Nghe đài báo đưa tin miền Bắc đang có những đợt rét đậm tràn về chợt thấy cái se se lạnh của Huế được rắc thêm rất nhiều nổi nhớ.Ở quê mình miền Bắc,bố đã có tuổi ,mẹ cũng yếu nhường kia nhưng giờ là lúc còn phải ra đồng cấy vụ đông xuân.Chao ôi rét!Những cái lạnh cắt da cắt thịt,những cái lạnh làm tê bầm cả chân tay khi chạm xuống mặt nước bì bỏm nước mưa bay bay lá là vào thời điểm này, mẹ làm sao chịu nỗi?
Miền Bắc lại có những cơn rét đậm kéo nhau về.Con ở Huế,bóng dáng của những cái rét dường như lúc nào cũng cố hằn lên nỗi nhớ mà thôi.Có lúc cũng lạnh tê đi trong những cơn mưa bất thường ập đến dọc đường về không tránh được,có những đêm lạnh tràn về luồn vào trong da thịt bởi cái chăn quá mỏng không thể chắn che.Nhưng dù cho mọi cái lạnh ở đây như thế nào chăng nữa,thì làm sao khắc nghiệt như miền Bắc được!Lạnh ở nơi con tựa như cái phông hình mờ mờ làm hằn lên những cơn rét bần bật tràn về trong kí ức.Lạnh đến lại đi cho chính con nhưng lạnh cũng dừng lại tê riết mỗi khi lạnh tràn về miền Bắc trong những mẩu tin con nhận được.Và con chợt thấy mình đang lạnh cái lạnh của quê mình,cái lạnh của mẹ ,cái lạnh của bố,cái lạnh của bé Sang ,bé Hương…
Nếu giờ này con ở nhà,khi những đợt lạnh tràn về ,con thường vào bết quẩn quanh với mẹ để nấu nồi cám lợn,luộc khoai,đun ấm nước.Ngồi đến tê hai bên chân để vừa ngồi vừa nghe mẹ kể những chuyện kể của cuộc đời.Mẹ kể mẹ đã học ở đâu thời còn nhỏ;mẹ gặp bố trong một bận cùng phải trèo qua sườn đèo chênh vênh ra sao;rồi các anh con ngày xưa vất vả thế nào để cùng mẹ nuôi chúng con ăn học vượt qua những tháng năm gian khổ của thời bao cấp;mẹ kể cho con nghe chuyện của ông ngoại làm nghề bốc thuốc chữa bệnh biết bao người;mẹ kể về tuổi thơ con nghịch ngợm và uơng bướng…Trong những câu chuyện kể ấy bóng dáng mẹ yếu gầy ẩn hiện bao nổi khổ cực nhọc nhằn và cả đắng cay.Nước mắt con đã rơi ngay trong cảm giác ấm nóng của bết lửa mẹ nấu,ngay hơi thở và giọng kể đều đều xen lẫn một đôi tiếng thở dài của mẹ cho những gì luyến tiếc dội về từ quá khứ…
Rét đậm lại tràn về ở miền Bắc.Dáng mẹ nhỏ gầy lại quảy gánh ra đồng trồng cấy vụ đông xuân.Những cơn mưa tê cóng.Những ngọn gió cắt xé vào da thịt bởi hơi lạnh.Những ngón tay,bàn chân bầm tím đi ,cứng lại rồi đờ đẩn nhức buốt lại làm mẹ đớn đau.Những lạnh rét ấy của quê mình con biết lắm.Rất lạnh mẹ ơi!
Con ở Huế .Lạnh có chi nhiều.Nhưng lạnh lại cứ tràn về từ miền Bắc…
Ý kiến của nghệ sỹ Đức Trung đăng trên trang 9 Báo Bóng đá ngày 29 tháng 11 năm 2006 theo tôi là rất đáng được các nhà quản lý và lảnh đạo nền bóng đá Việt Nam lưu tâm.Toàn dân đá bóng!Tại sao không? Brazil được coi là dân tộc đam mê bóng đá hàng đầu thế giới người ta thấy người người đá bóng,nhà nhà chơi bóng ,xem bóng và cổ vũ bóng đá đó thôi.Vậy tại sao một dân tộc cũng yêu bóng đá như Việt Nam lại không có được một diện mạo tương tự để nâng tầm đẳng cấp của mình lên trong một chiến lược dài hạn và có quy cũ?
