saotinhyêu

2 Trang  1 2 >

Các bài viết vào Sunday 5th November 2006

 

Sau một thời gian sử dụng, hầu hết các công tắc lắp trên tường thường bị hư hỏng do các mối nối dây bên trong lỏng sút dần ra. Công tắc cũng có thể bị hư do một vài bộ phận bên trong bị ăn mòn. Nếu công tắc đã hư, bạn nên thay công tắc mới.

Sửa chữa và thay mới công tắc loại 1 vị trí

Trước khi tiến hành sửa chữa và thay mới công tắc, bạn cần có một số dụng cụ cần thiết như: tua vít, đèn nêon thử mạch điện, giấy nhám... Công việc được thực hiện theo các bước sau:

- Tắt nguồn điện đi đến công tắc tại bảng cầu dao chính (tháo cầu chì hay gạt cầu dao xuống), rồi tháo nắp che công tắc ra.

Tháo các vít giữ công tắc, nắm giữ cẩn thận và kéo công tắc từ từ ra khỏi hộp công tắc. Tuyệt đối cẩn thận không chạm tay vào bất kỳ các đầu dây trần hay các cọc bắt dây nào cho đến khi công tắc được kiểm tra điện.

- Kiểm tra có điện hay không bằng cách chạm một đầu dò của đèn nêon thử mạch vào hộp công tắc bằng kim loại đã nối mát hay đến một đầu dây đồng trần nối mát, và chạm đầu dò kia vào mỗi cọc bắt dây. Đèn nêon sẽ không sáng. Nếu sáng, tức là vẫn còn điện đi vào hộp công tắc. Quay trở lại bảng cầu dao và ngắt đúng mạch điện đến ổ cắm của bạn.

- Tháo các đầu dây điện và tháo rời công tắc ra. Kiểm tra sự thông mạch điện của công tắc. Bạn có thể dùng một cục pin nối với một bóng đèn nhỏ hay dụng cụ thử sự thông mạch. Phải thay mới nếu công tắc hư. Nếu các đầu dây điện quá ngắn, bạn có thể dùng một đoạn dây điện cùng loại để nối dài ra

- Nếu các đầu dây bị gãy hay bị cắt khía, cắt bỏ đoạn bị hỏng bằng dụng cụ cắt dây điện. Tuốt dây để lộ đầu dây trần một đoạn khoảng 2 cm.

- Làm sạch các đầu dây trần bằng giấy nhám nếu dây dơ hay sẫm mầu. Nếu các dây làm bằng đồng, bôi lên đầu dây chất chống oxy hóa trước khi bắt dây điện vào công tắc.

- Nối các đầu dây vào các cọc bắt vít trên công tắc. Siết các vít giữ lại, nhưng không quá chặt, bởi siết quá chặt có thể làm tuôn ren các vít bắt dây.

- Lắp công tắc trở lại vào vị trí, cẩn thận gấp lại đoạn dây thừa phía sau công tắc và bỏ vào trong hộp. Lắp nắp đậy công tắc trở lại và mở cầu dao điện nối đến công tắc tại bảng cầu dao chính.

Sửa hay thay mới công tắc loại 3 vị trí, bạn nên thực hành theo trình tự như sau:

- Tắt nguồn điện đến công tắc ở bảng cầu dao chính, rồi tháo nắp che công tắc và các vít bắt dây. Nắm giữ cẩn thận và kéo công tắc ra khỏi hộp. Tuyệt đối cẩn thận không chạm tay vào bất kỳ các đầu dây trần hay các cọc bắt dây nào cho đến khi công tắc được kiểm tra điện.

- Kiểm tra điện bằng cách chạm một đầu dò của đèn nêon thử mạch vào hộp công tắc bằng kim loại đã nối mát hay đến một đầu dây đồng trần nối mát, và chạm đầu dò kia vào mỗi cọc bắt dây. Đèn nêon không được sáng. Nếu sáng, nghĩa là điện vẫn còn đi vào hộp công tắc. Quay trở lại bảng cầu dao và ngắt đúng mạch điện đến ổ cắm của bạn.

- Xác định vị trí cọc bắt dây chung có mầu sậm, và dùng một băng keo để đánh dấu dây chung này. Tháo các đầu dây và tháo rời công tắc ra. Kiểm tra sự thông mạch của công tắc. Nếu công tắc hư, bạn nên thay mới. Kiểm tra các đầu dây bị trày xước hay có khía. Nếu cần, cắt bỏ đoạn dây hư và tuốt lại đầu dây mới.

- Nối dây chung đến cọc bắt dây chung mầu sậm trên công tắc. Ở hầu hết các công tắc 3 vị trí, cọc bắt dây chung này bằng đồng. Hoặc là cạnh nó có ghi hàng chữ COMMON in trên phía lưng của công tắc.

- Nối các đầu dây còn lại đến các cọc bắt dây bằng bạc hay bằng đồng thau. Các dây này có thể đổi lẫn cho nhau, và có thể được nối đến một trong các cọc. Cẩn thận xếp các đoạn dây dư trở vào trong hộp. Lắp công tắc và nắp đậy công tắc trở lại. Bật điện lên ở bảng cầu dao chính.

