Bi hài bởi chúng ta đang lập một kỷ lục có một không hai: Việt Nam là nước có tỷ lệ thi trượt đại học cao nhất thế giới. Hơn thế, là quốc gia nghèo và trình độ dân trí thấp, nhưng hằng năm Việt Nam có hàng ngàn sinh viên kìn kìn kéo nhau đi... du học.

* Hiện trạng

Kỳ tuyển sinh năm vừa rồi, đã có những trường đại học tỷ lệ học sinh trúng tuyển so với số thí sinh tham gia thi tuyển là 1/80. Chúng ta hãy tưởng tưởng: Hai phòng thi chỉ lấy được một học sinh vào đại học.

Một câu nói luôn luôn được lặp đi lặp lại trên các phương tiện thông tin đại chúng là: "Năm nay là năm có số học sinh tham gia thi tuyển đông nhất từ trước đến nay”. Nếu không có gì thay đổi thì chúng ta sẽ còn được nghe những câu nói đại loại như vậy trong một số năm nữa. Và năm nay, có lẽ, một số trường sẽ có tỷ lệ tuyển sinh là 1/100. Con số đó sẽ chưa phải là con số cao nhất, nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo không thay đổi gì trong cách tiếp cận với tình hình hiện nay.

Có thể thấy rằng, những học sinh tốt nghiệp phổ thông hiện nay ít có cơ may vào đại học hơn rất nhiều so với các thế hệ cha anh. Nếu lấy một lớp 12 bình thường của một trường cấp III bình thường hiện nay (nghĩa là không phải là một trường chuyên hay lớp chọn) thì trong lần thi thứ nhất, phần lớn học sinh tốt nghiệp phổ thông đều trượt đại học.

* Đi tìm nguyên nhân

1. Cải cách chỉ để tránh tiêu cực?

 Người ta nghĩ nhiều tới những biện pháp để tuyển sinh chính xác và công bằng, chứ không nghĩ tới những biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng bất bình thường hiện nay trong tuyển sinh đại học và cao đẳng. Từ việc hiểu không đúng nguyên nhân gây nên tình trạng bất bình thường hiện nay, người ta đã đi đến những cách nghĩ, cách làm không những không giúp gì cho việc khắc phục tình trạng trên mà còn tiếp tay làm căng thẳng thêm tình hình.

2. Đánh đố học trò

 Nhiều khi, các biện pháp và chính sách đưa ra còn mâu thuẫn nhau. Chẳng hạn, do nghĩ rằng cần phải ra đề thi thật khó thì mới tuyển được những học sinh giỏi mà nhiều đề thi có tính chất đánh đố, khiến rất đông học sinh hầu như không làm được gì, gây nên sự chán nản và bất bình.

 Cách nghĩ này là sai lầm. Tài năng không phải bao giờ cũng bộc lộ ngay khi nắm được những kiến thức phổ thông. Giữa đại học và phổ thông có sự biến đổi về chất. Do vậy, không thể đánh giá tài năng chỉ căn cứ vào kết quả của một kỳ thi vốn còn nhiều yếu tố ngẫu nhiên như hiện nay.

 Vả lại, không phải cứ thi tuyển thật gắt gao thì mới chọn được tài năng. Việc ra đề thi khó chỉ giúp cho việc luyện thi càng trở nên cần thiết và do đó không những không khắc phục được nạn học thêm, dạy thêm tràn lan mà còn củng cố thêm cho nó. Những học sinh không có điều kiện học thêm sẽ không có cơ hội làm được bài.

3. Điểm chuẩn leo thang bất thường

 Thực tế là, cách tuyển sinh hiện nay của chúng ta không tạo được sự công bằng giữa các khóa tuyển sinh cũng như trong cùng một khóa tuyển sinh. Chỉ xin nêu lên một khía cạnh: Điểm chuẩn đỗ vào các trường đại học và cao đẳng tăng lên hàng năm. Nếu một khoa nào đó của một trường đại học nào đó cách đây vài năm chỉ là 11 hoặc 12 điểm thì nay đã lên đến trên 20 điểm. Như vậy, chúng ta đã tạo ra một tình hình hỗn loạn về tiêu chuẩn thi tuyển.

