Love and Life

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30




Truyện cười

Tin nhanh

Các bài viết vào Sunday 7th October 2007

   Trong: Cuộc sống
 

Trong giai đoạn 1933- 1937, khi chế độ Đức Quốc xã ráo riết tiến hành áp đặt các lý tưởng và chính sách của mình lên xã hội Đức, đại đa số người Đức dường như không cảm thấy phiền hà khi bị tước mất quyền tự do, khi nhiều nét văn hóa bị hủy hoại và được chế độ tàn bạo thay thế, hoặc khi cuộc đời và công việc của họ bị uốn nắn vào nề nếp đến mức chặt chẽ chưa từng có. Sự khủng bố Quốc xã trong những năm đầu chỉ ảnh hưởng đến một số tương đối ít người. Người nước ngoài mới đến có phần ngạc nhiên thấy là người dân Đức dường như không cảm thấy rằng họ đang bị thị uy và đàn áp. Ngược lại, họ còn ủng hộ chế độ Đức Quốc xã này với lòng sốt sắng chân thực. Trong nhận thức của họ, chế độ đã đem lại cho họ niềm hy vọng mới, sự tự tin mới, lòng tin vào tương lai của đất nước họ.

Hình:Reichsparteitag.jpg
Cuộc diễu hành khổng lồ của Đức Quốc xã năn 1934

Hitler đã xóa tan một quá khứ với bao chán chường và thất vọng. Từng bước, rồi nhanh chóng, ông giải phóng Đức khỏi xiềng xích của Hòa ước Versailles, làm rối loạn phe Đồng Minh chiến thắng, và làm cho Đức hùng mạnh về quân sự trở lại. Đây là những gì đại đa số người Đức mong mỏi. Rồi họ sẵn lòng hy sinh cho những gì mà Lãnh tụ đòi hỏi: tự do cá nhân, ăn uống đạm bạc và lao động cực nhọc. Đến mùa thu 1936, nạn thất nghiệp về cơ bản đã được giải quyết, hầu như mọi người đều có công ăn việc làm trở lại. Rõ ràng là quần chúng bị mê hoặc với chế độ "quốc gia xã hội chủ nghĩa" qua lời kêu gọi đặt lợi ích của cộng đồng trên lợi lộc cá nhân.

Đối với một quan sát viên nước ngoài, các luật chủng tộc nhằm gạt người Do Thái ra khỏi cộng đồng Đức dường như là bước gây sốc lùi về thuở sơ khai. Riêng người Đức thì không phản đối vì họ đã được ca tụng là chủng người ưu việt.

Qua báo chí và truyền thanh bị kiểm duyệt, người Đức nghe loáng thoáng về nỗi kinh sợ ở nước ngoài, nhưng họ thấy người nước ngoài vẫn đổ xô đến Đức và có vẻ như vui thích tính mến khách trong nước này. So với Liên Xô, Đức vẫn còn mở rộng cho cả thế giới nhìn vào. Cũng trái ngược với Liên Xô, Đức Quốc xã cho phép công dân của họ được đi ra nước ngoài. Điểm cần ghi nhận là Quốc xã có vẻ như không lo người Đức trung bình bị tiêm nhiễm tư tưởng chống Quốc xã khi đi đến các nước dân chủ.

Ngành du lịch phát triển mạnh, mang về một khối lượng lớn ngoại tệ mà Đức rất cần. Hiển nhiên là các nhà lãnh đạo Quốc xã không thấy có gì phải giấu diếm. Người nước ngoài, cho dù có tư tưởng chống chủ nghĩa Quốc xã đến đâu, đều có thể đến Đức quan sát và nghiên cứu bất cứ điều gì tùy thích – ngoại trừ trại tập trung và, giống như mọi nước khác, cơ sở quân sự. Và nhiều người đã đến. Và nhiều người trở về nếu không thay đổi chính kiến thì ít nhất trở nên khoan dung hơn về “nước Đức mới” và tin rằng những gì họ đã trông thấy là "thành tựu tích cực".

Thế vận hội được tổ chức ở Berlin năm 1936 đã cho Quốc xã một cơ hội bằng vàng để tạo ấn tượng cho thế giới về những thành tựu của Đế chế Thứ Ba. Chưa từng có Thế vận hội nào được tổ chức ngoạn mục như thế với chương trình giải trí phong phú như thế. Du khách, nhất là người Anh và người Mỹ, có ấn tượng mạnh đối với những gì họ nhìn thấy: hiển nhiên là một dân tộc hạnh phúc, khỏe mạnh, thân thiện, đoàn kết dưới Hitler. Họ cho biết đấy là cả sự khác biệt so với những gì họ đọc qua những bài báo gửi đi từ Berlin.

<script type=text/javascript> //

[sửa] Chính sách bài Do Thái

Trong năm đầu của Đế chế Thứ Ba, 1933, người Do Thái bị gạt ra ngoài hành chính công, báo chí, truyền thanh, nông nghiệp, giáo dục, kịch nghệ, phim ảnh; năm 1934 thêm thị trường chứng khoán; năm 1938 thêm các ngành luật, y khoa và thương mại. Luật Nürnberg ban hành ngày 15 tháng 9 năm 1935 không cấp quốc tịch Đức cho người Do Thái, cấm hôn nhân và quan hệ ngoài hôn nhân giữa hai chủng tộc Do Thái và Aryan, cấm người Do Thái thuê người làm Aryan dưới 35 tuổi. Trong vài năm kế tiếp, khoảng 13 nghị định bổ sung cho Luật Nürnberg đặt người Do Thái hoàn toàn ngoài vòng pháp luật.

[sửa] Sự ngược đãi các giáo hội Cơ đốc

Đức Quốc xã tiến hành cuộc chiến chống các giáo hội Cơ đốc một cách ôn hòa hơn, nhưng cuối cùng vẫn đi đến chỗ quyết liệt. Trong vài năm sau khi lên cầm quyền, Đức Quốc xã bắt giữ hàng nghìn linh mục, nữ tu và cấp lãnh đạo thế tục, vu cáo nhiều người tội "kém đạo đức" hoặc "buôn lậu ngoại tệ".

Trên thực tế, tính chất của cuộc đấu tranh giữa chính phủ Quốc xã và các giáo hội đã tồn tại từ ngàn xưa, theo nội dung giống như tranh cãi những gì thuộc về Caesar và những gì thuộc quyền Thượng đế. Hitler luôn khinh rẻ người Tin lành, tuy chỉ là thiểu số nhỏ nhoi ở nước Áo sinh quán của ông, nhưng chiếm hai phần ba dân số Đức.

