saotinhyêu

3 Trang  1 2 3 >

Các bài viết vào Thursday 1st February 2007

   Trong: Thuốc
 

- Để trị các chứng cước khí, đau vùng tim, người ta dùng hoa đào khô tán bột, uống với nước ấm hoặc rượu với liều từ 3 - 5g trong một ngày.

 

- Để chữa chứng rụng tóc, hói đầu người ta dùng bột hoa đào trộn đều với mỡ lợn hoặc dầu vừng rồi bôi lên vùng tổn thương sau khi đã rửa sạch bằng nước hòa với tro của rơm rạ.

 

- Để chữa chứng ngược tật (sốt rét) dùng hoa đào tán bột uống, mỗi ngày 3g với rượu ấm.

 

- Để chữa chứng kiết lỵ dai dẳng, có thể dùng hoa đào 10 - 15 bông sắc uống, mỗi ngày 3 lần.

 

- Để chữa chứng đại tiện táo kết, dùng hoa đào khô 10g, hoa đào tươi 30g, sắc uống.

 

- Để chữa chứng tiểu tiện bất lợi, dùng hoa đào tươi 30g trộn với bột mỳ, đường làm bánh nướng ăn.


Các bài viết vào Wednesday 3rd January 2007

   Trong: Thuốc
 
Vì sao hải sản trở thành đặc sản? Các công trình nghiên cứu khoa học đều thống nhất về giá trị dinh dưỡng cũng như phòng trị bệnh của các loại hải sản như:

- Chống huyết khối nhờ acid béo omega 3 sản xuất chất chống kết tập tiểu cầu.
- Hạ hàm lượng triglycerid trong máu, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.
- Cải thiện chức năng nội mô, tăng sự giãn mạch.
- Giảm xơ vữa động mạch…
Vì thế chất béo được cung cấp từ hải sản nhất là cá biển được xem là chất béo có lợi cho tim mạch, trí não. Người ta cho rằng trong 3 tháng đầu mang thai, nếu người phụ nữ thường xuyên sử dụng cá biển thì đứa trẻ khi sinh ra có não bộ tốt hơn những trẻ khác.

Mặt khác quý ông thường ngưỡng mộ các món hải sản như sò, ốc, cá sống mù tạc, cá nấu riêu, cá nướng giấy bạc, thịt màu đỏ, ngũ cốc… vì là nguồn cung cấp kẽm, chỉ cần dùng 2-3 con sò cũng đủ cung cấp số lượng kẽm cần thiết cho cơ thể trong ngày. Theo nghiên cứu của Viện Đại học Nijmegen (Hà Lan) qua theo dõi 108 nam giới có khả năng sinh sản bình thường và 103 hiếm muộn mà tinh trùng đồ (spermogramme) cho thấy, mật độ tinh trùng thấp thì thấy những người hiếm muộn nhận khẩu phần bổ sung dinh dưỡng có cả acid folic và kẽm đã gia tăng 74% mật độ tinh trùng và gia tăng nhẹ (4%) các tinh trùng bất thường.

Nỗi khổ của cơ địa dị ứng.
Các món ăn hải sản từ cá ngừ đại dương đến mực phơi một nắng… luôn khoái khẩu với nhiều người nhưng lại là nỗi lo của một số người có cơ địa dị ứng. Hải sản có tên trong danh mục 20 loại thực phẩm dễ gây dị ứng, nhất là đối với trẻ em (chiếm tỉ lệ 12,5%). Khi vô tình ăn phải, các triệu chứng dị ứng do phóng thích histamin trong cơ thể thường xảy ra như:
- Mẩn ngứa, nổi mề đay, sổ mũi, mắt ngứa, đỏ.
- Tụt huyết áp do mao mạch bị giãn nở, hen suyễn, khó thở do khí phế quản bị co thắt, kích thích cơ trơn đường tiêu hóa làm co thắt, nôn mửa.
- Trường hợp dị ứng nặng có thể dẫn đến tử vong. Đó là chưa kể ngộ độc thực phẩm như ăn phải cá nóc hay ốc biển lạ dẫn đến tử vong.
Những thực phẩm biển dễ gây dị ứng là tôm, cua, sò, ốc, cá ngừ… có người bị dị ứng với thực phẩm này mà không dị ứng với thực phẩm khác. Ngoài ra phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn cá ngừ do cá ngừ thường chứa thủy ngân gây độc cho thai nhi.

