New articles Năng lực quản lý: nhân tố thứ năm     ♥ Lựa chọn mục tiêu cuộc đời     ♥ 10 bí quyết cân bằng công việc và gia đình     ♥ Cô đơn trên mạng     ♥ Chứng khoán: Giấc mơ và ác mộng     ♥ Tám     ♥ Những tính năng của blog VnVista     ♥ Các mạng xã hội thống trị Google     ♥ Điều gì tạo nên một giám đốc công nghệ thông tin giỏi?     ♥ Cố gắng xóa bỏ những ấn tượng xấu     ♥ Cần một cách làm ăn mới     ♥ Tiếp thị hướng đến doanh nhân     ♥ Đưa cửa hàng thật lên chợ ảo     ♥ Bí quyết quản lý các nhân viên trẻ     ♥ Một số câu hỏi phỏng vấn “đặc biệt” của Microsoft     ♥ 4 bài học thành công trong kinh doanh     ♥ Tạo dựng hình ảnh một cô gái trẻ chuyên nghiệp     ♥ Góc “khác” của thế giới online đêm     ♥ Phong cách người Mỹ     ♥ Chỉ nghĩ đến tiền cũng làm người ta ích kỷ     
New blog entries Tiêu chuẩn giày bảo hộ lao động chống nước      ♥ Máy Lạnh Âm Trần Nối Ống Gió Là Gì?      ♥ Có nên mua máy làm sữa hạt không?      ♥ Địa chỉ cung cấp bảo hộ lao động tại Đồng Nai      ♥ Có Nên Trộn Bột Màu Thủ Công Khi Sản Xuất Nhựa      ♥ Lý do nên kinh doanh bảo hộ lao động tại Hà Nội      ♥ Trị rụng tóc với dầu gội Viora có hiệu quả?      ♥ SHEET Sài Gòn đau lòng quá      ♥ SHEET Vòng Tay Lỡ Làng      ♥ SHEET Nói với người tình      ♥ Hóa đơn GTGT theo quy định mới nhất 2025      ♥ SHEET Trái tim không lời      ♥ Top sản phẩm giày bảo hộ nữ được ưa chuộng      ♥ SHEET Đời dạy ta khôn      ♥ Máy Laser Trẻ Hóa Da Pico PS300      ♥ Nhà bán bảo hộ lao động uy tín tại Khánh Hòa      ♥ SHEET Đàn bà cũ tôi yêu      ♥ Tối Ưu Hóa Trải Nghiệm Sản Phẩm Từ Màu Sắc      ♥ Địa chỉ bán giày bảo hộ tại Thái Nguyên uy tín      ♥ Địa chỉ mua giày bảo hộ Ziben tại Quận 1      

[ Liệt Kê ] · Bình Thường · Tách Biệt+

Nhọc nhằn "cõng" giấc mưu sinh.


catlee
post Aug 5 2007, 01:43 AM
Gửi vào: #1


Group Icon

^0^Cat^0^
**********
Thành viên: 17,580
Nhập: 19-October 06
Bài viết: 2,418
Tiền mặt: 0
Thanked: 48
Cấp bậc: 39
------
Giới tính: Male
Sinh nhật: 21 Tháng 8
------
Xem blog
Bạn bè: 28 (Xem)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi thiệp điện tử
Trang thông tin





Ba tháng hè với nhiều học sinh có điều kiện là thời gian nghỉ ngơi, đi du lịch “giải toả” sau một năm học vất vả. Với một phần không ít học sinh nông thôn, đó lại là thời gian lao vào những nhọc nhằn lao động mưu sinh. Vất vả, không ít hiểm nguy xung quanh, nhưng đó là con đường những đứa trẻ sớm phải mang vác một phần trách nhiệm gia đình, phải cáng đáng ngày hè.


Thân cò trên phố



Những đứa trẻ gầy gò, tóc râu ngô, mặc những cái áo sọc đơn giản hoặc áo màu sờn cũ, vẻ mặt tội tội lại là hình ảnh dễ thấy trong những ngày hè trên những con đường TP.HCM.

Cái dáng gầy liêu xiêu của Nguyễn Thanh Hiền đã trở nên quen thuộc ở chợ đầu mối rau quả Hóc Môn.

