Các cặp đôi "sống thử" có lẽ ngày càng có ý định nghiêm túc chứ không tạm bợ, ngắn ngủi như nhiều người vẫn lầm tưởng. Trào lưu chuyển từ "sống thử" sang "sống thật" đang diễn ra âm thầm. Thời điểm nào, chất xúc tác nào đã thúc đẩy quá trình “thật hoá sống thử”? Câu trả lời khá đơn giản. Đó là khi xuất hiện dấu hiệu của …một em bé.
Sống thật?
Minh (ĐH Sư phạm Hà Nội) có bầu khi đang học năm thứ ba. Tính ra thời điểm sinh cũng trùng vào dịp nghỉ hè, chiếc giấy đăng kí kết hôn giúp Minh có thể vừa mang bầu vừa đi học.
"Bụng to, đi học cũng hơi ngại. Nhưng mà mình cũng đã đăng kí kết hôn rồi nên đỡ bị dị nghị hơn”. Minh tâm sự. Vậy là thêm một ưu điểm nữa của tờ hôn thú: Bà mẹ SV có thể đường hoàng mang một cái bụng to tướng mà ít bị những người xung quanh nhòm ngó, lời ra tiếng vào.
Hằng, quê ở Ninh Bình, tốt nghiệp CĐ Sư phạm, quanh quẩn mãi ở Hà Nội chẳng xin được đi dạy, làng nhàng mãi công việc gia sư. Chán chường cuộc sống, chán cả nghề, Hằng bỏ ra sống cùng người yêu, một cậu SV kém 3 tuổi, cùng quê.
Không đi làm, cũng chẳng đi học thêm, Hằng cùng người yêu sống những tháng ngày “chỉ cần tình yêu, bất biết cuộc đời” bằng… tiền trợ cấp hàng tháng từ nhà gửi lên. Mang thai, kết tinh thiêng liêng của một tình yêu “bỏ cuộc đời lại phía sau” chẳng có lý do gì mà bị chối bỏ. Cả hai đành thú nhận với gia đình và giải pháp cuối cùng là đăng kí kết hôn. Sau đó, Hằng được đưa về quê đẻ để không làm ảnh hưởng đến việc học tập của ông bố trẻ - cậu vẫn còn 2 năm nữa phải học.
Trường hợp của Nhân (quê Phú Thọ) có lẽ tươi sáng hơn. Gia đình Nhân tương đối khá giả. Nhân và Toàn yêu nhau từ hồi ở quê. Khi Nhân lên Hà Nội trọ học, Toàn thường xuyên sang thăm hỏi. Hai người ngày càng thân mật, quấn quít cho đến khi cô bạn cùng phòng phải chuyển đi thì Toàn dọn về ở hẳn. Toàn hơn Nhân gần chục tuổi, vốn là cử nhân kiến trúc, hiện tại đang có một công việc và mức lương tương đối ổn định. Khi biết tin Nhân có mang, gia đình Toàn tức tốc xin phép làm đám cưới. Sau đó, hai người quay trở lại nhà trọ cũ ở Hà Nội, người đi học, kẻ đi làm.
"Sống thật": Không đơn giản
Chồng của Minh vốn là nhân viên cứu hộ bể bơi, công việc theo mùa vụ. Gia đình cả hai ở quê đều nghèo, không có khả năng chu cấp. Minh lại mang bầu, không thể đi làm gia sư như trước. Một tay chồng gánh vác tất cả: tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền học cho vợ, tiền ăn uống…lại còn phải dành tiền cho ngày vợ lâm bồn. Đến tháng thứ bảy mà bữa ăn trong nhà vẫn chỉ đĩa rau luộc, đĩa đậu sốt. Thậm chí, nhiều lúc kẹt tiền cho các khoản chi phí học hành, Minh vẫn thường phải đi vay quanh khắp xóm trọ.
