ÂmDương ngũ Hành và Hôn nhân

 

Học thuyết Âm Dương mênh mông như thế, nhưng thâu tóm lại chỉ có bốn quy luật căn bản, cần nắm vững:

1/ Quy luật đối lập: Âm Dương là hai mặt đối lập. Âm đối lập với Dương, Dương đối lạp với Âm. Đối lập nhưng không những không loại trừ nhau, mà còn tồn tại cùng nhau.

2/ Quy luật hỗ căn: Âm Dương nương tựa vào nhau để tồn tại.

3/ Quy luật tiêu trưởng: cứ cái này mất đi thì cái khác tăng trưởng; tăng trưởng đến mức nào đó lại mất đi; mất đi cũng không mất hẳn, mất đến mức nào đó, lại tăng trưởng trở lại!

4/ Quy luật bình hành: sự quân bình giữa hai mặt Âm Dương đối lập.

Trong bốn quy luật trên, đáng chú ý nhất và cũng mang tính chất tiêu biểu nhất, là quy luật Âm Dương tiêu trưởng. Quy luật này phản ảnh sự khác nhau cơ bản giữa hai luồng tư tưởng triết học Đông, Tây: trong khi phương Tây nhìn Thế giới như một tập hợp các sự vật riêng biệt, gom lại mà thành (Thuyết Chủ biệt); thì phương Đông – tiêu biểu là học thuyết Lão Trang và Ấn Độ giáo, lại có tính Chủ toàn, nghĩa là quan niệm Thế giới là một "Tổng thể toàn vẹn", một "Toàn thể", trong đó sự vật là những yếu tố nảy sinh, tồn tại, vận động và phát triển không ngừng trongdo mối quan hệ hữu cơ với cái "Toàn thể" ấy cũng như các yếu tố khác.

Bốn quy luật của Học thuyết Âm Dương quy định bản chất sự vật theo các nội dung chủ yếu sau:

           - Âm Dương đối lập nhưng không loại trừ nhau mà hài hoà nhau, khi Âm xướng thì Dương hoạ; khi Âm xướng thì Dương hoạ. Dương trưởng thì Âm tiêu, Âm trưởng thì Dương tiêu!

           - Không có cái Âm tuyệt đối, cũng không có cái Dương tuyệt đối"trong Âm có Dương, trong Dương có Âm".

           - Âm Dương có tiêu trưởng, nhưng trưởng không phải cứ thế mà trưởng mãi. Trưởng đến cực đại thì bắt đầu tiêu. Tiêu cũng không tiêu đến tuyệt diệt, mà tiêu đến mức độ cùng cực thì bắt đầu hồi phục.

           - Dương sở dĩ tồn tại là nhờ có quan hệ đối lập với Âm; Âm cũng vậy, Âm sở dĩ tồn tại, cũng nhờ có quan hệ đối lập với Dương. Như vậy, nếu không có Âm thì Dương cũng không thể có; ngược lại nếu không có Dương thì Âm cũng không thể có. Đó chính là nguyên lý tồn tại của Âm Dương: "tương phản nhi bất tương vô - đối địch nhau, phủ định nhau, nhưngkhông thể không có nhau"!

Bảng 1 dưới đây cho ta khái niệm về các "đối tượng" Âm và Dương:

(đón đọc kỳ sau)


 

 Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Thông tin cá nhân

tranhuythuan
Nghề nghiệp: thợ xây
Sinh nhật: : 8 Tháng 3 - 1938
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn

Bạn bè
nhamnhang
nhamnhang
 
Xem tất cả

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31




(♥ Góc Thơ ♥)

Tik Tik Tak

Truyện cười

Tin nhanh

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
Blog chưa có danh mục nào.

Tìm kiếm:
     

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com