Sẽ là sai lạc nếu cho rằng việc Quốc xã đàn áp những người Công giáo và Tin lành khiến cho dân Đức bị phân hóa. Không đúng thế. Một dân tộc vốn đã từ bỏ một cách dễ dãi các quyền tự do về chính trị, văn hóa và kinh tế thì không muốn chết, ngay cả vào tù, để tranh đấu cho quyền tự do tín ngưỡng. Những gì thật sự khuấy động người Đức trong thập kỷ 1930s là thành tựu của Hitler trong việc cung cấp công ăn việc làm, mang đến nền kinh tế phồn thịnh, tái lập sức mạnh quân sự của Đức, và đạt thắng lợi này qua thắng lợi khác trong chính sách ngoại giao. Không có nhiều người Đức bị mất ngủ khi hàng nghìn giáo sĩ vào tù sau khi các nhóm Tin lành cãi cọ với nhau.

 

Tháng 7 tháng 1933, đại biểu của các giáo hội Tin lành soạn thảo một hiến chuơng cho một "Giáo hội Đế chế" mới, được Nghị viện chính thức công nhận ngày 14 tháng 7. Những gì mà chính phủ Hitler trù định cho nước Đức được ghi rõ ràng trong cương lĩnh của "Giáo hội Đế chế Quốc gia" gồm 31 điểm, với vài điểm chính như sau.

1. Giáo hội Đế chế Quốc gia của Đức duy nhất có quyền hạn và chức năng kiểm soát tất cả giáo phái trong ranh giới Đế chế.
7. Giáo hội Quốc gia không có học giả, giáo sĩ, mục sư hoặc linh mục, nhưng các nhà diễn giảng Giáo hội Quốc gia phát biểu thay cho họ.
13. Giáo hội Quốc gia đòi hỏi ngưng lập tức việc in ấn và phát hành Kinh thánh trên nước Đức...
14. Giáo hội Quốc gia tuyên cáo... rằng Mein Kampf của Lãnh tụ là tài liệu vĩ đại nhất trong tất cả các tài liệu...
18. Giáo hội Quốc gia sẽ dẹp bỏ khỏi bàn thờ mọi thánh giá, Kinh thánh và hình ảnh của các thánh.
19. Trên bàn thờ không có gì khác ngoại trừ Mein Kampf (có tính cách linh thiêng nhất đối với dân tộc Đức và do đó đối với Thượng đế) và bên trái của bàn thờ là một thanh gươm.
39. Thánh giá Cơ đốc phải được dỡ bỏ khỏi tất cả nhà thờ, thánh đường và nhà nguyện... và thay vào đấy là biểu tượng duy nhất không gì chế ngự được: chữ thập ngược.

[sửa] Chính sách xã hội và chủng tộc

Chế độ Đức quốc xã có đặc trưng là kiểm soát mọi mặt đời sống xã hội nhằm có được đặc trưng chủng tộc (Aryan, Nordic), sự thuần khiết về xã hội và văn hoá. Các tác phẩm nghệ thuật trừu tượng hiện đại và nghệ thuật tiên tiến bị tống khỏi các bảo tàng và đưa ra trưng bày ở những cuộc triển lãm mà họ cho là nghệ thuật suy đồi để nhạo báng chúng. Tuy nhiên, những đám đông tham dự vào những cuộc triển lãm thứ "nghệ thuật suy đồi" này thường đông hơn rất nhiều so với những cuộc triển lãm chính thức của nhà nước. Một ví dụ nổi tiếng là vào ngày 31 tháng 3 năm 1937, rất đông người đã xếp hàng để xem một cuộc triển lãm đặc biệt về "nghệ thuật suy đồi" ở München khi một cuộc triển lãm khác trưng bày 900 tác phẩm do chính Adolf Hitler đích thân lựa chọn thì chỉ thu hút được một lượng nhỏ khách hờ hững tham

Đảng Đức quốc xã theo đuổi các mục tiêu của họ thông qua hành động khủng bố những ai bị coi là không chính thống, đặc biệt là diệt trừ các nhóm thiểu số trong xã hội như người Do Thái, người Gypsie (Digan), chứng nhân Jehovahngười đồng tính.

Theo Điều luật Nürnberg được thông qua năm 1935, người Do Thái bị tước quyền công dân Đức và bị cấm làm việc cho chính phủ. Đa số người Do Thái làm việc cho người Đức bị mất việc vào lúc đó, công việc của họ được dành cho những người Đức thất nghiệp. Ngày 9 tháng 10 năm 1938, Đảng Quốc xã xúi giục một cuộc tàn sát các thương gia Do Thái được gọi là Kristallnacht ("Đêm thủy tinh" = Đêm của thủy tinh vỡ); cách nói trại này đã được sử dụng bởi vì rất nhiều cửa kính đã bị đập vỡ làm cho đường phố trông giống như được phủ bằng thủy tinh. Tới tháng 9 năm 1939, hơn 200.000 người Do Thái đã rời khỏi nước Đức, chính phủ quốc xã bắt buộc họ phải để lại toàn bộ tài sản ở trong nước.

Chính quyền cố ý tiêu diệt những người đồng tính vì cho rằng họ là "sự lầm lạc của xã hội". Từ 1933 đến 1945, khoảng 50.000 nam giới đồng tính trên khắp nước Đức bị kết án tù (vào thời điểm năm 1928, nước Đức có khoảng 1,2 triệu người đồng tính nam). Trong số đó, khoảng từ 5000 đến 15.000 người bị đưa vào các trại tập trung, tại đây họ bị cai ngục và cả các tù nhân khác đánh đập, đối xử đặc biệt dã man. Tỉ lệ tử vong của người đồng tính là cao nhất trong các nhóm người bị đưa vào trại tập trung - ước tính lên đến 60%.

Đức quốc xã cũng thực hiện các chương trình nhắm tới những thành viên "yếu ớt" hay "kém năng lực" bên trong chính dân tộc của họ, như Chương trình cái chết êm ái T-4 đã giết hại hàng chục nghìn người Đức tàn tật và ốm yếu nhằm "giữ gìn sự thanh khiết của chủng tộc Đức cao quý" (tiếng Đức: Herrenvolk) như được viết trong những văn bản tuyên truyền của Đức quốc xã. Các kỹ thuật giết người hàng loạt được phát triển lúc đó sau này lại được sử dụng trong các trại tàn sát người Do Thái (Holocaust). Theo một điều luật được thông qua năm 1939, chế độ Đức quốc xã thực hiện triệt sản bắt buộc đối với hơn 400.000 cá nhân có bệnh tật di truyền, từ bệnh về tâm thần tới bệnh nghiện rượu.