 Xét một cách khoa học thì điểm thi tuyển phải là một loại thước đo để đong đếm một cách khách quan kiến thức của các thí sinh. Đã là thước đo thì nó phải bất di bất dịch. Nó cũng giống như bất kỳ một loại thước đo nào khác. Có như vậy mới bảo đảm được công bằng cho các thí sinh. Cần phải xác định một điểm chuẩn cố định cho các ngành đào tạo. Khi ấy, một thí sinh đạt được một điểm chuẩn xác định đối với một khoa của một trường đại học nào đó là có quyền được nhận vào học tại khoa đó.

 Điểm chuẩn là một chỉ báo cho biết thí sinh có đủ năng lực để theo học chuyên ngành đó. Thế nhưng, cách làm hiện nay của chúng ta là mỗi năm cái thước đo đó cứ dài thêm ra và do đó, một thí sinh loại khá giỏi ở thời điểm hiện nay vẫn có thể trượt đại học, trong khi một thí sinh loại trung bình của các thế hệ trước vẫn có thể được ngồi trên giảng đường đại học.

 Nhiều người công tâm thuộc các thế hệ trước, kể cả người viết bài này, cảm thấy xấu hổ khi nghĩ rằng nếu trước đây, việc tuyển sinh cũng tiến hành như hiện nay thì mình chắc chắn trượt đại học. Đó là cảm giác xấu hổ về sự không công bằng mà thế hệ mình đang gây ra cho các thế hệ con em.

 Một người công tâm không thể yên lòng trước thực trạng điểm chuẩn thi vào đại học luôn thay đổi và quá cao như hiện nay. Ngoài ra, việc cộng điểm ưu tiên cho một số đối tượng như cách làm hiện nay cũng tạo ra một tình hình không công bằng trong cùng một thế hệ thí sinh.

4. Cộng điểm vô lý

 Chính sách cộng điểm ưu tiên là một chính sách hết sức đúng đắn và đó cũng là một phương thức để bảo đảm sự công bằng cho các thí sinh giữa các vùng, miền, các tầng lớp xã hội khác nhau.

Tuy nhiên, việc vận dụng chính sách ưu tiên đó đang tạo ra một sự bất bình trong các thí sinh, bởi vì, việc ưu tiên trong tình hình chỉ tiêu tuyển sinh hạn chế hiện nay đã đẩy một số thí sinh loại khá giỏi ở các thành thị lớn vào diện trượt đại học. Giả sử, điểm chuẩn để lấy vào một khoa nào đó là 20. Một thí sinh Hà Nội đạt được 19,5 điểm vẫn bị trượt, nhưng một thí sinh đạt được 16 điểm (+4 điểm ưu tiên) ở một vùng xa xôi nào đó sẽ vẫn đỗ vào khoa đó.

5. Cân bằng lao động?

 Quan điểm khác thì cho rằng cần phải hạn chế số lượng tuyển sinh để giảm bớt áp lực về công ăn việc làm đối với xã hội. Theo cách suy nghĩ này, người ta cho rằng, có thể giải quyết một phần sự bức xúc về việc làm nhờ vào công tác tuyển sinh đại học và cao đẳng.

Quả thực, đó là một cách nghĩ hết sức nông cạn. Hạn chế tuyển sinh đại học đương nhiên không thể tạo ra việc làm cho xã hội và cũng không thể làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Việc giải quyết công ăn việc làm liên quan đến toàn bộ nền kinh tế, đến sự phát triển chung của xã hội.

