New articles Năng lực quản lý: nhân tố thứ năm     ♥ Lựa chọn mục tiêu cuộc đời     ♥ 10 bí quyết cân bằng công việc và gia đình     ♥ Cô đơn trên mạng     ♥ Chứng khoán: Giấc mơ và ác mộng     ♥ Tám     ♥ Những tính năng của blog VnVista     ♥ Các mạng xã hội thống trị Google     ♥ Điều gì tạo nên một giám đốc công nghệ thông tin giỏi?     ♥ Cố gắng xóa bỏ những ấn tượng xấu     ♥ Cần một cách làm ăn mới     ♥ Tiếp thị hướng đến doanh nhân     ♥ Đưa cửa hàng thật lên chợ ảo     ♥ Bí quyết quản lý các nhân viên trẻ     ♥ Một số câu hỏi phỏng vấn “đặc biệt” của Microsoft     ♥ 4 bài học thành công trong kinh doanh     ♥ Tạo dựng hình ảnh một cô gái trẻ chuyên nghiệp     ♥ Góc “khác” của thế giới online đêm     ♥ Phong cách người Mỹ     ♥ Chỉ nghĩ đến tiền cũng làm người ta ích kỷ     
New blog entries SHEET Đời dạy ta khôn      ♥ Máy Laser Trẻ Hóa Da Pico PS300      ♥ Nhà bán bảo hộ lao động uy tín tại Khánh Hòa      ♥ SHEET Đàn bà cũ tôi yêu      ♥ Tối Ưu Hóa Trải Nghiệm Sản Phẩm Từ Màu Sắc      ♥ Địa chỉ bán giày bảo hộ tại Thái Nguyên uy tín      ♥ Địa chỉ mua giày bảo hộ Ziben tại Quận 1      ♥ Địa chỉ mua giày bảo hộ Ziben tại Quận 1      ♥ Kinh doanh bảo hộ lao động tại Hồ Chí Minh      ♥ Các chất liệu thiết kế, sản xuất giày bảo hộ      ♥ Tư vấn chọn giày bảo hộ lao động phù hợp      ♥ SHEET Thương tình nhân      ♥ SHEET Liêu xiêu đường tình      ♥ SHEET Tình yêu lung linh      ♥ Các loại visa Qatar phổ biến mà bạn cần biết      ♥ Tủ dụng cụ 2 cánh 5 ngăn KT: 1000Wx500Dx1800Hmm      ♥ Tủ dụng cụ 2 cánh 5 ngăn KT: 1000Wx500Dx1800Hmm      ♥ Tủ dụng cụ 2 cánh 5 ngăn KT: 1000Wx500Dx1800Hmm      ♥ SHEET Nếu đời không có anh      ♥ Phụ Gia Nhựa Làm Giảm Co Ngót Sau Gia Công Ép Phun      
 
Reply to this topicStart new topicStart Poll

Liệt Kê · Bình Thường · [ Tách Biệt+ ]

CHIA SẺ VỚI NGƯỜI NHIỂM HIV


boy_padadari
post Dec 3 2011, 12:54 AM
Gửi vào: #1
No avartar

Group Icon

NAI
***
Thành viên: 44,277
Nhập: 26-March 10
Bài viết: 77
Tiền mặt: 798
Thanked: 0
Cấp bậc: 7
------
Giới tính: Male
Sinh nhật: 20 Tháng 10 - 1981
Đến từ: việt nam
------
Xem blog
Bạn bè: 10 (Xem)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi thiệp điện tử
Trang thông tin





V[b]FG Chỉnh sửa CHIA SẺ VỚI NGƯỜI NHIỂM HIV

Một nhóm tình nguyện gồm phật tử Phật giáo và giáo dân Công giáo đã chung tay chăm sóc, hỗ trợ và chôn cất người bị HIV/AIDS suốt 10 năm qua tại Thừa Thiên - Huế. Hàng trăm người bị HIV/AIDS vốn chơi vơi giữa cuộc đời đã phần nào ấm lòng khi được những người tình nguyện cưu mang, giúp đỡ.

user posted image http://up.anhso.net




Suốt 10 năm qua, hướng đạo sinh của Phật giáo và Công giáo đã chăm sóc từ “A đến Z” cho người HIV/AIDS và những số phận bất hạnh khác


MAI Tuser posted image http://up.anhso.netÁNG NGƯỜI BỊ AIDS

Lúc sống, đa phần người nhiễm HIV/AIDS bị xa lánh, kỳ thị và lúc lìa đời họ càng bị bỏ rơi khi không có tiếng khóc, không người thân tiễn biệt. Vậy mà 10 năm qua ở Huế có một nhóm người tình nguyện chăm sóc, hỗ trợ và chôn cất cho người bị AIDS. Sau nhiều ngày tìm kiếm ở các phòng khám, nơi điều trị cho người HIV/AIDS, tôi vẫn không tìm ra họ thì may mắn gặp được sơ Huỳnh Thị Lý (ở Khoa lây nhiểm Bệnh viện T.Ư Huế), người đã 15 năm chữa trị, chăm sóc cho người HIV/AIDS. Sơ giới thiệu tôi tìm đến ông Nguyễn Văn Hoàng (66 tuổi, ở phường Phước Vĩnh, TP.Huế), trưởng nhóm chôn cất cho người chết vì AIDS.

