Thực đơn người xem
Bài viết cuối
Trung tâm massage dành cho… chó
Cụ bà tấn công kẻ trộm bằng “món” karate Bán ảnh khoả thân để lấy tiền đi dự Olympics Suýt mất $42,000 Coi chừng virus! Cách dùng Google hiệu quả Lịch sử 21 năm của "gã khổng lồ" công nghệ Thông tin mới nhất xung quanh vụ án PMU 18 Giá vàng đạt kỷ lục mới Văn Quyến sắp được tại ngoại |
![]() Giống như con người, loài chó cũng phải chịu những nhức mỏi về mặt thể xác, tinh thần uể oải sau một ngày hoạt động tích cực. Chính vì vậy, những bài massage thường xuyên sẽ giúp loài khuyển trở nên khoẻ mạnh và năng động hơn. Nhận thức được vai trò và tác dụng của massage, chuyên gia động vật Tomoko Kawasumi đã khai trương trung tâm xoa bóp dành riêng cho người bạn yêu quí nhất của con người và đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt từ phía khách hàng. Tomoko Kawasumi cho biết: “Massage có rất nhiều tác dụng tích cực như giúp cơ bắp được thư giãn, tăng cường lưu thông máu, loại bỏ mệt mỏi và căng thẳng. Đến đây, các chú khuyển không chỉ được xoa bóp mặt, thân người, chân mà còn cả móng chân và đuôi. Chúng tỏ ra rất ngoan ngoãn và thích thú khi được các chuyên gia chăm sóc, chiều chuộng”. Tuy nhiên, giá của mỗi giờ xoa bóp không rẻ chút nào, lên tới là 60 USD. Cụ bà tấn công kẻ trộm bằng “món” karate học được trên TV
![]() Cụ bà Anica D sống tại ngôi làng Popeni thuộc hạt Vaslui hào hứng kể lại cho cảnh sát rằng khi bà đang ngủ thì một tên đạo trích đã lẻn vào nhà và tấn công bà. Bà đã hét lớn để kêu cứu nhưng chẳng thấy ai đến giúp cả, có lẽ vì đêm đã khuya và mọi người ngủ quá say. Không còn cách nào khác bà đành giở món võ karate mà bà vô tình học được tại một show truyền hình dạy con người cách tự vệ. Anica đã thành công trong việc khống chế tên trộm và gọi cảnh sát đến bắt tên gian tặc. Tên trộm 30 tuổi đã bị kết tội trộm cắp và có âm mưu cưỡng bức. ![]() Người đưa ra ý tưởng độc đáo trên là anh Are Hansen, 24 tuổi, một sinh viên ngành thiết kế, đồng thời là vận động viên bắn súng siêu hạng. Do Hiệp hội bắn súng quốc gia Na-uy không tài trợ toàn bộ kinh phí cho các vận động viên tham dự Olympics, Hansen đã tự chụp ảnh khoả thân và rao bán cho những người cần mua nó. Are Hansen nói: “Thật là một chuyện vô lí. Chúng tôi phải tự trả một nửa kinh phí, bao gồm cả ăn uống, đi lại, tiền vé máy bay. Là sinh viên, tôi không thể có đủ tiền để làm những việc ấy”. Tuy nhiên, Are Hansen không tiết lộ giá của mỗi tấm ảnh là bao nhiêu. Christian Lilleng, huấn luyện viên đội bắn súng quốc gia Na-uy cho biết: “Chi phí cho mỗi người ít nhất cũng lên tới 2.000 bảng Anh. Thật tiếc là chúng tôi không thể tài trợ toàn bộ số tiền đó”. ![]() ![]() Không an tâm với tài khoản cá nhân tại ngân hàng, một ông chủ người 35 tuổi người Nhật Bản đã rút toàn bộ số tiền 5 triệu yên về nhà cất giữ. Tuy nhiên, thay vì để nó ở một nơi bí mật hay két bạc chống cháy, ông ta đã mang nó giấu trong thùng rác. Không hề hay biết về vị trí của số tiền lớn nói trên, người vợ của ông đã thản nhiên đem rác đi đổ. Tuy nhiên, rất may nó đã được tìm thấy tại một địa điểm thu gom rác ở gần căn hộ chung cư cao tầng tại Saitama, phía bắc của thủ đô Tokyo. Cảnh sát địa phương đã hoàn trả lại toàn bộ tài sản cho người chủ sở hữu đích thực sau khi người đàn ông này đưa ra được số tiền chính xác cũng như miêu tả hình dáng, màu sắc của chiếc túi đựng rác. ![]() Trung tâm an ninh mạng BKIS cho rằng trên 10.000 máy tính đã nhiễm, trong đó có nhiều người cho đến giờ vẫn chưa tận diệt được con sâu này... Tuy nhiên, dường như tâm lý “sau cơn mưa trời lại sáng” và “mất bò vẫn chưa lo làm chuồng” vẫn còn hằn sâu nên nhiều người mặc dù cuống lên khi bị nhiễm nhưng cũng dễ lãng quên ngay sau đó. Khi một số trung tâm an ninh mạng đưa ra cách “chạy chữa” thì mọi người thở phào và quên ngay con virus, bởi xét cho cùng mỗi ngày người ta phát hiện bao nhiêu virus trên máy tính. Nhưng thỉnh thoảng chúng ta vẫn nghe tin: “Vài trăm nghìn thông tin cá nhân của nhân viên Tập đoàn HP bị đánh