Nhưng theo quan niệm của một xã hội bao cấp thì số lượng việc làm chỉ hạn chế một số chỉ tiêu biên chế trong bộ máy quản lý nhà nước và trong các lĩnh vực kinh tế của nhà nước. Với cách hiểu đó, đương nhiên, chúng ta chỉ có thể tuyển sinh được một số lượng rất hạn chế những học sinh tốt nghiệp phổ thông và con số đó phải ngày càng giảm dần cùng với việc lấp đầy các vị trí lao động cũng như cùng với sự tinh giản biên chế hiện nay trong một số lĩnh vực.

Kết quả là, số lượng học sinh trượt đại học cứ ngày càng tăng lên mà vấn đề việc làm cũng không vì thế mà bớt căng thẳng hơn, vì nhiều học sinh không đỗ đại học sẽ được bổ sung vào đội quân thất nghiệp vốn đã khá đông đảo ở nước ta. Họ không chịu đầu hàng, họ vẫn tiếp tục học ôn để tham gia vào (những) kỳ thi tới. Hoặc giả, nếu họ muốn đi làm thì cũng không dễ gì tìm được việc làm phù hợp. Họ cũng chưa có được một khả năng để tự mình mở ra một hướng kinh doanh hay sản xuất. Họ chỉ biết trông chờ vào xã hội. Sức ép đối với việc làm trong xã hội vì thế càng tăng lên.

Về vấn đề này, cần phải có một cái nhìn tổng thể. Trước hết, chúng ta phải quan niệm ngành giáo dục cũng là một ngành kinh tế với những sản phẩm đặc thù. Quan niệm ngành giáo dục là ngành đào tạo con người cho tương lai có thể cần phải xem xét lại. Quan niệm đó có vẻ lãng mạn giống như khi ta nói nhà văn là kỹ sư tâm hồn. Nhà văn trước hết phải là nhà sản xuất mà sản phẩm của họ là các tác phẩm văn học có thể bán được hoặc không bán được.

Ngành giáo dục cũng vậy. Ngành giáo dục tạo ra các sản phẩm cho hiện tại và chính nó cũng tác động cụ thể tới sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế hiện tại của đất nước. Có thể hình dung một trường hợp như sau: Có một thành phố nhỏ với khoảng 200.000 dân và một trường đại học với khoảng 50.000 sinh viên. Toàn bộ các mặt hoạt động chủ yếu của thành phố đó sẽ phụ thuộc vào trường đại học ấy. Điều này có thể nhận ra dễ dàng trong các kỳ nghỉ hè, khi sinh viên về nghỉ hè: các xe buýt lèo tèo hành khác, các cửa hàng văn phòng phẩm, các quán cà phê, các cửa hàng photocopy, các hiệu cắt tóc, các quán cơm bình dân, nghĩa là rất nhiều các loại dịch vụ của thành phố bị đình trệ và thu nhập của thành phố đó bị giảm sút đáng kể.

Như vậy, trường đại học đó thực sự góp phần làm cho kinh tế của thành phố phát triển. Suy rộng ra, có thể nói ngành giáo dục thực sự là một ngành kinh tế có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế của đất nước, nhờ việc nó góp phần làm cho một số ngành kinh tế khác phát triển, như sản xuất giấy và đồ dùng học tập, giao thông công cộng, nhà ở cho sinh viên và rất nhiều các loại dịch vụ khác.

Đương nhiên, còn có những khía cạnh khác nữa mà chúng ta chưa tính được hết. Chẳng hạn, nếu không tìm được việc làm thì một sinh viên tốt nghiệp đại học với vốn hiểu biết của mình (thí dụ: một kỹ sư) có nhiều khả năng hơn để khởi đầu một doanh nghiệp và nhờ đó mà tạo ra được việc làm cho bản thân và có thể thu hút thêm một số lao động khác. Sức ép về việc làm nhờ đó cũng giảm đi.