Xem Chính sách chủng tộc của Đức Quốc xã (lịch sử các chính sách phân biệt đối xử)

[sửa] Chính sách kinh tế

Hình:20 Deutschmark note 3rd Reich.jpg
Đồng Reichsmark gia tăng giá trị một cách đáng kể trong thời Đức quốc xã

Việc quản lý kinh tế nhà nước đầu tiên được trao cho ông chủ ngân hàng được kính trọng Hjalmar Schacht. Dưới sự quản lý của ông, được xem là một phù thủy về kinh tế, một chính sách kinh tế mới nhằm nâng cao vị thế quốc gia được vạch ra, hạn chế nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng và nhắm vào sản xuất xuất khẩu. Các khoản cho vay tín dụng lớn được Reichsbank phê chuẩn dành cho các ngành công nghiệp và các cá nhân.

Những thành tựu của Đức Quốc xã trong giai đoạn đầu là chiến thắng về ngoại giao mà không phải đổ máu, thêm sự hồi phục kinh tế, mà trong đảng cũng như các nhà kinh tế nước ngoài ca ngợi là phép lạ. Số người thất nghiệp từ 6 triệu năm 1932 giảm còn không đến 1 triệu bốn năm sau. Sản lượng và thu nhập quốc nội tăng gấp đôi trong thời gian 1932-1937. Dưới con mắt của người nước ngoài, nước Đức như là một tổ ong. Guồng máy công nghiệp đang chạy hối hả, và mọi người đều bận rộn như là ong thợ. Trong năm đầu, những chính sách kinh tế của Quốc xã do TS. Hjalmar Schacht đề ra chủ yếu nhằm tạo công ăn việc làm cho người thất nghiệp qua chương trình xây dựng công ích và khuyến khích doanh nghiệp tư nhân.

Nhưng cơ bản đúng nghĩa cho sự hồi phục kinh tế của Đức là do tái vũ trang, theo đấy chế độ Quốc xã dồn mọi nỗ lực, khởi đầu từ năm 1934. Cả nền kinh tế Đức được nói đến trong ngôn ngữ Quốc xã là kinh tế chiến tranh, và được thiết kế để vận hành không những trong thời gian chiến tranh mà còn trong thời bình dẫn đến chiến tranh.

Ngày 12 tháng 5 năm 1935, Hitler bổ nhiệm Schacht làm Bộ trưởng Đặc mệnh Toàn quyền về Kinh tế Chiến tranh, trao cho ông này quyền hạn để "chỉ đạo sự chuẩn bị kinh tế cho chiến tranh".

Xem Hjalmar Schacht về những thủ thuật kinh tế của ông này

Dù trong Tòa án Nürnberg, Schacht phản bác kịch liệt cáo buộc cho rằng ông đã tham gia trong âm mưu của Quốc xã để gây chiến, sự thật là không một người nào khác có trách nhiệm như Schacht trong việc chuẩn bị sức mạnh kinh tế cho Đức để tiến đến chiến tranh.

Tháng 9 năm 1936, Đức bắt đầu Kế hoạch Bốn năm và chuyển qua nền kinh tế toàn diện cho chiến tranh. Dù dốt nát về kinh tế ngang bằng với Hitler, Göring thay thế Schacht để nắm quyền độc tài về kinh tế. Mục đích của kế hoạch là làm cho Đức được tự túc trong vòng 4 năm, để không phải khốn đốn vì phong tỏa. Nhập khẩu được giảm đến mức tối thiểu, vật giá và tiền lương được kiểm soát nghiêm nhặt, cổ tức được giới hạn, những nhà máy lớn được giao nhiệm vụ sản xuất cao su nhân tạo, hàng dệt may, nhiên liệu và những sản phẩm khác từ nguyên vật liệu sẵn có trong nước, và nhà máy thép khổng lồ Hermann Göring sản xuất thép từ quặng sắt cấp thấp. Nói tóm lại, cả nền kinh tế Đức được huy động cho chiến tranh.

Người làm chủ doanh nghiệp nhỏ, là một trong những tầng lớp ủng hộ đảng quan trọng nhất và trông mong nhiều điều nơi Adolf Hitler, chẳng bao lâu bị hủy diệt hoặc bị hạ xuống giai cấp làm công ăn lương. Các luật ban hành tháng 10 năm 1937 giải tán mọi doanh nghiệp có số vốn dưới 40.000 USD và cấm mở doanh nghiệp mới có số vốn dưới 2 triệu USD. Việc này quét sạch một phần năm các doanh nghiệp nhỏ. Mặt khác, những tập đoàn công ty, vốn đã được nền Cộng hòa ưu ái, bây giờ lại được Quốc xã củng cố thêm. Theo một luật ban hành ngày 15 tháng 7 năm 1933, việc này là bắt buộc. Bộ Kinh tế có chức năng tổ chức những tập đoàn mới hoặc ra lệnh công ty nhỏ gia nhập tập đoàn hiện hữu.

Những hội đoàn doanh nghiệp từ thời Cộng hòa được phép tồn tại, nhưng họ phải tổ chức lại dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Mọi doanh nghiệp đều phải là thành viên. Đứng đầu cơ cấu cực kỳ phức tạp này là Phòng Kinh tế Đế chế, có chủ tịch do Nhà nước bổ nhiệm, kiểm soát 7 nhóm kinh tế quốc gia, 23 phòng kinh tế, 100 phòng công nghiệp và thương mại, và 70 phòng tiểu thủ công nghiệp.

Tuy nhiên, dù cho việc làm ăn bị phiền hà, doanh nhân vẫn có lợi nhuận khá. Các ngành công nghiệp nặng được hưởng lợi nhiều nhất từ chương trình tái vũ trang. Dù cho cổ tức bị hạn chế ở mức 6%, các công ty không bị khó khăn. Trái lại là đàng khác. Trên lý thuyết, luật quy định là phải tái đầu tư khoản lợi nhuận vượt quá hạn chế vào trái phiếu chính phủ – không có ý nghĩa tịch thu. Thật ra, các công ty tái đầu tư khoản lợi nhuận vượt quá hạn chế vào việc sản xuất của họ. Vào năm 1938, khoản này lên đến 5 tỉ mark, so với 2 tỉ mark tổng số tiền tiết kiệm gửi trong các ngân hàng tiết kiệm. Ngoài lợi nhuận thoải mái, giới công nghiệp còn được vui vì công nhân không thể đòi hỏi đồng lương quá đáng. Thật ra, lương của công nhân có phần sụt giảm so với 25% gia tăng về giá cả. Nhất là không có đình công, vì đình công bị Đế chế Thứ Ba nghiêm cấm.