Trước đó, ông Hoàng và ông Trần Văn Sơn (60 tuổi) tham gia chăm sóc bệnh nhân phong ở làng phong Hòa Vân, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. Năm 2001, khi bệnh phong được đẩy lùi thì hai người bị “thất nghiệp”. Trở về Huế, họ muốn tìm một công việc từ thiện xã hội như đã từng làm. Một lần vào Phòng khám từ thiện Kim Long trong lúc các sơ, các ni sư đang họp bàn với NAV (Tổ chức Bắc Âu trợ giúp Việt Nam, của Na Uy) để tìm người chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS, hai người đã đồng ý và về nhà rủ thêm năm người nữa thành lập nhóm tình nguyện viên vào ngày 21-6-2001.

Công việc đầu tiên của nhóm là chôn cất một bệnh nhân AIDS ở thôn Điền Trung, xã Điền Hương, huyện Phong Điền vào một ngày cuối tháng 12-2001. Ông Hoàng buồn rầu kể: “Khi chúng tôi tới thì mẹ và em gái của nữ bệnh nhân đã ra khỏi nhà vì sợ lây bệnh. Chị rất mừng vì ngày cuối cùng của cuộc đời đã có người đến chia sẻ với mình. Đến 3 giờ chiều chị ra đi trong thanh thản. Chị không được chuẩn bị một thứ gì cho cái chết nên chúng tôi phải xoay sở như chong chóng. Dân làng chỉ đứng xa nhìn vào. Đến 6 giờ tối, ông trưởng thôn đến, nói là phải chôn ngay trong đêm kẻo lây bệnh cho dân”.

Những người tình nguyện giải thích mãi, một số người dân đã hiểu và đi kiếm quan tài để an táng. Người chết được chôn lúc gần khuya dưới ánh đuốc. Sau khi nấm mồ được đắp chu đáo, trưởng thôn đề nghị bốn người giải thích cho dân làng biết về tác hại, cách phòng tránh, con đường lây nhiễm HIV. Người dân hiểu ra và cảm ơn họ. Ông Hoàng nói: “Chúng tôi mừng lắm, như được giải tỏa bế tắc trong lòng và càng thấy yêu công việc của mình”.
user posted image http://up.anhso.net

“Đã từng tiếp xúc nhiều người chết nhưng chưa bao giờ tui thấy người nhiễm HIV chết. Khi rửa và khâm liệm xác, máu mủ, mùi hôi của xác chết khiến anh em run sợ và lo lắng. Cảm giác lúc đó giống như có luồng điện chạy trong người” - ông Sơn rùng mình kể lại.

Ngồi lật cuốn sổ theo dõi người bị HIV/AIDS, ông Hoàng cho biết: “Từ năm 2006 đến nay, chúng tôi đã chôn cất cho 74 người và đầu năm 2011 đến nay là 11 người. Năm 2006 trở về trước thì số người chết có lẽ nhiều hơn, vì chưa có thuốc trị HIV/AIDS - AVR”.


Tiến hành mai táng cho người bị AIDS qua đời


TÔN VINH NHỮNG TẤM LÒNG THIỆN NGUYỆN
Hiện tại, ở Huế có 136 người bị nhiễm HIV đã chuyển qua giai đoạn cuối - AIDS. Tình nguyện Phật giáo là các tăng, ni và phật tử ở các chùa Diệu Đế, Tường Vân, Hải Đức... do sư Tâm Ngọc phụ trách và 22 giáo dân do sơ Bùi Thị Bông phụ trách đã kết hợp, thay phiên nhau chăm sóc từ “A đến Z” cho người bị HIV. Người tình nguyện không phân biệt tôn giáo, không tham gia vào chính trị và mọi việc đều nhằm giúp đỡ người bị HIV.

Phần lớn họ đều có hoàn cảnh khó khăn, làm nghề xe ôm, “thợ đụng”, bán hàng rong... nhưng trên tất cả là tấm lòng thiện nguyện. Ông Nguyễn Hùng (55 tuổi, ở phường An Cựu, TP. Huế) vốn làm nghề xe ôm, tham gia nhóm từ tháng 9-2003. Ba năm đầu, ông phải giấu và khi vợ con biết chuyện thì hốt hoảng, ra sức phản đối.

Thậm chí, người vợ không cho ông ngủ chung vì sợ bị lây bệnh. Khi ông giải thích, vợ mới yên tâm. Hàng tháng, ông đưa các con đi gặp người có HIV để học hỏi thêm về lòng yêu thương. Năm 2009, ông nghỉ nghề xe ôm và chuyên tâm vào việc tình nguyện. Mọi sinh hoạt trong nhà phải trông chờ vào những bó rau của người vợ buôn bán ở chợ. “Anh em trong nhóm ai cũng khó khăn, nhưng đều cố gắng vượt qua để hoàn thành công việc. Chúng tôi xem việc chăm lo cho người bị HIV là nhiệm vụ” - ông Hùng tâm sự.