Ngoài ra, nếu được mở rộng quy mô, bản thân ngành giáo dục cũng sẽ thu hút lại một số lượng đáng kể các sản phẩm của mình, thí dụ như biên chế giáo viên hay cán bộ quản lý có trình độ đại học chẳng hạn.

6. Cân bằng trình độ?

 Còn có một quan điểm khác cũng cần phải đề cập tới: đó là quan điểm cho rằng cần phải hạn chế tuyển sinh đại học vì hiện đang có sự mất cân đối trong công tác đào tạo của nước ta: Có quá nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng thiếu người có trình độ trung cấp hay cao đẳng. Bởi vậy cần phải hạn chế số lượng tuyển sinh vào đại học để buộc một số học sinh phải học trung cấp hay cao đẳng.

 Đây thực ra là một quan điểm có phần ngụy biện. Không ai có thể phủ nhận được rằng, thi cao đẳng hiện nay cũng khó chẳng kém gì đại học và tỷ lệ thi trượt vào các trường trung cấp hay cao đẳng cũng rất cao, thường thì cũng phải 1 chọi 6-7 trở lên. Ngay như hệ đại học tại chức cũng đã có tỷ lệ thi trượt là 1/6-7 hoặc cao hơn nữa.

 Mặt khác, nếu nói là nước ta đã có quá nhiều người tốt nghiệp đại học thì lại càng sai, vì nước ta hiện đang được xếp vào những nước có tỷ lệ dân số đạt trình độ đại học trở lên thấp nhất của khu vực và trên thế giới. Ngay bên cạnh ta, các nước đang phấn đấu để đạt được tỷ lệ tuyển sinh đại học là 60 - 80% hoặc cao hơn nữa, trong khi chúng ta mới chỉ đạt được khoảng 10 - 15%.

 Chỉ cần nêu một vài quan điểm thường được đưa ra để giải thích tình hình tuyển sinh căng thẳng hiện nay chúng ta đã có thể thấy được rằng cần phải xác định đúng nguyên nhân gây nên tình trạng này. Vậy, đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng tuyển sinh đại học và cao đẳng hết sức căng thẳng như hiện nay?

Câu trả lời sẽ liên quan đến hai bình diện: Thứ nhất, đó là sự "bùng nổ dân số". Khái niệm này chắc không xa lạ với nhiều người, nhưng hiểu cho đúng và đưa ra được đối sách hợp lý để khắc phục hậu quả của nó thì không phải là một điều đơn giản. Và đó cũng chính là bình diện thứ hai của câu trả lời: Trong lĩnh vực giáo dục, chúng ta đã không phản ứng đúng và nhanh trước hậu quả của sự bùng nổ dân số.

Bùng nổ dân số bao giờ cũng dẫn tới hai kết quả. Dân số tăng vọt và xã hội có dân số trẻ. Tỷ lệ dân số tăng nhanh kéo theo sự gia tăng các nhu cầu về dịch vụ xã hội, trong đó giáo dục và y tế là hai lĩnh vực chịu nhiều sức ép nhất. Nhu cầu về cái ăn, cái mặc đối với một nước có thời điểm kinh tế thấp như Việt Nam ta không phải là lĩnh vực đáng ngại lắm, vì chỉ cần giữ được mức tăng trưởng kinh tế cao hơn mức tăng dân số là chúng ta duy trì được sự cải thiện đời sống hay ít nhất cũng giữ được mức sống cũ. Giáo dục hay y tế lẽ ra cũng phải đi theo hương đó để không bị tụt hậu so với nhu cầu.

 Chúng ta hãy làm một sự so sánh: Năm 1967 - 1968, dân số nước ta vào khoảng 36 triệu người. Vào khoảng đầu những năm 90, dân số nước ta đã tăng lên gấp đôi, tức là khoảng 72 triệu người, còn nếu tính tới thời điểm hiện nay thì con số đó đã lên đến khoảng 80 triệu. Giả sử, chúng ta muốn duy trì một quy mô giáo dục của đất nước giống như quy mô của những năm 60 và 70, chúng ta đã phải tăng quy mô đào tạo lên gấp đôi vào đầu những năm 90.