Sau này kinh tế Đức được chuyển sang dưới quyền quản lý của Hermann Göring khi, vào ngày 18 tháng 10 năm 1936, Reichstag của Đức thông báo sự thành lập một Kế hoạch bốn năm nhằm đưa kinh tế Đức chuyển sang nền kinh tế sản xuất chiến tranh. Kế hoạch bốn năm đã chính thức kết thúc năm 1940, nhưng tới lúc đó Hermann Göring đã xây dựng được một nền tảng quyền lực bên trong "Văn phòng kế hoạch bốn năm" kiểm soát một cách hiệu quả toàn bộ kinh tế Đức và các sản phẩm được sản xuất ra.

Dưới sự lãnh đạo của Fritz Todt hàng loạt các dự án công cộng được khởi động, đối nghịch với chương trình đối thủ là Chính sách kinh tế xã hội mới (chương trình New Deal do Franklin D. Roosevelt đưa ra năm 1932) cả về mức độ và phạm vi; thành quả lớn nhất của nó là hệ thống đường cao tốc Autobahn. Khi chiến tranh nổ ra, tổ chức to lớn do Todt đã lập ra được dùng vào việc xây dựng các hầm ngầm quân sự bunker, các cơ sở ngầm và các hào lũy ở khắp nơi tại châu Âu. Một phần khác của kinh tế mới Đức là tái vũ trang với mục tiêu mở rộng đội quân vốn đã mạnh mẽ với 100.000 người lên con số hàng triệu.

[sửa] Văn hóa của Đức Quốc xã

Xem Joseph Göbbels để biết thêm chi tiết về các lĩnh vực tuyên truyền, Quốc xã hóa nền văn hóa và sự kiểm soát báo chí, truyền thanh và phim ảnh.
Lực lượng SS Pháp
Lực lượng SS Pháp

Chính Bộ trưởng Bộ Thông tin Quần chúng và Tuyên truyền Joseph Göbbels, cánh tay mặt của Hitler về tuyên truyền và văn hóa, đặt dấu ấn rõ nét cho nền văn hóa của Đức Quốc xã.

Tôm tắt, Göbbels quyết định:

Người Đức được và không được đọc sách gì. Khoảng 4 tháng rưỡi sau khi Hitler trở thành thủ tướng, Đức Quốc xã phát động chiến dịch đốt sách – kể cả tác phẩm của hơn 20 tác giả Đức và nước ngoài nổi tiếng – được cho là không thích hợp với chế độ mới.
Người Đức nào được tham gia vào các hoạt động mỹ thuật, âm nhạc, sân khấu, văn học, báo chí, truyền thanh và phim ảnh. Mọi người hoạt động trong những lĩnh vực này đều bị buộc phải gia nhập một phòng tương ứng của Đế chế, trong đấy các quyết định và chỉ đạo có hiệu lực theo luật định. Trong số các chức năng khác, các phòng có thể trục xuất – hoặc từ chối đơn xin gia nhập – người "thiếu tin cậy về chính trị". Có nghĩa là người không sốt sắng lắm với Quốc xã thường bị cấm hành nghề và thế là mất kế sinh nhai.
Người Đức nào được làm biên tập viên. Họ phải có quốc tịch Đức, thuộc chủng tộc Aryan và không kết hôn với người Do Thái. Điều 14 của Luật Báo chí quy định biên tập phải "loại ra khỏi báo chí bất kỳ bài viết nào... có xu hướng làm suy yếu sức mạnh của Đức Quốc xã, ý chí nội tại hoặc bên ngoài của dân tộc Đức, nền quốc phòng của Đức... hoặc xúc phạm danh dự và phẩm giá của nước Đức".
Người Đức được và không được nghe gì và xem gì. Ngành truyền thanh và phim ảnh bị uốn nắn để phục vụ cho mục đích truyên truyền của Nhà nước Quốc xã. Qua Cục Truyền thanh trong Bộ Tuyên truyền, Göbbels kiểm soát hoàn toàn và lèo lái các chương trình truyền thanh cho mục đích của mình. Công việc càng thêm dễ dàng vì ở Đức, giống như những quốc gia Châu Âu khác, Nhà nước nắm độc quyền lĩnh vực truyền thanh.

Điều đáng ngạc nhiên là chế độ tuyên truyền dai dẳng gồm những điều bịa đặt và bóp méo sự thật cuối cùng gây ấn tượng trên tâm tư con người và thường khiến họ dễ lầm lạc. Sống nhiều năm dưới chế độ tuyên truyền liên tục có tính toán thì khó mà thoát khỏi tầm ảnh hưởng. Người dân Đức thường lặp lại như con vẹt những điều vô lý mà họ đã nghe qua đài truyền thanh hoặc đọc qua báo chí. Đôi lúc người nước ngoài có thể thử nói ra sự thật, nhưng được đáp lại với cái nhìn kinh ngạc, với sự im lặng, như thể ta đã phạm thánh. Từ đấy, có thể nhận ra chỉ là vô ích nếu cố tiếp cận với một tư tưởng đã bị bẻ cong, đã thấm nhuần theo cách mà Hitler và Göbbels muốn uốn nắn.

[sửa] Chính sách khủng bố

Quy chế của Gestapo, cảnh sát hoạt động bên ngoài bất kỳ một tổ chức dân sự nào, làm nổi bật ý định của Đức quốc xã nhằm chiếm đoạt các phương tiện để giám sát trực tiếp xã hội Đức. Ngay sau đó, giống hệt như kiểu khủng bố của StalinLiên Xô, một đội quân khoảng 100.000 điệp viênđặc tình hoạt động trên khắp nước Đức để thông báo tới các quan chức của Đức quốc xã mọi hoạt động chỉ trích hay bất tuân phục. Đa số người dân Đức, hài lòng với nền kinh tế đang được cải thiện và tiêu chuẩn sống cao hơn tỏ ra tuân phục và im lặng, nhưng nhiều đối thủ chính trị, đặc biệt là những người cộng sản và những người xã hội, bị các điệp viên có mặt ở mọi nơi theo dõi và bị tống vào các trại tù nơi họ bị ngược đãi khủng khiếp, và nhiều người đã bị tra tấn và giết hại. Ước tính số nạn nhân chính trị là khoảng vài chục nghìn người chết và mất tích trong những năm đầu thời cầm quyền của Đức quốc xã.

