Mặt trời xuống, những ngọn đồi tối sẫm Chim đã ngừng ca, cánh đồng im lặng Tất cả đều đi về nghỉ trong nhà Còn tôi lại nghĩ về Ucraina Tôi thả ý nghĩ về với vườn anh đầo đỏ thắm Hướng về Người tôi ước mơ, hi vọng Tôi cảm thấy lòng mình thanh thản, nghỉ ngơi Cánh đồng tối dần và cánh rừng, núi đồi Và một ngôi sao lấp lánh giữa trời cao Ôi ngôi sao! ánh sáng của tôi! - và nước mắt tuôn trào. Ngươi có sáng trên trời Ucraina không đấy Những đôi mắt có đi tìm và tìm thấy Ngôi sao trên trời hay họ đã quên Nếu họ quên, xin để họ ngủ yên Và về cuộc đời tôi xin đừng nghe thấy.
Nơi quê người mặt trời không sưởi ấm Còn ở quê nhà như đốt, như thiêu Tôi bây giờ vô cùng sầu thảm Khi nghĩ về quê mẹ thân yêu.
Tôi chẳng biết đến yêu thương ngọt ngào Với mọi người tôi lảng tránh Tôi lang thang, thầm thì cầu nguyện Tôi nguyền rủa quân địa chủ, cường hào.
Giờ hiện lên trước mặt tôi Cái cảnh tượng từ ngày xưa ngày xửa Khi người ta đóng đinh Chúa Nhưng giá bây giờ cũng bị đóng đinh thôi!
Lúc này đây tôi không hề hạnh phúc Và có thể không hạnh phúc bao giờ Khi mà trên quê hương Ucraina Đồng bào tôi như sống trên đất khách.
Nhưng tôi chỉ mong điều khác: Khi tôi chết đi Đừng đóng quan tài bằng gỗ của người ta Mà hãy mang cho tôi nắm đất Một nắm đất Lấy từ bờ sông Đnhép thiêng liêng Chỉ thế thôi là tôi thỏa nỗi lòng Ai muốn gì xin cứ đoán Có ích gì đi làm Thượng đế kia phiền muộn Khi không có của mình!
20. Ngày trôi đi (II) (Người dịch: Nguyễn Viết Thắng)
Ngày trôi đi, đêm cũng trôi đi Mùa hè đi qua. Lá vàng xào xạc Những đôi mắt đã khép Cả con tim và suy nghĩ ngủ yên Tất cả ngủ yên... Tôi không biết được mình đang sống Hay là đang vất vưởng Vì tôi không khóc mà cũng chẳng cười.
Ngươi ở đâu, số phận của tôi? Tôi buồn về ngươi đấy! Nếu tốt lành trời tiếc chẳng cho Xin hãy cho tôi đen đủi vậy! Nhưng đừng cho ngủ người đang đi Ngủ rồi không thức dậy Và như khúc gỗ mục ven đường Vứt đầy khắp mọi lối Hãy cho tôi được sống bằng tất cả trái tim
Để yêu thương con người Và đừng để cho thù hận Thiêu trụi thế giới này. Thật khủng khiếp khi sống lắt lay Rồi chết trong tù hãm Nhưng thật vô cùng khiếp đảm Ngủ quên trong ý chí Rồi chết đi mà không để Chút dấu vết cho đời Và những người đã sống Đã không tìm ra câu trả lời! Ngươi ở đâu, số phận của tôi? Tôi buồn về ngươi đấy! Nếu tốt lành trời tiếc chẳng cho Xin hãy cho tôi đen đủi vậy!
Ta gặp gỡ rồi kết tóc xe duyên Rồi sinh sôi, nảy nở Như hoa ở trong vườn Rồi làm nhà. Chẳng biết đến đau buồn Bầy trẻ nhỏ vui đùa giỡn Rồi chúng lớn lên Những đứa trai đi vào lính Những đứa gái cũng bị lính mang đi Còn chúng mình như có vẻ đã chia ly Có vẻ như ta chưa từng gặp gỡ.