Tuy dư giả về vật chất nhưng Nhân lại có nỗi khổ không giống Minh. Toàn thường xuyên phải đi công tác xa, một mình Nhân bụng mang dạ chửa, ra vào như cái bóng. Không có chồng bên cạnh những lúc mệt nhọc, khó ở trong người đã đành, bố mẹ, họ hàng chị em cũng chẳng có một ai. Nhân vốn sống khép kín, cũng không chơi với ai trong xóm trọ.
Trưòng hợp của Hằng cũng không khá hơn. Về quê, xa người yêu, cắn răng chịu đựng dư luận khắt khe để sinh ra một đứa con mà bố nó mới là cậu SV năm 2.
Sinh cháu xong, Minh bắt tay ngay vào năm học cuối cấp. Thỉnh thoảng lại thấy bà mẹ trẻ chạy sang hàng xóm nhờ nhắn hộ một tin: “Anh về đi, trông con cho em còn học bài".
Em bé nhà Minh kháu khỉnh và ít khóc (có lẽ cũng biết điều, để các cô cậu SV khác còn học bài). Các cặp "sống thử" còn lại trong xóm lại khấp khởi nuôi hy vọng khi “lỡ may”… Xóm cũng bắt đầu có thêm 1, 2 bà bầu mới.
Không thể phủ nhận giải pháp chuyển từ sống thử sang sống thật này tươi sáng hơn cách các đôi lũ lượt đưa nhau đi “giải quyết” rồi để lại vết thương cả về thể xác và tinh thần cho người phụ nữ rất nhiều.
Nhưng một đám cưới đột ngột, một tờ đăng kí kết hôn hình thức, phần như bản cam kết ràng buộc chắc không thể là những thứ mà tất cả những người trẻ kia đợi chờ cho chuyện trăm năm đời mình.
Những ông bố bà mẹ trẻ trong những câu chuyện trên, khi tâm tình, nếu được chọn theo ý mình, họ đều muốn có em bé trong vài năm tới chứ không phải thời điểm này.
Đã "sống thử" e rằng khó tránh có lúc “lỡ”. Đã "lỡ" rồi, giải quyết cũng không được, giữ lại cũng không ổn. Trong lúc vắt óc cũng chưa nghĩ ra phương án nào xử trí cho được, hay nhất là đừng vội vàng a dua", bà mẹ trẻ Minh chua chát.
Thanh Huyền (Báo Mạng K25 - HV Báo chí và Tuyên truyền - Hà Nội)
Lối sống thử nghe có vẻ lạ tai và thường bị phê phán rất nhiều ở VN nhưng đối với một số nước khác nó là một bước đệm quan trọng để cả hai phía có quyết định đúng đắn khi tiến vào hôn nhân và gia đình. Cường 1 người bạn của mình mới từ Pháp về hôm qua khoe bên đó việc này xảy ra khắp mọi nơi và rất bình thường đa số rơi vào sinh viên du học và sinh viên bản địa. Kể cả bản thân anh cũng đã thử điều đó. Anh quen và sống chung với Susan một cô gái quốc tịch Pháp gốc Canada được 1năm do bận không thể cùng anh về VN được, hiện tại anh thấy mọi thứ vẫn tốt đẹp và không có vấn đề gì. Hay Tomas Hưng một người bạn cùng quê của mình hiện đã ra trường và đang làm việc tai New York cũng hồ hởi khoe việc đó cũng bình thường thôi hiện anh đã kết hôn với Linda Mỹ Bình sau 3 năm sống thử. Nói thì nói vậy dẫu các bạn gái cũng nên cẩn thận vì việc này không có gì tốt đẹp nếu sau một thời gian sống thử anh ấy nói với bạn rằng mình không hợp chia tay đi, lúc đó đúng là thảm hoạ đấy.