[sửa] Công lý của Đức Quốc xã

Nước Đức dưới chế độ Quốc xã không còn là xã hội dựa trên luật pháp. Ánh sáng công lý đã nêu rõ: "Hitler chính là luật!" Göring nhấn mạnh điều này khi ông nói với các công tố viên Phổ ngày 12 tháng 7 năm 1934 rằng "luật và ý muốn của Lãnh tụ là một". Sau "Đêm của những con dao dài", Hitler tuyên bố trước Nghị viện rằng ông là "chánh án tối cao" của dân tộc Đức, với quyền hạn bắt ai chết là phải chết.

Luật Hành chính công ngày 7 tháng 4 năm 1933 loại ra khỏi ngành tư pháp người Do Thái và cả những người mà Quốc xã thấy không phù hợp. Những thẩm phán còn lại được chỉ rõ nhiệm vụ của họ nằm ở đâu. Để đảm bảo mọi người thấu hiểu, TS. Hans Frank, Ủy viên Tư pháp và Lãnh đạo Luật Đế chế, năm 1936 nói với các bồi thẩm:

Chủ thuyết Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa là nền tảng cho mọi luật cơ bản, đặc biệt như chỉ rõ trong cương lĩnh Đảng và trong các bài diễn văn của Lãnh tụ.

Luật mới về Hành chính Công ngày 26 tháng 1 năm 1937 cho phép bãi nhiệm mọi công chức, kể cả thẩm phán, vì lý do "không đáng tin cậy về chính trị".

Ngày 24 tháng 4 năm 1934, quyền xét xử tội phản quốc được giao cho Tòa án Nhân dân, là loại tòa án gây kinh hoàng nhất trên đất nước. Hội đồng xét xử của Tòa án Nhân dân gồm có 2 thẩm phán chuyên nghiệp và 5 người khác được chọn từ đảng viên Quốc xã, lực lượng SS và Quân đội, vì thế thẩm phán chuyên nghiệp thuộc phía thiểu số. Phán quyết của tòa án này không được quyền kháng cáo, và các phiên xử thường là kín. Quá trình xét xử thường kéo dài chỉ trong một ngày; không có cơ hội để đưa ra người chứng phía bị cáo (nếu có người dám làm chứng biện hộ cho bị cáo "phản quốc"). Còn lý lẽ của luật sư biện hộ, là đảng viên Quốc xã, thì yếu ớt đến độ khó tin. Qua báo chí vốn chỉ đăng tải phán quyết, người ta có cảm tưởng phần lớn bị cáo nhận bản án tử hình, tuy không có con số chính thức nào được đưa ra.

Trước khi có Tòa án Nhân dân là Tòa án Đặc biệt, nhận trách nhiệm xét xử tội phạm chính trị. Hội đồng xét xử của Tòa án Đặc biệt gồm có 3 thẩm phán, đều là người thân tín của đảng, và không có bồi thẩm đoàn. Công tố viên Quốc xã có quyền đưa vụ việc ra xét xử trước tòa thông thường hoặc Tòa án Đặc biệt, nhưng thường là họ chọn Tòa án Đặc biệt, vì lý do hiển nhiên. Cũng giống như ở Tòa án Nhân dân, luật sư biện hộ trong Tòa án Đặc biệt phải được Quốc xã chấp thuận. Đôi lúc, cho dù được chấp thuận, họ vẫn không làm cho Quốc xã hài lòng. Vì thế, khi bà quả phụ của TS. Erich Klausener, bị sát hại trong "Đêm của những con dao dài", khởi kiện Nhà nước, các luật sư chuẩn bị làm đại diện cho bà bị nhốt vào trại tập trung cho đến khi họ chính thức xin rút lui khỏi vụ án.

Hitler, và đôi khi Göring, có quyền hủy bỏ phiên xử. Trong số hồ sơ đưa ra ở Nürnberg, có trường hợp Bộ trưởng Tư pháp đề xuất mạnh mẽ khởi tố một nhân viên Mật vụ cấp cao và một nhóm binh sĩ SA vì có chứng cứ rõ ràng là họ phạm tội tra tấn người bị giam trong trại tập trung. Lãnh tụ ra lệnh hủy bỏ việc khởi tố. Lúc đầu, Göring cũng có quyền hành như thế. Một lần, vào tháng 4 năm 1934, Göring cho dừng phiên tòa xử một doanh nhân nổi tiếng. Chẳng bao lâu, người ta được biết rằng bị cáo đã chi cho Göring 4 triệu mark Đức. Gerhard F. Kramer, một luật sư có tiếng tăm vào lúc ấy ở Berlin, nhận xét: "Không thể nào xác định Göring tống tiền nhà công nghiệp hay nhà công nghiệp đút lót Thủ tướng Phổ". Điều xác định được là Göring ra lệnh bãi bỏ phiên tòa.

Phải nói rằng đôi lúc thẩm phán thể hiện tinh thần độc lập và gắn bó với pháp luật. Trong những trường hợp như thế, hoặc Rudolf Hess hoặc Mật vụ can thiệp vào. Vì thế, như ta đã thấy, khi Mục sư Martin Niemöller nhận bản án nhẹ của Tòa án Đặc biệt, Mật vụ bắt giữ ông ngay khi ông bước ra khỏi tòa án và đưa ông vào trại tập trung.

Gestapo (tức Mật vụ), giống như Hitler, cũng là luật. Dưới sức ép của Quốc xã, Tòa án Hành chính Tối cao của Phổ ra phán quyết là những mệnh lệnh và hành động của Gestapo không thuộc thẩm quyền xét xử của ngành tư pháp. Như TS. Werner Best, cánh tay phải của Himmler ở Gestapo, giải thích: "Khi cảnh sát thi hành ý muốn của giới lãnh đạo, tức là họ hành động theo luật".

Tấm màn "hành động theo luật" được phủ lên những vụ bắt bớ và giam cầm nạn nhân trong trại tập trung. Thuật ngữ thường được sử dụng là "canh giữ bảo vệ", và biện pháp này được thi hành thay cho những điều khoản của hiến pháp bảo đảm quyền tự do con người. Nhưng canh giữ bảo vệ ở Đức không nhằm bảo vệ con người khỏi hiểm nguy như ở các nước văn minh hơn, mà là một hình thức trừng phạt bằng cách giữ nạn nhân trong vòng rào kẽm gai.

Những trại tập trung mọc lên như nấm trong vòng năm đầu sau khi Hitler lên nắm quyền. Đến cuối năm 1933, có khoảng 50 trại, chủ yếu do lực lượng SA lập nên để đánh đập nạn nhân một trận rồi tống tiền gia đình hoặc bạn bè của họ. Đấy chỉ là hình thức bắt cóc rồi đòi tiền chuộc. Tuy nhiên, đôi lúc nạn nhân bị sát hại, thường do tính bạo dâm hoặc do hung ác.