Làm gì khi bị dị ứng?
Khi ăn một món ăn lạ và bị dị ứng thì cần chú ý:
Loại bỏ nguyên nhân gây dị ứng
Đây là biện pháp hàng đầu để tránh làm trầm trọng thêm cơ địa dị ứng. Vì thế nếu một người biết mình thường bị dị ứng khi ăn mực thì tốt nhất là không nên ăn mực và các thực phẩm xào nấu có mực. Việc nấu chín các thực phẩm dễ gây dị ứng sẽ hạn chế được tác dụng gây dị ứng.

Dùng thuốc chống dị ứng.
Loại bỏ nguyên nhân gây dị ứng là điều trị gốc còn dùng thuốc chống dị ứng là điều trị ngọn tức hóa giải tác động do histamin bị phóng thích gây ra cho cơ thể. Các thuốc chống dị ứng cổ điển ngày nay ít được dùng vì thời gian hiệu quả ít và gây buồn ngủ nhiều. Thuốc chống dị ứng thế hệ mới ít gây buồn ngủ, dùng một liều có thể kéo dài tác dụng 12-24 giờ. Đó là thuốc thuộc các nhóm Cétirizine, Terfénadine, Loratadine, Tritoqualine, Fexofenadine…
Vì thế người hay bị dị ứng với một loại hải sản thì có thể thay thế bằng cách dùng các món hải sản khác với số lượng ít để kiểm tra cơ thể có bị dị ứng với món đó không. Nếu không, thì có thể dùng được, không nhất thiết phải loại bỏ hết hải sản sẽ mất đi thú vui ẩm thực trong đời sống hàng ngày.

   Trong: Thuốc
 
Những vị thuốc kích thích tiêu hóa là những quả, cây, lá có sẵn trong vườn nhà, chúng là những loại gia vị, rau thơm chúng ta thường ăn hằng ngày. Khi bị đầy bụng, khó tiêu, các loại cây thuốc này có thể giúp chúng ta lấy lại được cảm giác dễ chịu vừa không tốn kém lại không gây hại cho cơ thể.

1. Trần bì: Là vỏ phơi khô của quả quýt chín, họ cam. Có người dùng cả vỏ một số loại cam nhưng đó không phải là trần bì, thường các bà nội trợ giữ lại vỏ quýt sau khi ăn, đem treo lên giàn bếp cho đến khi khô quắt lại. Trần bì càng để lâu càng tốt. Theo Đông y, trần bì có vị cay, đắng, tính ấm vào hai kinh tỳ và phế có tác dụng hành khí, hòa vị, cầm nôn mửa. Thường dùng điều trị ăn không tiêu, đầy bụng, ợ hơi, tiêu chảy. Ngoài ra, còn có công dụng trừ đờm, cầm ho. Cách sử dụng cũng rất đơn giản: xé vài miếng trần bì, rửa qua nước ấm cho sạch, bỏ vào cốc nước sôi, hãm trong 15-20 phút có thể dùng được. Chú ý chỉ uống nước lúc còn đang nóng, bỏ bã.

Chữa nôn mửa, ợ hơi, đau bụng: Trần bì 5g; hoắc hương 8g; gừng sống 3 miếng. Các vị trên sắc lấy nước uống.

Chữa ho, mất tiếng: Trần bì 12g sắc với 200ml nước, còn lại 100ml, thêm đường cho vừa ngọt, uống dần trong ngày.


2. Riềng: Còn gọi là cao lương khương, sử dụng phổ biến làm gia vị và làm thuốc là thân và rễ của cây riềng thuốc, họ gừng. Ở nước ta có nhiều loại riềng như riềng ấm, riềng bẹ, riềng nếp, riềng gừng, riềng tàu.
Riềng là món gia vị không thể thiếu được trong một số món ăn, đặc biệt là các món mắm tôm, tép, thịt chó. Riềng có vị cay, thơm, tính ấm, có tác dụng kích thích tiêu hóa, ăn ngon cơm, chữa đầy bụng, đau bụng lạnh bụng, đau dạ dày, sốt rét, sốt nóng, trúng hàn nôn mửa, có khi nhai để chữa đau răng.

