Khi tôi tự nhìn mình, tự sờ mình tôi, anh Dân không có gì sất hôm qua và hôm nay là anh Dân có tất cả hôm nay, có tất cả quay đôi mắt, tôi nhìn tôi tự thấy, tự sờ mình và tự hỏi: " Có thể nào như thế ư ?"
Tôi có, hãy nhìn coi thử được niềm vui đi khắp hết nước tôi là chủ tất cả mọi thứ gì trên đất nước nhìn sát gần tận mắt những gì xưa tôi chẳng có và không thể có bao giờ Tôi có thể nói: đó là mía, là đường Tôi có thể nói: là núi non Tôi có thể nói: là thành phố có thể nói: là quân đội đã thuộc về tôi và mãi mãi, về bạn, về ta như ánh bừng sáng bao la của ngôi sao, của đoá hoa, làn chớp
Tôi có, ta hãy nhìn coi thử tôi, người nông dân, người thợ, kẻ thông thường tôi có cái sướng vui - đây là một ví dụ thôi đi vào nhà băng và nói với ông giám đốc không phải bằng tiếng ănglê không phải coi như "Ông lớn" mà gọi rất thân tình "đồng chí" Tôi có, ta hãy nhìn coi thử mình là một người da đen nhưng không ai có thể chặn tôi khi qua cửa vào quán trà, tiệm nhảy Hay là tại văn phòng khách sạn nghe trả lời chỏng lọn "Không buồng!" dù một buồng không rộng không sang một buồng nhỏ miễn tôi nằm nghỉ được Tôi có, ta hãy nhìn coi thử rằng không còn lấy một lính sen đầm nó bắt tôi và nhốt bừa vào khám hoặc nhấc tôi lên khỏi nhà khỏi ruộng và ném tôi ra chính giữa đường quan
Tôi có... Cũng như tôi có đất vậy, tôi có biển "Cơn-tri", không "Hai-lai-fow", không ten-nít, không, yátsing , không từ bãi biển này sang bãi biển kia từ con sóng này sang con sóng khác biển xanh khổng lồ đón chào, dân chủ nói gọn một chữ: là biển đó mà!
Tôi có, ta hãy nhìn coi thử rằng là tôi đã học đọc, học tính rằng là tôi đã học viết học suy nghĩ và học cười
Tôi có... rằng là bây giờ tôi có nơi làm và có nơi kiếm ra để mà sinh sống Tôi có, ta hãy nhìn coi thử Tôi có cái gì cần có trên đời
18.Tôi không hiểu tại sao anh lại nghĩ (Người dịch: Huy Cận)
Tôi không hiểu tại sao anh lại nghĩ rằng tôi đây, tôi ghét thù anh Khi mà chúng ta là một đó thôi tôi với anh
Anh nghèo thì tôi cũng rứa Tôi ở từ bên dưới, mà anh có khác chi thế thì anh học được ở đâu hỡi anh lính, rằng tôi thù anh nhỉ ?
Tôi đau lòng rằng có đôi khi anh quên mất tôi là ai vậy cha mẹ kiếp! Khi mà đã một tôi lẫn vào anh, anh lẫn với tôi Thì có lý do nào cơ chứ để cho tôi có thể ghét anh Khi mà chúng ta là một đó thôi tôi với anh Tôi không hiểu tại sao anh lại nghĩ rằng tôi đây, tôi ghét anh, anh lính !
Vậy thì tôi và anh sẽ gặp nhau nhằm trên một con đường cất bước vâng, tôi với anh, vai sát bên vai vâng, tôi với anh, chẳng ai thù ai nhưng chúng ta, tôi với anh, biết rõ nơi nào, tôi với anh, sẽ đi tới đó... Tôi không hiểu tại sao anh lại nghĩ anh lính ơi, rằng tôi đây ghét anh ?
Cái bụng em còn biết nhiều hơn cái đầu nếu nó chỉ biết bằng đôi bắp vế rằng cái duyên đen vô cùng mỹ lệ là toà thiên nhiên thân thể của em
Em là dấu hiệu của rừng xanh với những vòng đỏ thắm em đeo quanh cổ những xuyến vàng cong nơi tay và con cá sấu màu sẫm bơi trong sông Zămbe* của mắt em.