Sống thử hiện nay đúng là một trào lưu khá nóng bỏng.Không cứ gì sinh viên mà cả giới văn phòng,những người làm việc xa nhà...Yêu và sống với nhau dường như là chuyện rất bình thường.Trong con mắt những người xung quanh có thể họ đã vượt qua giơí hạn của tình yêu nhưng có nhiều người lại cho rằng:sống thử sẽ giúp hiểu rõ hơn về người bạn đời trong tương lai &có không ít chuyện vui buồn xảy ra xung quanh chuyện sống thử.Nếu kết cục của nó là sống thật thì câu chuyện tình sẽ hạnh phúc hơn rất nhiều...dù rằng cũng không ít gian truân còn khi kết cục chẳng đi đến đâu thì ...đúng là cười ra nước mắt.
Sống thử! một hiện tượng không phải xưa nay hiếm nữa mà trở thành " chuyện thường ở phố huyện" mà chẳng nói đâu xa xôi, quanh tôi những "cặp vợ chông" sinh viên đang hằng ngày vẫn cùng lên lớp, cùng ăn , cùng... rất nhiều thứ cùng khác nữa. Việt Nam đang hộ nhập cùng thế giới và phải chăng chuyện sống thử cũng là chuyện hội nhập là để giống tây, để "tiến". Tình yêu vốn đẹp và thiêng liêng , khi yêu thì bao nhiêu lý lẽ đều biện hộ cho tình yêu ấy nhưng có mấy ai nghĩ đựoc rẵng đằng sau tinh yêu mặn nồng lúc ấy thì sẽ là gì? là hạnh phúc hay đau thương? điều đó thì hẳn những người ngoài cuộc đã nhìn ra nhưng còn kẻ trong cuộc thì không phải không nhìn thấy mà nhìn nhưng không thoát ra được. Cô bạn tôi yêu một người hơn cô ấy 7 tuổi , anh ấy đã có vợ con nhưng vì yêu mà cô ấy chấp nhận làm cô vợ ngoan đạo ở dưới này.mặc dù nhiều khi cô ấy đã quyết tâm xa rời "chồng" nhưng kết quả bao nhiêu lần chia tay thì bấy nhiêu lần trở về và càng ngày càng yêu hơn. Nhận ra sai lầm nhưngkhông đủ dũng khí để thoát ra được làm cho cô ấy ngày càng héo hon nhưng vì yêu... Sau mỗi cuộc tình như vậy là nuối tiếc, là giá như... Tuy nhiên không hẳn sống thử đều là đau thương, là nuối tiếc bởi tôi mục kích thì có nhiều đôi vợ chồng hờ đã thành vợ chồng thật họ có hạnh phúc nhưng con số ấy thì chỉ đếm trên đầu ngón tay còn đau thương thì gấp ngàn lần hơn.
woo pà kon ơi, SH nghe cái vụ này nhiều nhưng chưa có được thử lần nào cả Nói chung là muốn có nhận xét đúng đắn thì phải "thử" Do vậy, nếu pà kon nếu ai có xung phong "thực nghiệm" với SH thì nhớ liên lạc nhé
[/u][glow=][/glow]tôi lf một người mà bấy lâqu luôn mong đọi một người con gái quay trở về với tôi.Đó là Nguyệt một người con gái diu dàng dễ thương mà tôi luôn mong cô ấy trở về , nếu ai gặp cô ấy thì hảy nhắn dùm tôi nhé
ôống thử & sống thật đ1ung là khác nhau hoàn toàn :
1 bên dc mọi ng` công nhận còn 1 bên bị mọi ng`............ nhòm ngó 1 bên khi có "kết quả" thì vui như bắt dc vàng còn 1 bên thì tìm mọi cách để....... xóa cái "kết quả" đó đi 1 bên càng cãi nhau thì càng.........mặn nồng còn bên kia cãi nhau thì "ok ta chia tay"
đó là 3 điểm khác nhau lớn nhất và dễ nhìn ra nhất còn những điểm khác vì dài và lười nên........... xin kiếu để từ từ kiếm cớ spam đợt sau