Khi tôi lớn lên và chứng kiến những người dân quê tôi(một vùng quê nghèo của xứ Nghệ) ham mê trái bóng tròn,tôi cũng từng ước ao như Nghệ sỹ Đức trung rằng một ngày nào đó khắp mọi nơi trong cả nước đâu đâu cũng có điều kiện để có thể thể hiện được hết niềm đam mê của mình với trái bóng.Chúng ta phải có một chương trình thật quy cũ nhằm khơi dậy tình yêu,long đam mê của cả một dân tộc vốn luôn có sẵn tình cảm tốt đối với môn thể thao vua,qua đó làm cho mỗi người dân là một người yêu bóng đá,một người hâm mộ;rồi tiến tới mỗi người dân sẽ là một cầu thủ bóng đá(chuyên nghiệp hợac không );mỗi thôn xóm bản làng,mỗi tổ phố,mỗi lớp học,mỗi đội sản xuất,mỗi doanh nghiệp là một đội bóng ….Cứ như thế thì hà cở gì mà bóng đá Việt Nam không thể chuyển mình và lớn mạnh?
Xã hội hóa bóng đá để chuyên nghiệp hóa bóng đá.
Cần quan tâm đúng mức đến việc làm thể nào để phát triển môn thể thao vua ở cấp phong trào trước khi chuyên nghiệp hóa triệt để nó.Khi bóng đá phong trào vững mạnh thì nó trở thành động lực vững chắc cho một nền bóng đá chuyện nghiệp phát triển trong tương lai.Kinh nghiệm ở một địa phương như Nghệ An cho thấy,mỗi buổi chiếu đến các sân bóng đá của mỗi xóm làng lại tấp nập đông vui với những trận bóng của đủ mọi lứa tuổi thừ trẻ em tiểu học cho tới thanh niên,trung niên,hay cả những em gái nữa.Các giả đấu cấp làng(xóm trên xóm dưới,xóm nam xóm bắc thi đấu với nhau),các giải đấu cấp xã(các làng ,thôn thi đấu với nhau),các giải đấu cấp vùng,các giải đấu cấp trường,cấp huyện,cấp tỉnh luân phiên được tổ chức một cách tự phát giữa những người chơi với nhau(Cấp làng,các lớp học) hoặc được tổ chức một cách quy cũ từ cấp xã trở lên.Với việc con em hầu hết các gia đình đều là những “cầu thủ” không của đội bóng này thì của đội bóng nọ,cha mẹ dù chưa hẵn quan tâm thì cũng cố sắm cho con trái bóng,rồi sẵn sàng góp tiền ủng hộ khi được kêu gọi quyên góp tiền cho việc tạo lập giải thưởng cho các giải đấu,hay việc làm sân bóng thì người dân cũng sẵng sang tham gia bằng cả sức người sức của.Kết quả có thể nhìn thấy một cách rõ ràng là các “cầu thủ” đến từ những đội bóng phong trào của lớp .của làng trở thành những mầm ươm chất lượng cho lò đào tạo bóng đá Nghệ An.Chúng ta không bao giờ có thể có ngay những mầm ươm cho các lò đào tạo khi không có các mầm ươm đó đã được hình thành trong bóng đá phong trào.Ngay cả ở Brazil,Anh,Pháp,Hà Lan …đều cho thấy các cầu thủ ngôi sao của họ xuất thân là các cầu thủ nhí đường phố,trường học hay từ các miền quê heo hút khác nhau.Bởi chúng ta cần hiểu,tài năng bóng đá phần nhiều do năng khiếu bẩm sinh của mỗi người,chứ không thể cứ xây dựng nên các lò đào tạo rồi đem trẻ em vào rèn luyện là có thể tạo ra tài năng hay các siêu sao.Nếu chúng ta không quan tâm ngay vấn đề phát triển bóng đá một cách toàn diện bằng việc đẩy mạnh công tác xã hội hóa bóng đá thì chúng ta cũng lại phải chấp nhận những kết quả không lấy gì sang sủa trong tương lai.
Đầu tư cho bóng đá không được bỏ qua việc đầu tư từ nền tảng.
