Tết nhất mà buồn quá. Không khí giờ chẳng còn Tết gì nữa cả. Của cải dư thừa rồi. Đời sống khá lên rồi!. Chẳng còn ai thiết tha với câu nói của các cụ ngày xưa: Tết đến "Trẻ được tấm quà, già được manh áo mới" nữa. Ăn uống suốt cả năm rồi. Cuối năm mà cũng chẳng tiêu hoá hết!. Vẫn còn ở đấy, vẫn còn ứ lên đấy!. Và cũng chẳng ai quan tâm xem phải làm thế nào để tiêu hoá chúng đi nữa!. Không khí Tết mà cứ nhạt nhẽo. Nhạt hơn cả ngày thường. Có cảm giác nếu không phải làm nghĩa vụ thắp hương cúng cơm ông bà tổ tiên, người Việt Nam sẽ dần mất đi ngày Tết!. Đâu đó Tết chỉ còn xuất hiện với tư cách của những ngày nghỉ. Không hơn, không kém!. Người ta tận dụng tối đa nhưng ngày Tết để sao cho hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu mình đặt ra. Mỗi người một mục đích. Chẳng ai giống ai. Có chăng giống nhau là những ngày Tết chúc tụng nhau một tí. Gặp mặt nhau một tí. Nói cười giả lả với nhau một tí. Cho dù có cả năm chẳng giáp mặt nhau đi chăng nữa!. Kể cũng lạ... Xét cho cùng Tết của người Việt Nam ngày nay cũng giống như chính tính cách của người Việt Nam vậy. Âu không ra Âu!. Á không ra Á!. Cứ dở ông dở thằng, nửa nọ nửa kia, nửa nạc nửa mỡ vậy!. Thanh niên Việt Nam giờ chẳng còn thiết tha với ngày Tết!. Đối với họ, ngày Tết chỉ càng thêm phần mệt nhọc. Quanh năm suốt tháng tụ tập, nhậu nhẹt, chơi bời,... Hết vũ trường nọ đến vũ trường kia. Hết quán nọ đến quán kia!. Tết cũng làm một cơ hội tốt để tụ vạ lại với nhau mà không khiến ai phải bực mình. Hay cha mẹ phải rầy la!. Lại thêm phần ở nhà cúng giỗ. Làm cái nghĩa vụ mà họ cho rằng rất mệt nhọc với họ hàng. Ấy mới là cái mệt!. Cũng còn có những người thiết tha gìn giữ lại những gì còn sót lại của lịch sử mà ngày nay được gọi một cách hết sức mỹ miều là "Nét cổ truyền dân tộc". Họ đầy đủ học hàm học vị. Hiểu biết thì khỏi phải bàn. Kinh nghiệm sống không ít!. Tôn chỉ duy nhất của họ là giữ cho người Việt Nam vẫn được là người Việt Nam. Ấy vậy mà không ít nơi ít chỗ. Họ bị gọi là những người dở hơi. Vô công rồi nghề. Hết việc rồi moi móc những việc ấy ra để bàn, để làm!. Xin lỗi!. Ở Việt Nam hiện nay. Còn lại bao nhiêu con người trong số lúc nhúc hơn 80 triệu dân kia hiểu hết ý nghĩa của ngày Tết?. Có bao nhiêu con người hiểu được hết những phong tục cổ truyền của người Việt Nam?. Chúng ta cứ gân cổ lên mà thét gào nước Mỹ là lịch sử ngắn. Phong tục không có. Nhưng nhìn lại mà xem. Giờ đây chính cái nước Mỹ ấy lại giáo dục học sinh từ khi còn chưa nóng chỗ ngồi về lịch sử ngắn ngủi hơn 200 năm của mình. Còn chúng ta thì sao?. Trẻ em và thanh niên Việt Nam giờ thuộc lịch sử Tàu hơn lịch sử nước ta là cái chắc!. Lịch sử chúng ta oai hùng nào kém cạnh cái nước to đùng nhưng đánh ta mãi không thắng ấy?!. Vậy tại sao họ cho cả thế giới thấy lịch sử của họ đẹp đẽ thế, bi tráng thế, dày dặn thế?. Chẳng qua công nghệ lăng xê của họ là nhất thế giới. Hiểu đơn giản như vậy!. Nói đi cũng phải nói lại. Tết đối với người Việt Nam vẫn là một cơ hội để gia đình xum vầy. Vui vẻ quanh mâm cơm Tất niên. Và chờ đợi khoảnh khắc chuyển năm thiêng liêng mà sẽ không bao giờ còn được hưởng nữa! Trong những gia đình có truyền thống, khuôn khổ giáo dục. Các thành viên sẽ mãi luôn coi trọng khoảng khắc ấy. Mong chờ người cha về xông nhà trong đêm Giao thừa!. Với họ. Tết sẽ mãi mãi là Tết. Xưa đã thế. Và nay vẫn thế!.
--------------------
Nhóm bạn bè:
Thành viên này chưa có người bạn nào trong mạng VnVista, nếu bạn muốn trở thành người bạn đầu tiên của thành viên này, hãy click vào đây
|