Thế nhưng, còn phải tính đến một yếu tố khách quan nữa, đó là: trong khoảng thời gian những năm 60 và 70 đó, nước ta đã có một số điều kiện khiến cho quy mô đào tạo của đất nước không phản ánh đúng nhu cầu giáo dục của xã hội: đất nước còn đang trong chiến tranh, một số lượng lớn thanh niên phải tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu; mỗi năm, có hàng nghìn học sinh tốt nghiệp phổ thông được gửi đi đào tạo ở nước ngoài.

Nếu tính gộp cả lại thì quy mô đào tạo của đất nước trong những năm đó phải lớn hơn rất nhiều. Đương nhiên, một đất nước đang phát triển nhanh như đất nước ta, không thể phấn đấu để đạt quy mô giáo dục và đào tạo của những năm 60 và 70. Nghĩa là lẽ ra quy mô đào tạo của đất nước ta ở những năm đầu của thế kỷ 21 này phải tăng khoảng 3-4 lần so với quy mô của thời gian đó.

Tuy nhiên, sự việc lại không chỉ đơn giản như vậy. Bùng nổ dân số còn tạo ra một yếu tố rất quan trọng khác có tác động rất lớn tới các nhu cầu giáo dục và đào tạo - đó là tạo ra một xã hội dân số trẻ. Xã hội dân số trẻ là xã hội có tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học tăng lên nhanh chóng. Việt Nam hiện là nước có dân số trẻ như vậy: Trẻ em dưới 15 tuổi hiện đang chiếm tới 40% toàn bộ dân số đất nước, nghĩa là chúng ta có khoảng 32 triệu trẻ em đang ở độ tuổi học phổ thông cấp I và cấp II.

Rất may là chúng ta có chính sách phổ cập giáo dục buộc phải thu nhận tất cả các trẻ em trong độ tuổi đến trường nên không có áp lực lớn lắm đối với việc tuyển sinh ở các cấp I và cấp II. Song, đối với cấp III, do có chế độ thi tuyển nghiêm ngặt hơn và có sự phân biệt các hệ đào tạo và đặc biệt là do không tính toán cụ thể đến sự tăng trưởng của nhu cầu giáo dục nên áp lực đã rất lớn.

Học sinh đi thi vào cấp III hiện nay có lẽ còn căng thẳng hơn thi đại học trước đây. Hàng năm, dân số nước ta được bổ sung thêm khoảng 1,2 - 1,3 triệu người và tất cả số này đều phải được đi học. Chỉ cần 10 hoặc 15% số này có nhu cầu vào đại học (một tỷ lệ rất thấp so với nhiều nước đang phát triển) thì hàng năm các trường đại học của ta sẽ phải tăng số lượng tuyển sinh lên khoảng 120.000 - 195.000 người. Xin lưu ý: đây là số lượng tuyển sinh cần phải tăng lên hàng năm.

Trong khi đó thì chỉ tiêu tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo dành cho các trường có những năm hầu như không thay đổi hoặc chỉ tăng lên chút ít. Thời gian gần đây, chỉ tiêu tuyển sinh có tăng lên khá hơn nhưng cũng không dựa trên một sự tính toán khoa học nào: năm 2001 tăng lên 13.000 người (từ 147.000 tăng lên 160.000), nhưng năm 2002 này chỉ tiêu đó lại chỉ tăng lên 8.000 người (từ 160.000 lên 168.000). Tổng cộng, năm 2002, số lượng tuyển sinh đại học và cao đẳng thuộc các hệ ở nước ta ước chỉ vào khoảng trên dưới 200.000!.