Tình yêu bóng đá,niềm đam mê bóng đá từ mỗi người dân ,mỗi địa phương là nền tảng của cả một dân tộc yêu bóng đá.Đầu tư cho bóng đá phải đầu tư trước hết cho nền tảng đóLàng nào xã nào ở Nghệ An cũng dễ dàng tìm thấy những khoảng đất trống trải và bằng phẳng được giành riêng để làm sân bóng cho nhân dân chơi bóng.Điều này không phải ở đâu trên đất nước ta cũng có thể nhận thấy,lấy ví dụ hầu hết các thành thị của Việt Nam hiện nay,tìm cho ra một sân bóng ra hồn để chơi bóng nhiều khi là cả một cực hình.Thế mới có chuyện chiều chiều trẻ em chơi bóng cho vui cũng phải thuê sân ba chục,năm chục ngàn…Hay sinh viên các trưường Đại học cũng thế,mỗi khi muốn đá bóng với lớp này lớp nọ lại phải thuê sân vài tiếng đồng hồ.Yêu bóng đá ,chơi bóng đá mà chẳng có sân bóng để chơi thì làm sao mà phát triển cho được.Thế nên việc đầu tư cho một nền bóng đá mà chỉ dừng lại ở việc đầu tư cho các đội tuyển quốc gia,đầu tư cho các giải đấu cấp quốc gia mà xem nhẹ việc đầu tư cho cả bóng đá phong trào thì rồi việc chuyên nghiệp hóa cũng khó mà gặt hái thành công vững chắc.Dường như từ trước đến nay,việc yêu bóng đá ,chơi bóng đá như thế nào ở từng người dân chưa đựợc coi trọng thực sự,mà chúng ta thừa hiểu rằng bất kì khi nào và bao giờ sức mạnh to lớn nhất cũng chính là sức mạnh tập thể và đoàn kết của toàn dân.Nếu việc xã hội hóa bóng đá được quan tâm đúng mức hơn nữa bằng những hành động cụ thể và thiết thực nhằm khơi dậy niềm đam mê và sự quan tâm của cả một dân tộc thì có lẽ nào bóng đá Việt Nam lại có thể không phát triển?
Một vài lời mong muốn.
Như thế việc có những bước đi nhằm xã hội hóa nền bong đá Việt Nam cho thấy được những kết quả tích cực có thể thấy ngay .Thứ nhất là làm cho tình yêu long đam mê trái bóng có được điều kiện để phát huy.Thứ hai là qua đó có sự tác động mạnh mẽ trở lại đối với sự phát triển tổng thể của một nền bóng đá.Nếu mỗi địa phương trong cả nước đều có những phong trào chơi và yêu bóng đá ,những lò đào tạo sản sinh ra nhiều cầu thủ giỏi như ở Nghệ An và hơn ở Nghệ An trong thời gian tới thì bóng đá Việt Nam sẽ cất cánh.Khơi dậy tình yêu đã có sẵn trong tiềm thức của con người Việt Nam yêu bóng đá không phải là điều không thể làm được,bởi như chúng ta đã thấy có những nơi ,những địa phương chúng ta đã làm được và có kết quả.Điều cần làm bây giờ là có ngay một chiến lược tổng thể với sự chắt lọc những kinh nghiệm về thành công cũng như những tồn tại để làm cho toàn dân yêu bóng đá ,quan tâm đến bóng đá và cùng chung sức làm cho bóng đá Việt Nam tiến lên.
Lê Cao nhân hóa hay cổ phần hóa các CLB bóng đá Việt Nam?
Bóng đá Việt Nam tiến vào chuyên nghiệp chỉ có thể bằng cách doanh nghiệp hóa các CLB “bán chuyên nghiệp”như hiện tại một cách triệt để và đồng bộ.Tuy vậy,doanh nghiệp hóa phải theo mô hình doanh nghiệp nào để có sự phát triển bền vững lâu dài nhất lại là điều cần bàn.Hiện nay những CLB đi tiên phong như HAGL và GDT LA đang cho thấy bước chuyển sang chuyên nghiệp bằng con đường tư nhân hóa và đã có những thành công bước đầu rất đáng ngợi khen.Con đường đi lên chuyên nghiệp đó rất cần được nhân rộng,nhưng nếu muốn có một sự chuyên nghiệp hóa với sự phát triển lâu dài và bền vững,thì CLB bóng đá theo mô hình doanh nghiệp tư nhân chưa hẳn là mô hình tối ưu.
