Thanh Niên Bảo Thuận


...:::|| Trò Chuyện ||:::...



(♥ Góc Thơ ♥)

Truyện cười

Thông Tin Liên Kết
 




   Trong: Hồ Chí Minh
 

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề học tập của cán bộ

Đào tạo là một yêu cầu khách quan của mọi chế độ xã hội nhằm hình thành những con người đạt yêu cầu nhất định về tri thức, năng lực và phẩm chất để đảm đương trọng trách mà xã hội giao phó. Đào tạo là quá trình hoạt động thống nhất hữu cơ  của hai mặt dạy và học.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm nhiều đến công tác đào tạo cán bộ; có nhiều bài nói và viết về công tác đào tạo cán bộ. Những tư tưởng của Người về công tác này đã và đang chứng tỏ giá trị to lớn của nó, nhất là trong thời kỳ nước ta chủ động hội nhập một cách toàn diện và sâu rộng nền kinh tế thế giới.

Đối với vấn đề học tập của cán bộ, Người tập trung làm sáng tỏ các vấn đề chủ yếu: mục đích, nội dung, động cơ, thái độ và phương pháp học tập.

Về mục đích học tập: Học tập được xem như là một loại hình hoạt động thuộc lĩnh vực của nhận thức và mang tính mục đích của con người. Mục đích học tập của cán bộ đã được Hồ Chí Minh chỉ rõ:

"Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại" (Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB CTQG. H-1995.t5.tr684)

"Học để sửa chữa tư tưởng: Hăng hái theo cách mạng, điều đó rất hay. Nhưng tư tưởng chưa thật đúng là tư tưởng cách mạng, vì thế cần phải học tập để sửa chữa cho đúng. Tư tưởng đúng thì hành động mới khỏi sai lạc và mới làm tròn nhiệm vụ cách mạng được.

Học để tu dưỡng rèn luyện đạo đức cách mạng: Có đạo đức cách mạng thì mới hy sinh tận tụy với cách mạng, mới lãnh đạo được quần chúng đưa cách mạng tới thắng lợi hoàn toàn.

Học để tin tưởng: tin tưởng vào đoàn thể. Tin tưởng vào nhân dân. Tin tưởng vào tương lai của dân tộc. Tin tưởng vào tương lai của cách mạng.

Học để hành: Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành  thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy" (sdd t.6,tr50).

Như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định rất rõ việc học tập của cán bộ là đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác, để phục vụ Đảng và sự nghiệp chung. Mục đích học tập mang tính cách mạng và mang tính nhân văn rộng lớn. Xét ở khía cạnh phục vụ nhân dân, phục vụ nhân loại, việc học tập còn mang giá trị đạo đức. Do đó, nếu trong quá trình học tập, người học xem nhẹ một trong các mặt tư tưởng, cách mạng, đạo đức thì đều là thiếu sót.

Về nội dung học tập: Kho tàng tri thức của nhân loại vô cùng phong phú, nhưng theo Người, việc học tập phải có những nội dung xác định gắn với yêu cầu của từng đối tượng cụ thể. Người cán bộ cách mạng phải học lấy những tài liệu về chủ nghĩa Mác-Lênin làm gốc (sdd, t6.tr49), trong đó điều quan trọng là phải học tập tinh thần, lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin và tiếp thu cho được phương pháp luận của khoa học đó.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi người cán bộ ngoài các môn lý luận còn phải học tập đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, học chuyên môn, ai lãnh đạo ngành nào thì phải vững chuyên môn ngành ấy.

Động cơ học được hiểu là nhu cầu thôi thúc từ bên trong của chính chủ thể hành động. Trải qua lịch sử hàng nghìn năm phong kiến, tư tưởng học để vinh thân, học để làm ông thông, ông phán đã ăn sâu vào trong tiềm thức của nhiều người. Nhưng tư tưởng đó đều xuất phát từ động cơ đem lại lợi ích cho cá nhân. Dưới chế độ mới do nhân dân làm chủ, cán bộ cách mạng là người đầy tớ phục vụ nhân dân và đáp ứng sự nghiệp chung. Nó đòi hỏi tất cả cán bộ nói chung, cán bộ được đi học nói riêng phải có những phẩm chất: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư (sdd, t5.tr684)

Thái độ học tập của mỗi người học tác động trực tiếp đến kết quả, đến sự thành bại của sự học. Muốn có kết quả học tập tốt, người học phải có thái độ nghiêm túc. Về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ giáo: "phải thật thà, không lên mặt, biết sao nói vậy; không biết phải học hỏi quần chúng nhân dân, không giấu dốt…" (sđd, t.7.tr107. Phải có thái độ khiêm tốn, thật thà, "kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn là kẻ thù số một của học tập" (sđd, t.8.tr499).