Năm 2005, ông Hùng bất ngờ và xúc động khi thấy một cô giáo đến thăm bệnh nhân HIV đang điều trị tại Khoa lây nhiễm. Sau đó, cô xin tham gia vào nhóm tình nguyện. Năm 2008, cô phải nghỉ do công việc bận rộn. Thay vào đó là cô gái trẻ Trần Thị Thanh Nhàn (SN 1986) vốn có hoàn cảnh éo le, được các sơ nuôi dưỡng. Vừa đi học trung cấp kế toán, Nhàn vừa cùng mọi người lặn lội khắp nơi chăm sóc cho người có HIV.

Không chỉ chôn cất, mai táng, nhóm tình nguyện còn tư vấn, truyền thông giáo dục, chăm sóc, hỗ trợ đời sống, kinh tế... cho gia đình người có HIV. Thứ bảy, chủ nhật hàng tuần, họ đến từng gia đình, bệnh viện chăm sóc cho người bị HIV và thân nhân có hoàn cảnh éo le.

XÓT XA NHỮNG PHẬN NGƯỜI BỊ AIDS
Ông Hoàng rơm rớm nước mắt kể câu chuyện cảm động, đau lòng: “Năm 2004, Nguyễn B.Ng (32 tuổi) đeo đầy vàng về huyện Phong Điền sống và “cai nghiện ma túy, chứ ở Sài Gòn thì bị bạn bè rủ rê, lôi kéo”. Ng. lấy một cô gái 18 tuổi, sau đó dan díu với chị và mẹ cô gái. Vậy là ba mẹ con làm “vợ” Ng. Người cha đang nằm viện quá uất ức định về chém chết kẻ vô lương tâm kia. Nghe vậy, Ng. uống thuốc rầy tự tử. Người dân phát hiện đưa Ng. đi cấp cứu và qua xét nghiệm thì Ng. bị HIV.

Người cha cô gái vào Đắk Lắk sống và một tháng sau có tin ông chết. Người ta nói ông tự tử. Khi bệnh của Ng. đã nặng, tôi tiếp xúc và Ng. tâm sự là khi biết mình bị bệnh, anh ta đã rất hận đời, khắc lên trán hai thanh kiếm chéo nhau và chữ “TNT” (thuốc nổ) rồi định thành lập nhóm giang hồ đi chém người. Đầu năm 2009, trong lúc đi thăm bệnh nhân HIV tại TPHCM, Ng. bỗng khóc và nói: “Thấy người có HIV khổ sở như vậy, con thấy mình sống quá sướng”. Sau đó, Ng. xin cha mẹ cho tiền, xây một cái chùa ở Phong Điền cho ba mẹ con cô gái tá túc và đóng góp gạo, tiền... để giúp đỡ người nghèo, đồng bào thiên tai, bão lụt... Tháng 3-2009, Ng. qua đời, ba mẹ con cô gái tiếp tục công việc thiện nguyện và sửa chữa lỗi lầm của mình”.

Các tình nguyện viên vẫn nhớ rõ ngày chôn cất bé Vân Anh. Năm 1997, cha mẹ em qua đời vì bệnh AIDS, ông bà ngoại phải đưa cháu về nuôi. Nghèo khó và sức yếu, ông bà nuôi cháu trong thiếu thốn. Xót xa trước tình cảnh ấy, các sơ, các tăng, ni chăm sóc, nuôi cháu. Năm 2002, Vân Anh tội nghiệp qua đời vì AIDS lúc 10 tuổi.

Giờ đây, xã hội đã có cái nhìn thoáng hơn với người có “ết”, nhưng không ít người vẫn tìm cách xa lánh, kỳ thị. Trong quan niệm của họ, người có HIV là tội lỗi, vô đạo đức, sống bừa bãi và bị chính người thân bỏ rơi. Hiện có nhiều người tích cực giúp đỡ những mảnh đời éo le nhưng rất ít người dấn thân phục vụ người có HIV/AIDS. Tấm lòng và việc làm của những người thiện nguyện trong các tôn giáo ở Huế đã trở thành địa chỉ tin cậy, chỗ dựa vững chắc cho người có HIV/AIDS và thân nhân. Xin hãy chung tay cùng họ để xoa dịu phần nào nỗi đau của người HIV/AIDS.


--------------------
Nhóm bạn bè:


xuxusp2

em_gai_dai_ca17816

cherry_8x

xxllxx

HANG MO

Xem tất cả


Cảnh cáo: (0%)----- 
Nếu bạn thấy bài viết này vi phạm nội quy forum, hãy click nút này:
User is offlineProfile CardPM
Go to the top of the page
+Quote Post

Thank you! Reply to this topicTopic OptionsStart new topic
 

Bản Rút Gọn Bây giờ là: 21st July 2025 - 08:29 PM
Home | Mạng xã hội | Blog | Thiệp điện tử | Tìm kiếm | Thành viên | Sổ lịch