Rạng sáng hôm qua 9/8, tại khu du lịch Hòn Chông, di tích thắng cảnh cấp quốc gia, thuộc xã Bình An, huyện Kiên Lương (Kiên Giang) đã xảy ra một sự cố gây chấn động dư luận: "hòn Phụ" (hòn lớn) của hòn Phụ Tử bất ngờ gãy đổ xuống biển. Ngay chiều hôm qua, ông Nguyễn Văn Thuần, thuyền trưởng tàu du lịch Kiên Lương, người trực tiếp chứng kiến vụ sập "hòn Phụ" vẫn chưa hết bàng hoàng: "Lúc đó vào khoảng 3h45, tôi đang nằm dưới thuyền (neo đậu cách hòn Phụ Tử khoảng vài chục mét) thì nghe một tiếng "ầm" khá lớn. Nhìn ra, thấy "hòn Phụ" biến đâu mất tiêu. Ban đầu cứ tưởng mình mê ngủ, nhưng dụi mắt mấy cái, mới tá hỏa. Tôi bèn cho bà xã hay, bả cũng không tin, cho là tôi nói giỡn".
Anh Phan Thanh Trạng, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại du lịch Kiên Lương vẫn chưa hết ngỡ ngàng: "Thật không thể tưởng tượng một di tích thắng cảnh nổi tiếng như hòn Phụ Tử lại bị xóa mất một bên chỉ trong chốc lát. Đây quả là một mất mát quá lớn đối với ngành du lịch Kiên Giang".
Anh Trạng cũng cho hay qua đo đạc, khảo sát hiện trường cho thấy: phần ngọn "hòn Phụ", với tổng chiều cao 33,6m đã bị gãy thành 2 đoạn. Đoạn trên cao khoảng 20m, bị gãy đổ chìm xuống dưới mặt nước biển (lúc thủy triều cao nhất) khoảng 4-5m và cách chân hòn khoảng 15m. Đoạn gốc dài hơn 13m, có đường kính khoảng 20m bị ngã ngang, nhô lên mặt biển khoảng 15m.
Theo các chuyên gia ước tính tổng khối lượng 2 đoạn gãy đổ có trên 1.000 tấn. Ngay trong sáng qua 9/8, cơ quan chức năng của huyện Kiên Lương đã tiến hành khảo sát hiện trường. Kết quả bước đầu cho thấy phần chân hòn Phụ còn lại (cao khoảng 4m) có nhiều tảng đá lớn kê chồng lên nhau, trong đó có một tảng bị gãy có chiều ngang 2m, dài 5m, cùng nhiều mảnh vỡ bên cạnh.
Qua đó, cơ quan chuyên môn của huyện Kiên Lương đã đưa ra nhận xét ban đầu: nguyên nhân sập đổ là do mấy ngày qua liên tục có mưa to gió lớn, cộng hưởng với thủy triều gây chấn động mạnh phần chân "hòn Phụ", dẫn đến gãy đổ.
Theo chỉ đạo của tỉnh Kiên Giang, trong những ngày tới các chuyên gia sẽ tiếp tục xác định rõ nguyên nhân dẫn đến sự kiện hy hữu này.
Là một danh thắng quá nổi tiếng nên việc hòn Phụ Tử không còn nữa đã gây quá nhiều bàng hoàng cho người hay tin.
Vào chiều ngày 9/8, ông Trương Quốc Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang cho biết: "Quả là một mất mát quá lớn vì danh thắng này từ lâu đã xem như là biểu tượng của cảnh đẹp Kiên Giang. Chúng tôi hiện đang tìm biện pháp để khắc phục, phải khảo sát tường tận để tìm ra phương án cẩu phần gãy rời lên, nếu không được thì tìm cách mô phỏng lại, nhất thiết phải mời chuyên gia am hiểu đến xem xét".
Nhiều người dân trong vùng đã kéo đến để tận mắt chứng kiến sự việc. Chiều tàn, cụ Nguyễn Văn Tôn (80 tuổi) đến từ thị trấn Kiên Lương ngó đăm đăm ra hòn Phụ Tử, bất chợt than: "Phụ đi rồi, tử ở với ai".