Gia đình Hiền nuôi heo, khó khăn. Mỗi sáng tinh mơ, em phải lượm một xe đầy rau quả ế tạp người ta bỏ đi, về nhà lựa kĩ lại, phần cho heo, phần cho người. Có khi, rau quả mua rẻ hoặc nhặt nhạnh ở chợ đầu mối, chạy qua bán lẻ bên chợ Hóc Môn, một buổi kiếm lời được 20.000 đồng.

Hiền bảo, trong năm em đi học nên ba mẹ không cho làm nhiều. Hè em làm được càng nhiều càng vui vì đỡ đần ba mẹ. Nhà đông chị em, ba mất sức lao động, một tay mẹ cáng đáng chính nên là con cả, Hiền sớm có ý thức lao động. Vất vả nhưng chưa năm nào tấm giấy khen danh hiệu xuất sắc tuột khỏi tay em.

Không may mắn có gia đình bên cạnh, Hoàng Thị Thoan, quê Thái Bình với thúng ngô luộc bốc khói, kể cho chúng tôi: “Bán bắp bên khu Đề Thám (Khu phố Tây đối diện) thì nhiều tiền hơn, nhưng khách hàng sàm sỡ. Có khi họ kêu vào quán cà phê, vừa trả tiền vừa nắn bóp ngực em rất đau. Nhưng được cái 5000 không tiếc, không lấy tiền thối lại. Bên này (Ký túc xá), sinh viên trả giá từng 500 đồng một, nhưng không ai chọc ghẹo. Em bán cũng thoải mái”.

“Mệt thì nghỉ một lúc cũng qua, nhưng buồn vì xa nhà thì không biết làm sao, chỉ biết khóc” – cô bé tâm sự.

Hàng ngày, cô bé lớp 7 này tranh thủ đi bán bắp, mỗi tháng trừ chi phí ăn uống, ở nhờ người bà con cũng làm nghề bán bắp trong TP.HCM, còn gần 700.000đ. Đó là số tiền lớn, có thể gom góp trang trải trong năm học sắp tới.

Chỗ ở của Thoan bên Q8, giáp với con kênh ô nhiễm nồng nặc. Những người bán bắp, buôn thúng bán bưng không kể lớn bé vẫn tập trung ở cùng trong những nhà trọ tập thể, vì giá rẻ.

Những đứa trẻ như Thành, Long, Hoa trong quán ăn Hồng Hạnh (Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q1) còn nhỏ hơn thế. Đứa bé nhất 12 tuổi, gầy gò, tóc vàng hoe cột túm sau gáy. Mỗi lúc bê chồng bát đũa cồng kềnh, cô bé Hoa rón rén do chưa quen việc, bước chậm rãi.

Hoa cho biết, quê em ở Quảng Bình, đây là lần đầu tiên em vào Sài Gòn phụ việc cho người bà con xa. “Em chỉ làm hết hè rồi về đi học. Không làm thì không có tiền đóng học phí, mua sách vở.”

Ở quê Hoa, trẻ con học xong lớp lớp 5, lớp 6 ngấp nghé nghỉ học là chuyện bình thường, vì gia đình phần nhiều chỉ đáp ứng nhu cầu ăn mặc của trẻ mà thôi.

Chị chủ quán Hồng Hạnh ngần ngại chia sẻ: “Ngày hè, bọn trẻ ngoài quê không có gì làm, mua vé xe vào đây cho nó kiếm thêm chút tiền giúp gia đình. Chỗ quen biết cả, giúp nhau là chính”.

Theo chị Hạnh, nhận trẻ em làm việc có những cái lợi: dễ bảo, lễ phép với khách hàng, chi phí thấp. Nhưng chỉ nhận vào ngày hè thì rất ngại, vì thời gian ngắn, trẻ vừa quen việc chưa bao lâu đã nghỉ.


Những bài học giữa đời



Một lần, cậu bé bán vé số Trương Văn Linh (quận Hóc Môn) kể cho chúng tôi nghe “bài học” nhớ đời của em. Bài học mà từ đó để cậu bé 9 tuổi nói chuyện già dặn: “Cuộc sống nhiều cạm bẫy lắm cô ơi”.

Một người đàn ông lúc dừng đèn đỏ vẫy lại mua vé số. Ông cầm cầm, chọn chọn vé, rồi lúc đổ qua đèn xanh, phóng xe đi mất. Em không kịp kéo xe lại, la lên nhưng không ai đuổi bắt giúp. Lúc đấy chỉ biết khóc, chỉ 1 bác xe ôm cho 10.000 đồng “bớt xui” và có tiền đi xe bus về, còn lại, mọi người không quan tâm. Linh thắc mắc: “Ở trường, em vẫn học “bầu ơi thương lấy bí cùng”, nhưng ra ngoài đời thì sao mà chán”.