Con số tuyển sinh này thậm chí mới chỉ bằng con số tuyển sinh cần phải tăng lên hàng năm. Để thấy rõ hơn vấn đề này, ta hãy lấy một cái mốc là năm 1989. Đó là năm có thể coi như chúng ta không còn được gửi nhiều sinh viên đi du học ở nước ngoài nữa. Khi đó, dân số nước ta vào khoảng 64 triệu người và tốc độ gia tăng trung bình của dân số những năm trước đó là 1,2 triệu người/năm. Số lượng tuyển sinh của năm đó ở nước ta là khoảng 100.000 người (một con số quá ít so với quy mô dân số lúc bấy giờ).

Như vậy, theo sự tính toán ở trên thì năm 1990, lẽ ra các trường đại học của ta phải mở rộng quy mô đào tạo lên gấp đôi. Và cứ như vậy, để giữ được trình độ dân trí (tức là tỷ lệ người có trình độ đại học) như năm 1989 thì năm 1999, ngành giáo dục và đào tạo lẽ ra phải tăng quy mô tuyển sinh lên 10 lần. Điều đó đã không xảy ra. Và đó chính là lý do tại sao tỷ lệ tuyển sinh một số trường đang từ 1/2 - 3 tăng lên 1/20 - 30 và năm 2001 vừa qua đã tăng lên 1/70 - 80.

Chắc chắn mùa tuyển sinh năm nay sẽ còn cao hơn nữa. Nếu vấn đề mấu chốt này không được giải quyết thì trong vòng vài năm tới, tình hình sẽ cực kỳ căng thẳng và có thể không còn kiểm soát được.

* Nghịch lý và lãng phí

Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở nước ta đang xảy ra một nghịch lý: Là một nước thuộc loại nghèo nhất thế giới, chúng ta đang có hàng nghìn sinh viên tự túc du học ở nước ngoài. Họ là những con nhà giàu có chăng? Chỉ đúng một phần.

Có nhiều bậc cha mẹ đã và đang thế chấp nhà cửa, vay tiền và sống đạm bạc để cho con đi du học. Tại sao? Vì họ có nhu cầu cho con học đại học và thực tế con cái họ có khả năng học đại học ở nước ngoài. Nhưng ở ta, họ không được chấp nhận. Cái quy trình đi du học của nhiều người diễn ra như sau:

 Thi đại học - trượt - Thi lại - Thi lại trượt - Đi du học

Điều đó cho thấy, đi du học đối với họ không phải là sự lựa chọn mà là sự bắt buộc. Nếu mỗi sinh viên đi du học tự túc ở nước ngoài phải chi mỗi năm 10.000 USD thì số ngoại tệ của đất nước ta chảy ra ngoài hàng năm lên tới hàng chục triệu USD. Số tiền đó thật là đáng quý đối với một nước nghèo như nước ta. Nó có thể sẽ cao hơn số tiền ngân sách mà nhà nước chi cho ngành giáo dục và đào tạo. Vậy tại sao chúng ta không nghĩ tới việc khai thác lực lượng này. Liên kết, liên doanh đào tạo với nước ngoài sẽ là một trong những giải pháp hữu hiệu để đáp ứng nhu cầu học tập của thanh niên và hạn chế sự chảy máu ngoại tệ.

Và có lẽ, điều còn quan trọng hơn, đây sẽ là hướng đi để chúng ta có thể khắc phục được nguy cơ tụt hậu trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Hiện tượng du học tự túc liệu có khiến cho những ai có trách nhiệm phải trăn trở để đi tới một quyết định đúng đắn về công tác tuyển sinh đại học và cao đẳng hay không? Một quyết định vừa để trả lại sự công bằng cho hàng triệu thanh niên đang bị thiệt thòi vừa để thực hiện quyết sách lớn của Đảng ta, Nhà nước ta và nhân dân ta là: Trí thức hóa dân tộc.


 

các bạn hãy làm bài dưới đây đi rồi cho bình luận xem thử,chúc mọi người làm bài tốt


9 Trang < 1 2 3 4 > »  
Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2025   VnVista.com