michelia's Blog

Các bài viết vào Saturday 18th November 2006

   Trong: Giải trí
 
Bạn sinh ngày nào? Nếu thuộc cung Xử nữ (23/8 - 22/9), xin chúc mừng bạn. Theo kết quả nghiên cứu của Forbes, rất nhiều nhà tỷ phú trong danh sách những người giàu nhất năm nay sinh ra dưới chòm sao này. (he he)


Theo kết quả kiểm tra ngày sinh của 613 trong số 793 tỷ phú, có tới 12% trong số họ sinh ra dưới chòm sao Xử nữ (trinh nữ). Các nhà chiêm tinh học nhận địnhXử nữ thường là những người rất cần mẫn, quyết đoán, chú trọng tới chi tiết và có óc phân tích. Họ luôn nỗ lực đạt được những thứ tốt nhất. Điều vui mừng nhất đối với những người sinh ra cung này là có thể tạo ra những thứ hoặc những dịch vụ có ích cho người khác. wub.gif votay.gif 


Hai tỷ phú giàu có và nổi tiếng nhất sinh ra dưới chòm sao này là Warren Buffett - đứng thứ hai trong danh sách của Forbes - và Larry Ellison - giám đốc điều hành hãng Oracle.



Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá thất vọng nếu không ra đời trong tháng này. Forbes đã lập một danh sách các tỷ phú sinh ra dưới cả 12 chòm sao, trong đó, 8% là những người thuộc cung Dương cưu (21/3 - 14/4) và 8% là Bảo bình (20/1 - 18/2).



Người giàu nhất thế giới - Bill Gates - lại sinh ra dưới chòm sao Hổ cáp (23/10 - 21/11). "Hổ cáp luôn xuất sắc bởi họ biết tận dụng tất cả những khả năng của bản thân. Mục tiêu của Hổ cáp là khiến bạn làm những gì họ muốn, kể cả bạn có thích hay không", một nhà chiêm tinh học nói. "Chẳng mấy ai thích hệ điều hành Windows song họ vẫn phải dùng nó".



Cũng theo kết quả nghiên cứu, có rất ít tỷ phú sinh ra dưới chòm sao Nhân mã (6%). Nhân mã bị cho là những người vô tổ chức, thậm chí cẩu thả. Họ thường chú tâm tới vấn đề ở tầm bao quát hơn là đi sâu vào chi tiết.



Tuy thiếu nhạy cảm của một doanh nhân song Nhân mã lại là những người rất sáng tạo. Vì thế, không có gì ngạc nhiên trong số những tỷ phú thuộc cung này có đạo diễn Steven Spielberg và nhà sản xuất chương trình Arnon Michan.



Các bài viết vào Sunday 12th November 2006

 

 Đi tìm chân dung nhà lãnh đạo hiện đại

Những ngày này, các thuật ngữ "thế giới phẳng", "toàn cầu hóa", "hội nhập", "WTO"... xuất hiện với mật độ chưa từng có trên báo chí và trong cả những cuộc thường đàm. Điều ấy cho thấy rằng trong tình hình hiện nay, những vấn đề trên đang là mối quan hàng đầu, thương trực của giới kinh doanh trong nước. Một lần nữa, buổi hội thảo " CEO trong thế giới phẳng" (do Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển - Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh và Báo Người Lao Động tổ chức mới đây) lại thổi bùng lên mối quan tâm này. Ở đây, vấn đề được khu biệt trong vai trò lãnh đạo doanh nghiệp.



Từ trực giác đến hành động

Kết quả một điều tra mới đây của Bộ Kế hoạch - Đầu tư trên 63.000 doanh nghiệp ở 36 tỉnh thành cho thấy: Số chủ doanh nghiệp Việt Nam có trình độ Thạc sĩ trở lên chiếm 2,99%, Đại học 37,82%, Cao Đẳng 3,56%, Trung học chuyên nghiệp 12,33% và 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ THPT trở xuống. Còn theo một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế TP. Hồ Chí Minh trên 2.000 doanh nghiệp ở thành phố này, có 65% chủ doanh nghiệp xuất thân từ cán bộ lãnh đạo, công chức trong doanh nghiệp nhà nước, 15% thừa kế từ gia đình, 20% còn lại xuất thân từ nhiều nguồn khác. Tất nhiên rất ít người trong số đó được đào tạo bài bản kiến thức và kỹ năng điều hành doanh nghiệp. Những con số trên một lần nữa cảnh báo về tính nghiệp dư và đang thách thức ở vị trí đầu tàu trong các doanh nghiệp Việt Nam trước "cơn bão toàn cầu hóa” đang tràn về.