Đơn thuốc có dùng riềng:

Điều trị đau thượng vị, đau do loét dạ dày - tá tràng: Riềng và hương phụ (củ gấu) mỗi thứ 60g, tán nhỏ thành bột, luyện với mật ong làm viên, mỗi ngày dùng 9g chia 3 lần.

Chữa đau bụng nôn mửa: Gừng 8g; đại táo 1 quả. Sắc với 300ml nước, còn 100ml chia 2-3 lần uống trong ngày.

3. Chỉ thực - chỉ xác: Là quả phơi khô của các cây thuộc họ cam quýt. Chỉ thực là quả hái vào lúc còn non, nhỏ. Chỉ xác là quả hái vào lúc gần chín, chỉ xác thường to hơn chỉ thực và được bổ đôi để phơi cho chóng khô.

Chỉ thực và chỉ xác đều là những vị thuốc thông dụng trong Đông y, có vị đắng, tính chua, hơi hàn vào hai kinh tỳ và vị, có tác dụng tiêu hóa, trừ đờm, chữa trướng bụng, lợi tiểu, chữa chứng ra mồ hôi...

Chữa trẻ em đi lỵ, ăn uống thất thường: Chỉ xác sấy khô, tán nhỏ, mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần 3g.

Bài thuốc chỉ truật thang: Dùng trong các trường hợp dạ dày và gan kém hoạt động, không đại tiện được: chỉ thực 20g; bạch truật 6g; nước 600ml. Tất cả đem sắc cho đến khi chỉ còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Người ta còn dùng chỉ thực, chỉ xác chữa ho hen, long đờm.

4. Tía tô: Thường được dùng hằng ngày cùng các loại rau thơm khác trong đĩa rau sống. Tía tô có vị cay, tính ấm vào hai kinh phế và tỳ. Tía tô là loại cây thuốc có tác dụng tốt trong các trường hợp cảm lạnh, sốt, không ra mồ hôi, chống nôn, tăng cường tiêu hóa, trị ho hen, làm long đờm, còn có tác dụng giải độc khi ăn cua, cá bị ngộ độc. Khi thu hái tía tô nên lưu ý phơi ở chỗ mát hoặc chỉ sấy nhẹ cho khô để tránh làm tinh dầu bay hơiChữa trúng độc, đau bụng do ăn cua cá: Lá tía tô 10g; gừng 8g; cam thảo 4g; nước 600ml. Tất cả đem sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn đang nóng.

5. Rau mùi: Còn gọi là rau ngò, cũng như tía tô, rau mùi được trồng khắp nơi, cũng là loại rau thơm dùng trong bữa ăn. Các món xào nấu nếu có thêm vài cọng rau mùi rắc lên trên sẽ tăng thêm tính hấp dẫn của món ăn. Toàn cây có chứa tinh dầu, dùng toàn cây cả hạt. Trong dân gian còn dùng cây mùi già để nấu nước tắm cho thơm. Quả và rễ của cây mùi cũng là vị thuốc chữa bệnh.

Quả mùi là vị thuốc được dùng trong Đông y và Tây y. Quả mùi có vị cay, tính ôn, có tác dụng phát tán, long đờm, làm thuốc tiêu cơm, thông khí bụng dưới, kích thích tiêu hóa...

Chữa ho, ít sữa, giúp tiêu hóa: Mỗi ngày dùng 4-10g quả mùi hoặc 10-20g lá cây tươi sắc lấy nước uống hay ngâm rượu.

Chữa sởi: Trong dân gian hay dùng rau mùi trong trường hợp trẻ em bị sởi mà chậm mọc. Lấy một nắm lá mùi tươi khoảng 50g sắc với 500ml nước cho sôi, để nguội bớt rồi dùng khăn thấm ướt, lau toàn thân cho trẻ. Có thể dùng thêm 10-12g hạt mùi sắc cho trẻ uống hoặc giã nhỏ một nắm hạt mùi khô, thêm ít rượu đun nóng, rồi gói vào vải thưa, xát lên người cho trẻ.

Chữa trướng bụng đầy hơi: Dùng rau mùi giúp trung tiện dễ dàng trong trường hợp đầy hơi, trướng bụng và giúp ăn ngon miệng hơn.

Điều trị tiêu chảy: Dùng hạt mùi khoảng 8g trong 1 ngày, sao lên cho thơm, rồi uống với nước.

