ÂmDương ngũ Hành và Hôn nhân

 

 

I.          Học thuyết Âm dương - những kiến thức cơ bản cần thiết.

Cách thời đại chúng ta đang sống khoảng 3.000 năm, người Trung Hoa cổ xuất phát từ những quan sát đời sống tự nhiên và xã hội, đã rút ra nhận xét: sự vật luôn luôn mâu thuẫn nhưng cũng luôn luôn thống nhất; không ngừng vận động, biến hoá để phát sinh phát triển và tiêu vong! Từ kết luận đó, Học thuyết Âm Dương đã ra đời. Học thuyết này cho rằng trong Trời Đất chỉ có một khí, khí đó gọi là Thái cực. Thái cực lại chia làm hai, Âm và Dương, đặt tên là Lưỡng nghi. Lưỡng Nghi biến hoá mà thành muôn vật!

Như vậy Âm Dương là hai khí vô hình, không thể trình diễn bằng lời (sau này Kinh Dịch phải mượn cái hữu hình là các nét gạch ngang để làm sáng cái Lý của nó: nét liền là Dương, nét đứt là Âm).

Năm 1937 NIELS BOHR[1] thăm Trung Quốc, khi được tìm hiểu về nền triết học Trung Hoa cổ, đã vô cùng kinh ngạc trước học thuyết Âm – Dương. Ông thẳng thắn thừa nhận "nguyên lý bổ xung" do ông nêu ra lúc đó, quả thực đã được các nhà Hiền triết nước này đề cập đến từ thời cổ đại! Trước BOHR, nhà toán học Đức LEIBNIZ, cha đẻ của phép đếm "nhị phân", cũng tuyên bố đã nhận ra phép đếm đó đã được đề cập khá rõ ràng trong khái niệm âm, dương và đồ hình 64 "quẻ" Kinh Dịch!

Kinh Dịch - một tác phẩm triết học cổ đại nổi tiếng, một "kỳ thư" của thế giới, một hệ quả của Học thuyết Âm Dương ngũ Hành, đã cho rằng: "nhất Âm nhất Dương chi vi Đạo", có nghĩa là: "Đạo của Trời Đất đều có thể dùng Âm Dương để giải thích". Âm Dương là Đạo của Thiên Địa, là kỷ cương của vạn vật, là cha mẹ của sự tiến hoá, là nguồn gốc của sự sinh sát, là trung tâm của Thần minh!

Nhà Y-Triết Nhật Bản OHSAWA cho rằng: "Mọi vật, kể cả con người, đều chịu đồng thời của hai động lực hay hai khuynh hướng là Âm và Dương. Âm là Địa khí từ tâm Trái Đất toả ra; Dương là Thiên kh ítừ không gian áp vào trái Đất". Thu Giang Nguyễn Duy Cần, nhà nghiên cứu Dịch học nổi tiếng của Việt Nam ta, khẳng định: "Con người sống trên Hoàn vũ, đầu đội Trời, chân đạp Đất; hô tiếp Thiên căn, hấp tiếp Địa mạch; luôn luôn thụ khí Âm Dương mà tồn tại; không nên không thuận theo Âm Dương mà sống cho đừng lỗi nhịp".

Gần đây hơn, tác giả Bạch Huyết (Trung Quốc) trong tác phẩm "Thiên - Địa – Nhân..." đã viết: "Trí tuệ của Trung Hoa cổ đại đã biểu hiện đầy đủ trong triết học Âm Dương".



[1]Nhà vật lý được giải thưởng Nobel, đồng thời là là một trong những người đặt nền móng cho học thuyết Cơ lượng tử - trụ cột của Khoa Vật lý hiện đại. Sau lần đến Trung Quốc trở về, ông đã tự thiết kế "Tộc huy" của dòng họ mình, dựa trên "Thái cực đồ", biểu tượng của Học thuyết Âm Dương.


 

 Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Thông tin cá nhân

tranhuythuan
Nghề nghiệp: thợ xây
Sinh nhật: : 8 Tháng 3 - 1938
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn

Bạn bè
nhamnhang
nhamnhang
 
Xem tất cả

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30




(♥ Góc Thơ ♥)

Tik Tik Tak

Truyện cười

Tin nhanh

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
Blog chưa có danh mục nào.

Tìm kiếm:
     

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com