Phải tự nguyện, tự giác, xem công tác học tập cũng là một nhiệm vụ mà người cán bộ cách mạng phải hoàn thành cho được, do đó mà tích cực, tự động hoàn thành kế hoạch học tập, nêu cao tinh thần chịu khó, cố gắng, không lùi bước trước bất kỳ khó khăn nào trong việc học tập.

Phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau học tập, mạnh dạn phê bình và thật thà tự phê bình…

Phương pháp học tập là vấn đề rất quan trọng. Bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào của con người cũng cần phải có phương pháp, cách thức tiến hành hoạt động nhằm đạt đến mục đích. Trong học tập, nếu có phương pháp khoa học thì người học sẽ tiếp cận và thu nhận được nhiều kiến thức một cách hiệu quả. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học, thì hành không trôi chảy". (sđd, t.6.tr.50); "Lý luận rất cần thiết nhưng nếu cách học tập không đúng thì sẽ không có kết quả. Do đó, trong lúc học tập lý luận, chúng ta cần nhấn mạnh: lý luận phải liên hệ với thực tế. Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (sđd, t.8. tr.496)). Trong diễn văn khai mạc lớp học lý luận khóa 1 Trường Nguyễn Ái Quốc, tháng 9/1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Học tập lý luận là cốt để áp dụng vào thực tế".

Ngoài những điểm nói trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi người cán bộ đi học phải phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo trong học tập. Tinh thần đó hoàn toàn trái ngược với lối học tầm chương trích cú, học thuộc lòng từng câu, từng chữ một cách thụ động. Lối học cũ kĩ đó chỉ đem lại cho người học những hiểu biết phiến diện và khi áp dụng vào thực tế thì thường là máy móc, có khi gây tác hại khôn lường.

Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu người học phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng, không tin một cách mù quáng từng câu trong sách, có vấn đề chưa thông suốt thì phải đề ra và thảo luận cho vỡ lẽ, phải đặt câu hỏi "vì sao", phải suy nghĩ kỹ càng xem nó có hợp với thực tế không (sđd, t.8.tr.500).

Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nêu nhiều luận điểm khác nữa phù hợp với phương pháp học tập hiện đại. Người đề cao phải nâng cao hướng dẫn tự học; phải biết tự động học tập; phải lấy tự học làm cốt… (sđd, t.6, tr.50). Người nhắc nhở cả thầy dạy và học viên đều phải chú trọng việc tự học, tự nghiên cứu. Người nhắc nhở người cán bộ phải luôn có ý thức học tập thường xuyên hàng ngày, trong việc lớn cũng như việc nhỏ, việc cao cũng như việc thấp; phải nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, áp dụng vào trong công tác (sđd, t.7,tr.61-62). Khi giải đáp câu hỏi "học ở đâu", Người nói: "học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót lớn" (sđd, t.6,tr.50). Theo Người, "cán bộ của chúng ta phải không ngừng học tập, phải học tập suốt đời" (sđd, t.8,tr.215). Cuộc đời học tập không ngừng, không nghỉ của Chủ tịch Hồ Chí Minh là minh chứng mẫu mực về sự tự học.

Người cán bộ cần phải hiểu rằng việc học của mình không chỉ giới hạn trong khuôn khổ nhà trường, không chỉ thoả mãn với tri thức có trong sách vở.

Kiến thức học ở nhà trường luôn là cần thiết, nhưng không được xem đó là đã đầy đủ. Cuộc sống là nguồn tri thức mênh mông.


« Các bài cũ hơn · Thanh Niên Bảo Thuận · Các bài mới hơn »

Bình luận

le thanh vi
Nov 28 2011, 03:53 PM
Bình luận #1


Unregistered









Quote Post

 

 Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Chuyên Mục Khác
Chào mừng các bạn đến với Website của Ban chấp hành xã Đòan Bảo Thuận - Huyện Ba Tri - Tỉnh Bến Tre, Chúc các bạn có được những giây phút thật vui và nhiều bổ ích!!....
 Lời Bài Ca Cổ
 T. Yêu & C. Sống
 Đắc Nhân Tâm
 Thuốc Y Học
 K. Học - C. Nghệ
 Truyện
 Vui Cười
 Hình Ảnh
 Ẩm Thực

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tik Tik Tak

Tin nhanh

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

Thời tiết

Giá Vàng


Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com