Chính các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng ý thức khá rõ sự thiếu hụt của mình và những thách thức đang chờ đợi phía trước. Họ luôn quan tâm đặc biệt trước tình hình "thế giới phẳng” và WTO. Tiến sĩ Hồ Đức Hùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triền kinh tế TP. Hồ Chí Minh cho biết: "Có thể nói, doanh nhân Việt Nam có sự nhạy cảm khá cao với tình hình mới. Điều này cũng được chính các nhà quan sát nước ngoài công nhận". Tuy nhiên, dù nhạy cảm đề biết rằng tình hình mời sẽ có rất nhiều đổi thay và thách thức, nhận thức rõ được sự khiếm khuyết, nhược điểm của mình, song đa phần doanh nhân Việt Nam chưa biến ý thức thành hành động chuẩn bị đối phó cụ thể. "Dù trực giác rất tốt, nhưng để biến trực giác, ý thức thành tư tưởng, hành động thực sự thì hơi yếu” - Tiến sĩ Hồ Đức Hùng đánh giá. Và đã đến lúc lo nghĩ không chỉ để lo nghĩ, mà phải lên kế hoạch hành động với định hướng rõ ràng.

CEO - Những phẩm chất của người lái tàu vượt sóng

Trong nỗ lực lên "kế hoạch hành động" cụ thể, việc làm trước nhất là định vị được vai trò hiện tại để biết mình cần gì và nên làm theo thứ tự ưu tiên. Đối với vai trò của CEO (Chief Ex- ecutive Officer - thường được gọi là Giám đốc điều hành), bà Bùi Ngọc Hằng, CEO của Công ty trang trí nội thất Châu Âu, tóm tắt trong "tam giác" hoạch định - điều hành - đánh giá. Dù gần đây nhiều chủ doanh nghiệp Việt Nam đã có khuynh hướng thuê CEO chuyên nghiệp để điều hành doanh nghiệp thay mình, song do quy mô doanh nghiệp còn nhỏ và do nguồn CEO chuyên nghiệp làm thuê còn quá ít ỏi, nên hiện nay, đa số doanh nhân Việt Nam đang ở tình trạng "tất cả trong một”: Chủ doanh nghiệp - nhà quản lý điều hành - quản lý nhân sự, tài chính, đối ngoại và rất nhiều công việc linh tinh khác.

Chính vì phải làm quả nhiều việc như thế, thêm xuất phát điểm không được đào tạo chuyên nghiệp, nên hầu hết các nghiên cứu, phân tích đều chỉ rõ đại đa số doanh nghiệp Việt Nam nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không chỉ yếu về vốn, công nghệ, quy mô sản xuất, năng lực cạnh tranh , mà còn yếu cả về trình độ quản lý, nhận thức, tầm nhìn. Việc không tách bạch giữa vai trò chủ doanh nghiệp và CEO, giữa nhà kinh doanh và nhà điều hành đã gây ra rất nhiều hạn chế, bất cập. Vì thế, đề tăng sức cạnh tranh và nội lực doanh nghiệp trước nhu cầu hội nhập, yêu cầu cấp thiết là phải có CEO đủ khả năng, phẩm chất thích hợp để cầm lái con thuyền. Sự thay đổi ấy phải như thế nào?

“Người trong cuộc nói”

"Các doanh nghiệp thành đạt đều có CEO giỏi, uy tín cá nhân cao, có khả năng xây dựng văn hóa doanh nghiệp có bản sắc riêng biệt. Khi tham gia WTO và kinh doanh trong "thế giới phẳng", các CEO Việt Nam phải vượt qua chính mình, phải hiểu biết và thành thạo "luật chơi" mới, biết liên kết với đối tác đáng tin cậy trên toàn cầu - Tiến sĩ Tạ Thị Mỹ Linh, Tổng Giám đốc Công ty SGN Logisucs Việt Nam nói:

"Các CEO nhất thiết phải có phong cách lãnh đạo riêng để tạo ảnh hưởng đến cấp dưới trong qúa trình quản lý. Phong cách lãnh đạo phải thực sự chuyên nghiệp, đối phó được với môi trường kinh doanh bên ngoài và phù hợp với môi trường nội bộ" - Ông Lê Hữu Tịnh, Công ty TNHH Tín Nghĩa.

"Phải đột phá, tránh lối mòn tư duy!" - ông Vương Võ Khoa, Giám đốc kinh doanh, Công ty TNHH Thành Nhơn.

"Chúng ta phải có năng lực và nỗ lực rất lớn mới có thể tận dụng được các cơ hội khi hội nhập và giải mã được nhũng thách thức trước thềm WTO" - Bà Nguyễn Thị Thanh Tĩnh, Công ty TNHH Tín Nghĩa.

(DNSG Cuối tuần)


Các bài viết vào Wednesday 27th September 2006

   Trong: Mục khác
 
Chín điều “tối kỵ” trong phỏng vấn

1. "Công ty của Ông/Bà làm gì?" Hãy đặt các câu hỏi thể hiện sự hiểu biết và sự nhiệt tình của bạn nếu được nhận vào công ty, không nên đưa ra các câu hỏi mà bạn đã biết trước câu trả lời hay các thông tin đã có sẵn trên website hoặc báo cáo hàng năm.