Sau khi Röhm bị thanh trừng, các trại tập trung được giao cho lực lượng SS, và được họ nhanh chóng tổ chức lại với hiệu năng và tính tàn bạo cố hữu của SS. Nhân viên canh gác được giao cho các đơn vị gọi là Đầu Tử thần, được chọn ra từ những thành phần Quốc xã cứng cỏi nhất, mang huy hiệu đầu lâu và xương chéo trên bộ đồng phục đen. Trại linh tinh được dẹp bỏ, trại lớn hơn được xây lên.

Vào lúc đầu, thập niên 1930, số nạn nhân trong trại tập trung có lẽ không khi nào quá 30 ngàn, và những hành động tàn bạo chưa được biết đến. Nhưng các trại này vẫn không có tính nhân văn. Tôi có được một bản điều lệ của trại Dachau do chỉ huy trại Theodor Eicke soạn ra ngày 1 tháng 11 năm 1933.

Điều 11. Người phạm những tội sau đây... sẽ bị treo cổ: phát biểu và tụ tập chống đối, tạo bè đảng, rình rập chung quanh với người khác, tuyên truyền cho đối lập, cung cấp thông tin đúng hoặc sai về trại tập trung, nhận, chôn giấu hoặc nói với người khác về thông tin như thế, đưa thông tin như thế ra khỏi trại vào tay người nước ngoài, v.v.
Điều 12. Người phạm những tội sau đây... sẽ bị bắn ngay lập tức hoặc bị treo cổ sau: tấn công một nhân viên bảo vệ hoặc SS, không tuân lệnh... hoặc xô xát, lớn tiếng, phát biểu trong khi diễu hành hoặc làm việc.

Đồng minh với Mật vụ là Sở An ninh (Sicherheitsdienst hoặc SD), tạo thêm một cái tên gọi tắt gây kinh hoàng cho mọi người Đức – và sau đấy là cho dân cư các vùng bị chiếm đóng. Năm 1938, một luật mới giao nhiệm vụ cho SD bao trùm cả Đế chế.

Ngày 16 tháng 6 năm 1936, lần đầu tiên trong lịch sử nước Đức, lực lượng cảnh sát được hợp nhất trên toàn Đế chế – trước đây cảnh sát nằm trong chính quyền mỗi bang. Himmler được cử làm Chỉ huy trưởng Cảnh sát Đức. Việc này gần giống như đặt cảnh sát vào tay của SS vốn tăng thanh thế mạnh mẽ sau vụ thanh trừng đẫm máu năm 1934. Lực lượng SS không còn là nhóm cận vệ, hoặc đội vũ trang của đảng Quốc xã, mà bây giờ có quyền hạn của cảnh sát quốc gia. Vì thế, Đế chế Thứ Ba đã trở thành một chế độ cảnh sát trị.

Giáo dục của Đức Quốc xã

Trường học Đức, từ cấp một đến đại học, đều được Quốc xã hóa. Sách giáo khoa được gấp rút viết lại, chương trình học được thay đổi, Mein Kampf được chọn là tiếng nói chính thức của nhà giáo. Ai không nhận ra tư tưởng mới bị loại ra ngoài. Phần lớn nhà giáo phải ít nhiều là cảm tình viên của Quốc xã nếu chưa phải là đảng viên thực thụ. Để tăng cường ý thức hệ, họ được tập huấn trong trường lớp đặc biệt để học về những nguyên tắc Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa, nhấn mạnh vào chủ thuyết về chủng tộc của Hitler.

Tất cả nhà giáo từ cấp mẫu giáo đến đại học phải gia nhập Liên đoàn Giáo chức Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa mà theo luật "có trách nhiệm điều phối về chính trị và ý thức hệ tất cả nhà giáo theo chủ thuyết của Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa". Luật Công chức 1937 đòi hỏi nhà giáo "phải sẵn sàng bất kỳ lúc nào để kiên quyết bảo vệ Nhà nước Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa". Một nghị định trước đấy xếp nhà giáo vào diện công nhân viên chức, vì thế người Do Thái bị loại ra. Tất cả nhà giáo đều phải tuyên thệ "trung thành và phục tùng Adolf Hitler". Ứng viên giảng dạy đại học phải tham gia 6 tuần trong trại quan sát để chuyên gia Quốc xã khảo sát quan điểm và tính chất của họ rồi báo cáo với Bộ Giáo dục. Bộ này sẽ cấp giấy phép giảng dạy nếu ứng viên tỏ ra "đáng tin cậy" về mặt chính trị.

Trước năm 1933, trường công lập ở Đức là do chính quyền địa phương quản lý, còn đại học do bang quản lý. Bây giờ tất cả đều nằm dưới bàn tay sắt của Bộ trưởng Giáo dục. Chính ông này bổ nhiệm hiệu trưởng đại học và các trưởng khoa, trong khi lúc trước các chức vụ này do giáo sư thực thụ của các phân khoa bầu lên. Bộ trưởng Giáo dục cũng bổ nhiệm lãnh đạo các ban đại diện sinh viên quy tụ tất cả sinh viên, và ban đại diện giảng viên gồm tất cả giảng viên. Hiệp hội Giảng viên Quốc xã, dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Quốc xã, có quyền quyết định ai được giảng bài và đảm bảo họ giảng theo chủ thuyết của Quốc xã.

Hậu quả của Quốc xã hóa là thảm họa cho nền giáo dục Đức và cho việc trau dồi kiến thức ở Đức. Lịch sử bị bóp méo trong sách giáo khoa và bài giảng đến nỗi trở nên lố bịch. Việc giảng dạy những môn "khoa học chủng tộc" càng tệ hại hơn: tán dương người Đức là chủng tộc ưu việt và người Do Thái là nguồn gốc của mọi vấn nạn trên thế giới.

Baldur Schirach được cử làm "Lãnh đạo Thanh niên của Đế chế Đức" tháng 6 năm 1933. Áp dụng đúng chiến thuật của đàn anh trong đảng, hành động đầu tiên của anh ta là phái một toán Thanh niên Hitler có vũ trang đi chiếm lấy văn phòng trung ương của Ủy ban Đế chế của các Đoàn Thanh niên Đức. Chủ tịch Ủy ban này, một tướng lĩnh già của Quân đội Phổ có tên Vogt, phải bỏ chạy. Kế tiếp, Schirach tiến công một trong những anh hùng hải quân nổi tiếng nhất, Đô đốc Adolf von Trotha, Tham mưu trưởng Hạm đội trong Thế chiến thứ nhất và hiện giờ là chủ tịch các Đoàn Thanh niên. Vị đô đốc được tôn kính cũng bỏ chạy, chức vụ và tổ chức của ông bị dẹp bỏ. Tài sản trị giá hàng triệu đô, chủ yếu là hàng trăm quán trọ thanh niên khắp nước Đức, bị tịch thu.