Cũng trong chiều qua 9/8, ông Lê Hữu Hùng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã có báo cáo nhanh gửi đến Văn phòng Chính phủ và Bộ Văn hóa - Thông tin. Báo cáo nêu rõ: "Vào lúc 3h45 ngày 9/8 có gió mạnh, sóng lớn làm cho một bên hòn Phụ Tử, bên hòn Phụ (hòn lớn) cao 33,6 mét bị ngã sang một bên, gãy thành 2 đoạn và chìm xuống nước, chỉ còn lại phần chân đế. Nhận định ban đầu là do hòn có kết cấu đá vôi, bị bào mòn gặp sóng to, gió lớn. UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng tiếp tục xem xét, đánh giá và bảo vệ phần còn lại. Tuy nhiên, đây là di tích danh thắng quốc gia đã được xếp hạng. Tỉnh không đủ năng lực nghiên cứu, kết luận cũng như lập phương án trùng tu, tôn tạo. Xin báo cáo khẩn để Bộ VHTT cử chuyên gia giúp tỉnh xử lý".
Theo chuyện kể của các lão niên xứ này thì hòn Phụ Tử vốn có một truyền thuyết rất hay. Theo đó, từ lâu lắm rồi vùng biển Hà Tiên có một con thuồng luồng hung bạo, chuyên tấn công các thuyền chài để ăn thịt ngư dân. Một ngư dân sống cạnh chùa Hang đau lòng trước cảnh này đã quyết hy sinh thân mình tấn công thuồng luồng biển đặng cứu khổ cho bà con. Ông đã dùng thuốc độc thoa vào cơ thể và làm mồi cho quái thú. Con thuồng luồng đã trúng độc mà chết. Thương thay, khi người con đi tìm cha, bắt gặp mảnh xác còn lại đã ôm vào lòng khóc thương vô hạn. Chẳng may anh ta lại trúng chất độc từ người cha để rồi cũng phải qua đời. Cũng theo các cụ lão niên, sau khi hai cha con ngư dân qua đời trời nổi mưa bão, sấm sét suốt mấy ngày đêm. Lạ lùng thay, nơi thi thể hai cha con ngư dân đã mọc lên hai hòn đá lớn và nhỏ. Hòn to là Phụ và hòn nhỏ là Tử, người ta gọi chung là hòn Phụ Tử.
Guest, bạn nghĩ sao về biến cố bất ngờ của hòn Phụ Tử??
Bài viết đã được chỉnh sửa bởi bonghonglua: Aug 14 2006, 02:49 AM Lý do chỉnh sửa: bỏ hide
Từ lâu, hòn Phụ Tử được xem là một danh thắng tiêu biểu của Hà Tiên. Theo truyền thuyết, xưa kia, ở vùng biển này có con thuồng luồng rất hung dữ, hay đánh đắm thuyền bè để ăn thịt ngư dân. Bên chân An Hải Sơn, cạnh chùa Hang, có hai cha con người chài lưới sống. Quá trắc ẩn trước thực trạng này, người cha quyết lòng tiêu diệt con ác thú trừ hại cho bà con. Sau khi tính hết kế, cuối cùng ông thấy chỉ còn cách hy sinh thân mình mới mong giết được con thuồng luồng ác nghiệt này. Thế là ông liền tẩm thuốc độc vào mình, nằm sát mé biển để dụ con ác thú. Thấy mồi ngon, con thuồng luồng đến ăn đứt đầu ông, trúng độc rồi chết. Người con đi tìm cha, bắt gặp xác cha cụt đầu, ôm lấy, khóc thương thảm thiết. Không ngờ chất độc từ người cha thấm qua khiến người con trúng độc rồi chết. Trời nổi giông bão, mưa suốt mấy ngày liền. Và nơi hai cha con nằm mọc lên hai hòn đá lớn và nhỏ. Hòn to là cha và hòn nhỏ là con, người ta gọi là hòn Phụ Tử.