2. "Tôi rất linh hoạt đối với các yêu cầu về lương bổng"

Đây là vấn đề nhạy cảm nhất trong phỏng vấn. Dĩ nhiên, bạn muốn biết công ty sẽ trả cho bạn bao nhiêu và người phỏng vấn cũng muốn biết mức lương nào bạn cảm thấy hài lòng. Đây là một cuộc thương lượng, không phải ván bài. Khi buộc phải nói ra mức lương mong muốn, bạn nên chuẩn bị sẵn một phạm vi lương mang tính khái quát như: “Tôi đang tìm kiếm một mức lương trong khoảng từ 3.000.000 đến 5.000.0000”

Đừng bao giờ tỏ ra linh hoạt khi bạn không chắc chắn về điều này. Nếu lo sợ yêu cầu về lương của bạn quá cao so với công việc, bạn cần suy nghĩ thận trọng xem có thể chấp nhận mức lương thấp hơn là bao nhiêu. Đừng vội từ bỏ ý muốn mà nên thành thật tự hỏi chính mình về giá trị thực sự của bạn. Hãy tìm hiểu về mức lương của các công việc tương tự trong các công ty khác. Nếu mức lương đề nghị của công ty quá thấp, bạn có thể thương lượng với nhà tuyển dụng.

3. Đừng bao giờ sử dụng tiếng lóng

Cách nói chuyện “quá thân mật” không được khuyến khích trong cuộc phỏng vấn. Sử dụng tiếng lóng sẽ gây phản cảm đối với nhà tuyển dụng. Bạn có thể ăn nói một cách lưu loát, thông minh và tự tin, tuy nhiên đừng bao giờ quá suồng sã hay thân mật.

4. "Công ty trước thưởng cho tôi 10.000.000/năm".

Đừng bao giờ nói dối! Bạn sẽ hối hận về điều này khi bị phát hiện ra đấy. Người phỏng vấn biết rằng bạn có thể nâng giá trị của mình lên một chút, tuy nhiên đừng bao giờ vượt quá giới hạn .

5. "5 năm tới, tôi thấy mình đang ngồi trên một chiếc tàu du lịch vòng quanh thế giới”.

Thậm chí, nếu bạn không có kế hoạch gắn bó lâu dài với công ty, hãy nói những điều thể hiện sự tận tậm với công việc và công ty. Hãy sử dụng các câu hỏi tu từ. 5 năm tới biết đâu, bạn vẫn làm việc tại công ty này?

6. "Xin lỗi, tôi không biết làm công việc này".

Nếu bạn không có kỹ năng cụ thể cho công việc nào đó, hãy nhấn mạnh rằng bạn là người học hỏi rất nhanh và rất sẵn sàng để đạt được các kỹ năng mới. Hầu hết các công ty thích thuê các nhân viên nhiệt tình, nhanh nhẹn để huấn luyện hơn là những người có kỹ năng nhưng lại không thích học hỏi.

7. "Như ông/bà thấy đấy, tôi vừa trải qua một cuộc đổ vỡ trong hôn nhân".

Thậm chí nếu người phỏng vấn đề cập đến các vấn đề cá nhân, bạn cũng nên khéo léo từ chối. Bạn có thể nghĩ bạn là người cởi mở và thành thật, nhưng thực sự bạn đang vô tình thể hiện mình là người không chuyên nghiệp, thiếu tập trung và bất kính. Hãy luôn giữ cung cách lịch sự và trang trọng trong cuộc phỏng vấn.

8. "Công ty có thể làm gì cho tôi?"

Nhà tuyển dụng không thích các ứng viên kiêu căng và tự kỷ. Họ muốn biết vì sao họ nên chọn bạn. Hãy nhấn mạnh đến các đóng góp mà bạn có thể mang lại cho công ty. Đừng hỏi một cách thẳng thừng về việc tăng lương, tiền thưởng hay cơ hội thăng tiến.

Luôn ghi nhớ rằng bạn là người được phỏng vấn, vì thế khi đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng, đừng bao giờ tỏ thái độ “người trên” .

9. "Tôi rời bỏ công việc trước đây vì người chủ quá ngu ngốc".

Phê phán người chủ trước là điều không nên nói trong cuộc phỏng vấn. Thậm chí nếu công ty cũ có thực sự là địa ngục, bạn cũng chỉ nên trình bày rằng “Tôi đang tìm kiếm một công việc khác nhiều trách nhiệm hơn cũng như các cơ hội thăng tiến…”.


Các bài viết vào Thursday 7th September 2006

   Trong: Giới thiệu
 
Hello! Welcome to my Blog!
Mình tạo ra Blog này để cho mình, cho những người bạn của mình, cho K11QT1, cho những người mình yêu thương... mong mọi người hãy tham gia cùng mình trên Blog này nhé ( nhất là mems QT1 đó mấy cưng nha 3.gif )!? 6.gif
Vì Blog này mình mới tạo và cũng do điều kiện về thời gian, nên nội dung chưa có gì, mình sẽ cố gắng làm nó phong phú, sinh động thêm (trong khả năng có thể he he).
Chúc các bạn vui !
11.gif 66.gif

 
Thông tin cá nhân

michelia
Họ tên: michelia
Nghề nghiệp: sinh viên
Sinh nhật: 21 Tháng 9 - 1986
Nơi ở: VNVISTA
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn

Bạn bè

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30



(♥ Góc Thơ ♥)

Tik Tik Tak

Truyện cười

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com