Ngoài việc nuôi dưỡng trong gia đình và trường học, qua Đoàn Thanh niên Hitler thanh niên Đức còn được giáo dục về thể chất, trí tuệ và tinh thần theo lý tưởng của Quốc xã.

Cơ quan của Schirach lúc trước nằm trong Bộ Giáo dục, bây giờ được đặt trực tiếp dưới quyền của Hitler. Con người trẻ 29 tuổi này – người đã viết những dòng thơ lãng mạn ca ngợi Hitler – đã trở thành nhà độc tài của giới thanh niên trong Đế chế Thứ Ba.

Từ năm 6 tuổi đến năm nghĩa vụ lao động và quân sự 18 tuổi, tất cả trai và gái đều được tổ chức trong các cấp độ khác nhau của Đoàn Thanh niên Hitler. Cha mẹ nào cố ngăn cản con cái gia nhập sẽ bị án tù nặng, dù là khi họ phản đối cho con gái họ gia nhập một cơ sở đã xảy ra nhiều vụ mang thai.

Trẻ em từ 6 đến 10 tuổi gia nhập nhóm nhi đồng. Họ được phát một quyển sổ để ghi thành tích, kể cả sự tiến bộ về ý thức hệ. Lúc lên 10 tuổi, trẻ phải trải qua những cuộc thi thể dục, cắm trại và lịch sử Quốc xã, trước khi được nhận vào nhóm thiếu niên và cất lời tuyên thệ trung thành với Adolf Hitler.

Khi lên 14 tuổi, trẻ được nhận vào Đoàn Thanh niên Hitler thực thụ cho đến năm 18 tuổi, rồi được gọi làm nghĩa vụ lao động hoặc quân sự. Đoàn Thanh niên Hitler là một tổ chức lớn lao theo cách thức bán quân sự tương tự như lực lượng SA, trong đó đoàn viên được huấn luyện về cắm trại, thể thao, ý thức hệ Quốc xã và quân sự. Nhiều dịp píc-níc cuối tuần ở ngoại ô Berlin của tác giả này bị gián đoạn vì Thanh niên Hitler di chuyển qua các khu rừng hoặc trên đồng cỏ, tay cầm súng trường, lưng mang ba lô nặng nề.

Đôi lúc trẻ gái cũng đi tập trận quân sự. Từ 10 đến 14 tuổi, trẻ gái được cấp đồng phục, được huấn luyện tương tự như trẻ trai, nhưng nhấn mạnh về vai trò của phụ nữ trong Đế chế Thứ Ba: làm bà mẹ khỏe mạnh của những đứa con khỏe mạnh. Điều này càng được chú trọng hơn khi trẻ gái lên 14 tuổi và được nhận vào đoàn thanh nữ.

Lúc lên 18 tuổi, vài nghìn nữ thanh niên (họ phục vụ cho đến năm 21 tuổi) tham gia một năm lao động trên nông trường, tương tự như nghĩa vụ lao động của nam giới. Các thiếu nữ sống trên nông trại, hoặc trong lều ở vùng nông thôn và mỗi sáng được xe đưa đến nông trại. Nhiều vấn nạn đạo đức nảy sinh. Sự hiện diện của một cô gái trẻ đôi lúc làm xáo trộn gia đình nông dân, và tiếng than phiền giận dữ của các bậc cha mẹ có con gái mang thai bắt đầu cất lên. Vấn nạn càng tệ hại hơn khi bên nữ cắm trại gần một trại nghĩa vụ lao động của nam giới.

Đến cuối năm 1938, Đoàn Thanh niên Hitler có gần 8 triệu đoàn viên. Tuy con số này là lớn, rõ ràng là có khoảng 4 triệu vẫn còn ở ngoài. Tháng 3 năm 1939, chính phủ ban hành luật động viên mọi thiếu niên vào Đoàn Thanh niên Hitler tương tự như cách động viên thanh niên vào Quân đội. Nếu cha mẹ cưỡng lại, con cái sẽ bị bắt đi, đưa vào cô nhi viện hoặc gửi vào gia đình khác cho đến ngày gia nhập đoàn.

Chương trình cải tổ giáo dục của Đế chế Thứ Ba lên đến đỉnh điểm với sự thành lập ba loại trường để đào tạo giới ưu tú: Trường Adolf Hitler, Học viện Giáo dục Chính trị Quốc gia và Thành trì Phẩm cấp. Trường Adolf Hitler ở dưới quyền chỉ đạo của Đoàn Thanh niên Hitler, nhận trẻ 12 tuổi có hứa hẹn nhất và giáo dục trẻ trong 6 năm về lãnh đạo đảng và dịch vụ công. Trẻ sống dưới chế độ kỷ luật khắt khe, và khi tốt nghiệp được nhận vào đại học. Có 10 trường như thế được thành lập vào năm 1937.

Học viện Giáo dục Chính trị Quốc gia nhằm phục hồi loại hình giáo dục trước đây được thực hiện trong các trường võ bị của Phổ. Thanh niên được giáo dục về "tinh thần chiến binh với các đức tính là lòng can đảm, ý thức nghĩa vụ và lối sống đơn giản". Ngoài ra, thanh niên còn được học về những chủ thuyết Quốc xã. Lực lượng SS phụ trách giám sát, bổ nhiệm hiệu trưởng và giảng viên cho các Học viện này. Có 3 học viện như thế được thành lập vào năm 1933, tăng lên 31 học viện khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, trong đó 3 học viện dành riêng cho nữ.

Ở cấp cao nhất là cái gọi là "Thành trì Phẩm cấp", được tổ chức theo phong cách trong các thành trì của Phẩm cấp Hiệp sĩ người Teuton trong thế kỷ 14-15, dựa trên nguyên tắc tuân phục tuyệt đối nhà lãnh đạo. Chỉ có thanh niên Quốc xã cuồng tín nhất từ các Trường Adolf Hitler và Học viện Giáo dục Chính trị Quốc gia mới được chọn vào học chương trình trong 6 năm gồm có 4 thành trì mà họ phải tuần tự vượt qua.