cắp”, hay: “Rò rỉ thông tin về nhà máy điện hạt nhân”... được loan báo, nhưng có lẽ ít ai ngờ rằng nguyên nhân phần lớn là do những virus và “sâu” kiểu này. Với nguyên lý chung là lợi dụng sự sơ hở của người dùng khi sử dụng các công cụ thao tác trên Internet (lướt web, email, phần mềm nhắn tin nhanh - IM), lợi dụng sổ địa chỉ và niềm tin của bạn bè dành cho nạn nhân... để phát tán trên diện rộng bằng cách cài một chương trình ẩn (có thể gọi là phần mềm gián điệp “Spyware”) vào các máy tính bị lây nhiễm. Sau khi thành công, mạng những máy tính này sẽ bị điều khiển bởi kẻ thủ ác mà chủ nhân không hề hay biết. Câu chuyện sau đó có thể diễn ra theo các kịch bản sau đây: 1. Ăn cắp thông tin: Spyware có thể mở các cửa sau (backdoor) để hacker xâm nhập chiếm quyền điều khiển máy tính. Mọi hành vi sau đó, từ theo dõi mọi thao tác của chủ nhân, ăn cắp mật khẩu hoặc thông tin cá nhân, sao chép thông tin, phá hủy dữ liệu hoặc toàn bộ hệ thống... đến tạo bàn đạp để hacker xâm chiếm toàn hệ thống mạng nội bộ của tổ chức... đều nằm trong tầm tay. Câu chuyện sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu các máy tính đó thuộc mạng lưới của các đơn vị sản xuất kinh doanh, tài chính - ngân hàng hay các cơ quan nhà nước hoặc có liên quan đến an ninh quốc gia; chủ nhân thật sự của các máy tính đó sẽ vô tình trở thành kẻ tiếp tay cho các hành vi xấu. 2. Bàn đạp tấn công: Những máy tính bị điều khiển có thể được dùng để phát động những cuộc tấn công từ chối dịch vụ DDoS (vốn đã bị các hacker chân chính “khai tử” từ lâu vì tính tàn bạo và hèn hạ của nó) vào các máy chủ trên Internet bằng cách ra lệnh cho các máy tính này liên tục gửi hàng trăm hoặc hàng nghìn yêu cầu tới nạn nhân. Điều này vừa làm các máy tính đó giảm hiệu suất rõ rệt (chạy chậm, ì ạch...), làm tốn băng thông và lãng phí tài nguyên Internet quốc gia, vừa làm máy chủ nạn nhân bị ngập lụt bởi các yêu cầu giả dẫn đến mất khả năng xử lý. Tổng thiệt hại tính bằng vật chất cho toàn xã hội và nạn nhân là không thể tính hết được! Trên lý thuyết, một mạng lưới 30.000 máy tính “ma” bị bí mật điều khiển như thế có thể tấn công đến chết bất kỳ một hệ thống máy chủ nào trong 10-30 phút. Thực tế những con sâu như Blaster, MyDoom, Sasser, Sobig... những năm 2003 - 2004 đã từng là nỗi kinh hoàng của những hệ thống mạng khổng lồ của Google, Microsoft, Windows Update... và làm bầu trời bảo mật những năm đó trở nên hết sức u ám với thiệt hại ước tính lên đến 38 tỉ USD. Đặc biệt nghiêm trọng nếu những công cụ như thế được sử dụng vì mục đích cạnh tranh không lành mạnh hoặc vi phạm an ninh quốc phòng. Việc ngăn chặn các cuộc tấn công là hầu như không thể, và phát hiện nguồn gốc phát tán và ngăn chặn lây nhiễm cũng cực kỳ khó khăn vì nó phụ thuộc sự hiểu biết và ý thức của người dùng. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy: chỉ có thể ngăn ngừa bằng pháp luật, sử dụng các án phạt hình sự như những tội danh đem lại hậu quả tương đương mới đủ sức răn đe. Thật tiếc là ở VN hiện chưa có bất kỳ chế tài nào mạnh tay đối với hành vi này, do vậy những kẻ thủ ác càng có cơ hội tự do lộng hành. Theo phân tích của các trung tâm an ninh về virus vừa qua cho thấy người viết nó có trình độ tuy không cao (chỉ đơn giản là “Việt hóa” những mã nguồn virus được phát tán trên mạng) nhưng đã “thành công” khi lợi dụng công cụ Chat YM vốn rất phổ biến và được tin tưởng để phát tán virus. Đây là một “sáng tạo” vì người dùng hiện nay phần lớn đã có ý thức không mở file đính kèm trong các email lạ. Việc xác định chính xác kẻ phát tán, điều tra động cơ sâu xa và áp dụng biện pháp răn đe cần thiết để làm gương và thể hiện kỷ cương pháp luật có thể vươn vào tận thế giới ảo là yêu cầu nghiêm túc và bức thiết. Và để bảo vệ mình trước những nguy hiểm trên mạng, người dùng Internet nên hết sức cẩn thận đối với các đường link gửi qua YM, tuyệt đối không download nếu link đó dẫn đến những file có đuôi là: .exe, .vbs, .pif. NHẬT THƯ |
(♥ Góc Thơ ♥)
Tik Tik Tak
Truyện cười
|