"Công trình phải đảm bảo hai yêu cầu quan trọng là kỹ thuật và mỹ thuật. Việc này hoàn toàn nằm trong tầm tay của chúng tôi. Ngoài việc phục dựng hòn Phụ, chúng tôi có thể gia cố hòn Tử. Tôi đảm bảo sau khi hoàn thành, công trình sẽ giống như cũ đến 95%". Đó là tuyên bố của ông Nguyễn Văn Phúng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đá mỹ thuật Khánh Hòa, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Hoa Thôn. Hôm qua ông Phúng đã gửi văn bản đến UBND tỉnh Kiên Giang, bày tỏ mong muốn góp công sức phục dựng di tích hòn Phụ Tử vừa bị gãy đổ.
Mong rằng Hòn Phụ Tử sớm được khôi phục thành công.
Hờ mà dạo này xung quanh ván đề này lại còn đang tranh cãi về việc có nên hay không phục dựng lại hòn phụ tử. Các ý kiến bảo nên phục lại thì không nói làm gì, ở đây tôi xin trích dẫn 1 số ý kiến cho rằng không nên phục hồi lại.
Ý kiến thứ nhất: "Tôi thật xúc động khi được biết có rất nhiều người sẵn sàng bỏ công tham gia phục dựng hòn Phụ Tử. Nhưng thực tình tôi rất băn khoăn, liệu phục dựng có chắc chắn thành công không? Cho dù việc dựng đạt đến độ giống 95% đi nữa thì liệu về tình cảm có đem đến được như ngày nào không? Bởi đây là một kỳ quan thiên tạo chớ không phải những di tích cổ xưa do con người tạo dựng. Vì một Phụ Tử nguyên thủy nên thơ đã thành ấn tượng sừng sững trong lòng mọi người từ biết bao đời. Không khéo nó làm lây "chất giả" sang hòn Tử, dễ làm thất vọng trong lòng không ít người".
Ý kiến thứ hai: "Theo tôi, chúng ta cố gắng giữ nguyên hiện trạng đổ sụp của hòn Phụ, như là một chứng tích của biến thiên. Và rồi người ta, với tính hiếu kỳ và lòng ngưỡng mộ vẻ đẹp kỳ vĩ của hòn Phụ Tử xưa, họ cũng sẽ tới tham quan cái chứng tích đã gắn biết bao kỷ niệm với mình. Còn nếu như muốn có một hòn Phụ Tử như nguyên vẹn khác, cũng có thể chúng ta mô phỏng hòn Phụ Tử đã có, với kích cỡ vừa phải, chọn địa điểm ven biển thích hợåp của Hà Tiên để dựng lên, thì có thể vừa ít tốn kém hơn lại vừa không gây phản cảm thật giả lẫn lộn".
Ý kiến thứ ba: "Theo tôi thì không nên phục dựng lại danh thắng này, bởi lẽ nó có còn thật nữa hay không. Nếu là tác phẩm của con người tạo dựng thì còn tính đến chuyện phục hồi, còn đây là tác phẩm của đất trời nếu làm lại sẽ không còn ý nghĩa gì nữa. Cách đây không lâu lắm, chúng ta đã từng đau xót khi biểu tượng hòn Vọng Phu ở Đồng Đăng, Kỳ Lừa bị đem đi... nung vôi. Một nàng Tô Thị giả sau đó đã được "phục dựng". Kết quả là gì ? Đó là một sự phản cảm vô cùng. Mà quả thật các văn nghệ sĩ không có một chút cảm hứng nào từ nàng Tô Thị giả mà nhu cầu chiêm bái của người dân bình thường cũng không còn như xưa".