Cũng một “bài học” người lớn gây nên, cô bé Lụa bán hột vịt lộn (trứng vịt lộn) bên khu Cô Giang, quận 1 bức xúc: “Nhiều người ăn quỵt trứng hoài. Riết rồi em biết, đòi tiền ngay khi đưa trứng. Có người khó chịu, nạt nộ rồi bỏ qua quán khác, thiệt khách lắm. Biết là như thế người ta khó chịu, em phải nói họ thông cảm. Nhưng bị quỵt nhiều quá em đành phải làm vậy.

Lụa kể, khách kêu cả chục trứng, sau đó, vứt vỏ xuống gầm bàn, đá văng ra xa, và chỉ tính tiền số vỏ trứng trên bàn rồi thôi. Đã có lần, một người khách cư xử như vậy, chị em Lụa xúm vào cãi cọ không lại, Lụa còn bị bạt tai rất vô lý. Bố mẹ thương, nhưng ở tận miền Tây, chị em Lụa cũng không dám kể chuyện kiếm sống vất vả thế nào.

Tuy vậy, những chuyện ấy không ai can thiệp, ý kiến, có chăng chỉ xúm xít ý kiến vào ra rồi tản đi.

Lụa cho biết, ngày đầu tiên bị “chơi xấu”, nói câu trước câu sau hai chị em đã nước mắt lưng tròng. Lần thứ hai, thứ ba thì cãi “văng mảnh”, không sợ họ, nhưng cũng không lại được người lớn. Sau ba lần thì phải sử dụng “chiêu” “tiền trao trứng múc” kể trên.

Tuy vậy, với Lụa, mùa hè nghỉ học, bán trứng có tiền. Đi học mà học dốt thì không thích bằng đi bán trứng. Hỏi em sao không cố gắng học cho giỏi, lớn lên khỏi đi bán trứng, cô bé cười hồn nhiên: “Ở nhà có ai chỉ cho đâu mà học? Bạn bè xung quanh cũng không đứa nào học giỏi”.

Còn chuyện của bé Quốc Hoàn (Đồng Nai) nhiều xui xẻo hơn cả. Trong nhà, cái xe đạp đã là tài sản quý, hàng ngày Hoàn vẫn chở xoài từ nhà lên chợ cách 12 km bán. Chỉ loáng 1 lúc đông khách, sơ hở, cái xe không cánh mà bay.

Tiền bán xoài cả tháng dồn lại mua được cái xe mới, coi như năm học mới, nhà ba anh em đều đang học tiểu học, thêm phần khó khăn.

Cũng may rằng, trong số những cô cậu bé bươn chải ngày hè chúng tôi gặp vẫn có những nụ cười hồn nhiên. Nguyễn Thị Linh Chi (Dĩ An, Bình Dương) mỗi sáng vẫn ra chợ buôn bán phụ mẹ. Tối về em theo học lớp học tình thương do những sinh viên tình nguyện ở Thủ Đức dạy. Chi cho biết, nhất định năm sau vào học con sẽ không thua những bạn bè có điều kiện học hè.

Và, điều may mắn trong suy nghĩ của cô bé lớp 5 này: “Lớn lên, em cũng đi đại học, cũng dạy trẻ em nghèo như các anh chị vậy đó!”.


(st)


--------------------
Nhóm bạn bè:


trangapple

hong_ngoc123

babiimeo

piggyluvCNN

gemini3691

Xem tất cả


--------------------
Từ giã hoàng hôn trong mắt em,
Tôi đi tìm những phố không đèn.
Gió mùa thu sớm bao dư vị,
Của chút hương thầm kia mới quen.


Cảnh cáo: (0%)----- 
Nếu bạn thấy bài viết này vi phạm nội quy forum, hãy click nút này:
User is offlineProfile CardPM
Go to the top of the page
+Quote Post

Posts in this topic


Thank you! Reply to this topicTopic OptionsStart new topic
 

Bản Rút Gọn Bây giờ là: 24th July 2025 - 05:15 AM
Home | Mạng xã hội | Blog | Thiệp điện tử | Tìm kiếm | Thành viên | Sổ lịch