* Zămbe (Zambère): một con sông của miền nam Châu Phi, có thác Victoria rất lớn
Trong lúc đang đi, trong lúc vừa đi trong lúc vừa đi
Tôi đi không mục đích trong lúc vừa đi Trong lúc đang đi; tôi ra đi không một xu dính túi trong lúc đang đi! tôi đi rất buồn trong lúc vừa đi trong lúc đang đi;
Họ ở xa, cái người kiếm tìm tôi trong lúc đang đi; Còn xa hơn nữa là cái người chờ đợi tôi trong lúc đang đi!
Ái a! hai bắp chân tôi đã hoá cứng đờ trong lúc đang đi; hai con mắt tôi nhận thấy thật xa trong lúc đang đi; và bàn tay tôi chớp lấy chẳng buông trong lúc đang đi.
Cái đứa tôi chộp và tôi siết chặt trong lúc đang đi, đứa ấy trả nợ cho đồng loại nó trong lúc đang đi; và dù cho nó có xin lỗi nữa tôi đây, thứ nó chỉ vừa một miếng tôi nhai tôi đây, thứ nó chỉ vừa tôi nhai một miếng trong lúc đang đi, trong lúc đang đi, trong lúc đang đi,
Anh đánh nó: một nhát búa, thế là nó chết hãy đánh nó đi! Đừng đạp nó bằng chân, bởi nó cắn chết anh đừng giẫm nó bằng chân, bởi nó đi mất!
Xenxêmayda, nhìn kia, con rắn xenxêmayda Xenxêmayda, với đôi mắt rắn xenxêmayda Xenxêmayda, với cái lưỡi rắn xenxêmayda Xenxêmayda, với cái miệng rắn xenxêmayda
Con rắn đã chết không ăn được nữa con rắn đã chết không huýt sáo được nữa cũng không bò tới được và không văng mình lên được Con rắn đã chết không nhìn được nữa con rắn đã chết không uống được nữa cũng không thở được và không cắn anh được nữa!
Mayombe—bombe—mayombé! Xenxêmayda, hãy nhìn kia, con rắn... Mayombe—bombe—mayombé! Xenxêmayda, nó không cựa quậy nữa... Mayombe—bombe—mayombé! Xenxêmayda, hãy nhìn kia, con rắn... Mayombe—bombe—mayombé! Xenxêmayda, anh đã giết nó rồi!
Nicolás Guillén (1904 tại Camagüey - 1989 tại La Havane) là nhà thơ Cuba. Sinh trưởng trong một gia đình trí thức bình dân, cha người da trắng, mẹ người da đen. Guillén kế thừa những truyền thống dân gian của người da đen và có những thành tựu độc đáo, tiêu biểu cho dân tộc Cuba. Tập thơ "Khởi hứng cho khúc ca" (1930) mở ra cho thơ ca Cuba một khuynh hướng mới. Thơ Guillén thường lấy đề tài chính trị, tố cáo hiện thực, phản kháng sự áp bức bóc lột, đòi hỏi một cuộc cách mạng để cải thiện đời sống của nhân dân lao động. Tập thơ "Tây Ban Nha, trường ca bốn bài hát lo buồn và một bài ca hi vọng" (1937) lấy cuộc nội chiến Tây Ban Nha làm đề tài. Guillén đứng trong hàng ngũ những chiến sĩ cộng hoà để ngợi ca nhân dân vùng dậy đấu tranh cho nền dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Năm 1954, sau một thời gian bị chính phủ Batixta bắt giam, Guillén cư trú ở nước ngoài; năm 1959, Cách mạng Cuba thành công, Guillén trở về tổ quốc, được bầu làm chủ tịch Hội Văn nghệ Cuba (1961). Guillén có ảnh hưởng to lớn đến văn học Cuba, văn học Mĩ Latinh và văn học viết bằng tiếng Tây Ban Nha. Guillén là một nhà thơ cộng sản, không ngừng chiến đấu cho hoà bình thế giới và chủ nghĩa xã hội. Giải thưởng Hoà bình Quốc tế Lênin (1954).
Tác phẩm: - Những mô-típ khúc "xông" (Motivos de son, 1930) - Xông-gô-rô Cô-xông-gô (Sóngoro Cosongo, 1931) - Công ty hữu hạn Đông Ấn (West Indies, Ltd, 1934) - Những bài hát cho binh lính (Cantos para soldados, 1937) - Vườn bách thú lớn (1967)
Bài viết đã được chỉnh sửa bởi lũ_quỷ_của_chúa: Jun 23 2008, 11:44 AM