Vậy còn Guest, Guest thử cho ý kiến xem, theo Guest có nên dựng lại không?
xin lỗi mọi người nhưng quả thực iamgine đang rơm rớm nước mắt
Một Hòn Phu Tử thể hiện tính nhân văn, thể hiện tình cảm giữa cha và con, giữa những con người bình thường nhưng luôn băn khoăn, trắc trở với cuộc sông. Hòn Phu Tử còn thể hiện một nền văn học dân gian lâu đời của nhân dân ta
rõ ràng chúng ta nên khôi phục hòn phu tử cũng như truyền thống dân tộc ta.Theo imagine thì chúng ta nên giữ nguyên hòn phu tử gốc, còn làm một hòn phu tử mới. Rõ ràng những gì đã mất đi thì không thê sống lại nhưng cũng không nên để một huyền thoại bị lãng quên hay mất đi!...
Bài viết đã được chỉnh sửa bởi imagine: Aug 13 2006, 07:58 PM
Tôi là người bộ hành phiêu lãng Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi: Tìm cảm giác hay trong tiếng khóc câu cười. Trong lúc gian lao, trong giờ sung sướng, Khi phấn đấu cũng như hồi mơ tưởng. Tôi yêu đời cùng với cảnh lầm than, Cảnh thương tâm ghê gớm hay diụ dàng. Cảnh rực rỡ, ái ân hay dữ dội. Anh dù bảo: tính tình tôi thay đổi, Không quyết tâm, không chủ nghĩa: nhưng cần chi?
Tất cả những gì đã mất đi đều không thể sống lại là đúng nhưng ko nên dựng lại hòn Phụ Tử vì mọi thứ sinh ra ko có gì là vĩnh cửu, nếu con người quá cố chấp muốn giữ lại tất cả mọi thứ đã mất đi thì theo tôi thế là chống lại qui luật của tự nhiên . Chúng ta chỉ nên lưu giữ một vài hình ảnh về hòn Phụ Tử thôi!!
có lẽ là vậy nhưng chẵng lẻ lại để thế hệ sau này quên đi một câu truyện về hòn phụ tữ sao??? Vi` nó đã mất đi rồi thi` số lượng người biết tới nó sẽ it' dần và ít dần
Bài viết đã được chỉnh sửa bởi bonghonglua: Aug 16 2006, 10:13 AM Lý do chỉnh sửa: lần sau viết có dấu dùm nha
Tôi là người bộ hành phiêu lãng Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi: Tìm cảm giác hay trong tiếng khóc câu cười. Trong lúc gian lao, trong giờ sung sướng, Khi phấn đấu cũng như hồi mơ tưởng. Tôi yêu đời cùng với cảnh lầm than, Cảnh thương tâm ghê gớm hay diụ dàng. Cảnh rực rỡ, ái ân hay dữ dội. Anh dù bảo: tính tình tôi thay đổi, Không quyết tâm, không chủ nghĩa: nhưng cần chi?
Thì đã bảo sẽ lưu giữ lại 1 vài hình ảnh về hòn Phụ Tử mà!! Như là hình ảnh chụp hòn Phụ Tử truớc khi gẫy đổ ấy!! Có thể gắn nó ở những nơi công cộng cùng với câu truyện về hòn Phụ Tử!!
Tôi là người bộ hành phiêu lãng Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi: Tìm cảm giác hay trong tiếng khóc câu cười. Trong lúc gian lao, trong giờ sung sướng, Khi phấn đấu cũng như hồi mơ tưởng. Tôi yêu đời cùng với cảnh lầm than, Cảnh thương tâm ghê gớm hay diụ dàng. Cảnh rực rỡ, ái ân hay dữ dội. Anh dù bảo: tính tình tôi thay đổi, Không quyết tâm, không chủ nghĩa: nhưng cần chi?
Đọc xong tin này N.H quá đỗi bàng hoàng và vô cùng nuối tiếc . Các bạn có tin rằng khi đọc xong câu chuyện truyền thuyết và nhìn hình ảnh Hòn Phụ Tử trước đây mà N.H thấy đau lòng muốn khóc không? Là 1 người rất ham mê tham quan thắng cành , N.H đã từng tham gia 1 tour Xuyên Việt, đã đặt chân đến những nơi được xem là Di sản Văn Hóa thế giới như: Thánh địa Mỹ Sơn, Động Phong Nha , Vịnh Hạ Long , ....nhưng lại chưa 1 lần đặt chân đến Kiên Giang ngắm Hòn Phụ Tử , N. H cứ nghĩ rằng sẽ có 1 ngày mình nhất định đi tham quan Hà Tiên và đến nơi đó chụp hình kỷ niệm nhưng ... thật đáng buồn cho N. H , Hòn Phụ Tử nay còn đâu ??? Qủa là 1 sư mất mát lớn lao đối với N.H Còn việc dựng lại Hòn Phụ Tử , N.H không biết có nên hay không ? Chỉ biết rằng cái gì gỉả tạo đều không ĐẸP .