Đối với công tắc loại 4 vị trí, bạn phải thực hiện theo trình tự như sau:

- Tắt nguồn điện đến công tắc ở bảng cầu dao chính, rồi tháo nắp che công tắc và các vít bắt dây. Nắm giữ cẩn thận, kéo công tắc ra khỏi hộp. Tuyệt đối cẩn thận không chạm tay vào bất kỳ các đầu dây trần hay các cọc bắt dây nào cho đến khi công tắc được kiểm tra điện.

- Kiểm tra có điện đến công tắc không bằng cách chạm một đầu dò của đèn nêon thử mạch điện vào hộp công tắc bằng kim loại đã được nối mát hay đến một đầu dây đồng trần nối mát, và chạm đầu dò kia vào mỗi cọc bắt dây. Đèn nêon không được sáng. Nếu sáng, điện vẫn còn đi vào hộp công tắc. Quay trở lại bảng cầu dao và ngắt đúng mạch điện đến ổ cắm của bạn.

- Tháo các đầu dây ra và quan sát xem chúng có bị trầy xước hay có khía không. Nếu cần, cắt bỏ đoạn dây hư và tuốt lại đầu dây mới. Kiểm tra sự thông mạch của công tắc. Nếu công tắc hư, bạn nên thay mới.

- Nối hai đầu dây có cùng mầu đến các cọc bắt dây bằng đồng thau. Ở công tắc như trong hình vẽ, các cọc bắt dây bằng đồng thau có in chữ LINE 1.

- Nối các đầu dây còn lại đến các cọc bắt dây bằng đồng, có in hàng chữ LINE 2 trên một số công tắc. Cẩn thận xếp các đoạn dây dư trở vào lại trong hộp. Lắp công tắc và nắp đậy công tắc trở lại. Bật điện lên ở bảng cầu dao chính.

(Theo Cẩm Nang Tiêu Dùng)

<script language=javascript>ShowArticleLogoDate();ShowArticleLogoQuantity();


 

Các loại bàn là điện ít khi bị hư hỏng, nếu có, chủ yếu là đứt dây điện trở. Để thay dây điện trở (dây làm nóng bàn là), hãy làm theo các bước: Tháo dây dẫn cắm điện rồi mở vỏ bàn là ra. Kế tiếp tháo tấm nặng và bộ phận điều chỉnh nhiệt độ (nếu có).

Sau đó tháo bỏ dây cũ, thay dây mới vào và ráp lại.

Sau khi sửa chữa cần phải kiểm tra lại như sau:

- Kiểm tra mức cách điện giữa vỏ bàn là và mạch điện. Việc kiểm tra phải được tiến hành trong một phút ở nhiệt độ làm việc nóng nhất của bàn là;

- Kiểm tra tất cả các mối nối của mạch điện xem có tiếp xúc tốt không.

- Đèn tín hiệu phải làm việc bình thường (khi điện vào phải cháy sáng).

- Các bộ phận điều chỉnh nhiệt độ cũng như bộ phận phun hơi ẩm phải làm việc tốt, có nghĩa là khi giảm nhiệt độ, bàn là phải nguội dần, khí phun hơi ẩm phải có hơi nước xòe ra.

- Mặt đế là phải sạch và trơn láng.

- Tay cầm phải chắc chắn (không lỏng, không lung lay).

Thông thường vỏ bên ngoài của bàn là có mạ một lớp hợp kim rất khó bị rỉ, nhưng do sử dụng lâu ngày hoặc bị xây xát do va chạm, lớp mạ tự nhiên sẽ bị tróc ra, lúc đó sẽ xuất hiện hiện tượng rỉ. Bàn là bị rỉ sẽ giây bẩn ra quần áo và có khi còn kéo sợi vải làm cho vải bị xù lông thí dụ như hàng gấm hoặc hàng tơ tằm. Để tẩy sạch vết rỉ, bạn hãy cho một chút kem đánh răng vào khăn ướt để lau. Khi lau xong, chà lên chỗ rỉ một ít sáp đèn cầy, sau đó cắm diện cho sáp chảy ra, rút điện rồi lau tiếp. Nếu chỗ bị rỉ nằm dưới mặt bàn là, bạn cũng làm như trên. Nhưng sau cùng, hãy là vài lượt lên một miếng vải cũ đã bỏ đi là được.

Không nên dùng giấy nhám để cọ chà chỗ rỉ (sẽ làm vết rỉ long ra them)


 
Vòi hoa sen chính hãng, nhập ngoại thường có giá rất cao. Nhiều cơ sở trong nước đã làm nhái nhãn hiệu, chất lượng kém, chỉ sử dụng được 2-4 tháng là hỏng. Khi mua, bạn nên lưu ý các điểm sau:

- Vòi sen giả không có mác dập. Hàng ngoại nhập thì có dán tem mác.

- Tay nắm vòi sen giả thường nhỏ hơn tay nắm hàng thật.

- Chữ hàng thật in chìm đằng sau vòi sen, hàng giả không có.