Tôi chẳng tiếc thương cho số phận mình Dù cho tôi từng quí như vàng bạc Tôi cũng chẳng thương những tháng ngày xanh Dù lắm khi buồn đau, khó nhọc Có điều làm tôi muốn khóc Khi tôi gặp một chàng trai Chàng trai cô đơn một mìmh Như chiếc lá trên cành rớt xuống Chàng ngồi đó, lưng tựa hàng song chắn Chiếc áo chàng rách nát, tả tơi Tôi cứ ngỡ rằng người ấy là tôi Rằng đấy là tôi thời tuổi trẻ Tôi hình dung một vực sâu nghiệt ngã Chàng biết lấy đâu ý chí cho mình Y chí và tự do thần thánh thiêng liêng. Như cát bụi đều bay đi cả Thật uổng phí những tháng năm tuổi trẻ Chẳng nơi đâu nghe thấy một lời mời Đành lang thang, vất vưởng trên đời Rồi ra đi cày thuê, cuốc mướn. Để cho chàng khỏi khóc, thôi sầu thảm Người ta nghĩ ra một cách thế này Khi người ta bắt lính cho chàng đi ngay.
25. Tôi lớn lên ở quê người (Người dịch: Nguyễn Viết Thắng)
Tôi lớn lên ở quê người Và sống nơi đất khách Trong cuộc đời cô đơn của tôi Tôi không thể gọi tên, không biết Còn đâu trên đời tuyệt vời hơn sông Đnhép Và quê hương yêu dấu Ucraina.
Nhưng nơi sung sướng là nơi ta không ở Tôi nhìn thấy những nhọc nhằn, gian khó Trong một lần chưa xa Tôi có dịp ghé về Ucraina. Trong một ngôi làng trù phú Nơi có bà mẹ coi tôi như con nhỏ Mẹ thắp ngọn nến lên Rồi mẹ cầu nguyện trong đêm Mẹ mong cho số phận Sẽ yêu đứa con của mình Nhưng mà mẹ ơi Mẹ đi ngủ sớm quá Ông trời sẽ nguyền rủa Số phận của con.
Nghĩ lại thấy mà kinh Trong ngô làng trù phú tươi xinh Đất đen nhưng trên đất Những con người phiêu bạt, trần truồng Chỉ trong đầm cây cỏ tươi xanh. Làng có vẻ như vừa qua đám cháy Và con người có vẻ như ngu muội Không nói năng, vào sưu dịch cứ đi Lại còn mang theo những đứa trẻ kia.
Tôi đã khóc lên rồi quay trở lại Đi về chốn xa xôi Không chỉ một làng này thôi Mà khắp nơi ở Ucraina đều như vậy Bọn địa chủ, quan lại Chúng áp bức, bóc lột con người Dồn việc làm cho đến chết thì thôi! Còn những người cháy túi Mang đến cho những kẻ cho vay nặng lãi Những chiếc quần cộc cuối cùng.
Thật đáng sợ và thật nặng nề Khi biệt tăm nơi xa vắng! Nhưng còn khổ hơn khi ở Ucraina Nhìn thấy hết rồi khóc và im lặng!
Một khi chưa thấy khủng khiếp thế nào Thì cái ác lại tưởng rằng cái tốt Từ xa xưa trên đất Ucraina Sông Đnhép trôi giữa những ngọn đồi Như đứa con thơ trong bầu sữa mẹ.
Sẽ khoe sắc và sẽ đáng yêu hơn Khắp Ucraina yêu thương Những ngôi vườn rợp bóng Những ngôi làng rộng Và trong những làng vui Sẽ vui lên cuộc sống của con người. Tất cả sẽ là như vậy Nếu như không còn lại Dấu vết cường hào trên đất Ucraina.
26.Tôi nhìn ra thảo nguyên (Người dịch: Nguyễn Viết Thắng)
Tôi nhìn ra thảo nguyên Và nhìn lên cánh đồng Hỡi Thượng Đế độ lượng Ngài cho tôi tự do khi đã già không? Nếu được trở về nhà Tôi sẽ về Ucraina Về ngôi nhà cha mẹ Người mái tóc bạc phơ. Thì tôi sẽ nghỉ ngơi Và cầu xin Thượng Đế Nhưng mà tôi nghĩ Ước mơ không thành hiện thực rồi. Vô vọng trong cảnh tù đày mộng mị Cuộc đời trôi. Tôi không biết thế nào Bạn bè ơi, xin hãy chỉ Chứ tôi đang đánh mất đầu!