Cám ơn bạn Fire_VS_Ice , N.H hiện có hình HPT trước đây mà (do Mẹ của N.H đi tham quan Hà Tiên chụp trước thắng cảnh đó ) Cứ nhắc lại là thấy buồn làm sao đâu , thắng cảnh đã tồn tại không biết bao nhiêu lâu rồi , tự nhiên đến đời của mình thì bị gãy mất tiêu (cứ tiếc là chưa hề được chụp hình chung với HPT)
Xin lỗi tất cả mọi người nhé có được không , vì đến tận ngày hôm nay mình mới đọc được bài này ,có thể mọi người thắc mắc là vì sao một chuyện như vậy mà đến tận ngày hôm nay mới biết - xin thưa là chuyện này sảy ra sau khoảng thời gian mình ở nhà (VN) nên bây giờ mình mới tình cờ biết được tin này . Đến tận bây giờ nếu không đọc bài viết này thì mình cũng không thể nào biết được chuyện hòn Phụ Tử bị đổ , thật bất ngờ với mình nhưng có lẽ chẳng còn bất ngờ với nhiều người nữa , bởi vì chuyện này đã trôi qua hơn 1 năm rồi . Hòn Phụ Tử đã đứng đó từ ngàn xưa đến bây giờ (9-8-05) đã chải qua bao biến cố thăng trầm của Việt Nam chúng ta , việc hòn Phụ Tử xảy ra biến cố như vậy hoàn toàn chẳng phải do bàn tay của con người chúng ta mà là do tạo hoá , tạo hoá tạo lên hòn phụ tử và cũng có quyền huỷ hoại nó đi , sẽ chẳng có gì tồn tại mãi mãi với thời gian cả , ngay cả những công trình vĩ đại nhất cũng có một ngày mất đi , những gì còn lại chỉ là tiếc nuối , nhớ mong ,... ===> tất cả cuối cùng cũng chỉ là hoài niệm về một thời đã xa mà thôi . Việc tạo dựng lại hòn Phụ Tử hay không còn phụ thuộc vào ý thức của người dân rất nhiều , nếu trong họ việc này sảy ra là một điều đáng tiếc , cần có một cái gì đó để bù đắp lại thì cũng chỉ lên mô phỏng lại hòn Phụ Tử mà thôi, còn nếu trong họ việc mất đi hòn Phụ Tử cũng giống như việc mât đi hòn Vọng Phu thì chúng ta chẳng lên tạo dựng lại làm gì . Bởi vì thời gian - chỉ có thời gian mới trả lời cho chúng ta được rằng thắng cảnh này có tồn tại mãi mãi trong lòng người dân hay không mà thôi . Việc hòn Phụ Tử mất đi - và những gì còn lại biết đâu sẽ sản sinh ra nhiều câu chuyện mới những hư những thực mới thì sao ?
Bài viết đã được chỉnh sửa bởi ngaybuonkhongem: Aug 21 2006, 08:42 PM
“Hồi mới khởi nghiệp, tôi đã từng di dời những tòa nhà nặng đến 3.000 tấn huống chi bây giờ tay nghề và kỹ thuật đã nâng lên bội phần thì việc phục dựng lại nguyên trạng hòn Phụ Tử (ước nặng chừng 1.300 tấn) không có gì là quá khó khăn" - "thần đèn" Nguyễn Cẩm Lũy khẳng định với báo chí.