- Lõi hàng thật bằng đồng, dùng tay không thể mở được. Hàng giả đã bị thay lõi nên dùng tay tháo lắp dễ dàng do các bộ phận không đồng bộ. Chân đồng hàng giả chỉ cao 3 cm, còn chân đồng hàng thật cao 5 cm.

- Lớp mạ vòi sen chính hiệu khá dày, bóng, bền lâu. Hàng giả lớp mạ mỏng, không nhẵn nên dễ bong.


 

Một thanh niên 26 tuổi khi lấy cà phê trong lò vi ba ra đã đột ngột bị cà phê bắn vào mặt làm anh bỏng nặng. Đây là một hiện tượng không phải hiếm đối với những người sử dụng lò vi ba không đúng cách.

Theo các nhà khoa học, đó là hiện tượng siêu gia nhiệt (super-heating). Nó có thể xảy ra bất kỳ lúc nào khi đun nước, nhất là khi nấu với tách hay ly còn mới nguyên.

Khi bạn chạm tay nhẹ vào, ly bị lay động, tạo điều kiện cho các bong bóng hình thành rất nhanh và bắn tung tóe. Đây cũng là lý do làm cho nước giải khát có gas tuôn ra thành vòi khi mở nắp nếu chai bị lắc mạnh trước khi mở.

Nếu muốn đun nước trong lò vi sóng, nên bỏ thêm một que khuấy bằng gỗ hoặc túi trà lọc trong tách nhằm phân tán nhiệt lượng.

(Theo Sài Gòn Tiếp


 

Để ngăn ngừa sự cố do điện gây ra, người tiêu dùng đã quen với việc sử dụng cầu dao tự động (circuit breaker-CB) thay thế cho loại cầu dao cổ điển vốn không được an toàn. Tuy nhiên, trong công tác lắp đặt đòi hỏi phải tuân thủ vài nguyên tắc cơ bản.

Trước khi lắp CB, cần thống kê toàn bộ công suất tiêu thụ điện của thiết bị để biết được cường độ dòng điện tối đa là bao nhiêu. Khi tính toán phải chú ý đến cả trường hợp phụ tải tăng dòng ở trạng thái khởi động, ví dụ như ở máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, mô tơ bơm nước… Chọn loại CB phù hợp, tức là số ampe không quá cao so với kết quả đã tính toán.

CB phải được bắt vít chắc chắn vào bảng điện và có nắp đậy. Đầu line in ở phía trên, đầu load ở phía dưới. Khi đấu dây thì nguồn AC được gắn vào các cọc line in, đầu ra cho phụ tải gắn vào các cọc load. Không nên gắn ngược lại vì dễ tạo ra nguy hiểm khi sửa chữa. Dây nóng phải đấu vào cọc L, dây nguội vào cọc N.

Xét về thực tế thì CB loại thông thường sẽ tự động cắt điện chỉ khi nào bị đoản mạnh hoặc quá tải. Trường hợp thiết bị điện bị rò rỉ thì CB không tự ngắt điện được vì không ở trong tình trạng mạch kín. Nếu có khả năng tài chính thì bạn hãy gắn CB có kèm theo chức năng chống điện giật, mức độ an toàn sẽ được tăng lên rất cao.

Với những hộ gia đình có mạng lưới điện 3 pha để phục vụ sản xuất, khi cần lắp CB loại 4 cực thì không được cấp dây nóng thứ hai vào cọc N để phân bổ cho một nhánh phụ tải nào khác. Đây là trường hợp người sử dụng muốn tiết kiệm chi phí nên đã đấu trực tiếp dây nguội, còn dây nóng thì cho chạy qua CB.

Thực ra thì ban đầu cũng có vài loại CB được nhà sản xuất lắp lưỡng kim nhiệt ở cả 2 nhánh L và N. Nhưng về sau, để hạ giá thành sản phẩm nên hầu hết chỉ gặp loại có lưỡng kim nhiệt bảo vệ nằm ở nhánh L, còn nhánh N thì chỉ có thanh đồng di động để tiếp xúc với cọc cố định khi CB được bật lên. Nếu sơ ý lắp dây nóng thứ hai vào cọc N để điều khiển song song 2 thiết bị nào đó thì vô cùng tai hại. Khi xảy ra sự cố chập điện ở nhánh N thì rất dễ gây nên tình trạng hỏa hoạn do cháy dây dẫn điện, bởi lúc đó CB đã hoàn toàn mất tác dụng bảo vệ.


2 Trang  1 2 > 
Thông tin cá nhân

saotinhyêu
Họ tên: Hà Thị Lê Dung
Nghề nghiệp: sinh viên
Sinh nhật: 14 Tháng 12 - 1987
Nơi ở: Mộc Châu- Sơn La
Yahoo: tinhngaythomc  
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
Khong phai thoi gian lam nguoi ta lang quen. Ma ta bi lang quen vi ta khong co gang tu lam minh toa sang KHong co mot thu gi Thuong de tao ra la vo dung ca, su tu ti khien ta khong nhin thay cai dep

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30




(♥ Góc Thơ ♥)

Tik Tik Tak

Truyện cười

Giá Vàng

Tin nhanh

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com