Taras Hryhorovych Shevchenko (9/3/1814—10/3/1851) – nhà thơ, hoạ sĩ, chiến sĩ đấu tranh vì dân tộc, người khởi xướng nền văn học mới và ngôn ngữ mới của Ucraina.
Taras Shevchenko sinh ngày 9/3/1814 tại làng Moryntsi, châu Kiev, Đế chế Nga (nay là tỉnh Cherkasy, Ucraina). Là con một gia đình nông nô, cũng như cả gia đình mình, Taras là sở hữu của địa chủ Pavel Engelhardt. Chín tuổi mồ côi mẹ, ba năm sau mồ côi cha, vì thế từ nhỏ Taras đã phải lao động vất vả chăn dắt gia súc ngoài đồng cỏ. Mười lăm tuổi Taras được xung vào đám "tiểu đồng" cần vụ của chủ, chẳng bao lâu được theo chủ đến thủ đô Peterburg. ở đây Taras được theo học vẽ bốn năm. Năm 1838, chàng trai Taras được một số văn nghệ sĩ Nga bỏ tiền ra trả cho địa chủ Engelhardt chuộc ra để thành người tự do. Taras Shevchenko trở thành sinh viên Học viện Mỹ thuật, trực tiếp theo học danh hoạ Briullov.
Chăm chỉ học tập rèn luyện ở Học viện Mỹ thuật, Shevchenko còn say mê sáng tác thơ ca hơn. Tập thơ đầu tay nhỏ bé của Shevchenko có tên là Kobzar (Người hát rong) xuất bản năm 1840 nhờ tiền của một người bạn Ucraina của mình. Tập thơ đã gây một ấn tượng mạnh mẽ cho bạn đọc Ucraina cũng như bạn đọc Nga.
Năm 1841, Shevchenko sáng tác bản trường ca lớn Haidamaki miêu tả cuộc khởi nghĩa nông dân 1768. Cũng như tập thơ đầu tay Kobzar, bản trường ca Haidamaki đã thành công lớn. Tiếp theo xuất hiện những tác phẩm thơ ca khác đều có giá trị: Maria, Katerina v.v...
Năm 1845, Shevchenko tốt nghiệp Học viện Mỹ thuật, và trở về Ucraina bắt đầu làm việc tại uỷ ban khảo cổ học. Vì giao du với các thành viên trí thức tiến bộ và tham dự hội họp bí mật nên năm 1847, Shevchenko đã bị bắt cùng với những người khác trong tổ chức. Shevchenko bị đầy đi làm lính trơn ở tiểu đoàn tiền phương Orenburg, và đã phải sống ở nơi lưu đày xa xôi hẻo lánh suốt mười năm ròng.
Sau khi Sa hoàng Aleksandr II lên ngôi, năm 1857, Shevchenko mới được trả tự do. Ông được trở về Nizhnyi Novgorod, sau đó về Peterburg. Năm 1860, tại Peterburg, Shevchenko cho xuất bản lại bản mới của tập thơ Kobzar.
Sau những năm tháng cơ cực tù đầy, Shevchenko có dự định trở về Ucraina sinh sống nhưng ông đã lâm bệnh hiểm nghèo. Buổi sáng ngày 10 tháng 3 năm 1861, thi hào Taras Shevchenko qua đời. Ông được chôn cất tại Peterburg, sau đó mới được phép cải táng đưa hài cốt về an táng tại quê hương Ucraina.
Taras Shevchenko trở thành biểu tượng của dân tộc Ucraina. Trong lịch sử văn học thế giới, tên tuổi của Taras Shevchenko đứng ngang hàng với những thiên tài về ngôn ngữ như Pushin, Goethe, Maeterlinck... Thơ của ông được dịch ra hơn hai trăm thứ tiếng và được dịch nhiều ra tiếng Việt.
Bài viết đã được chỉnh sửa bởi lũ_quỷ_của_chúa: Jun 22 2008, 01:21 PM