Trên Báo Bóng đá ra ngày mồng 8 tháng 11 năm 2006,cũng tại Diễn đàn này,PGS.TS Phạm Ngọc Viễn đã đề cập tới vấn đề về mô hình các CLB chuyên nghiệp,ông cho rằng “các CLB bóng đá Việt Nam cần phải chuyển sang hoạt động dưới dạng công ty cổ phần bóng đá”trong tiến trình chuyên nghiệp hóa nền bóng đá Việt Nam,tuy nhiên những lý iải cho sự cần thiết đó rất cần được làm sáng tỏ.Với ý kiến của mình,tôi xin có một số ý kiến trao đổi .
Nếu như các CLB bóng đá Việt Nam hiện nay đều đồng loạt “doanh nghiệp hóa” nghĩa là họ có thể chọn cho mình các loại hình doanh nghiệp đang được pháp luật thừa nhận ,hoạt động và tồn tại ở nước ta hiện nay như:Doanh nghiệp tư nhân(DNTN),Công ty trách nhiệm hửu hạn(CTY.TNHH),Công ty cổ phần(CTCP)…Tuy vậy với đặc thù của một doanh nghiệp bóng đá,CTCP như PGS.TS Phạm Ngọc Viễn đề cập là phù hợp nhất bởi những lý do sau:
Ưu điểm dễ dàng nhận thấy nhất của mô hình CLB bóng đá theo dạng CTCP là việc thu hút và huy động được nguồn vốn từ nhiều phía và không chỉ ở trong và ngoài nuớc.Trong khi chúng ta vừa gia nhập WTO ,nền kinh tế với xu thế mở cửa của nước ta ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường đầu tư rất giàu tiềm năng trong nước,bóng đá với sự chuyển mình mạnh mẽ cũng sẽ không nằm ngoài tầm ngắm của các nhà đầu tư nước ngoài.Khi một CLB là một DNTN thì nguồn vốn chỉ của một chủ đầu tư,và vì thế tuy bước đầu những ông chủ tại HAGL và GĐT .LA đã thể hiện được tiềm lực tài chính mạnh của mình nhưng trong tương lai,với sự lớn mạnh của nền kinh tế và sự góp mặt của các nhà đầu tư nước ngoài nhảy vào kinh doanh trong lĩnh vực bóng đá,chắc gì tiềm lực tài chính của một ông chủ đã có thể đứng vững được.Thực tế hiện nay cho thấy,tại các CLB này các điều kiện về cơ sở vật chất cho hoạt động của đội bóng vẫn chưa thể nói là hoàn toàn đầy đủ.
Hơn nữa ,khi bóng đá nằm trong một vòng quay thương trường thì độ rủi ro của nó cũng cao như bất kì lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm nào,thậm chí kinh doanh trong bóng đá mang tính rủi ro rất lớn.Mô hình DNTN với chế độ pháp lý là chịu trách nhiệm vô hạn sẽ là điểm yếu hơn hẳn các loại hình doanh nghiệp có chế độ pháp lý chịu trách nhiệm hữu hạn.CTCP khắc phục được những hạn chế trên của DNTN,với xu thế ngày nay hầu hết các doanh nhân đều không mấy ai chọn cho mình loại hình kinh doanh mà nếu rủi ro xảy đến thì trắng tay cả,đồng thời nó hơn hẳn loại hình CTY.TNHH ở khả năng huy động vốn không có giới hạn của mình nên rất có lợi cho sự phát triển lâu dài và bền vững.