   Trong: Thuốc
 
Các nhà khoa học đã phát hiện trong mướp đắng có một loại protein hoạt tính, có khả năng phòng ngừa ung thư rất hiệu quả. Loại protein này kích thích hệ miễn dịch, loại trừ độc tố trong cơ thể. Theo Đông y, mướp đắng tính hàn, vị đắng, có công dụng dưỡng huyết, bổ gan, thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, dùng trị các chứng bệnh nhiệt, trúng nắng, kiết lỵ, u nhọt, đau mắt đỏ do nhiệt.

Dưới đây là một số bài thuốc từ mướp đắng:

- Mụn nhọt, rôm sẩy: Dây mướp đắng đun sôi để nguội dùng để tắm sẽ hết rôm sẩy và mụn nhọt.

- Hạ nhiệt, sáng mắt, giải độc: Mướp đắng một lượng vừa đủ, phơi hoặc sấy khô, mỗi ngày dùng 15g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 - 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

- Tiểu đường: Lấy lá mướp đắng đun lấy nước, nước này có tác dụng hạ nhiệt và rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó, từ mướp đắng ta có thể chế biến thành các món ăn ngon, hấp dẫn và bổ dưỡng như: Mướp đắng nhồi nhân đậu hũ với nấm mèo, mướp đắng xào.

Những món ăn này có tác dụng tăng cường sức khoẻ và đặc biệt rất tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường.

   Trong: Thuốc
 
Rau quả chính là người bạn thân thiết của sức khoẻ và sự tươi trẻ. Không có vị thuốc nào hấp dẫn như rau quả, vừa rực rỡ màu sắc: xanh, đỏ, cam, vàng, tím,…lại vừa thơm ngon vô cùng.

Dưới đây là vài loại trái cây và rau xanh bạn không thể bỏ qua trong thực đơn hằng ngày của gia đình.

Táo: Được xếp vào những loại trái cây ngon nhất. Ăn 2 quả táo mỗi ngày có thể giảm 10% lượng cholesterol. Táo còn giúp phân huỷ các thực phẩm nhiều chất béo.

Cần tây: Đặc biệt giàu kali: 344mg. Cần tây có tác dụng giảm huyết và chữa bệnh bí tiểu. Một số moón ăn sẽ mất ngon nếu thiếu loại rau này.

Thì là: Rất có lợi cho hệ tiêu hoá và lợi tiểu. Ngoài ra thì là còn có công dụng là mang lại cho thức ăn mùi vị độc đáo và giúp bạn thơm miệng.

Cam: Không loại quả nào có thể qua mắt được cam về hàm lượng Vitamin C. So với chanh, quýt, bưởi... cam rất đa tài, vì có thể dùng trong nhiều món ăn và ép lấy nứơc.

Dưa leo: Loại rau quả lợi tiểu vào bậc nhất. Dưa leo có tác dụng giúp làn da của bạn mịn màng và sáng đẹp. Đồng thời, dưa leo còn rất tốt cho những người cao huyết áp.

Rau dền: Vừa có tác dụng làm tăng hệ miễn dịch, vừa rất bổ máu. Nếu bạn hay bị chứng đau đầu, hãy tăng cường rau dền trong mỗi bữa ăn hằng ngày.

Chuối: Cung cấp nhiều năng lượng, giúp tinh thần phấn chấn hơn. Chuối giàu vitamin B6 và chứa đến 467mg kali.

Nho: Rất tốt cho gan vì có tính giải độc tuyệt vời. Trong một tách nho có chứa 114 calories. Ngoài ra, nho còn mang lại vẻ đẹp cho làn da.

Theo Văn hóa thông tin

3 Trang  1 2 3 > 
Thông tin cá nhân

saotinhyêu
Họ tên: Hà Thị Lê Dung
Nghề nghiệp: sinh viên
Sinh nhật: 14 Tháng 12 - 1987
Nơi ở: Mộc Châu- Sơn La
Yahoo: tinhngaythomc  
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
Khong phai thoi gian lam nguoi ta lang quen. Ma ta bi lang quen vi ta khong co gang tu lam minh toa sang KHong co mot thu gi Thuong de tao ra la vo dung ca, su tu ti khien ta khong nhin thay cai dep

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30




(♥ Góc Thơ ♥)

Tik Tik Tak

Truyện cười

Giá Vàng

Tin nhanh

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com