Ông Lũy cho hay, trong ngày 19/8, ông đã cùng những cộng sự đắc lực trở lại hòn Phụ Tử (huyện Kiên Lương, Kiên Giang) lần thứ 2 để khảo sát thêm, trước khi hoàn thành phương án chi tiết cho việc phục dựng thắng cảnh cấp quốc gia này.
Trước đó, ngày 14 - 15/8, ông đã đến hiện trường khảo sát bước đầu và quả quyết: có thể phục dựng nguyên trạng mà không phải cưa xẻ các khối đá.
"Thần đèn" nói: "Tôi đã đo đạc chi tiết, thấy toàn bộ hòn Phụ Tử hiện hữu có chiều dài hơn 120m, rộng 70 - 80m, riêng phần chân hòn Phụ vừa bị sụp có đường kính hơn 23m. Một số thông tin khác: các phần đã bị sụp có tổng trọng lượng khoảng 1.300 tấn, trong đó phần ngọn đã bị chìm dưới biển có trọng lượng khoảng 600 - 700 tấn; phần chân bị ngã ngang ở độ cao khoảng 15m nặng hơn chút đỉnh.
Về cấu hình, các khối đá của cả hai phần ngọn và chân hòn Phụ sau khi sụp đổ đều không còn nguyên trạng, các góc cạnh, thậm chí những khối đá xếp chồng lên nhau đã bị mẻ, bể. Còn phần chân hòn, kể cả một số khu vực bị ngập dưới mực nước biển đã bị rạn nứt.
Vì vậy, muốn khôi phục lại thì việc đầu tiên tôi sẽ làm là gia cố hòn Tử; tiếp đến gia cố phần chân hòn Phụ bằng các cọc ép liên kết sao cho có thể chịu được tải trọng trên 1.300 tấn (trọng lượng của phần hòn Phụ đã bị sụp), rồi mới tính đến việc trục các khối đá bị sụp lên và gắn những mảnh vỡ vào chỗ cũ.
Trong các công đoạn trên, thì việc trục các khối đá (mà không cắt xẻ) là khó nhất, nhưng tôi đã tính kỹ, chỉ cần sử dụng một số máy móc cơ giới hiện có trong vùng, kết hợp các thiết bị di dời nâng cao, chống nghiêng và các trục lăn xoay 360 độ tự chế (tôi hiện có một xưởng cơ khí để làm việc này) cho phù hợp yêu cầu công việc".
Hiện tại, "thần đèn" đang thực hiện hợp đồng di dời 6 tòa nhà kiên cố (trong đó có trụ sở Trung tâm khuyến nông tỉnh Đồng Tháp với kết cấu một trệt một lầu, dài 40m, ngang 10m, trọng lượng trên 2.000 tấn tại thị xã Cao Lãnh).
Ông cho biết sẽ rất vinh dự nếu được mời tham gia phục dựng hòn Phụ Tử. "Tôi cam đoan với kinh nghiệm bản thân và sự trợ giúp của chừng 50 công nhân, sẽ hoàn thành việc phục dựng hòn Phụ trong khoảng 1 năm. Tôi cần nhất là một tấm ảnh hòn Phụ Tử lúc chưa sụp, ảnh càng to càng tốt, để tôi có thể dựng lại y chang như vậy".
Các bạn nghĩ sao về điều này , liệu có lên thực hiện và thực hiện nó hay không ?
tài liệu sưu tầm
Bài viết đã được chỉnh sửa bởi ngaybuonkhongem: Aug 21 2006, 08:50 PM
Một Việt Kiều Mỹ, quê Kiên Giang, sau khi hay tin hòn Phụ Tử bị đổ xuống biển hôm 9/8 vừa qua, đã quyết định tài trợ 1 tỷ đồng, góp phần khôi phục lại hòn Phụ Tử.
Thông tin trên vừa được Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị tỉnh Kiên Giang thông báo chiều 17/8.
Vị Việt kiều hảo tâm đó là ông Nguyễn Hữu Thanh, Việt kiều Mỹ, hiện là Giám đốc Công ty Thế Kỷ 21.