Nếu nói về sự liên quan tới việc xã hội hóa nền bóng đá Việt Nam thì khi các CLB bóng đá chuyển sang mô hình CTCP có ý nghĩa rất quan trọng.Các cổ động viên khi gắn chặt lợi ích của mình với niềm đam mê bóng đá bằng cách tham gia mua cổ phần trong các CLB mà mình yêu thích là điều phổ biến tại các nước có nền bóng đá phát triển.Điều này rất có lợi cho sự phát triển của CLB cũng như nền bóng đá của một quốc gia nói chung.Khi lợi ích gắn liền với tình yêu trái bóng tròn thì việc có được sự ủng hộ từ phía NHM cho CLB là cả một động lực vô cùng lớn.Tôi đồng tình với quan điểm cho rằng,ngay các Fans Club của các CLB của bóng đá Việt Nam mới ra đời những năm gần đây cũng còn mang tính tự phát ,rất dễ đi đến giải thể nếu vì một lý do đơn giản nào đó ,mà khi bóng đá không có NHM,không có khan giả tới sân một cách thường xuyên ,mang tính chuyên nghiệp thì bóng đá sẽ “chết”.Những CLB bóng đá nỗi tiếng nước ngoài như MU,R.Madrid,F.Barcelona, đều có những Fans Club chuyên nghiệp ,NHM không chỉ bằng tình yêu của mình với trái bóng,mà những người đứng đầu các Fans Club này thưuờng là những cổ đông của đội bóng.Họ có cổ phần trong đội bóng của mình ,tuy là nhỏ nhưng khi cần họ có thể gây ảnh hưởng lên các cổ đông lớn hơn nếu như các cổ đông lớn hơn có những quyết định làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh và tương lai của CLB.Bằng sức ép mà họ tạo ra trước công luận,bằng những hoạt động quảng bá hình ảnh của CLB ra khắp thế giới,những Fans Club chuyên nghiệp này luôn mang lại những lợi ích thiết thực cho sự phát triển của CLB.Và cũng có một thực tế rõ ràng là,hầu hết các CLB bóng đá chuyên nghiệp của các nền bóng đá chuyên nghiệp phát triển hàng đầu thế giới ,đều là các CLB bóng đá hoạt động theo loại hình CTCP.
Hiện nay,nhìn vào bức tranh chung của các nền bóng đá phát triển và có các giải vô địch quốc gia hàng đầu như Anh,Italia,Đức,Tây Ban Nha…chúng ta thấy rằng sự can thiệp sâu vào bóng đá của các ông chủ nhiều khi vượt qua giới hạn về mặt thể thao.Nếu sự can thiệp quá lớn với quyền hạn tuyệt đối của những ông chủ giàu có (Khi họ là ông chủ duy nhất của CLB theo mô hình DNTN) không mang mục đích hoạt động trong lĩnh vực thể thao mà lan sang các mục đích kinh tế đơn thuần hay mục đích chính trị thì nó sẽ có hại cho sự phát triển của thể thao nói chung và bóng đá nói riêng.Chúng ta đã từng chứng kiến nhiều trường hợp các cầu thủ được mua bán với mục đích thương mại là trên hết ,còn vì lợi ích chuyên môn đựoc đặt xuống hàng thứ yếu và vì thế,gây bất lợi cho CLB .Khi có các cổ đông là những người khác nhau,là những cổ động viên trung thành của CLB,họ sẽ có tiếng nói và hành động đảm bảo cho sự phát triển của CLB về tất cả mọi phương diện(duy trì lối chơi truyền thống,giữ vững được thành công của CLB …).Tránh tình trạng muốn làm gì thì làm của các ông chủ có quyền năng tuyệt đối.Chẳng thế mà gần đây người dân nước Anh đang lo ngại làn sóng các nhà tài phiệt giàu có đổ xô vào thôn tính các CLB thuộc giải VĐGG Anh với mụch đích phần lớn là có được cơ hội để kinh doanh,dĩ nhiên ở những CLB bị mua đó,với loại hình CTCP đã hạn chế được phần nào quyền thao túng của các ông trùm ngoài quốc,và vì thế bớt đi phần nào sự lo ngại .Bài học này của người khác chúng ta nên học ngay bây giờ bởi việc đi lên chuyên nghiệp hóa bóng đá,chúng ta không thể nằm ngoài những vấn đề mang tính tất yếu như vậy.
Doanh nghiệp hóa bóng đá phải có bước đi từ từ chứ không thể ngày một ngày hai được.Hiện nay,ngay cả các doanh nghiệp kinh doanh thông thường tại Việt Nam thì mô hình các CTCP cũng chưa phải là phổ biến như ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển mạnh,thế nên đòi hỏi phải xây dụng ngay những CLB bóng đá theo loại hình CTCP là không thực tế.Nhưng trong tương lai,sự tất yếu phải xây dựng các CLB bóng đá chuyên nghiệp theo loại hình CTCP cần được xem xét một cách nghiêm túc.Muốn một nền bóng đá phát triển mạnh và bền vững ,chúng ta đồng thời phải dựa trên cơ sở điều kiện kinh tế xã hội của chính mình nhưng đồng thời cũng cần học hỏi kinh nghiệm và những bước đi của các nước có nền bóng đá chuyên nghiệp phát triển để đưa nền bóng đá nước nhà tiến lên trong tương lai.