Theo cách ấy, giới trẻ của Đế chế Thứ Ba được huấn luyện để chuẩn bị cho cuộc đời, cho công việc và cho cái chết. Dù đầu óc của họ bị đầu độc, chương trình giáo dục thông thường bị xáo trộn, bị tách xa khỏi mái ấm, giới trẻ trông dường vô cùng hạnh phúc, tràn đầy hăng hái cho cuộc sống của một Thanh niên Hitler. Và chắc chắn rằng việc mang trẻ từ mọi giai cấp xã hội, nghèo hoặc giàu, con nhà công nhân và con nhà doanh nghiệp, đến sống chung và làm việc với nhau, là điều tốt. Trong phần lớn trường hợp, không có hại gì cho trẻ trai và gái cùng nhau thi hành nghĩa vụ lao động, sống ngoài trời, hiểu được giá trị của công việc chân tay và hòa thuận với những người từ mọi giai cấp. Trong thời gian này, ai đã từng hỏi chuyện giới trẻ, quan sát họ làm việc, chơi đùa và ca hát đều thấy rằng đây là một phong trào thanh niên vô cùng năng động – dù cho việc giáo dục có mưu đồ đen tối.

Giới trẻ trong Đế chế Thứ Ba đang lớn lên để có cơ thể mạnh khỏe, niềm tin vào tương lai của đất nước họ và của chính họ, và ý thức về tình bạn và tình đồng chí qua đó phá tan mọi ngăn cách về giai cấp, kinh tế và xã hội. Trong những ngày chiến tranh đã bùng phát ở Tây Âu vào tháng 5 năm 1940, người ta có thể thấy sự tương phản giữa binh sĩ Đức với nước da sạm nắng, cường tráng so với tù binh Anh với má lõm, vai tròn, nước da xanh xao, hàm răng xấu xí. Đấy là những biểu hiện bi thảm của giới trẻ mà nước Anh đã quên lãng một cách vô trách nhiệm trong những năm giữa hai cuộc thế chiến.

[sửa] Công nhân của Đức Quốc xã

Các nghiệp đoàn, vốn có lúc đã dẹp tan một cuộc đảo chính chỉ bằng cách tuyên bố tổng đình công, bây giờ cũng bị dẹp bỏ một cách dễ dàng như đảng phái chính trị – mặc dù phải cần một trò lừa gạt. Chính phủ Quốc xã tuyên bố Lễ Lao động 1 tháng 5 năm 1933 là ngày lễ toàn quốc, được chính thức gọi là "Ngày Lao động Quốc gia", và chuẩn bị chương trình kỷ niệm trọng thể. Các nhà lãnh đạo nghiệp đoàn khắp địa phương được đưa về Berlin.

Ngày 2 tháng 5 năm 1933, các trụ sở nghiệp đoàn trên khắp cả nước bị chiếm đóng, ngân quỹ nghiệp đoàn bị tịch thu, các nghiệp đoàn bị giải tán, và các nhà lãnh đạo bị bắt giữ. Nhiều người bị đánh đập và đưa vào trại tập trung. Hai lãnh đạo nghiệp đoàn Theodor LeipartPeter Grassmann đã công khai cam kết cộng tác với chế độ Quốc xã nhưng vẫn bị bắt giam. TS. Robert Ley, Xứ ủy Köln được Hitler chỉ định giải tán các nghiệp đoàn và thành lập Mặt trận Lao động Đức.

Không được tổ chức nghiệp đoàn, không được thương thảo tập thể và không có quyền đình công, công nhân trong Đế chế Thứ Ba trở thành một thứ nô lệ công nghiệp, bị trói buộc vào người chủ giống như nông nô thời trung cổ bị trói buộc vào địa chủ. Cái gọi là Mặt trận Lao động Đức, trên lý thuyết thay thế những nghiệp đoàn cũ, không phải là đại diện cho công nhân. Mặt trận này quy tụ người làm công ăn lương lẫn chủ nhân và thành viên của các ngành nghề. Trên thực tế, đấy là một cơ quan tuyên truyền rộng lớn và, như vài công nhân nói, là trò lường gạt khổng lồ. Như luật quy định, mục đích của Mặt trận không phải là bảo vệ công nhân, mà để "thành lập một cộng đồng có tính cách xã hội thật sự và có năng suất cao của mọi người Đức... để thực hiện công việc tối đa". Cũng như mọi nhóm khác ngoại trừ quân đội, Mặt trận Lao động Đức là một phần của Đảng Quốc xã, hoặc đúng hơn, là một công cụ của đảng. Thật vậy: luật quy định là nhà lãnh đạo của Mặt trận phải là người của Đảng Quốc xã, nghiệp đoàn cũ của Quốc xã, lực lượng SA hoặc SS.

Trước đấy, Luật Điều hành Công nhân Quốc gia ngày 20 tháng 1 năm 1934, được biết đến như là "Hiến chương Lao động", quy định chủ nhân là "lãnh đạo của doanh nghiệp" và công nhân là người "chấp hành". Chủ nhân có quyền quyết định mọi việc liên quan đến doanh nghiệp. Trong thời xa xưa, lãnh chúa chịu trách nhiệm về đời sống của nông nô trong lãnh địa của họ. Bây giờ, dưới thời Quốc xã cũng thế: chủ nhân "chịu trách nhiệm về đời sống của nhân viên và công nhân". Đổi lại, luật quy định là "nhân viên và công nhân có nhiệm vụ trung thành" – tức là họ phải làm việc nặng nhọc, không được than phiền ngay cả về tiền lương.

Mặt trận Lao động Đức ấn định tiền lương của công nhân theo ý kiến của giới chủ – luật không cho công nhân quyền được tham khảo. Chỉ đến năm 1936, khi công nghiệp tái vũ trang thiếu công nhân và vài người chủ tăng mức lương để thu hút thêm người, Nhà nước phải ra lệnh giữ đồng lương ở mức thấp. Hitler tỏ ra thẳng thắn trong việc giữ cho đồng lương


 

> Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Thông tin cá nhân

baothach
Nghề nghiệp: Sinh viên
Sinh nhật: : 29 Tháng 6 - 1990
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
The love we gave is the only love we keep"

Bạn bè
HANG MO
HANG MO
p3' h3o lov3 u 4ever
p3' h3o lov3 u 4ever
thanhquoc
thanhquoc
...Nh0c...Bu0n...
...Nh0c...Bu0n...
hong_ngoc123
hong_ngoc123
Lãng Tử Sầu
Lãng Tử Sầu
cuopbien
cuopbien
sieurapquangngai
sieurapquangngai
babiimeo
babiimeo
thewind_91
thewind_91
Xem tất cả

(♥ Góc Thơ ♥)

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024 VnVista.com